Quy chuẩn QCVN01-163:2014/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-163:2014/BNNPTNT về quy trình giám định cây kế đồng Cirsium arvense (L.) Scop. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

Nội dung toàn văn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-163:2014/BNNPTNT về quy trình giám định cây kế đồng Cirsium arvense (L.) Scop. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam


QCVN 01 - 163 : 2014/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÂY KẾ ĐỒNG [CIRSIUM ARVENSE (L.) SCOP.] LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

National technical regulation on Procedure for identification of Canada thistle [Cirsium arvense (L.) Scop.] - Plant quarantine pest of Vietnam

Lời nói đầu

QCVN 01 - 163 : 2014/BNNPTNT do Trung tâm Giám định biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÂY KẾ ĐỒNG [CIRSIUM ARVENSE (L.) SCOP.] LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

National technical regulation on Procedure for identification of Canada thistle [Cirsium arvense (L.) Scop.] - Plant quarantine pest of Vietnam

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chun này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (KDTV) tại Việt Nam thực hiện giám định cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật (plant quarantine pest)

Loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng, mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Cỏ dại (weed)

Là những thực vật mọc lẫn với cây trồng, ngoài ý muốn của con người, tranh chấp nước, ánh sáng và các chất dinh dưỡng của cây trồng, ảnh hưởng đến sinh trưng phát triển của cây, làm xấu đất, tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra cỏ dại còn là ký chủ của nhiều côn trùng và bệnh gây hại cho cây trồng.

1.3.3. Mu (sample)

Là khối lượng thực vật, sản phm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một qui tắc nhất định.

1.3.4. Tiêu bản (specimen)

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

1.3.5. Rễ cây (root)

Là thành phần quan trọng của cơ quan sinh dưỡng ở dưới đất làm nhiệm vụ hấp thụ thức ăn trong đất, giữ cây đứng thẳng, đôi khi làm nhiệm vụ sinh sản, dự trữ và đồng hóa.

1.3.6. Căn hành (rhizome)

Là thân cây bò dài dưới mặt đất, có nhiều rễ ở các đoạn và có chồi ngọn.

1.3.7. Thân cây (stem)

Là bộ phận mang lá, là phần chính của cây, đứng trung gian giữa lá và rễ, lớn lên do chồi, làm nhiệm vụ nâng đỡ và dẫn nhựa theo hai chiều.

1.3.8. Lá cây (leaf)

Là cơ quan dinh dưỡng của thực vật, có chất diệp lục giữ chức năng quang hợp và thoát hơi nước.

1.3.9. Hoa (flower)

Là một cành đặc biệt, sinh sản có hạn, mang các lá, làm nhiệm vụ bảo vệ, hấp dẫn sâu bọ và sinh sản

1.3.10. Quả bế (achene)

Là dạng quả có vỏ cứng, khi chín không mở ra, quả khô nhỏ, có một hạt.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo qun mẫu

2.1.1. Thu thập mẫu

- Đối với hàng hóa xuất, nhập khu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành ly mẫu theo phương pháp lấy mẫu của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731:891 "Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu", quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT1 "Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh", QCVN 01-22:2010/BNNPTNT1 "Phương pháp kiểm tra cây xuất nhập khẩu và quá cảnh", QCVN 01-23:2010/BNNPTNT1 "Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh".

- Điều tra ngoài đồng ruộng: Điều tra và lấy mẫu theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật về Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng (Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật, tập 1, nhà xuất bản Nông nghiệp năm 1997.)

2.1.2. Bảo quản mẫu giám định

Mẫu giám định được bảo quản như sau:

- Tiêu bản ngâm: mẫu vật sau khi thu hái được ngâm trong dung dịch ngâm mẫu.

- Tiêu bản khô: Mu vật sau khi thu hái được ép, sấy, phơi ri khâu dính trên giấy bìa.

- Tiêu bản hạt: Mẫu quả và hạt được phơi ngoài trời hoặc sấy khô trong tủ sấy nhưng tránh phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ quá cao; nhiệt độ thích hợp là duy trì ở 45oC - 60oC cho khô dần đến khi thủy phần hạt nhỏ hơn 13%, sau đó chuyển sang lọ nút mài kín để trong tủ định ôn hoặc phòng có máy hút ẩm.

2.2. Phương pháp làm tiêu bản giám định

2.2.1. Dụng cụ, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định

- Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 - 60 lần.

- Lọ nút mài, đĩa petri, hộp tiêu bản, lọ ngâm mẫu, khung gỗ ép mẫu

- Bìa cứng, xốp, panh, bút lông, dao, kéo

- Hóa chất ngâm mẫu: CuSO4 dạng tinh thể, H2SO4 đậm đặc, Na2SO4 dạng tinh thể, H2SO3 đậm đặc, cồn 90%, cồn 70%, focmol, parafin.

