Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB

Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB bộ máy làm việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH BỘ MÁY LÀM VIỆC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên họp ngày 12/2/2002 về việc thảo luận và quyết định bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Căn cứ nhu cầu công tác và để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân theo luật định;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, gồm có các đơn vị sau đây:

 1. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự.

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra những vụ án do cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an (C16) trực tiếp điều tra;

 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra những vụ án do Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao điều tra;

 b) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện Kiểm sát nhân dân địa phương về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về các tội phạm mà Vụ được phân công làm nhiệm vụ kiểm sát điều tra;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan xét xử và các cơ quan tổ chức khác để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành các kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan về các biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật.

 2. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh:

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra những vụ án do cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an (A24) trực tiếp điều tra và án ma túy.

 b) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân địa phương về nghiệp vụ thực hành quyền công tố. kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về các tội phạm mà Vụ được phân công làm nhiệm vụ kiểm sát điều tra;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, xét xử và các cơ quan tổ chức khác để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành các kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan về các biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật.

 3. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự tại Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật; giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, kiểm tra, trình Chủ tịch nước về các trường hợp án tử hình;

 b) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; sơ kết, tổng kết công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm trong việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân các cấp để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về các biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật.

 4. Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội.

 Phạm vi hoạt động là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại khu vực phía Bắc.

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự, giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật tại các phiên tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao;

 b) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm trong việc xét xử các vụ án hình sự, giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật.

 5. Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng.

Phạm vi hoạt động là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau :

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự, giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật tại các phiên tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao;

 b) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm trong việc xét xử các vụ án hình sự, giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật.

 6. Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi hoạt động là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại khu vực phía .

Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự, giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật tại các phiên tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao;

 b) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm trong việc xét xử các vụ án hình sự, giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật.

 7. Cục Điều tra:

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Thực hiện nhiệm vụ điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;

 b) Tiếp nhận, thu thập và xác minh các tin báo tố giác về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp, dự báo tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về các biện pháp tăng cường công tác thực hành quyền công tố, đấu tranh phòng chống tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

 8. Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam,quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại các trại tạm giam, trạm giam thuộc Bộ Công an quản lý;

 b) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện Kiểm sát nhân dân địa phương về nghiệp vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; sơ kết, tổng kết công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với cơ quan hữu quan về các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

 9. Vụ Kiểm sát thi hành án

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân, kiểm sát viêc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án;

 b) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện Kiểm sát nhân dân địa phương về nghiệp vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án; sơ kết, tổng kết công tác kiểm sát thi hành án;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm của cơ quan thi hành án để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong công tác thi hành án;

 10. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự

Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân;

 b) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện Kiểm sát nhân dân địa phương về nghiệp vụ công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình; sơ kết, tổng kết công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết án dân sự, hôn nhân và gia đình;

 c) Phát hiện, tổng hợp vị phạm trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân các cấp để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật.

 11. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân;

 b) Tham mưu giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện Kiểm sát nhân dân địa phương về nghiệp vụ công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; sơ kết, tổng kết công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm trong việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp để tham muu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về các biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật.

 12. Vụ Khiếu tố

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân và các tin báo, tố giác về tội phạm để chuyển đến các đơn vị trong ngành giải quyết theo thẩm quyền; giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về quản lý và kiểm tra các đơn vị trong ngành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân;

 b) Tham mưu, giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp;

 c) Phát hiện, tổng hợp vi phạm của các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp để tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để ban hành các kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan về các biện pháp khắc phục.

 13. Văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện công tác quản lý, tổng hợp tình hình hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân; giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao làm báo cáo về các mặt công tác của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và của ngành Kiểm sát nhân dân trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và các báo cáo khác để báo cáo với cơ quan Đảng, Nhà nước. Tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về phương hướng, nhiệm vụ công tác, về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, theo dõi, hướng dẫn, thẩm định công tác thi đua, khen thưởng; giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quản lý, kiểm tra về mặt thủ tục, thể thức các quyết định, kháng nghị, kết luật về các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật và các văn bản trả lời đơn thư do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ký ban hành;

 b) Thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, lưu trữ các văn thư, thực hiện công tác về hành chính, quản trị, theo dõi, cấp phát, quản lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí của cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đảm bảo giải quyết, đáp ứng các yêu cầu về kinh phí, phương tiện, điều kiện vật chất cần thiết khác giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và phục vụ cho hoạt động, công tác của các đơn vị thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

 c) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác đối ngoại.

 14. Cục Thống kê tội phạm:

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:

 - Phối hợp với các cơ quan tư pháp thực hiện việc thống kê tội phạm;

 - Thực hiện việc thống kê số liệu kết quả hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân;

 - Theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ thống kê tội phạm và thống kê kết quả hoạt động của các đơn vị trong ngành; sơ kết, tổng kết công tác thống kê tội phạm;

 b) Xây dựng kế hoạch, thực hiện việc đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân

 15. Vụ Kế hoạch – Tài chính

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện việc lập dự toán kinh phí hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định; thực hiện việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí của ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước ;

 b) Thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách, quản lý tài sản, thống nhất quản lý và cấp phát trang phục của cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân;

 c) Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác tài chính - kế toán, việc chi tiêu sử dụng kinh phí được cấp của các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các đơn vị dự toán thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

 16. Vụ Tổ chức, cán bộ

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định cử thành viên Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, phối hợp với Bộ Quốc phòng về việc quy định bộ máy làm việc, biên chế của Viện Kiểm sát quân sự để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng biên chế của ngành Kiểm sát nhân dân, thành viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ tiền lương và phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân, quyết định bộ máy làm việc, biên chế của Viện Kiểm sát nhân dân địa phương và các đơn vị thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và quản lý nhà nước về công tác tổ chức, biên chế và cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân;

 b) Tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết định những việc về công tác bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thực hiện quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên, cán bộ, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân; thực hiện các công việc theo quy chế phân cấp cán bộ của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

 c) Giúp việc Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự trung ương;
 d) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân.

 17. Ban thanh tra

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức kiểm tra xác minh đơn tố cáo có liên quan đến cán bộ, Kiểm sát viên, Điều tra viên, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân, thanh tra một số hoạt động nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có dấu hiệu vi phạm liên quan đến cán bộ, Kiểm sát viên, Điều tra viên, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân và việc thực hiện chỉ thị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giao;

 b) Tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết các khiếu nại của cán bộ, Kiểm sát viên, Điều tra viên, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân về kỷ luật khi được Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giao.

 18. Viện Khoa học kiểm sát

 Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị:

 a) Giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành Kiểm sát nhân dân, tổ chức cứu những vấn đề về thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, về tội phạm học và những vấn đề pháp lý liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân, tổ chức nghiên cứu, tham gia góp ý kiến xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác;

 b) Tham mưu với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lập kế hoạch, tổ chức nghiên cứu khoa học trong ngành Kiểm sát nhân dân, triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực hiện nhiệm vụ của ngành; giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc phân bổ, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học của ngành Kiểm sát nhân dân ;

 c) Phối hợp với các đơn vị trực thuộc viện Kiểm sát nhân dân tối cao để giúp Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao trong việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc về áp dụng pháp luật trong thực tiễn hoạt động của ngành; tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

 19. Tạp chí Kiểm sát

Nhiệm vụ, chức trách của đơn vị như sau:

Tạp chí Kiểm sát là cơ quan thông tin trao đổi lý luận khoa học pháp lý và thực tiễn phục vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; nghiên cứu, trao đổi về nghiệp vụ, phương pháp công tác của ngành Kiểm sát trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật và thông tin kết quả hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân .

 20. Báo Bảo vệ pháp luật

Nhiệm vụ, mục đích tôn chỉ của Báo Bảo vệ pháp luật: Tuyên truyền chủ trưong, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền về hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh chống các hiện tuợng tiêu cực trong xã hội. Giới thiệu những kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật của các nước. Đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu phục vụ cán bộ trong toàn ngành Kiểm sát và đông đảo quần chúng nhân dân, phát hành trong toàn quốc.

 21. Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát:

Nhiệm vụ, chức trách của trường:

 a) Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát;

 b) Tập huấn và bồi dưỡng chuyên đề nghiệp vụ kiểm sát;

 c) Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chỉ đạo điều hành chuyên ngành cho cán bộ lãnh đạo cán bộ quản lý trong ngành;

 d) Hợp tác quốc tế về công tác đào tạo và bồi dưỡng Kiểm sát viên;

 e) Tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo CĐKS đối với số đã tuyển sinh đến hết năm 2005.

Điều 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ cụ thể, ký hiệu, tên gọi tắt của từng đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại Điều I của Quyết định này và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị này do Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao quy định trong quy chế nhiệm vụ, chức trách làm việc của từng đơn vị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ;

Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO




Hà Mạnh Trí

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/02/2003
Ngày hiệu lực03/04/2003
Ngày công báo18/04/2003
Số công báoSố 23
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB

Lược đồ Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB bộ máy làm việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản đính chính

          Văn bản bị thay thế

            Văn bản hiện thời

            Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB bộ máy làm việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
            Loại văn bảnQuyết định
            Số hiệu01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB
            Cơ quan ban hànhViện kiểm sát nhân dân tối cao
            Người kýHà Mạnh Trí
            Ngày ban hành19/02/2003
            Ngày hiệu lực03/04/2003
            Ngày công báo18/04/2003
            Số công báoSố 23
            Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng
            Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
            Cập nhật18 năm trước

            Văn bản thay thế

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB bộ máy làm việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 01/2003/QĐ-VKSTC-TCCB bộ máy làm việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao