Quyết định 06/2012/QĐ-UBND

Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức

Quyết định 06/2012/QĐ-UBND Quy chế văn hóa công sở quận Thủ Đức đã được thay thế bởi Quyết định 01/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm Ủy ban quận Thủ Đức Hồ Chí Minh và được áp dụng kể từ ngày 23/01/2017.

Nội dung toàn văn Quyết định 06/2012/QĐ-UBND Quy chế văn hóa công sở quận Thủ Đức


ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN THỦ ĐỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2012/QĐ-UBND

Thủ Đức, ngày 12 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THỦ ĐỨC

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THỦ ĐỨC

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;

Căn cứ Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương;

Căn cứ Quyết định số 06/2008/QĐ-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc quy định mẫu thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNV ngày 07 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 6657/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn quận Thủ Đức;

Xét đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ quận tại Tờ trình số 472/TTr-NV ngày 16 tháng 10 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Nội vụ quận, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin quận và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Thanh Nhân

 

QUY CHẾ

VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THỦ ĐỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở

Việc thực hiện văn hóa công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội của quận;

2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại;

3. Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.

Điều 3. Mục đích

Việc thực hiện văn hóa công sở nhằm mục đích:

1. Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận;

2. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Các hành vi bị cấm

1. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp;

2. Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;

3. Quảng cáo thương mại tại công sở.

Chương II

TRANG PHỤC, GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Mục 1. TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 5. Trang phục

1. Khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự.

2. Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng theo quy định ngành thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Khuyến khích cơ quan, đơn vị trang bị đồng phục cho cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị mình.

Điều 6. Lễ phục

Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể.

1. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: Bộ comple, áo sơ mi, cravat.

2. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: Áo dài truyền thống, bộ comple nữ.

Điều 7. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức

1. Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.

2. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức.

3. Vị trí đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức:

a) Thẻ cán bộ, công chức, viên chức được đeo ở vị trí trước ngực bằng cách sử dụng dây đeo hoặc ghim cài.

b) Khoảng cách từ cằm đến mặt cắt ngang ở mép trên của thẻ cán bộ, công chức, viên chức là 200 - 300mm.

Mục 2. GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 8. Giao tiếp và ứng xử

1. Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

2. Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.

Điều 9. Giao tiếp và ứng xử với nhân dân

1. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

2. Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 10. Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp

Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Điều 11. Giao tiếp qua điện thoại

1. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.

2. Khi tham dự hội họp, tiếp khách điện thoại di động phải để ở chế độ yên lặng và phải trao đổi ngắn gọn trong phòng họp khi đang hội họp, tiếp khách.

Chương III

BÀI TRÍ CÔNG SỞ

Mục 1. QUỐC HUY, QUỐC KỲ

Điều 12. Treo Quốc huy

Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hỏng.

Điều 13. Treo Quốc kỳ

Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc tòa nhà chính của Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức. Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.

Mục 2. BÀI TRÍ KHUÔN VIÊN CÔNG SỞ

Điều 14. Biển tên cơ quan

1. Biển tên cơ quan Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức được đặt tại cổng chính trụ sở của cơ quan; trên đó có ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, ghi địa chỉ của cơ quan.

2. Biển tên cơ quan của các cơ quan chuyên môn thuộc quận có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng được đặt tại cổng chính của cơ quan; trên đó có ghi rõ tên cơ quan chủ quản (Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức) bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có) của cơ quan, địa chỉ của cơ quan.

Điều 15. Phòng làm việc

1. Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Vị trí đặt biển tên phải để nơi dễ nhìn, dễ trông thấy.

2. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.

3. Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc.

Điều 16. Phòng họp

Bố trí treo Quốc kỳ, cờ Đảng, ảnh và tượng Bác Hồ tại Hội trường và phòng họp có diện tích rộng; phông chữ, cỡ chữ và vị trí treo khẩu ngữ, băng rôn; sắp xếp bàn ghế ở trong phòng họp đảm bảo hợp lý và khoa học.

Điều 17. Khu vực ngoài phòng làm việc trong công sở

1. Bố trí gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường cho công sở; ở cổng vào có biển chỉ dẫn cụ thể.

2. Cán bộ, công chức, viên chức phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định.

3. Văn phòng Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận có trụ sở làm việc nằm trong và ngoài khuôn viên Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm đảm bảo khu vực sân trong khuôn viên Ủy ban nhân dân quận và khu vực sân của các cơ quan, đơn vị được quét dọn sạch sẽ.

Điều 18. Khu vực để phương tiện giao thông

1. Văn phòng Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông cho cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc với cơ quan.

2. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc, liên hệ công tác tại trụ sở của Ủy ban nhân dân quận và tại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân quận có trụ sở làm việc ngoài khuôn viên Ủy ban nhân dân quận.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm phổ biến Quy chế này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình; tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm để kịp thời khắc phục những việc làm chưa đúng với Quy chế; theo dõi, báo cáo lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận về tình hình thực hiện văn hóa công sở do đơn vị quản lý khi có yêu cầu.

2. Các cán bộ, công chức, viên chức ngoài việc tuân thủ Quy chế này còn có trách nhiệm hướng dẫn, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác cùng thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải kịp thời báo cáo và đề xuất lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Nội vụ quận) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh Quy chế cho phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/2012/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu06/2012/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/12/2012
Ngày hiệu lực19/12/2012
Ngày công báo15/01/2013
Số công báoSố 8
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/01/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/2012/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 06/2012/QĐ-UBND Quy chế văn hóa công sở quận Thủ Đức


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 06/2012/QĐ-UBND Quy chế văn hóa công sở quận Thủ Đức
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu06/2012/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýHuỳnh Thanh Nhân
                Ngày ban hành12/12/2012
                Ngày hiệu lực19/12/2012
                Ngày công báo15/01/2013
                Số công báoSố 8
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/01/2017
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 06/2012/QĐ-UBND Quy chế văn hóa công sở quận Thủ Đức

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 06/2012/QĐ-UBND Quy chế văn hóa công sở quận Thủ Đức