Quyết định 03/2005/QĐ-DSGĐTE

Quyết định 03/2005/QĐ-DSGĐTE về việc ban hành Chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em do Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy Ban dân số gia đình và trẻ em ban hành

Quyết định 03/2005/QĐ-DSGĐTE Chế độ ghi chép ban đầu báo cáo thống kê chuyên ngành dân số gia đình và trẻ em đã được thay thế bởi Quyết định 3005/QĐ-BYT 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản pháp luật về y tế tính đến 2013 và được áp dụng kể từ ngày 13/08/2014.

Nội dung toàn văn Quyết định 03/2005/QĐ-DSGĐTE Chế độ ghi chép ban đầu báo cáo thống kê chuyên ngành dân số gia đình và trẻ em


ỦY BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2005/QĐ-DSGĐTE

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHẾ ĐỘ GHI CHÉP BAN ĐẦU VÀ BÁO CÁO THỐNG KÊ CHUYÊN NGÀNH DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM (*)

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

Căn cứ Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê;

Căn cứ Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;

Căn cứ Quyết định số 02/2005/QĐ-DSGĐTE ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê dân số, gia đình và trẻ em;

Căn cứ Văn bản số 458/TCTK-PPCĐ ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Tổng cục Thống kê về việc thẩm định chế độ báo cáo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 01/2001/QĐ-UB ngày 09 tháng 02 năm 2001 của Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình về ban hành chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành dân số và Quyết định số 112/1998/QĐ-BT ngày 05 tháng 7 năm 1998 của Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam về hệ thống thu thập thông tin trẻ em tại cộng đồng.

Điều 3. Các Ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM




Lê Thị Thu

 

Phần thứ nhất

MẪU SỔ THEO DÕI VỀ DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM – CHẾ ĐỘ GHI CHÉP BAN ĐẦU VỀ DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

 

ỦY BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

Tỉnh (Thành phố) : ........................................................................................................

Huyện (Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh): ..................................................................

Xã (Phường, Thị trấn): ...................................................................................................

Thôn (Ấp, Bản, Làng, Tổ dân phố): .................................................................................

 

SỔ THEO DÕI

DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định số:...../2005/QĐ-DSGĐTE của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ngày..... tháng...... năm 2005)

1. Họ và tên cộng tác viên: ......................................................................................

2. Địa bàn số: ........................ Từ hộ số: ............................ đến hộ số: .......................

3. Địa chỉ chi tiết: .....................................................................................................

 

SƠ ĐỒ ĐỊA BÀN QUẢN LÝ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG KÊ ĐỊA BÀN SỐ:

Số thứ tự

Thôn

Phố

Xóm

Ngõ

.....

Ngách

.....

Hẻm

Ghi sổ hộ/từ hộ số đến hộ số

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BẢNG ĐỐI CHIẾU NĂM ÂM LỊCH VÀ DƯƠNG LỊCH (1900 - 2019)

TUỔI

NĂM DƯƠNG LỊCH TƯƠNG ỨNG

Tý (chuột)

1900

1912

1924

1936

1948

1960

1972

1984

1996

2008

Sửu (trâu)

1901

1913

1925

1937

1949

1961

1973

1985

1997

2009

Dần (hổ)

1902

1914

1926

1938

1950

1962

1974

1986

1998

2010

Mão (mèo)

1903

1915

1927

1939

1951

1963

1975

1987

1999

2011

Thìn (rồng)

1904

1916

1928

1940

1952

1964

1976

1988

2000

2012

Tỵ (rắn)

1905

1917

1929

1941

1953

1965

1977

1989

2001

2013

Ngọ (ngựa)

1906

1918

1930

1942

1954

1966

1978

1990

2002

2014

Mùi (dê)

1907

1919

1931

1943

1955

1967

1979

1991

2003

2015

Thân (khỉ)

1908

1920

1932

1944

1956

1968

1980

1992

2004

2016

Dậu (gà)

1909

1921

1933

1945

1957

1969

1981

1993

2005

2017

Tuất (chó)

1910

1922

1934

1946

1958

1970

1982

1994

2006

2018

Hợi (lợn)

1911

1923

1935

1947

1959

1971

1983

1995

2007

2019

 

Các năm tận cùng là 0 thuộc can Canh

Các năm tận cùng là 1 thuộc can Tân

Các năm tận cùng là 2 thuộc can Nhâm

Các năm tận cùng là 3 thuộc can Quý

Các năm tận cùng là 4 thuộc can Giáp

Các năm tận cùng là 5 thuộc can Ất

Các năm tận cùng là 6 thuộc can Bính

Các năm tận cùng là 7 thuộc can Đinh

Các năm tận cùng là 8 thuộc can Mậu

Các năm tận cùng là 9 thuộc can Kỷ

Mã số biện pháp tránh thai

0 - Không sử dụng

1 - Vòng tránh thai

2 - Triệt sản Nam

3 - Triệt sản Nữ

4 - Bao cao su

5 - Thuốc uống tránh thai

6 - Thuốc tiêm tránh thai

7 - Thuốc cấy tránh thai

8 - Biện pháp khác

Mã số Sức khỏe sinh sản

S - Sinh con

T - Mang thai

N - Nạo/Hút thai

N1 - Do sử dụng BPTT hiện đại

N2 - Không sử dụng BPTT

Mã số khuyết tật tàn tật

V - Nhìn (thị giác)

G - Nghe/nói

C - Vận động/di chuyển

O - Không có khả năng phục hồi

T - Do tai nạn giao thông

K - Do nguyên nhân khác

 

BẢNG MÃ DÂN TỘC

Mã dân tộc

Tên dân tộc

Tên khác

01

Kinh

Việt

02

Tày

Thổ, Ngạn, Phén, Thù lao, Pa Dí

03

Thái

Tày, Tày khao, Thái trắng, Tày Dăm Thái đen, Tày Mười Tây Thanh, Màn Thanh, Hang Ông, Tày Mường, Pi Thay, Thổ Đà Bắc

04

Hoa

Hán, Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phạng

05

Khơ-me

Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ-me Krôm

06

Mường

Mol, Mual, Mọi, Mọi Bi, Ao Tá, Ậu Tá

07

Nùng

Xuồng, Giang, Nùng An, Phàn Sinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Quý Rim, Khèn Lài,...

08

Hmông

Mèo, Mẹo, Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Mẻo, Mán Trắng

09

Dao

Mán, Động, Trại, Xá, Dìu Miền, Kiềm, Miền, Quần Trắng, Dao Đỏ, Quần Chẹt, Lô Gang, Dao Tiền, Thanh Y, Lan Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Đầu,...

10

Gia rai

Giơ-rai, Tơ-buăn, Chơ-rai, Hơ-bau, Hđrung, Chor,...

11

Ngái

Xín, lê, Đản, Khách Gia

12

Ê-đê

Ra-đê, Đê, Kpạ, A-đham, Krung, Ktul, Đliê Ruê, Blô, E-pan, Mđhur, Bih,...

13

Ba-na

Gơ-lar, Tơ-lô, Giơ-lâng Y-Lăng, Rơ-ngao, Krem, Roh, ConKđê, A-la Công, Kpăng Công, Bơ-nâm

14

Xơ-đăng

Xơ-teng, Hđang, Tơ-đra, Mơ-nâm, Ha-lăng, Ca-dông, Kmrăng, Con Lan, Bri-la, Tang

15

Sán Chay

Cao Lan - Sán chỉ, Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chỉ, Sơn Tử

16

Cơ-ho

Xrê, Nôp, Tu Lốp, Cơ-don, Chil, Lat, Lach, Trinh

17

Chăm

Chàm, Chiêm Thành, Hroi

18

Sán Dìu

Sán Dẻo, Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc

19

Hrê

Chăm Rê, Chom, Krẹ Lũy

20

Mnông

Pnông, Nông, Pré, Bu-đâng, ĐiPri, Biat, Gar, Rơ-lam, Chil

21

Ra-glai

Ra-clây, Rai, Noang, La Oang

22

Xtiêng

Xa Điêng

23

Bru-Vân Kiều

Bru, Vân Kiều, Măng Coong, tri Khùa

24

Thổ

Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng

25

Giáy

Nhắng, Dẩng, Pầu Thìn Pu Nà, Cùi Chu, Xa

26

Cơ-tu

Ca-tu, Cao, Hạ, Phương, Ca-tang

27

Gié-Triêng

Đgiéh, Tareh, Giang Rẫy Pin, Triêng, Treng, Ta Riêng, Ve (Veh), La-ve, Ca-tang

28

Mạ

Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung,...

29

Khơ-mú

Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh Tềnh, Tày Hay

30

Co

Cor, Col, Cùa, Trầu

31

Ta-ôi

Tôi-ôi, Pa-co, Pa-hi, Ba-hi

32

Chơ-ro

Dơ-ro, Châu-ro

33

Kháng

Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm

34

Xinh mun

Puộc, Pụa

35

Hà Nhì

U Ni, Xá U Ni

36

Chu-ru

Chơ-ru, Chu

37

Lào

Lào Bốc, Lào Nọi

38

La Chi

Cù Tê, La Quả

39

La Ha

Xá Khao, Khlá Phlạo

40

Phù Lá

Bồ Khô Pạ, Mu Di, Pạ Xá, Phó, Phổ, VaXơ

41

La Hủ

Lao, Pu Đang, Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy

42

Lự

Lừ, Nhuồn Duôn, Mun Di

43

Lô Lô

 

44

Chứt

Sách, May, Rục, Mã-liêng, A-rem, Tu Vang, Pa-leng, Xơ-lang, Tơ-hung, Chà-củi, Tắc-củi, U-mo, Xá Lá Vàng

45

Mảng

Mảng Ư, Xá Lá Vàng

46

Pà Thẻn

Pà Hưng, Tống

47

Cơ Lao

 

48

Cống

Xắm Khống, Mấng Nhé, Xá Xeng

49

Bố Y

Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn

50

Si la

Cù Dề Xừ, Khả pẻ

51

Pu Péo

Ka Bèo, Pen Ti Lô Lô

52

Brâu

Brao

53

Ơ Đu

Tày Hạt

54

Rơ-măm

 

55

Người nước ngoài

 

BẢNG CHUYỂN ĐỔI TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA PHỔ THÔNG