2.2.2. Làm mẫu tiêu bản ngâm

Tiêu bản ngâm giám định được thực hiện với cây kế đồng (bao gồm toàn bộ cây và các bộ phận của cây như: r, thân, lá hoa, quả và hạt) theo phương pháp sau:

Mẫu cây cỏ thu được đem ngâm trong dung dịch CuSO4 10% trong 24 giờ. Sau đó vớt mẫu vật ra, ngâm rửa lại trong chậu nước sạch và ngâm lại vào dung dịch cố định. Gn kín nắp lọ bằng parafin và cứ 6 tháng thay dung dịch một lần.

Dung dịch cố định: có thể sử dụng 1 trong 2 loại sau:

Dung dịch 1:

8 ml H2SO4,

1 lít nước ct

10 gram Na2SO4 pha trong 50 ml nước cất

Dung dịch 2:

85 gram CuSO4

28,4 ml H2SO3

2485 ml nước cất

2.2.3. Làm mẫu tiêu bản khô

Tiêu bản khô giám định được thực hiện với cây kế đồng (bao gồm toàn bộ cây và các bộ phận của cây như: r, thân, lá hoa, quả và hạt) theo phương pháp sau:

- Ép mẫu: Mẫu cây ngay sau khi thu hái phải vuốt phẳng, cố gắng giữ đúng hình dạng tự nhiên đặt vào giữa hai tờ báo trong khung kẹp ép. Các mẫu được ngăn cách bởi một bìa cứng thấm nước. Số lượng mẫu xếp ở mỗi kẹp tiêu bản chỉ vừa đủ để gấp cặp gỗ lại, buộc dây và đưa vào bàn ép. Bàn ép gồm hai mảnh gỗ dày, nặng, diện tích 40 x 60cm, bắt ốc vít ở 4 mép. Ép nặng khoảng 4 - 5 kg. Trong những ngày đầu mới ép phải thường xuyên thay giấy báo đ tránh độ ẩm quá cao làm hỏng mu.

- Phơi, sấy mẫu: Phơi ngoài trời hoặc sấy khô trong tủ sấy nhưng tránh phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ quá cao; nhiệt độ thích hợp là duy trì ở 45oC - 60oC. Phần quả và hạt phơi sấy riêng.

- Khâu mẫu đã phơi, sấy khô vào giấy cứng để phục vụ việc quan sát và giám định.

2.3. Giám định

Quan sát, đo kích thước mẫu thu thập được và mẫu tiêu bản trên kính lúp soi ni lần lượt đặc điểm các bộ phận sau:

- Rễ: Hình dạng, cấu tạo

- Thân: Chiều cao, cách phân nhánh, hình dạng, màu sắc.

- Lá: Cách sắp xếp, cách đính lá và hình dạng của lá.

- Hoa: Cấu tạo, hình dạng, kích thước, màu sắc.

- Quả bế (hạt): Kích thước, hình dạng, màu sắc của quả; kích thước, hình dạng, màu sắc của túm lông đầu.

2.4. Đối chiếu kết quả quan sát với đặc điểm hình thái của cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] (phụ lục 1)

Thông thường, số lượng cá thể nghiên cứu phải đảm bảo là 30 (n=30). Trong trường hợp số lượng cá thể ít hơn hoặc chỉ phát hiện duy nhất một cây trưởng thành có các đặc điểm nhận dạng như trên có thể cho phép kết luận là loài cây kế đng [Cirsium arvense (L.) Scop.] [chỉ áp dụng đi với các đơn vị đã từng giám định được cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.]

III. THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH VÀ BÁO CÁO

Sau khi khẳng định kết quả giám định là cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] thuộc danh mục dịch hại KDTV nhóm I của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 2).

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và KDTV phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định cây kế đồng.

Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được cây kế đồng phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thm định và báo cáo Cục Bảo vệ thực vật trước khi công bố và xử lý dịch theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về lưu giữ và bảo quản mẫu để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.

 

Phụ lục 1.

Thông tin về dịch hại

1. Phân bố

- Phân bố: Châu Âu (Albani, Áo, Belarus, Bỉ, Bungari, Rumani, Croatia, Cộng hòa Séc, Slovakia, Đan Mạch, Estonia, Pháp, Đức, Hungary, Italy, Latvia, Moldova, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Secbia, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ukraina, Liên bang Nga, Na Uy, Anh, Iceland, Ireland).

Châu Á (Afganistan, Acmenia, Aizecbaizan, Trung Quốc, Georgia, n Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lebanon, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan.)

Châu Phi (Angola, Nam Phi, Sudan, Swaziland, Tunisia, Zimbabwe.

Bắc Mỹ (Canada, Mexico, USA.). Nam Mỹ (Chile).

Châu Đại Dương (Australia, New Zealand).

2. Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học

- Tên tiếng Việt

- Tên khác

: Cirsium arvense (L.) Scop.

: Cây kế đồng

: Cirsium incanum Bieb.

  Cirsium lanatum Spreng.

  Cnicus arvensis Hoffm.

  Cirsium setosum (Willd.) Bieb.

- Vị trí phân loại:

Giới

Ngành

Lớp

Bộ

Họ

Chi

: Viridiplantae

: Spermatophyta

: Dicotyledonae

: Asterales

: Asteraceae

: Cirsium

3. Phương thức gây hại

- Phương thức gây hại: Loài Cirsium arvense (L.) Scop. cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng do bộ rễ và căn hành rất phát triển, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng cạnh tranh lấn chiếm lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Lá cây có nhiều gai sắc nhọn gây ảnh hưởng đến đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

4. Những cây trồng bị cạnh tranh

- Cây kế đồng cạnh tranh với rất nhiều loài cây trồng; những cây trồng quan trọng gồm: ngô, đậu Hà Lan, đậu tương, bông, lanh, kê, lúa miến, đại mạch, mạch ba góc, yến mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mỳ, đậu, khoai tây, cà rốt...

5. Đặc điểm nhận dạng cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] - dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

- Cây kế đồng có hệ thống rễ sợi phát triển, ăn sâu từ 2 - 5 m. Căn hành (thân bò dài ở dưi mặt đất có nhiều rễ ở các đoạn và có chồi ngọn) màu trắng hoặc màu vàng nhạt bò lan rộng theo chiều ngang đến 5 m hoặc hơn.

- Thân thẳng, mảnh, có rãnh, màu xanh, phân nhánh, cao từ 30 - 150 cm. Khi còn non thân nhẵn hoặc có lông mỏng, càng lớn thân càng nhiều lông và nhiều chồi mọc lên từ căn hành.

- Lá mọc cách, không cuống; Hình dạng và cấu tạo lá cũng rất đa dạng thuôn hoặc hình mác, mép lá có thể nguyên hoặc xẻ thùy không đều và có gai cứng ở mép lá.

- Là cây phân tính, hoa đầu mọc thành cụm dạng ngù ở ngọn, có hoa đực và hoa cái mọc trên đầu riêng r. Hoa rất nhiều, có từ 1-5 hoa trên mỗi nhánh, hoa đực dạng hình cầu, hoa cái dạng cái bình. Tổng bao cao 10-20 mm, có nhiều lá bắc xếp lợp, không có gai. Hoa dạng ống, màu hồng tía đến hồng nhạt hoặc trắng. Hoa cái dài 23 - 26 mm, ống hoa dài 20 - 23 mm, thùy 2 mm, nhụy phát triển, bao phấn tiêu giảm hoặc không có bao phấn. Hoa đực dài 12 - 14 mm, ống dài 7 - 8,5 mm, thùy 3 - 4 mm, có hoặc không có nhụy, bầu tiêu giảm, bao phấn dài 4 mm, hạt phấn có đường kính 42 - 44 mm.

- Quả bế thuôn dẹt, thẳng hoặc hơi cong, nhẵn bóng, có rãnh chạy dọc, ở giữa đnh của hạt lồi lên dạng hình chóp. Hạt dài 2,5 - 4 x 1 mm, màu vàng rơm, nâu sáng đến nâu tối. Đỉnh hạt túm lông màu trắng nhưng đôi khi có màu nâu, dạng lông chim, dài 2 mm, dễ rụng.

Hình 1: Thân, lá, hoa, quả Cirsium arvense

(Nguồn: CABI, Crop Protection Compendium, 2007

Hình 2: Phân loại Cirsium arvense

(1. Rễ; 2. Tổng bao hoa; 3. Hoa; 4. Quả bế; 5. Cây non)

(Nguồn: The world's worst weed, LeRoy G. Holm, 1977)

Hình 3: Quả bế Cirsium arvense (hạt)

(Nguồn: An illustrated taxonomy manual of weed seeds, Richahrd J. Delorit, 1970)

 

Phụ lục 2.

(quy định)

Mẫu phiếu kết quả giám định

Cơ quan Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật
………………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….. ngày …. tháng …. năm 20…..

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

1. Tên hàng hóa

:

2. Nước xuất khẩu

:

3. Xuất xứ

:

4. Phương tiện vận chuyển

:

Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu

:

6. Ngày lấy mẫu

:

7. Người lấy mẫu

:

8. Tình trạng mẫu

:

9. Ký hiệu mẫu

:

10. Số mẫu lưu

:

11. Người giám định

:

12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 163 : 2014/BNNPTNT về "Quy trình giám định Cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam".

13. Kết quả giám định

Tên khoa học

Họ

Bộ

: Cirsium arvense (L.) Scop.

: Asteraceae

: Asterales

Là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

 

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 



1 Trường hợp các văn bản viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định của văn bản mới.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN QCVN01-163:2014/BNNPTNT

Loại văn bảnQuy chuẩn
Số hiệuQCVN01-163:2014/BNNPTNT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/06/2014
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-163:2014/BNNPTNT về quy trình giám định cây kế đồng Cirsium arvense (L.) Scop. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-163:2014/BNNPTNT về quy trình giám định cây kế đồng Cirsium arvense (L.) Scop. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam
                Loại văn bảnQuy chuẩn
                Số hiệuQCVN01-163:2014/BNNPTNT
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành05/06/2014
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-163:2014/BNNPTNT về quy trình giám định cây kế đồng Cirsium arvense (L.) Scop. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

                      Lịch sử hiệu lực Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-163:2014/BNNPTNT về quy trình giám định cây kế đồng Cirsium arvense (L.) Scop. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

                      • 05/06/2014

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực