Quyết định 09/2013/QĐ-TTg

Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 09/2013/QĐ-TTg Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân đã được thay thế bởi Quyết định 14/2017/QĐ-TTg bỏ Quyết định 09/2013/QĐ-TTg chuẩn tiếp cận pháp luật dân cơ sở và được áp dụng kể từ ngày 08/05/2017.

Nội dung toàn văn Quyết định 09/2013/QĐ-TTg Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2013/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Đthực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định ban hành Quy định vchuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2013.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định s 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định về các tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là tại cơ sở); việc đánh giá, công nhận, biu dương, xếp hạng, khen thưởng xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tt là địa phương) đạt chun tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng và giải pháp bảo đảm xây dựng địa phương tiếp cận pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là xã, phường).

2. Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt là quận, huyện).

3. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là tỉnh, thành phố).

4. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến đánh giá, công nhận, biu dương, xếp hạng, khen thưởng và giải pháp bảo đảm xây dựng địa phương tiếp cận pháp luật.

Điều 3. Mục đích

Đánh giá thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở để có giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện

1. Việc đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ s(sau đây viết tắt là chuẩn tiếp cận pháp luật) phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

2. Việc đánh giá và xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Việc đánh giá và xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mang tính lâu dài, bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, được thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Điều 5. Các tiêu chí tiếp cận pháp luật

1. Có 8 tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, gồm 41 chỉ tiêu với số điểm đánh giá tương ứng sau đây:

a) Tiêu chí về giải quyết các vụ việc hành chính, tư pháp, gồm 12 chỉ tiêu (300 điểm);

b) Tiêu chí về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, gồm 02 chỉ tiêu (50 điểm);

c) Tiêu chí về phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm 06 chỉ tiêu (110 điểm);

d) Tiêu chí về trợ giúp pháp lý, gồm 05 chỉ tiêu (100 điểm);

đ) Tiêu chí về thực hiện dân chủ ở xã, phường, gồm 05 chỉ tiêu (130 điểm);

e) Tiêu chí về thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội, gồm 06 chỉ tiêu (130 điểm);

g) Tiêu chí về bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật, gồm 02 chỉ tiêu (110 điểm);

h) Tiêu chí về kinh phí và cơ sở vật chất, gồm 03 chỉ tiêu (70 điểm).

Tổng số điểm của các tiêu chí là 1.000 điểm.

2. Nội dung của 08 tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quy định này.

Điều 6. Điều kiện công nhận, xếp hạng, biểu dương địa phương đt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật

1. Địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là địa phương có môi trường pháp lý thuận lợi với đủ các thiết chế pháp luật; hoạt động truyền thông và cung ứng dịch vụ pháp luật tt, được xã hội hóa; người dân nói chung, đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách có cơ hi tiếp cận với hoạt động của các cơ quan nhà nước và sử dụng các thiết chế pháp luật, các phương tiện htrợ pháp lý tại cơ sở thuận lợi đbảo vệ, thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật là địa phương tiêu biểu trong scác địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 02 năm liên tục. Việc khen thưởng địa phương tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện 02 năm/lần theo chuyên đề.

2. Xã, phường được công nhận đạt chuẩn và xã, phường được biểu dương là tiêu biểu về tiếp cận pháp luật:

a) Xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là xã, phường không có tiêu chí nào đạt dưới 50% số điểm tối đa và có số điểm chuẩn như sau:

- Các phường thuộc các quận của thành phố trực thuộc Trung ương: Đạt từ 900 điểm tr lên.

- Các xã, thị trấn thuộc huyện của thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường của thành phố thuộc tỉnh; xã, phường của thị xã thuộc tỉnh; thị trấn của huyện thuộc tỉnh khu vực đồng bằng, trung du; xã, phường của thị xã, thành phố thuộc tỉnh miền núi: Đạt từ 800 điểm trở lên.

- Các xã, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo; xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Đạt từ 700 điểm trở lên.

b) Xã, phường được biểu dương là xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật:

- Xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh: Không có cán bộ, công chức xã, phường bị hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên vì sai phạm trong việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật; đạt trên 20 điểm so với điểm chuẩn của năm đánh giá nhưng không quá 15% sxã, phường đạt chun tiếp cận pháp luật của tỉnh, thành phố.

Việc đánh giá, biểu dương xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh theo thứ tự ưu tiên sau đây: Điểm chuẩn cao; tính đại diện cho vùng, miền cao; sự nỗ lực, vượt khó cao.

- Xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc: Không có cán bộ, công chức xã, phường bị hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên vì sai phạm trong việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật; đạt trên 40 điểm so với điểm chuẩn của năm đánh giá nhưng không quá 3% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của toàn quốc.

Việc đánh giá, biểu dương xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quc như sau: Chọn mỗi tỉnh, thành phố 01 xã, phường theo thứ tự ưu tiên tính trong phạm vi của tỉnh; thành phố: Điểm chun cao; tính đại diện cho đơn vị hành chính tỉnh, thành phố cao; tính đại diện cho vùng, min cao; sự nỗ lực, vượt khó cao. Đối với các xã, phường còn lại chọn theo thứ tự ưu tiên như trên nhng tính trong phạm vi toàn quốc.

3. Quận, huyện được công nhận đạt chuẩn và quận, huyện được biểu dương là tiêu biểu về tiếp cận pháp luật:

a) Quận, huyện được công nhận là quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu có trên 70% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và không có xã, phường nào đạt dưới 500 điểm.

b) Quận, huyện được biểu dương là quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc nếu trong năm đánh giá có trên 90% xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc không quá 10% số quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Việc đánh giá, biểu dương quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo thứ tự ưu tiên sau đây: Tỷ lệ xã, phường tiêu biu v tiếp cận pháp luật toàn quốc cao; tỷ lệ xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh cao; tỷ lệ xã, phường đạt chun tiếp cận pháp luật cao; điểm trung bình của các xã, phường cao.

4. Tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn, tiêu biểu và xếp hạng tiếp cận pháp luật:

a) Tỉnh, thành phố được công nhận là tỉnh, thành phđạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu có trên 70% số quận, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và trên 70% s xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; không có xã, phường đạt dưới 500 điểm.

b) Tỉnh, thành phố được biểu dương là tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc nếu trong năm đánh giá có quận, huyện tiêu biểu v tiếp cận pháp luật toàn quốc; có trên 3% số xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được biểu dương là xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc. Tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc không quá 20% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Việc đánh giá, biểu dương tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo thứ tự ưu tiên sau đây: Tỷ lệ xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quc cao; tỷ lệ quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quc cao; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cao; điểm trung bình của các xã, phường cao.

Việc xếp hạng tỉnh, thành phố theo thứ tự ưu tiên sau đây: Là tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn có số điểm trên 40 điểm so với điểm chuẩn cao; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có sđiểm trên 20 điểm so với điểm chuẩn cao; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cao; điểm trung bình của các xã, phường cao.

Điều 7. Quy trình đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng xã, phường đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật

1. Việc đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện mỗi năm một lần, tính tngày 01 tháng 07 của năm trước đến ngày 30 tháng 6 của năm đánh giá.

2. Việc đánh giá xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện 02 năm/lần, tính từ ngày 01 tháng 7 của 02 năm trước đến ngày 30 tháng 6 của năm đánh giá.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường tự đánh giá, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện trước ngày 31 tháng 7 của năm đánh giá. Niêm yết công khai điểm số tự đánh giá và quy định có liên quan tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường.

4. Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thẩm tra; đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố công nhận và khen thưởng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tặng Bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 8 của năm đánh giá.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, khen thưởng các xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với các xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là ngày Pháp luật Việt Nam) 09 tháng 11 của năm đánh giá; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá.

6. Bộ Tư pháp xem xét, đánh giá và tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quc vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Thủ tướng Chính phtặng Bằng khen đối với 63 xã, phường trong tổng số xã, phường tiêu biểu v tiếp cận .... pháp luật toàn quốc theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Quy định này trước ngày 20 tháng 10 của năm đánh giá.

7. Thtướng Chính phủ xem xét, tặng Bằng khen đối với xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam.

Điều 8. Quy trình đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng quận, huyện đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật

1. Việc đánh giá quận, huyện đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện theo kỳ hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Quy định này.

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện tự đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trước ngày 20 tháng 8 của năm đánh giá. Công khai kết quả tự đánh giá và quy định có liên quan lên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận, huyện.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố, khen thưởng quận, huyện đạt chun tiếp cận pháp luật vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đối với quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá.

4. Bộ Tư pháp xem xét, đánh giá và tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đi với quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đối với 10 quận, huyện trong tổng số quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quc theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Quy định này trước ngày 20 tháng 10 của năm đánh giá.

5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, tặng Bằng khen đối với quận, huyện tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Quy trình đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng tỉnh, thành phố đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật

1. Việc xếp hạng, đánh giá tỉnh, thành phố đạt chuẩn được thực hiện theo kỳ hạn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy định này, việc đánh giá tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện theo kỳ hạn quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quy định này.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tự đánh giá, báo cáo Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá. Công khai kết quả tự đánh giá và các quy định có liên quan lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

3. Bộ Tư pháp xem xét, đánh giá xếp hạng, cấp Giấy chứng nhận đối với tỉnh, thành phđạt chun tiếp cận pháp luật vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đối với tỉnh, thành ph tiêu biu v tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 10 của năm đánh giá.