Cấp học

Các lớp phổ thông để tổng hợp

Hệ thống trình độ văn hóa phổ thông tương đương

Hệ thống thời Pháp thuộc

Từ 1945 đến 1954

Hệ thống bổ túc văn hóa

Giáo dục phổ thông miền Bắc

Miền Nam và miền Bắc từ 1989 đến nay

Vùng tự do

Vùng tạm chiếm

Trước 1981

Từ Hà Tĩnh trở ra

1945 - 1950

1950 -54

1981 - 86

1986 - 89

Tiểu học (cấp I)

Lớp 1

Lớp 5 đồng ấu

 

 

Lớp 5 tiểu học

Dự bị BTVH

Vỡ lòng

Lớp 1

Lớp 1

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 4

Lớp tư

Lớp 1

Lớp tư tiểu học

Lớp 1

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 2

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 3 (đậu sơ học yếu lược)

Lớp ba

Lớp 2

Lớp ba tiểu học

Lớp 2

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 3

Lớp 3

Lớp 4

Lớp nhì năm thứ hai

Lớp nhì

Lớp 3

Lớp nhì tiểu học

Lớp 3

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 4

Lớp 4

Lớp 5

Lớp nhất (đậu tiểu học)

Lớp nhất

Lớp 4

Lớp nhất tiểu học

Lớp 4

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 5

Lớp 5

Trung học cơ sở

(cấp II)

Lớp 6

Đệ nhất niên trung học

Đệ nhất niên

 

Đệ thất trung học

Lớp 5

 

 

Lớp 6

Lớp 6

Lớp 7

Đệ nhị nêin trung học

Đệ nhị niên

Lớp 5

Đệ lục trung học

Lớp 6

Lớp 5

 

Lớp 7

Lớp 7

Lớp 8

Đệ tam niên trung học

Đệ tam niên

Lớp 6

Đệ ngũ trung học

Lớp 7A

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 8

Lớp 9

Đệ tứ niên trung học

Đệ tứ niên

Lớp 7

Đệ tứ trung học

Lớp 7B

 

 

 

Lớp 9

Trung học phổ thông (cấp III)

Lớp 10

Đệ nhất niên (thi tú tài phần thứ nhất)

Đệ nhất niên chuyên khoa

Lớp 8

Đệ tam niên

Lớp 8

Lớp 8

Lớp 10

Lớp 10

Lớp 10

Lớp 11

Đệ nhị niên

Đệ nhị niên chuyên khoa

Lớp 9

Đệ nhị niên

Lớp 9

Lớp 10 A

Lớp 9

Lớp 11

Lớp 11

Lớp 11

Lớp 12

Đệ tam niên (thi tú tài toàn phần)

Đệ nhị niên chuyên khoa

Lớp 10

Đệ nhất niên (thi bằng trung học đệ nhị cấp)

Lớp 10 B

Lớp 10

Lớp 12

Lớp 12

Lớp 12

I. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA HỘ SỐ:..............................Địa chỉ hộ: .....................................

Số thứ tự

Họ và tên

Quan hệ với chủ hộ

Giới tính

Ngày tháng năm sinh

Nơi sinh

Dân tộc

Trình độ học vấn

Trình trạng hôn nhân

Tình trạng cư trú

Khuyết tật/tàn tật

Huyện

Tỉnh

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. THEO DÕI SỬ DỤNG BPTT

Họ và tên:............................................

Tháng năm bắt đầu sử dụng BPTT:....

Tháng

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

III. THEO DÕI TRẺ EM

Họ và tên:............................................

Quý

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

I

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

III

 

 

 

 

 

 

IV

 

 

 

 

 

 

 

Họ và tên:...........................................

 

Quý

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

I

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

III

 

 

 

 

 

 

IV

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. GHI TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI

V. THEO DÕI CÁC THAY ĐỔI KHÁC

 

Họ và tên:............................

 

 

Đã đăng ký khai sinh

 

Đã được cấp thẻ KCB

 

 

Họ và tên:............................

Đã đăng ký khai sinh

 

Đã được cấp thẻ KCB

 

 

Họ và tên:............................

Đã đăng ký khai sinh

 

Đã được cấp thẻ KCB

 

 

Họ và tên:................................

 

Quý

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

I

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

III

 

 

 

 

 

 

IV

 

 

 

 

 

 

 

 

Số thứ tự

Ngày tháng năm

Ghi thay đổi

Tên

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

 

 

 

7

 

 

 

8

 

 

 

9

 

 

 

10

 

 

 

11

 

 

 

12

 

 

 

13

 

 

 

14

 

 

 

15

 

 

 

16

 

 

 

 

SỐ LIỆU DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN CTV QUẢN LÝ

 

 

Đơn vị tính

đến 01/7/2005

đến 31/12/2005

đến 31/12/2006

đến 31/12/2007

đến 31/12/2008

đến 31/12/2009

đến 31/12/2010

1

Tổng số hộ (hộ gia đình + hộ tập thể)

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Hộ gia đình

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hộ tập thể

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thường trú có mặt

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thường trú vắng mặt

Người

 

 

 

 

 

 

 

3

Số nhân khẩu tạm trú

Người

 

 

 

 

 

 

 

4

Số phụ nữ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số

- Từ 15 đến 49 tuổi

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ 15 đến 49 tuổi có chồng

Người

 

 

 

 

 

 

 

5

Số trẻ em (dưới 16 tuổi)

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số:

- Dưới 1 tuổi

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ 1 đến dưới 5 tuổi

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- 5 tuổi

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- 6 tuổi

Người

 

 

 

 

 

 

 

6

Số người trên 60 tuổi

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Cô đơn

Người

 

 

 

 

 

 

 

7

Tổng số trẻ sinh ra tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số: - Nữ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Con thứ 3 trở lên

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cân nặng dưới 2500 gram

Người

 

 

 

 

 

 

 

8

Tổng số người chết tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số: - Nữ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chết mẹ do thai sản

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ em dưới 16 tuổi

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ em dưới 5 tuổi

Người

 

 

 

 

 

 

 

9

Số người kết hôn tính từ 1 tháng 1 đến

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

- Không có đăng ký

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tảo hôn

Người

 

 

 

 

 

 

 

10

Số người ly hôn tính từ 1 tháng 1 đến

Người

 

 

 

 

 

 

 

11

Số người chuyển đi địa bàn khác trong xã tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

12

Số người chuyển đi khỏi xã tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

13

Số người chuyển đến từ địa bàn khác trong xã tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

14

Số người chuyển đến từ xã khác tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

15

Số nữ đặt vòng trái thai mới tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Số nữ đặt vòng tránh thai

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

16

Số nữ thôi sử dụng vòng tránh thai tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

17

Số nam mới triệt sản tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

18

Số nữ mới triệt sản tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

19

Số người mới cấy thuốc tránh thai tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

20

Số cặp vợ chồng hiện đang sử dụng BPTT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia ra:

- Đặt vòng tránh thai

 

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Triệt sản nam

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Triệt sản nữ

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bao cao su

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc uống tránh thai

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc tiêm tránh thai

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc cấy tránh thai

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Biện pháp tránh thai khác

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

21

Số cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ chưa sử dụng biện pháp tránh thai

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Có 2 con một bề

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Có 3 con trở lên

Cặp

 

 

 

 

 

 

 

22

Số phụ nữ nạo, hút thai tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số:

- Do sử dụng BPTT hiện đại thất bại

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Do không sử dụng BPTT

Người

 

 

 

 

 

 

 

23

Số phụ nữ đang mang thai

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Đã từng khám thai ở cơ sở y tế

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

24

Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh

Người

 

 

 

 

 

 

 

25

Số hộ gia đình có người trên 60 tuổi

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

26

Số hộ gia đình có người khuyết tật, tàn tật

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

27

Số vụ ngược đãi, đánh đập người già, phụ nữ, trẻ em ítnh từ 1 tháng 1

Vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số:

- Được xử lý

 

Vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Có trẻ em

Vụ

 

 

 

 

 

 

 

28

Số trẻ em bị tai nạn thương tích tính từ 1 tháng 1

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Do tai nạn giao thông

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

29

Số trẻ em chưa được đăng ký khai sinh

Người

 

 

 

 

 

 

 

30

Số trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ khám bệnh

Người

 

 

 

 

 

 

 

31

Số trẻ em không đi học phổ thông

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia ra:

- Chưa bao giờ đến trường

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bỏ học Tiểu học

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bỏ học Trung học cơ sở

Người

 

 

 

 

 

 

 

32

Số trẻ em bị khuyết tật, tàn tật

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số:

- Không có khả năng phục hồi

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

33

Số trẻ em lang thang có mặt tại địa bàn

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Từ nơi khác đến

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

34

Số trẻ em bỏ nhà đi lang thang

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

01/9/2005
Người thẩm định

31/12/2006
Người thẩm định

31/12/2007
Người thẩm định

31/12/2008
Người thẩm định

31/12/2009
Người thẩm định

31/12/2010
Người thẩm định

 


CHẾ ĐỘ GHI CHÉP BAN ĐẦU VỀ DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-DSGĐTE của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ngày 29 tháng 7 năm 2005)

Chế độ ghi chép ban đầu về dân số, gia đình và trẻ em được phản ánh trong Sổ theo dõi dân số, gia đình và trẻ em (Sổ hộ gia đình). Sổ hộ gia đình bao gồm các thông tin cơ bản để nhận biết chung nhất của bản thân từng người trong hộ gia đình; các thông tin về kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản; các thông tin về gia đình; các thông tin về trẻ em và các thông tin thay đổi về dân số, gia đình và trẻ em. Các thông tin ban đầu này do cộng tác viên thu thập, ghi chép vào Sổ hộ gia đình, dùng làm cơ sở để lập báo cáo thống kê chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em. Sổ hộ gia đình là tài liệu ghi chép ban đầu của hệ thông tin quản lý - thống kê chuyên ngành, là tài liệu cơ bản của kho thông tin thống kê điện tử về dân số, gia đình và trẻ em, là sổ gốc để ghi chép và theo dõi về dân số, gia đình và trẻ em. Sổ hộ gia đình là tài liệu ghi chép ban đầu của hệ thông tin quản lý - thống kê chuyên ngành, là tài liệu cơ bản của kho thông tin thống kê điện tử về dân số, gia đình và trẻ em, là sổ gốc để ghi chép và theo dõi về dân số, gia đình và trẻ em.

I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

1. Việc ghi chép ban đầu phải đảm bảo đúng sự thật khách quan, không biết không điền thông tin vào Sổ hộ gia đình.

2. Ghi chép các thông tin ban đầu vào Sổ hộ gia đình được thực hiện trực tiếp thông qua phỏng vấn từng thành viên trong gia đình hoặc thông qua phỏng vấn người có trách nhiệm trong gia đình, trong thôn, trong xã.

3. Khi ghi chép thông tin ban đầu vào Sổ hộ gia đình phải sử dụng đúng khái niệm và phạm vi hướng dẫn dưới đây.

4. Những danh từ viết gọn là: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương viết gọn là tỉnh; Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh viết gọn là huyện; xã, phường, thị trấn viết gọn là xã; Thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố viết gọn là thôn.

5. Những từ viết tắt là: Ban dân số, gia đình và trẻ em xã viết tắt là Ban DSGĐTE xã; Cán bộ dân số, gia đình và trẻ em xã viết tắt là cán bộ DSGĐTE; Cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em xã viết tắt là DSGĐTE; Kế hoạch hóa gia đình viết tắt là KHHGĐ; Biện pháp tránh thai viết tắt là BPTT; Sức khỏe sinh sản viết tắt là SKSS; Khám chữa bệnh viết tắt là KCB.

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA

1. Phạm vi theo dõi DSGĐTE:

a. Tất cả các hộ cư trú trên địa bàn của xã đều được theo dõi về DSGĐTE bao gồm “hộ gia đình” và “hộ tập thể”.

+ Hộ gia đình: bao gồm những người sống chung, có quan hệ hôn nhân, ruột thịt hoặc nhận nuôi dưỡng và có quỹ thu chi chung, không phân biệt là đã hay chưa được ngành công an cho tách hoặc nhập hộ khẩu thường trú.

+ Hộ tập thể: bao gồm nhiều người sống xa gia đình hoặc chưa có gia đình riêng ở chung với nhau trong một phòng ở, nhà ở tập thể do cơ quan, xí nghiệp, trường học, các tổ chức xã hội quản lý và của tư nhân cho thuê sử dụng.

Lưu ý:

- Trường hợp một hộ gia đình có 3 người làm (thuê/công) trở lên không có quan hệ hôn nhân, ruột thịt hoặc nhận nuôi dưỡng, có ý định sinh sống lâu dài (trên 6 tháng) thì những người này được coi là 1 hộ tập thể tách biệt với hộ gia đình nêu trên.

b. Những khu vực có các hộ gia đình và hộ tập thể là bộ đội, công an, người nước ngoài, phạm nhân cải tạo thuộc diện cơ quan quốc phòng, công an, ngoại giao quản lý được theo dõi, đăng ký riêng.

2. Đối tượng theo dõi DSGĐTE

a. Tất cả những người Việt Nam thực tế thường trú tại hộ.

b. Những nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ ở trong khu vực do cơ quan bộ đội, công an, ngoại giao quản lý được các Bộ chủ quản theo dõi riêng.

c. Đối tượng theo dõi về KHHGĐ là những cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ, quy định lấy tuổi của người vợ từ 15 đến 49, không quan tâm đến tuổi của người chồng.

d. Đối tượng theo dõi về Trẻ em là tất cả những người thực tế thường trú tại địa bàn chưa tròn 16 tuổi (chưa đón sinh nhật lần thứ 16 tính theo năm).

e. Đối tượng theo dõi về Gia đình là tất cả hộ gia đình thực tế thường trú tại địa bàn.

3. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ là người có điều kiện sau:

a. Những người thực tế đã và đang sống ổn định tại hộ đến thời điểm lập Sổ hộ gia đình bao gồm:

+ Những người thường xuyên cư trú tại hộ trên 6 tháng, không phân biệt họ đã hoặc chưa được đăng ký hộ khẩu thường trú.

+ Trẻ em mới sinh của các bà mẹ thường xuyên cư trú, không phân biệt là đã hoặc chưa đăng ký khai sinh.

+ Những người thường xuyên cư trú tuy đã có giấy chuyển đi nhưng thực tế họ vẫn chưa di chuyển đến nơi ở mới.

b. Những người mới chuyển đến dưới 6 tháng, nhưng có ý định sống ổn định tại hộ gồm:

+ Những người đã có giấy chứng nhận chuyển đến (Không kể thời gian người đó chuyển đến được bao lâu).

+ Những người chưa có giấy chứng nhận chuyển đến, nhưng đã xác định rõ ý định sống ổn định như: đến xây dựng kinh tế mới; về nhà chồng (vợ); đến để làm con nuôi; bộ đội, công an đào ngũ; công nhân viên chức tự bỏ việc về sống với gia đình...

c. Những người tạm vắng mặt bao gồm:

+ Những người được cử đi công tác, chữa bệnh, du lịch, tham quan, học tập ngắn hạn ở nước ngoài.

+ Cán bộ công nhân viên đi công tác ở trong nước kể cả công tác lưu động, không kể thời gian công tác bao lâu.

+ Những người đang điều trị, điều dưỡng tại các bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng.

+ Những người đi làm ăn ở nơi khác, thỉnh thoảng mới về thăm gia đình (nhưng không có ý định ở hẳn nơi mà người đó tới làm ăn).

+ Học sinh phổ thông đi trọ học.

+ Những người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ quan công an và quân đội.

Lưu ý:

- Bộ đội, công an có đăng ký hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình cũng được tính là nhân khẩu thực tế thường trú và cũng được theo dõi chung với cả hộ.

- Người đến ở nhờ, trông con, giúp việc, làm thuê... và có ý định sinh sống lâu dài (6 tháng trở lên) được quy ước là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ và cũng được theo dõi.

- Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam và có đủ 3 điều kiện trên được xem là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ và cũng được theo dõi chung với cả hộ.

4. Những người sâu đây không được tính là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ:

+ Những người có đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng thực tế đã rời đi nơi khác trên 6 tháng.

+ Những người đến tạm trú.

+ Những người được cử đi học tập, công tác, đi chuyên gia, lao động dài hạn ở nước ngoài (6 tháng trở lên).

+ Những người đang học tập, cải tạo trong trại cải tạo, cải huấn.

+ Những người đi hẳn ra nước ngoài (Kể cả có và không có giấy xuất cảnh).

+ Việt kiều nước ngoài về thăm gia đình.

+ Người mang quốc tịch nước ngoài là thường dân cư trú tại hộ (nếu có).

III. PHƯƠNG PHÁP GHI THÔNG TIN VÀO SỔ HỘ GIA ĐÌNH

1. Cách ghi trang bìa

Điền tên tỉnh, huyện, xã, thôn vào các dòng tương ứng.

Mục 1. Họ và tên cộng tác viên: ghi rõ họ, tên CTV phụ trách địa bàn.

Mục 2. Địa bàn số:………. Từ hộ số……… đến hộ số…….

Trước khi CTV thiết lập Sổ hộ gia đình, cán bộ DSGĐTE xã có trách nhiệm xây dựng sơ đồ các thôn trong xã; xây dựng sơ đồ và bảng kê các địa chỉ chi tiết trong thôn và xây dựng sơ đồ các hộ trong mỗi địa chỉ chi tiết (xem phần về sơ đồ địa bàn và bảng kê địa chỉ). Dựa trên sơ đồ và mã số địa bàn CTV quản lý, cán bộ DSGĐTE và CTV đánh số thứ tự hộ thống nhất theo địa bàn và chung toàn xã, việc đánh số thứ tự phải dựa vào số nhà của hộ (thực chất là địa chỉ nơi ở của hộ), nếu không có số nhà thì đánh số thứ tự theo thứ tự từ Bắc đến Nam và từ Tây sang Đông. Sau khi có số thứ tự các hộ trong xã, cán bộ DSGĐTE giao cho CTV phụ trách từng địa bàn, CTV sẽ dùng số thứ tự của hộ để ghi vào mục 2 là Từ hộ số… đến hộ số…

Mục 3. Địa chỉ chi tiết: Ghi địa danh cụ thể thường dùng của địa phương do CTV quản lý.

Ví dụ:

- Ngõ 211, phố Hoàng Văn Thái;

- Đội 3, thôn Đồng Tiến;

- Xóm Lã Vọng, thôn Phù Du;

- Khóm 3, ấp Cù Lao…

2. Trang 1. Sơ đồ địa bàn quản lý

Địa bàn CTV quản lý là khu vực có dân cư trú, có ranh giới rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng. Địa bàn CTV quản lý do cán bộ DSGĐTE phân công có thể là toàn thể hoặc một phần của thôn. Cán bộ DSGĐTE cùng CTV tiến hành vẽ sơ đồ địa bàn bằng cách sao chép từ bản đồ địa chính hoặc tự vẽ. Những sơ đồ địa bàn phải thể hiện được các nội dung sau:

- Hướng của sơ đồ: Theo hướng Bắc – Nam.

- Ranh giới của địa bàn và tên các địa bàn giáp ranh. Vị trí và đặc điểm của từng nhà, hướng đi tới từng nhà, lối vào và số thứ tự của từng ngôi nhà có người ở.

- Các đặc điểm địa lý, vật định cơ bản như: đường giao thông, sông, núi, nhà thờ, trường học, bệnh viện… Phải ghi rõ tên của đường, phố, ngõ/ngách/hẻm.

- Phần giải thích các ký hiệu dùng trên sơ đồ.

- Ngày vẽ, người vẽ, người kiểm tra.

3. Trang 2. Bảng kê địa bàn

a) Đối với khu vực có địa chỉ kiểu thành thị (hay khu vực nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà và đặt tên phố, tên ngõ/ngách/hẻm).

Bước 1: Vẽ sơ đồ địa bàn.

Bước 2: Ghi vào Bảng kê địa bàn: căn cứ sơ đồ địa bàn vừa lập, lần lượt đưa tên các đường giao thông lên bảng kê theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông theo nguyên tắc:

+ Ghi theo trình tự: tên phố (hay tên đường), tên ngõ (thuộc phố, nếu có), tên ngách (thuộc ngõ, nếu có), tên hẻm (thuộc ngách, nếu có).

+ Ghi xong ngõ này mới chuyển sang ngõ khác, xong phố này mới chuyển sang phố khác. Trên mỗi dòng chỉ có tên của một đường phố, hoặc một ngõ, hoặc một ngách, hoặc một hẻm.

+ Tên phố/ngõ/ngách/hẻm phải được ghi vào đúng cột: cột 2 cho tên phố; cột 3 cho tên ngõ; cột 4 cho tên ngách; cột 5 cho tên hẻm; cột 6 ghi số hộ và từ hộ số đến hộ số có trong nhóm địa chỉ này. Nếu đã ghi vào cột 3 hoặc cột 4 hay cột 5 thì phải ghi vào những cột đứng trước trên cùng dòng.

Ví dụ: Bảng kê địa bàn của phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

 

BẢNG KÊ ĐỊA BÀN SỐ:…… 105 …….

Số thứ tự

Phố

Ngõ

Ngách

Hẻm

Ghi số hộ/Từ hộ số đến hộ số

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

PHỐ KIM MÃ

 

 

 

10 hộ từ hộ số 1 – 10

2

PHỐ KIM MÃ

NGÕ 371

 

 

20 hộ từ hộ số 11 – 30

3

PHỐ KIM MÃ

NGÕ 371

NGÁCH 2

 

32 hộ từ hộ số 31 – 62

4

PHỐ KIM MÃ

NGÕ 371

NGÁCH 2

HẺM 10

23 hộ từ hộ số 63 – 85

5

PHỐ KIM MÃ

NGÕ 371

NGÁCH 2

HẺM 15

3 hộ từ hộ số 86 – 88

b) Đối với khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn (chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà)

Bước 1: Vẽ sơ đồ địa bàn.

Bước 2: Ghi vào bảng kê địa bàn. Căn cứ sơ đồ vừa lập, lần lượt đưa tên thôn, các xóm… vào bảng kê địa chỉ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông theo nguyên tắc:

+ Ghi theo trình tự, đưa tên thôn, tên các xóm hoặc tương đương (dưới cấp thôn), tên cấp nhỏ hơn xóm (nếu có).

+ Ghi xong xóm này mới chuyển sang xóm khác. Trên mỗi dòng chỉ có tên của một xóm.

+ Mỗi dòng chỉ có tên của một làng hoặc một xóm và phải ghi vào đúng cột: cột 3 cho tên xóm hoặc tương đương (dưới cấp thôn); cột 4 và cột 5 được dùng với thôn lớn, bên trong xóm còn chia nhỏ; cột 6 dùng để ghi số hộ và từ hộ số đến hộ số. Nếu đã ghi vào cột 3, 4, 5 thì phải ghi vào những cột đứng trước trên cùng dòng.

Ví dụ: Về lập bảng kê địa bàn cho xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, Hưng Yên.

BẢNG KÊ ĐỊA BÀN SỐ:…… 101 …….

Số thứ tự

Thôn

Xóm

….

….

Ghi số hộ/Từ hộ số đến hộ số

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

THÔN LA TIẾN

 

 

 

 

2

THÔN LA TIẾN

XÓM 1

 

 

50 hộ từ hộ số 1 đến hộ 50

3

THÔN LA TIẾN

XÓM 2

 

 

76 hộ từ hộ số 51 đến hộ 120

Lưu ý:

- Một khu vực nhà ở của một phường chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà thì đây là khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn.

- Một thôn của một xã có các ngõ/ngách chưa được cơ quan có thẩm quyền đặt tên thì đây là khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn.

4. Trang 3. Bảng đối chiếu năm âm lịch và dương lịch

Bảng chuyển độ tuổi âm lịch sang dương lịch: Bảng này giúp cho việc tính tuổi của người dân trong trường hợp họ không nhớ rõ năm dương lịch mà chỉ nhớ con giáp như Canh Tý (Chuột); Giáp Tuất (Chó)…

Mã số biện pháp tránh thai là các ký hiệu để ghi tình hình sử dụng các BPTT trong Sổ hộ gia đình.

Mã số khác là ký hiệu để ghi tình hình mang thai, sinh con, nạo hút thai và các nguyên nhân của nạo hút thai.

5. Trang 4. Bảng mã dân tộc

Bảng mã dân tộc này giúp cho CTV có thể nhận biết nhóm dân tộc được pháp luật quy định khi đối tượng trả lời phỏng vấn không biết hoặc không nhớ.

6. Trang 6. Bảng chuyển đổi trình độ văn hóa phổ thông

Bảng chuyển đổi trình độ văn hóa phổ thông này giúp cho CTV có thể nhận biết trình độ phổ thông hiện tại khi đối tượng không nhớ rõ trình độ học vấn của họ.

7. Cách ghi trang chính Sổ hộ gia đình

Mỗi hộ được ghi trên một tờ. trường hợp hộ có nhiều hơn 7 người thì ghi sang trang tiếp theo, hoặc trường hợp hộ có 2 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thì cặp vợ chồng thứ 2 và con của họ được ghi sang trang tiếp theo, trường hợp hộ có 3 cặp vợ chồng trở lên thì cũng chuyển tiếp sang trang tiếp sau nữa.

a) Mục I. Thông tin cơ bản của hộ

- Thông tin cơ bản của hộ số: … (in ở phía trên bên trái biểu) ghi theo số thứ tự hộ đã hướng dẫn ở trên. Đối với hộ được ghi trên 2 tờ trở lên thì CTV ghi số là XXX.X.

Ví dụ: hộ số 100 có 2 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (tuổi của người vợ trong khoảng từ 15 đến 49 tuổi) thì cặp vợ chồng thứ nhất ghi 100.1 trên tờ thứ nhất; cặp vợ chồng thứ 2 và con của họ ghi 100.2 trên tờ tiếp theo.

- Địa chỉ hộ. (in ở phía bên trên bên phải biểu) ghi địa chỉ nơi ở của hộ.

+ Đối với khu vực có địa chỉ kiểu thành thị thì ghi số nhà.

+ Đối với khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn thì ghi tên chủ hộ.

Cột 1 - Số thứ tự: Ghi số thứ tự theo số người trong hộ.

Cột 2 - Họ và tên: Ghi lần lượt họ và tên từng người trong hộ, họ và tên chủ hộ ghi vào dòng đầu tiên, sau là ghi lần lượt những người trong hộ theo mức độ quan hệ ruột thịt gần gũi với chủ hộ như: Chủ hộ; Vợ/chồng chủ hộ; Con đẻ; Con nuôi/con dâu/con rể; Bố/mẹ của vợ chồng chủ hộ; Cháu ruột chủ hộ; Quan hệ khác.

Ghi họ và tên khai sinh đầy đủ và viết bằng chữ in hoa.

Ví dụ:

- TRẦN HUY LUYỆN.

- Nếu tên dài quá thì ghi tiếp xuống dòng đưới. Ví dụ:

PHAN TRẦN HUY                    -

                                               - LUYỆN.

Cột 3 – Quan hệ với chủ hộ: Quan hệ của từng người với chủ hộ như: Chủ hộ; Vợ/chồng chủ hộ; Con đẻ; Con nuôi/con dân/con rể; Bố, mẹ của vợ chồng chủ hộ, Cháu ruột chủ hộ; Quan hệ khác (ghi rõ): Anh, em, cô, dì, chú, bác, người ở cùng… Trường hợp người có 2 vợ thì ghi ngay sau tên người vợ thứ nhất là tên những đứa con chưa lập gia định của họ, sau đó ghi người vợ thứ hai và các con của họ.

Cột 4 – Giới tính: Ghi rõ nam hoặc nữ vào dòng tương ứng.

Cột 5 – Ngày tháng năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh theo năm dương lịch, theo quy cách DD/MM/YYYY; trong đó DD là hai số chỉ ngày, MM là hai số chỉ tháng, YYYY là bốn số chỉ năm. Nhất thiết phải ghi đủ các chữ số cho mỗi khoản, ví dụ nếu sinh vào ngày mồng bảy tháng tư năm 1998 thì ghi 07/04/1998.

Nếu đối tượng chỉ nhớ năm sinh âm lịch thì CTV phải chuyển sang năm dương lịch, căn cứ vào bảng chuyển đổi từ năm âm lịch sang năm dương lịch tại trang 3.

Ngày sinh của mỗi người có thể biết chính xác hay không biết. Nếu biết được chính xác thì ghi đủ. Những người dưới 50 tuổi nhất thiết phải ghi đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh. Trường hợp người trên 50 tuổi không nhớ thì dùng số 0 để thay thế.

Ví dụ:

+ Nếu một người không rõ ngày sinh và chỉ nhớ sinh vào tháng 4 năm 1935, thì ghi 00/04/1935;

+ Nếu một người trên 50 tuổi chỉ nhớ sinh năm Ất Dậu thì CTV xem bảng đối chiếu năm âm lịch và dương lịch (trang 3) và ghi 00/00/1945.

Cột 6, 7, 8 – Nơi sinh: Ghi tên xã, huyện, tỉnh nơi người đó được sinh ra (mỗi tên xã, tên huyện, tên tỉnh ghi vào cột tương ứng).

Lưu ý:

- Trường hợp một người chỉ nhớ nơi sinh theo địa danh cũ nhưng nay địa danh đó đã thay đổi theo quyết định của Chính phủ và không biết chính xác tên địa danh mới thì CTV ghi nơi sinh theo địa danh trên Giấy khai sinh gốc hoặc Chứng minh thư nhân dân.

- Nếu đối tượng sinh ra ở nước ngoài thì ghi tên nước hay vùng lãnh thổ vào vị trí tên tỉnh như: Trung Quốc, Lào, Đài Loan…

- Trường hợp người có nơi sinh ở trạm y tế, nhà hộ sinh, bệnh viện huyện, tỉnh hoặc Trung ương thì ghi nơi sinh là nơi thực tế thường trú của người mẹ khi sinh.

Cột 9 – Dân tộc: Ghi tên các dân tộc theo Bảng mã dân tộc tại trang 5.

Cột 10 – Trình độ học vấn: Ghi lớp học cao nhất đã hoàn thành (tại thời điểm lập sổ). Trình độ học vấn bao gồm: phổ thông và chuyên môn nghiệp vụ, mỗi loại có các mức khác nhau, cách ghi cụ thể như sau:

- Trình độ văn hóa phổ thông:

+ Trẻ em chưa đến tuổi nhập trường tiểu học thì bỏ trống (dưới 6 tuổi).

+ Mù chữ: Là người trên 14 tuổi không biết đọc, biết viết một đoạn báo bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc hoặc một ngoại ngữ nào đó, được ghi là 00.

+ Lớp phổ thông đã học xong, ghi lớp cao nhất đã hoàn thành và dấu “/” là phân cách giữa các hệ như hệ 10 năm hoặc 12 năm và sử dụng Bảng chuyển đổi trình độ văn hóa phổ thông để ghi trình độ phổ thông hiện tại tương đương hệ 12 năm.

Ví dụ:

+ Học xong lớp 4 hệ phổ thông 10 năm ghi là 4/10.

+ Học xong lớp 9 hệ phổ thông 12 năm ghi là 9/12;

+ Đang học lớp 9 hệ phổ thông 12 năm ghi là 8/12;

+ Đã học xong lớp 8 hệ 10 năm, nhưng chưa được lên lớp ghi là 7/10;

+ Đã học xong lớp “Đệ nhị niên” ghi là “Đệ nhị niên” (11/12).

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Công nhân kỹ thuật (mã số A) là những người có kiến thức, kỹ năng nhất định để hoàn thành những công việc có yêu cầu kỹ thuật. Có 2 loại công nhân kỹ thuật:

* Công nhân kỹ thuật không có bằng hay chứng chỉ (mã số A0) là những người chưa được đào tạo trong bất kỳ một trường, lớp dạy nghề, và những người tuy được đào tạo trong một trường, lớp dạy nghề nhưng vì một lý do nào mà không được cấp bằng (chứng chỉ), song nhờ kinh nghiệm thực tế mà họ đạt được trình độ công nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên hoặc đã làm công việc đòi hỏi kỹ thuật 5 năm trở lên.

* Công nhân kỹ thuật có bằng hay chứng chỉ (mã số A1) là những người đã có bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp trong các trường lớp dạy nghề, không phân biệt bậc thợ cao hay thấp.

+ Sơ học chuyên nghiệp (mã số B) là những người đã có bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp các trường đào tạo sơ học về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.

+ Trung học chuyên nghiệp (mã số C) là những người đã có bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp các trường đào tạo trung học chuyên nghiệp.

+ Cao đẳng (mã số D) là những người đã có bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp các trường đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp.

+ Đại học (mã số E) là những người đã có bằng tốt nghiệp đào tạo bậc đại học.

+ Thạc sỹ, Tiến sỹ (mã số F) là những người đã được cấp các học vị Thạc sỹ, Tiến sỹ.

Cách ghi:

- Người có trình độ văn hóa phổ thông lớp 7 hệ phổ thông 10 năm và có trình độ trung học chuyên nghiệp thì ghi là 7/10 C;

- Người có trình độ văn hóa phổ thông lớp 4 hệ phổ thông 10 năm và là bậc 3 công nhân kỹ thuật (không có bằng) thì ghi là 4/10 A0.

Cột 11 – Tình trạng hôn nhân: Ghi tình trạng hôn nhân như sau:

+ Chưa vợ (chồng): Người chưa bao giờ lấy vợ (hoặc lấy chồng). Bỏ trống.

+ Có vợ (chồng) bao gồm những người:

* Có đăng ký kết hôn.

* Không đăng ký kết hôn: không đăng ký kết hôn với chính quyền, gia đình tự tổ chức lễ kết hôn hoặc không có đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng.

+ Góa: Người có vợ (chồng) đã chết và hiện tại chưa kết hôn lại với người khác.

+ Ly hôn: Người trước đây đã có vợ (chồng) nhưng vì lý do nào đấy đã bỏ nhau, đã được toà án công nhận và hiện tại chưa kết hôn lại với người khác.

+ Ly thân: Người trước đây đã có vợ (chồng) nhưng vì lý do nào đó đã không sống chung như vợ chồng với nhau nữa (mặc dầu chưa ly hôn và hiện tại cũng không chung sống với người khác như vợ chồng).

Cột 12 – Tình trạng cư trú: Ghi các thông tin cư trú theo các mã sau:

+ Thực tế thường trú có mặt: bỏ trống (không ghi).

+ Thực tế thường trú vắng mặt: ghi “vắng” theo hướng dẫn ở trên.

+ Tạm trú: ghi “tạm trú” với những người hiện đang sống tại địa bàn trên 3 tháng đến dưới 6 tháng hay không có ý định sống lâu dài.

Cột 13 - Khuyết tật/Tàn tật: Ghi các thông tin về tình trạng tàn tật của các thành viên trong hộ theo các mã như sau:

+ Không tàn tật: bỏ trống không ghi.

+ Người tàn tật: là người bị khiếm khuyến một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

Trong Sổ hộ gia đình chỉ theo dõi và ghi các khuyết tật/tàn tật mà người khác nhìn thấy và kiểm chứng được là: Nhìn, Nghe/nói, Vận động/di chuyển.

+ Người khuyết tật/tàn tật về nhìn (mã V) là những người có 1 hay nhiều các khiếm khuyết về nhìn (thị giác) như cận thị, viễn thị, loạn thị, mù, mù mầu, quáng gà, không thích nghi với ánh sáng.

+ Người khuyết tật/tàn tật về nghe/nói (mã G) là những người có 1 hay nhiều các khiếm khuyết về nghe/nói gồm điếc, khiếm khuyết về nghe và mất khả năng nghe; câm, khó phát âm, ngọng, nói lắp, nói lập bập.

+ Người khuyết tật/tàn tật về vận động/di chuyển (mã C) là những người có 1 hay nhiều các khiếm khuyết về vận động/di chuyển gồm liệt cơ, liệt chi, liệt 2 chi dưới, liệt nửa người, liệt tứ chi và bất động, khuyết thiếu 1 hay nhiều chi.

+ Người tàn tật không có khả năng phục hồi (mã số O) là người tàn tật đã cố gắng áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng nhưng không có tác dụng.

b) Mục II: Theo dõi sử dụng biện pháp tránh thai

Theo dõi sử dụng BPTT dùng để ghi chép sự thay đổi về sử dụng BPTT, sinh con, mang thai, nạo hút thai của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) có chồng. Biểu thiết kế để sử dụng cho 6 năm 2005 – 2010.

- Họ và tên (vợ): Căn cứ vào thông tin của Mục I. Thông tin cơ bản của hộ, CTV ghi người phụ nữ trong độ tuổi 15 – 49 có chồng. Để ghi được CTV cần xem cột “ngày, tháng, năm sinh” và cột “tình trạng hôn nhân”.

Lưu ý: Chỉ căn cứ tuổi người vợ mà không quan tâm đến tuổi người chồng, chỉ căn cứ là có chồng mà không quan âm đến nơi ở, nghề nghiệp của chồng.

- Tháng năm bắt đầu sử dụng BPTT đang dùng: họ tên người sử dụng BPTT được quy về người vợ (tuổi và BPTT sử dụng). Ghi tháng năm bắt đầu sử dụng BPTT hiện đang sử dụng và được ghi vào ô tháng 7 năm 2005.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị H, tháng 7 năm 2005 đang sử dụng vòng tránh thai, chị đã đặt vòng tháng 12 năm 2003 thì ghi “12/2003”.

Cột năm: được chia làm 6 năm từ 2005 đến 2010. Mỗi năm ghi theo một cột với các tháng tương ứng.

Dòng tháng: được chia làm 12 tháng trong năm.

Hàng tháng theo quy định chung, CTV đến từng hộ gia đình hoặc thông qua người có trách nhiệm trong địa bàn, trong xã để nắm tình hình và ghi chép những thay đổi về sử dụng BPTT vào Mục II. Ghi theo mã số được in sẵn tại trang 3 như: Không sử dụng biện pháp tránh thai nào thì ghi “0”; đặt vòng thì ghi “1”…

Ví dụ: + Chị Nguyễn Thị A tháng 10 năm 2005 sử dụng vòng tránh thai, đến tháng 11 năm 2005 vẫn dùng vòng tránh thai thì ghi số “1” vào ô tháng 11.

+ Nếu đến tháng 12 chị A tháo vòng để sử dụng thuốc tránh thai thì ghi số “5” vào ô tháng 12.

+ Chị Nguyễn Thị M tháng 7 năm 2005, chồng sử dụng bao cao su thì ghi số “4” vào ô tháng 7, tháng 8 năm 2005 không dùng bao cao cu nữa mà chuyển sang sử dụng biện pháp khác thì ghi số “8” vào ô tháng 8.

+ Chị Trần Thị L tháng 7 năm 2005 sử dụng vòng tránh thai, tháng 8 năm 2005 tháo vòng thì ghi số “0” vào ô tháng 8.

+ Chị Lê Thi A tháng 7 năm 2005 sử dụng vòng tránh thai, nhưng đến tháng 9 năm 2005 thấy mang thai thì ghi “T” vào ô tháng 9. Nếu biết rõ bắt đầu mang thai từ tháng 02 năm 2005 thì khoanh tròn vào số (1) ở tháng 2, 3, 4 và 5. Nếu chưa biết rõ thời gian mang thai thì các tháng trước đó (từ tháng 2 đến tháng 5) vẫn ghi số 1, không cần sửa lại.

+ Chị Vũ Thị N có đi hút thai sớm vào tháng 9 năm 2005 thì ghi “N” vào ô tháng 9, nếu nguyên nhân của nạo hút thai là do vỡ kế hoạch thì ghi rõ “N1” vào ô tháng 9.

+ Chị Ninh Thị E tháng 01 năm 2006 sử dụng vòng tránh, nhưng đến tháng 7 năm 2006 sinh con thì ghi “S” vào ô tháng 7, và khoanh tròn vào số (1) ở các tháng từ 1 đến 6 của năm 2006 và các tháng 11, 12 của năm 2005.

+ Chị Vũ Thị M đang dùng vòng tránh thai (mã 1) đến tháng 9 năm 2005 thay vòng tránh thai thì ghi 1/1 vào ô tháng 9.

Lưu ý: Trong trường hợp một cặp vợ chồng có sử dụng nhiều biện pháp tránh thai thì chỉ ghi biện pháp có hiệu quả hơn.

Ví dụ: Cặp vợ chồng chị Lý Thị T sử dụng bao cao su và biện pháp tránh thai khác thì ghi sử dụng bao cao su số “4”.

c) Mục III. Theo dõi trẻ em

Theo dõi trẻ em dùng để ghi chép sự thay đổi về tại nạn thương tích và học tập của từng trẻ em dưới 16 tuổi. Ghi lần lượt từng trẻ em vào bảng theo thứ tự từ lớn tuổi nhất đến bé tuổi nhất. Biểu được thiết kế cho 6 năm 2005 – 2010.

- Họ và tên: Căn cứ vào thông tin của Mục I. Thông tin cơ bản của hộ, CTV ghi trẻ em dưới 16. Để ghi được CTV cần xem cột “ngày, tháng, năm sinh”.

Cột năm: Được chia làm 6 năm từ 2005 đến 2010. Mỗi năm ghi theo một cột với các quý tương ứng.

Dòng quý: Được chia làm 4 quý của năm.

Hàng tháng/quý theo quy định chung, CTV đến từng hộ gia đình hoặc thông qua người có trách nhiệm trong địa bàn, trong xã để nắm tình hình và ghi chép những thay đổi về thương tích và học tập của trẻ em vào Mục III – Theo dõi trẻ em. Ghi theo mã in tại trang 3 của Sổ hộ gia đình.

c1) Tai nạn thương tích của trẻ em.

Trường hợp trẻ em sau khi sinh ra bị một sự việc xảy ra ngoài ý muốn, bị tai nạn, để lại thương tích. Thương tích sau tai nạn gây ra khuyết tật/tàn tật.

Ví dụ: + Em Nguyễn Thị A, ngày 20 tháng 10 năm 2005 bị thương tích sau tai nạn giao thông gây ra tàn tật về vận động/di chuyển ghi “CT” vào ô tháng IV năm 2005, nếu nguyên nhân là do tai nạn giao thông thì mã “T”, do nguyên nhân khác ghi “K”.

Lưu ý: Sau khi CTV ghi vào Mục III – Theo dõi trẻ em, CTV ghi đồng thời tình trạng khuyết tật/tàn tật vào cột 13 tại Mục I – Thông tin cơ bản về hộ - sổ hộ gia đình.

c2) Trẻ em đi học phổ thông

Trẻ em dưới 5 tuổi, CTV không theo dõi về đi học phổ thông: “bỏ trống”

Trường hợp có trẻ em từ đủ 5 tuổi trở lên đi học tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia như trường công lập, trường bán công, trường tư thục, trường dân lập, trường dân tộc nội trú… thì CTV ghi lớp mà trẻ đang theo học vào ô tương ứng với quý tương ứng.

Ví dụ:

+ Em Nguyễn X, 5 tuổi, quý II năm 2006, đi học mẫu giao, thì CTV ghi “MG” vào ô quý II năm 2006. CTV theo dõi để ghi tiếp tục các quý sau.

+ Em Đinh Hồng A, tháng 8 năm 2006 đang nghỉ hè và năm học tới được chuyển từ lớp 3 lên lớp 4 thì CTV ghi số “3/4” vào ô quý III năm 2006.

+ Em Trần Văn T, tháng 7 năm 2006, đang nghỉ hè và năm học tới vẫn phải học lại lớp 3 không được lên lớp 4, thì CTV ghi số “3/3” vào ô quý III năm 2006.

c3) Trẻ em từ 6 tuổi trở lên không đi học phổ thông

Trường hợp có trẻ em từ đủ 6 tuổi trở lên không đi học tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia như trường công lập, trường bán công, trường tư thục, trường dân lập, trường dân tộc nội trú… thì ghi các trường hợp sau:

- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên chưa từng được đến trường là trẻ em từ đủ tuổi 6 trở lên chưa từng được đến trường phổ thông tính từ đến thời điểm lập báo cáo. CTV ghi mã.

Ví dụ:

+ Em Trần Văn B, 10 tuổi, tháng 12 năm 2006, chưa được đi học thì CTV ghi mã “0/12” vào ô quý IV năm 2006 và ghi tiếp tục đến khi được đi học.

- Trẻ em bỏ học là trẻ em từ 6 tuổi trở lên bỏ học hoặc bị buộc thôi học một cơ sở giáo dục trước khi hoàn thành một khóa học mà họ tham gia. Những trẻ em này thường có ý định không muốn hoàn thành khóa học khác với nghỉ hè và nghỉ ốm

Ví dụ:

+ Em Lê Thị H, đang học lớp 6 bỏ học vào tháng 02 năm 2007 thì CTV ghi ô quý IV năm 2006 đã ghi là “1”, ghi “4/0” vào ô quý I năm 2007.

+ Em Huỳnh Văn T, đang học lớp 6 bị buộc thôi học vào tháng 4 năm 2006 thì CTV ghi quý I năm 2006 mã “6” và ghi “6/0” vào ô quý II năm 2006.

Lưu ý: Trường hợp, những đứa trẻ chưa từng đến trường, trẻ em bỏ học, trẻ em bị buộc thôi học nêu trên được vận động đến lớp học phổ thông thì CTV tiến hành ghi chép theo hướng dẫn ở Mục c2.

d) Mục IV. Ghi trẻ em dưới 6 tuổi

Ghi trẻ em dưới 6 tuổi dùng để ghi chép sự kiện về đăng ký khai sinh và cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi. Ghi lần lượt trừng trẻ em vào bảng theo thứ tự từ lớn tuổi nhất đến bé tuổi nhất.

- Họ và tên: Căn cứ vào thông tin của Mục I. Thông tin cơ bản của hộ, CTV ghi trẻ em dưới 6 tuổi. Để ghi được CTV cần xem cột “ngày, tháng, năm sinh”.

Lưu ý: Với trẻ mới sinh chưa đặt tên thì ghi là “Trai” với trẻ em nam, “Gái” với trẻ em nữ như hướng dẫn tại Mục e1.

d1) Trẻ em được đăng ký khai sinh

Trường hợp trẻ em được Ủy ban nhân dân xã đăng ký khai sinh, CTV ghi đánh dấu “X” vào ô tương ứng.

Ví dụ: Em Hoàng A đã được cấp giấy khai sinh. CTV đánh dấu “X” vào ô tương ứng.

Lưu ý: Những đứa trẻ trước đây đã tạm thời ghi là “Trai” hay “Gái” hay tên khác thì phải sửa lại tên chính xác theo giấy đăng ký khai sinh tại Mục 1. Thông tin cơ bản của hộ.

d2) Trẻ em được cấp thẻ khám chữa bệnh

Trường hợp trẻ em dưới 72 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân xã cấp thẻ khám chữa bệnh, CTV ghi đánh dấu “X” vào ô tương ứng.

Ví dụ: + Em Lê Văn N, 36 tháng tuổi được cấp thể khám chữa bệnh miễn phí thì CTV đánh dấu “X” vào ô tương ứng.

e) Mục V. Theo dõi các thay đổi khác

e1) Đối với trẻ mới sinh:

- CTV ghi đầy đủ thông tin vào Mục I. Thông tin cơ bản của hộ: số thứ tự là số tiếp theo người cuối biểu.

- Ghi vào Mục V. Theo dõi các thay đổi khác: Cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm sinh của trẻ. Cột “Ghi thay đổi” ghi rõ con thứ mấy, khi sinh cân nặng bao nhiêu?

Ví dụ: Đứa trẻ mới sinh là con thứ 3 và khi đẻ ra cân nặng 2300 gram thì ghi: “con thứ 3, nặng 2300 gram”. Cột “Tên người” chỉ ghi tên (không cần ghi họ).

Lưu ý:

- Trường hợp đứa trẻ chưa được khai sinh hay chưa đặt tên chính thức thì ghi là “Trai” nếu là nam hoặc “Gái” nếu là nữ. Khi đứa trẻ được đặt tên chính thức theo giấy khai sinh thì sửa lại tên trong Sổ hộ gia đình.

- Trường hợp sinh đôi ở lần sinh thứ 2 thì không tính là một trường hợp sinh con thứ 3, nhưng ghi cân nặng. Ví dụ ghi “con thứ 2, nặng 2.000 gram”; “con thứ 3, nặng 2.100 gr”.

- Trường hợp khi trẻ sinh ra không có cân để đo trọng lượng trẻ thì có thể ước lượng thông qua kinh nghiệm của người đỡ đẻ.

e2) Con nuôi:

- CTV ghi đầy đủ thông tin vào Mục I. Thông tin cơ bản của hộ.

- Ghi Mục V: Cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm chính thức nhận con nuôi. Cột “Ghi thay đổi” thì ghi “nhận con nuôi, từ nhà hộ sinh A (từ xã, huyện, tỉnh) con của bà Nguyễn Thị A và ông Đào Văn B (nếu biết)”. Cột “Tên người” ghi tên.

- Trường hợp nhận con nuôi là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi mà không có địa chỉ (nơi ở của bố, mẹ) của đứa trẻ thì được ghi như một trường hợp mới sinh. Còn trường hợp nhận con nuôi mà có địa chỉ rõ ràng của đứa trẻ thì ghi là trường hợp chuyển đến.

e3) Đối với người chết:

- CTV lấy thước kẻ gạch đè lên dòng họ và tên của người chết từ cột 1 đến cột 13 Mục I.

- Ghi Mục V: cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm chết; cột “Ghi thay đổi” ghi rõ nguyên nhân chết bao gồm: già, bệnh tật, tai nạn, tai nạn giao thông, thai sản, và nguyên nhân khác và ghi tên vào cột “Tên người”.

Lưu ý: Trường hợp hộ có một đứa trẻ sau khi sinh ra bị chết ngay, CTV cần phải ghi là một trường hợp sinh ra và đồng thời cũng ghi là trường hợp chết để tránh bỏ sót số liệu và chết, nếu trẻ mới sinh chưa đặt tên thì ghi “Trai” hoặc “Gái” ở cột “Họ và tên”.

e4) Chuyển đến

- Trường hợp có một hộ mới chuyển đến, CTV ghi vào một trang mới của Sổ hộ gia đình và ghi đầy đủ các thông tin đã hướng dẫn. Ghi mục V: cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng chuyển đến, cột “Ghi thay đổi” ghi rõ “chuyển cả hộ đến từ xã/huyện/tỉnh” và cột “Tên người” ghi tên chủ hộ;

- Trường hợp hộ có một hoặc một số người chuyển đến từ xã khác, CTV sẽ bổ sung đầy đủ các thông tin đã hướng dẫn. Ghi mục V: Cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm chuyển đến và “Ghi thay đổi” ghi “Chuyển đến từ xã/huyện/ tỉnh” và cột “Tên người” ghi tên từng người mới chuyển đến.

- Trường hợp chuyển đến trong nội bộ xã cũng thực hiện như trên, Mục V: cột “Ghi thay đổi” thì ghi “chuyển từ địa bàn… thôn… trong xã”.

e5) Chuyển đi

- Trường hợp cả hộ chuyển đi ra ngoài địa bàn CTV gạch chéo lên toàn bộ các dòng ghi thông tin cơ bản của hộ. Ghi mục V: cột “Ngày tháng năm” thì ghi ngày tháng năm chuyển đi, cột “Ghi thay đổi” thì ghi “chuyển cả hộ đi xã…. huyện…. tỉnh….”.

- Trường hợp trong hộ có một hoặc một số người chuyển đi khỏi địa bàn, CTV gạch đè lên dòng họ và tên của người chuyển đi. Ghi mục V cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm chuyển đi; cột “Ghi thay đổi” ghi “chuyển đi xã/huyện/tỉnh” cột “Tên người” ghi tên từng người chuyển đi.

- Trường hợp chuyển đi trong nội bộ xã cũng thực hiện như trên, nhưng cột “Ghi thay đổi” thì ghi “chuyển đi địa bàn… thôn… trong xã”.

e6) Tình trạng hôn nhân

Trường hợp thay đổi về tình trạng hôn nhân của một người trong hộ, CTV ghi vào Mục V: cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm có sự thay đổi; cột “Ghi thay đổi” ghi rõ tình trạng thay đổi.

Ví dụ: Người mới kết hôn thì ghi “kết hôn lần thứ 1” cột “Tên người” ghi tên người có sự thay đổi;

e7) Trẻ em lang thang hiện có trên địa bàn

Trẻ em lang thang: trẻ em bỏ nhà đi lang thang, phần lớn sống ở nhà bỏ hoang, nhà thuê trọ… có thể sống riêng lẻ hoặc theo nhóm hoặc theo gia đình.

Trẻ em lang thang hiện có trên địa bàn do CTV quản lý gồm trẻ em thường trú tại địa bàn nhưng bỏ nhà đi lang thang trên cùng địa bàn và trẻ em lang thang từ nơi khác đến tạm trú tại địa bàn từ 3 tháng trở lên.

Ví dụ:

+ Em Lê Văn, 12 tuổi, thường trú tại địa bàn, bỏ nhà đi lang thang trên cùng địa bàn. Cán bộ DSGĐTE và CTV tìm trong các Sổ hộ gia đình đến trang có thông tin cơ bản về em Lê Văn. Ghi mục V: Cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm bỏ nhà đi. Cột “Ghi thay đổi” ghi rõ “trẻ em bỏ nhà đi lang thang trên cùng địa bàn”. Cột “Tên người” ghi tên trẻ.

+ Em Huỳnh Văn Nhỏ, trẻ lang thang từ nơi khác đến tạm trú địa bàn trên 3 tháng, CTV lập thành hộ mới ghi đầy đủ Mục I với em Huỳng Văn Nhỏ làm chủ hộ. Mục III Cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm đến. Cột “Ghi thay đổi” ghi rõ “trẻ lang thang đến từ xã/huyện/tỉnh”. Cột “Tên người” ghi tên trẻ lang thang.

Lưu ý: - Trẻ em lang thang sống chung với nhau thành nhóm thì ghi như hộ tập thể.

e8) Trẻ em bỏ nhà đi lang thang

Trẻ em bỏ nhà đi lang thang là trẻ em thường trú tại địa bàn do CTV quản lý bỏ nhà đi khỏi gia đình sống lang thang theo nhóm bạn hay theo gia đình trên 6 tháng.

Ví dụ:

+ Em Lê Văn Bé 14 tuổi, bỏ nhà đi lang thang, CTV gạch tên trong Sổ hộ gia đình tại Mục I với tên Lê Văn Bé. Ghi mục V: Cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm bỏ đi. Cột “Ghi thay đổi” ghi rõ “trẻ em bỏ nhà đi lang thang”. Cột “Tên người” ghi tên trẻ.

e9) Vụ ngược đãi, đánh đập người già, phụ nữ và trẻ em

Ngượi đãi, đánh đập người già, phụ nữ và trẻ em là các hành vi của người thành niên trong gia đình đối xử với người già (trên 60 tuổi) hoặc phụ nữ hoặc trẻ em như đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể làm cho đau đớn về thể xác và tinh thần; đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi cớ môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; lăng nhục, xỉ vả, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển; bắt đi xin ăn. Khi hành vi nêu trên xảy ra CTV nắm tình hình và ghi chép vào sổ hộ gia đình theo từng vụ việc và thời gian.

Ví dụ:

+ Em Lê Văn B, 10 tuổi, bị nhốt trong cũi ngày 10 tháng 10 năm 2005, CTV ghi mục V: Cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm xảy ra vụ việc “10/10/2005”. Cột “Ghi thay đổi” ghi rõ “Em Lê Văn B, 10 tuổi bị nhốt cũi”. Cột “Tên người” ghi tên người có hành vi ngược đãi đó.

+ Vụ em Lê Văn B bị nhốt cũi được xử lý khi Tòa án xét xử hoặc Ủy ban nhân dân hay các ngành đoàn thể áp dụng các hình thức hòa giải, giúp đỡ… CTV ghi vào Mục V: Cột “Ngày tháng năm” ghi ngày tháng năm xử lý vụ việc. Cột “Ghi thay đổi” ghi rõ “Tòa án đã xét xử”. Cột “Tên người” ghi tên người bị áp dụng hình thức xử lý.

8. Cách ghi các trang “số liệu dân số, gia đình và trẻ em”

Ngày 31/12 hàng năm, Cán bộ DSGĐTE cùng Cộng tác viên tiến hành khóa sổ hộ gia đình bằng cách ghi các số liệu đã báo cáo 12 tháng, 4 quý và năm vào biểu được in sẵn tại cuối sổ. Khái niệm và phương pháp thu thập thông tin số liệu đã được hướng dẫn trong Phần thứ hai Báo cáo thống kê chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em.


Phần thứ hai

BÁO CÁO THỐNG KÊ CHUYÊN NGÀNH DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

 

DANH MỤC

BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ CHUYÊN NGÀNH DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
(Ban hành theo Quyết định số 03/QĐ-DSGĐTE ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

Số thứ tự

Tên biểu

Ký hiệu biểu

Kỳ báo cáo

Ngày gửi báo cáo

Đơn vị nhận

Phạm vi áp dụng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Báo cáo Cộng tác viên

1.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em tháng

01-CTV

Tháng

03 hàng tháng sau tháng báo cáo

- Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã

Toàn quốc

2.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em quý

02-CTV

Quý

03 tháng sau quý báo cáo

- Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã

Toàn quốc

3.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em năm

03-CTV

Năm

03 tháng 01 sau năm báo cáo

- Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã

Toàn quốc

Báo cáo của Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã

4.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em tháng

01-DSGĐTEX

Tháng

06 hàng tháng sau tháng báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện

- Ủy ban Nhân dân xã

Toàn quốc

5.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em quý

02-DSGĐTEX

Quý

06 tháng sau quý báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện

- Ủy ban Nhân dân xã

Toàn quốc

6.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em năm

03-DSGĐTEX

Năm

06 tháng 01 sau năm báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện

- Ủy ban Nhân dân xã

Toàn quốc

Báo cáo của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện

7.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em tháng

01-DSGĐTEH

Tháng

11 hàng tháng sau tháng báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh

- Ủy ban Nhân dân huyện

- Phòng Thống kê huyện

Toàn quốc

8.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em quý

02-DSGĐTEH

Quý

11 tháng sau quý báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh

- Ủy ban Nhân dân huyện

- Phòng Thống kê huyện

Toàn quốc

9.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em năm

03-DSGĐTEH

Năm

11 tháng 01 sau năm báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh

- Ủy ban Nhân dân huyện

- Phòng Thống kê huyện

Toàn quốc

Báo cáo của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh

10.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em tháng

01-DSGĐTET

Tháng

16 hàng tháng sau tháng báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

(Vụ Kế hoạch Tài chính)

- Ủy ban Nhân dân tỉnh

- Cục Thống kê tỉnh

Toàn quốc

11.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em quý

02-DSGĐTET

Quý

16 tháng sau quý báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

(Vụ Kế hoạch Tài chính)

- Ủy ban Nhân dân tỉnh

- Cục Thống kê tỉnh

Toàn quốc

12.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em năm

03-DSGĐTET

Năm

16 tháng 01 sau năm báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

(Vụ Kế hoạch Tài chính)

- Ủy ban Nhân dân tỉnh

- Cục Thống kê tỉnh

Toàn quốc

Báo cáo của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trung ương

13.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em tháng

01-DSGĐTETW

Tháng

25 hàng tháng sau tháng báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố

- Tổng cục Thống kê

Toàn quốc

14.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em quý

02-DSGĐTETW

Quý

25 tháng sau quý báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố

- Tổng cục Thống kê

Toàn quốc

15.