4. Thủ tướng Chính phủ xem xét, tặng Bằng khen đối với tỉnh, thành phố tiêu biu vtiếp cận pháp luật toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam.

Điều 10. Công bkết quả đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật

Bộ Tư pháp có trách nhiệm công bố kết quả xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xã, phường tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cp tỉnh; xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc và kết quả xếp hạng tỉnh, thành phố về tiếp cận pháp luật vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam của năm đánh giá.

Điều 11. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật

Thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường để tư vấn, giúp Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo quy trình quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quy định này. Hội đồng hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức

1. Bộ Tư pháp giúp Chính phvề việc xây dựng xã, phường tiếp cận pháp luật trong phạm vi toàn quốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Hướng dẫn hoặc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này; sa đổi, bổ sung, ban hành, mới văn bản pháp luật nhằm tăng khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; xây dựng và ban hành quy định cụ thể về việc thực hiện quy trình, tchức Hội đồng đánh giá; công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật; thanh tra, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu thống kê, cơ sở dữ liệu, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với công tác tư pháp cơ sở, cộng đồng; đề xuất, ban hành các giải pháp xây dựng, tăng cường khả ng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở và chủ trì tổ chức thực hiện trong phạm vi toàn quốc.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan, tổ chức liên quan trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung tiêu chí v tiếp cận pháp luật vào Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

c) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiếp cận pháp luật tại cơ sở:

2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, bổ sung tiêu chí xã, phường; quận, huyện; tỉnh, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật làm tiêu chí để xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với các địa phương.

3. Các Bộ, ngành trong phạm vi quản lý các chức danh công chức cấp xã và các hoạt động bảo đảm việc tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy định này và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hp với Bộ Tư pháp xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định về việc tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm xây dựng xã, phường tiếp cận pháp luật trong phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố mình; có các biện pháp cụ thể tổ chức triển khai thực hiện tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ stheo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện có hiệu quả Quyết định này; có các giải pháp khắc phục tồn tại, cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật đối với các quận, huyện, xã, phường chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thanh tra, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này ở địa phương 6 tháng, hàng năm theo kỳ đánh giá hoặc theo yêu cầu để báo cáo Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện trách nhiệm trên. Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này.

5. Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi quản lý hành chính của quận, huyện mình; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân xã, phường thực hiện Quyết định này và khắc phục những tồn tại, hạn chế, cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật đối với các xã, phường chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận pháp luật của nguời dân tại cơ sở; thanh tra, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này ở địa phương để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện trách nhiệm trên. Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này.

6. Ủy ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm xây dựng xã, phường tiếp cận pháp luật; thi hành Quyết định này; thực hiện, chỉ đạo cán bộ, công chức trực thuộc thực hiện và đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện về tình hình thực hiện Quyết định này.

Công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã, phường thực hiện trách nhiệm trên. Các công chức khác của xã, phường có trách nhiệm phối hợp với công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện nhiệm vụ này.

7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp và tham gia giám sát việc thực hiện Quyết định này.        

Điều 13. Định mức khen thưởng

1. Xã, phường; quận, huyện; tnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được khen thưởng với mức tiền thưởng kèm theo Giấy chứng nhận tương đương mức tiền thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

2. Xã, phường; quận, huyện; tỉnh, thành phố được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưng Bộ Tư pháp và Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quy định này được khen thưởng với mức tiền thưởng kèm theo Bằng khen theo quy định của pháp luật thi đua, khen thưởng.

Điều 14. Kinh phí

Kinh phí thực hiện Quyết định này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Thời hạn được tính để đánh giá địa phương bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

 

PHỤ LỤC

CÁC TIÊU CHÍ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quy định tại Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tiêu chí

Số điểm

Tiêu chí 1: Giải quyết các vụ việc hành chính tư pháp

300

Chỉ tiêu 1

Tỷ lệ vụ việc tư pháp (chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, các thủ tục liên quan đến thi hành án) được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% trở lên

60

Từ 80% đến dưới 90%

50

Từ 70% đến dưới 80%

40

Từ 60% đến dưới 70%

30

Từ 50% đến dưới 60%

20

Dưới 50%

10

Chỉ tiêu 2

Tỷ lệ các vụ việc thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% trở lên

60

Từ 80% đến dưới 90%

50

Từ 70% đến dưới 80%

40

Từ 60% đến dưới 70%

30

Từ 50% đến dưới 60%

20

Dưới 50%

10

Chỉ tiêu 3

Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực địa chính, đô thị, tài nguyên, môi trường được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% trở lên