Báo cáo Dân số, Gia đình và Trẻ em năm

03-DSGĐTETW

Năm

25 tháng 01 sau năm báo cáo

- Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố

- Tổng cục Thống kê

Toàn quốc

 


Biểu 01-CTV
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-DSGĐTE của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, ngày 29 tháng 7 năm 2005)
 
Người báo cáo:………………………

Nơi nhận: Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã

Ngày gửi: 03 hàng tháng sau tháng báo cáo

 
BÁO CÁO DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

Địa bàn…………………… Thôn…………………. Xã……………………

THÁNG……. NĂM……..

 

Đơn vị tính
Báo cáo tháng …../…..

A

1
2

1.

Tổng số trẻ sinh ra trong tháng

Người

 

 

Trong tổng số:   - Nữ

Người

 

 

                         - Con thứ 3 trở lên

Người

 

 

                         - Cân nặng dưới 2500 gram

Người

 

2.

Tổng số người chết trong tháng

Người

 

 

Trong tổng số:    - Nữ

Người

 

 

                         - Chết mẹ do thai sản

Người

 

 

                         - Trẻ em dưới 16 tuổi

Người

 

 

                         - Trẻ em dưới 5 tuổi

Người

 

3.

Số nữ đặt vòng tránh thai mới trong tháng

Người

 

 

Trong đó: - Số thay vòng tránh thai

Người

 

4.

Số nữ thôi sử dụng vòng tránh thai trong tháng

Người

 

5.

Số nam mới triệt sản trong tháng

Người

 

6.

Số nữ mới triệt sản trong tháng

Người

 

7.

Số người mới cấy thuốc tránh thai trong tháng

Người

 

8.

Số cặp vợ chồng hiện đang sử dụng bao cao su

Cặp

 

9.

Số cặp vợ chồng hiện đang sử dụng thuốc uống tránh thai

Cặp

 

10.

Số cặp vợ chồng hiện đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai

Cặp

 

 

 

Ngày… tháng… năm…
(Cộng tác viên ký và ghi rõ họ tên)

 

Biểu 02-CTV
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-DSGĐTE của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, ngày 29 tháng 7 năm 2005)
 
Người báo cáo:………………………

Nơi nhận: Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã

Ngày gửi: 03 tháng sau quý báo cáo

 
BÁO CÁO DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

Địa bàn…………………… Thôn…………………. Xã……………………

QUÝ……. NĂM……..

 

Đơn vị tính
Báo cáo quý …../…..

A

1
2

1.

Tổng số hộ (hộ gia đình + hộ tập thể) tính đến cuối quý

Hộ

 

 

Trong đó: - Hộ gia đình

Hộ

 

2.

Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú tính đến cuối quý

Người

 

3.

Số phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi có chồng tính đến cuối quý

Người

 

4.

Số người kết hôn trong quý

Người

 

 

Trong đó:           - Không có đăng ký

Người

 

 

                         - Tảo hôn

Người

 

5.

Số người ly hôn trong quý

Người

 

6.

Số người chuyển đi địa bàn khác của xã trong quý

Người

 

7.

Số người chuyển đi khỏi xã trong quý

Người

 

8.

Số người chuyển đến từ địa bàn khác của xã trong quý

Người

 

9.

Số người chuyển đến từ xã khác trong quý

Người

 

10.

Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiện đang sử dụng biện pháp tránh thai tính đến cuối quý

Cặp

 

 

Chia ra:              - Đặt vòng tránh thai

Cặp

 

 

                         - Triệt sản nam

Cặp

 

 

                         - Triệt sản nữ

Cặp

 

 

                         - Bao cao su

Cặp

 

 

                         - Thuốc uống tránh thai

Cặp

 

 

                         - Thuốc tiêm tránh thai

Cặp

 

 

                         - Thuốc cấy tránh thai

Cặp

 

 

                         - Biện pháp tránh thai khác

Cặp

 

11.

Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa sử dụng biện pháp tránh thai tính đến cuối quý

Cặp

 

 

Trong tổng số:   - Có 2 con một bề

Cặp

 

 

                         - Có 3 con trở lên

Cặp

 

12.

Số phụ nữ nạo, hút thai trong quý

Người

 

 

Trong tổng số:   - Do sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại thất bại

Người

 

 

                         - Do không sử dụng biện pháp tránh thai

Người

 

13.

Số phụ nữ đang mang thai tính đến cuối quý

Người

 

 

Trong đó: - Đã từng khám thai ở cơ sở y tế

Người

 

14.

Số vụ ngược đãi, đánh dập người già, phụ nữ và trẻ em trong quý

Vụ

 

 

Trong tổng số:   - Được xử lý

Vụ

 

 

                         - Có trẻ em

Vụ

 

15.

Số trẻ em chưa được khai sinh đến cuối quý

Người

 

16.

Số trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ khám, chữa bệnh đến quý

Người

 

17.

Số trẻ em không đi học phổ thông tính đến cuối quý

Người

 

 

Chia ra:              - Chưa từng đến trường

Người

 

 

                         - Bỏ học Tiểu học

Người

 

 

                         - Bỏ học Trung học cơ sở

Người

 

18.

Số trẻ em bị tai nạn thương tích trong quý

Người

 

 

Trong đó: - Do tai nạn giao thông

Người

 

19.

Số trẻ em bị khuyết tật, tàn tật tính đến cuối quý

Người

 

 

Trong tổng số: - Không có khả năng phục hồi

Người

 

20.

Số trẻ em lang thang hiện có mặt tại địa bàn tính đến cuối quý

Người

 

 

Trong đó: - Từ nơi khác đến

Người

 

21.

Số trẻ em bỏ nhà đi lang thang tính đến cuối quý

Người

 

 

 

Ngày… tháng… năm…
(Cộng tác viên ký và ghi rõ họ tên)

 

Biểu 03-CTV
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-DSGĐTE của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, ngày 29 tháng 7 năm 2005)
 
Người báo cáo:………………………

Nơi nhận: Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã

Ngày gửi: 03 tháng 1 sau năm báo cáo

 
BÁO CÁO DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

Địa bàn…………………… Thôn…………………. Xã……………………

NĂM……..

 

Đơn vị tính
Báo cáo Năm…..…..

A

1
2

1.

Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú tính đến cuối năm

Hộ

 

 

Trong đó:           - Thường trú có mặt

Hộ

 

 

                         - Thường trú vắng mặt

Người

 

2.

Số nhân khẩu tạm trú tính đến cuối năm

Người

 

3.

Số phụ nữ tính đến cuối năm

Người

 

 

Trong tổng số:   - Từ 15 đến 49 tuổi

Người

 

 

                         - Từ 15 đến 49 tuổi có chồng

Người

 

4.

Số trẻ em (dưới 16 tuổi) tính đến cuối năm

Người

 

 

Trong tổng số:    - Dưới 1 tuổi

Người

 

 

                         - Từ 1 đến dưới 5 tuổi

Người

 

 

                         - 5 tuổi

Người

 

 

                         ­- 6 tuổi

Người

 

5.

Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh tính đến cuối năm

Người

 

6.

Số người trên 60 tuổi tính đến cuối năm

Người

 

 

Trong đó: - Cô đơn

Người

 

7.

Số hộ gia đình có người trên 60 tuổi tính đến cuối năm

Hộ

 

8.

Số hộ gia đình có người khuyết tật, tàn tật tính đến cuối năm

Hộ

 

9.

Số trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo tính đến cuối năm

Người

 

10.

Số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 tính đến cuối năm

Người

 

 

 

Ngày… tháng… năm…
(Cộng tác viên ký và ghi rõ họ tên)

 

Biểu 01-DSGĐTEX
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-DSGĐTE của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, ngày 29 tháng 7 năm 2005)
 
Đơn vị báo cáo: Ban DSGĐTE xã:.………

Nơi nhận:    + Ủy ban DSGĐTE huyện:…..

                  + Ủy ban Nhân dân xã……….

Lập hàng tháng, ngày gửi: 06 hàng tháng sau tháng báo cáo

 
BÁO CÁO DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

THÁNG…….. NĂM……..

Đơn vị tính: Người

Tên đơn vị (Thôn, ấp, bản)
Tổng số trẻ sinh ra trong tháng
Trong tổng số
Tổng số người chết trong tháng
Trong tổng số
Nữ
Con thứ 3 trở lên
Dưới 2500 gr
Nữ
Chết mẹ do thai sản
Trẻ em dưới 16 tuổi
Trẻ em dưới 5 tuổi
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Toàn xã
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
BÁO CÁO DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM (TIẾP THEO)

THÁNG…….. NĂM……..

Đơn vị tính: Người

Tên đơn vị (Thôn, ấp, bản)
Số nữ đặt vòng tránh thai mới trong tháng
Thôi sử dụng vòng tránh thai
Số người mới triệt sản trong tháng
Số người mới cấy thuốc tránh thai trong tháng
Tổng số
Thay vòng
Nam
Nữ
A
10
11
12
13
14
15
Toàn xã
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Cán bộ DSGĐTE xã
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày… tháng… năm…
Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Biểu 02-DSGĐTEX
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-DSGĐTE của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, ngày 29 tháng 7 năm 2005)
 
Đơn vị báo cáo: Ban DSGĐTE xã:.………

Nơi nhận:    + Ủy ban DSGĐTE huyện:…..

                  + Ủy ban Nhân dân xã………

Lập hàng quý, ngày gửi: 06 tháng sau qúy báo cáo

 
BÁO CÁO DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

QUÝ…….. NĂM……..

 

Tên đơn vị (Thôn, ấp, bản)
Tổng số hộ tính đến cuối quý (hộ)
Số hộ gia đình tính đến cuối quý (hộ)
Số nhân khẩu thường trú tính đến cuối quý (người)
Số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi có chồng tính đến cuối quý (người)
Số người kết hôn trong quý (người)
Số người ly hôn trong quý (người)
Tổng số
Không có đăng ký
Tảo hôn
A
1
2
3
4
5
6
7
8
Toàn xã
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

BÁO CÁO DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM (TIẾP THEO)

QUÝ…….. NĂM……..

 

Tên đơn vị (Thôn, ấp, bản)
Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng biện pháp tránh thai đến cuối quý (cặp)
Tổng số
Đặt vòng
Triệt sản
Bao cao su
Thuốc tránh thai
Biện pháp khác
Nam
Nữ
Uống
Tiêm
Cấy
A
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Toàn xã