60

Từ 80% đến dưới 90%

50

Từ 70% đến dưới 80%

40

Từ 60% đến dưới 70%

30

Từ 50% đến dưới 60%

20

Dưới 50%

10

Chỉ tiêu 4

Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% trở lên

60

Từ 80% đến dưới 90%

50

Từ 70% đến dưới 80%

40

Từ 60% đến dưới 70%

30

Từ 50% đến dưới 60%

20

Dưới 50%

10

Chỉ tiêu 5

Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực kinh tế được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% trở lên

25

Từ 80% đến dưới 90%

20

Từ 70% đến dưới 80%

15

Từ 60% đến dưới 70%

10

Từ 50% đến dưới 60%

5

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 6

Tỷ lệ vụ việc xử lý vi phạm hành chính được giải quyết đúng trình tự, thủ tc và thời hn

Từ 90% trở lên

22

Từ 80% đến dưới 90%

16

Từ 70% đến dưới 80%

12

Từ 60% đến dưới 70%

8

Từ 50% đến dưới 60%

4

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 7

Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực y tế được giải quyết đúng trình tự, thủ tc và thời hn

Từ 90% trở lên

20

Từ 80% đến dưới 90%

16

Từ 70% đến dưới 80%

12

Từ 60% đến dưới 70%

8

Từ 50% đến dưới 60%

4

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 8

Tỷ lệ các vụ việc thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% tr lên

20

Từ 80% đến dưới 90%

16

Từ 70% đến dưới 80%

12

Từ 60% đến dưới 70%

8

Từ 50% đến dưới 60%

4

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 9

Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% trở lên

20

Từ 80% đến dưới 90%

16

Từ 70% đến dưới 80%

12

Từ 60% đến dưới 70%

8

Từ 50% đến dưới 60%

4

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 10

Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực an ninh được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% trở lên

15

Từ 80% đến dưới 90%

12

Từ 70% đến dưới 80%

9

Từ 60% đến dưới 70%

6

Từ 50% đến dưới 60%

3

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 11

Tỷ lệ thủ tục nội vụ, đăng ký tôn giáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% trở lên

10

Từ 80% đến dưới 90%

8

Từ 70% đến dưới 80%

6

Từ 60% đến dưới 70%

4

Từ 50% đến dưới 60%

2

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 12

Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực quốc phòng được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

Từ 90% tr lên

10

Từ 80% đến dưới 90%

8

Từ 70% đến dưới 80%

6

Từ 60% đến dưới 70%

4

Từ 50% đến dưới 60%

2

Dưới 50%

0

Tiêu chí 2: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường

50

Chỉ tiêu 13

Tỷ lệ dự thảo văn bản được tổ chức lấy ý kiến của người dân tại các thôn, làng, bản, phun, sóc, cụm dân cư, tổ dân phố... theo quy định pháp luật (nếu trong năm không có nhiệm vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường thì cũng được 25 điểm)

Từ 90% trở lên

25

Từ 80% đến dưới 90%

20

Từ 70% đến dưới 80%

15

Từ 60% đến dưới 70%

10

Từ 50% đến dưới 60%

5

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 14

Tỷ lệ văn bản ban hành đúng thời hạn và phù hợp vi quy định của pháp luật (không bị cơ quan có thẩm quyền xử lý về việc trái quy định của pháp luật). Nếu trong năm không có nhiệm vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân xã, phường thì cũng được 25 điểm

 

Từ 90% trở lên

25

Từ 80% đến dưới 90%

20

Từ 70% đến dưới 80%

15

Từ 60% đến dưới 70%

10

Từ 50% đến dưới 60%

5

Dưới 50%

0

Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật

110

Chỉ tiêu 15

Đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật của xã, phường được bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ trong năm

15

Đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật của xã, phường không được bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ trong năm

0

Chỉ tiêu 16

Có mạng lưới truyn thanh cơ s tham gia ph biến, giáo dục pháp luật

 

Hoạt động định kỳ hàng tháng

15

Hoạt động định kỳ hàng quý

10

Không hoạt động định kỳ hàng quý

0

Chỉ tiêu 17

Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được phổ biến cho người dân

 

Từ 90% trở lên

20

Từ 80% đến dưới 90%

16

Từ 70% đến dưới 80%

12

Từ 60% đến dưới 70%

8

Từ 50% đến dưới 60%

4

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 18

Tủ sách pháp luật có đủ các loại sách, báo theo quy định và được cập nhật, bổ sung 02 đợt trở lên/năm

20

Tủ sách pháp luật có đủ các loại sách, báo theo quy định và được cập nhật, bổ sung 01 đợt trở lên/năm

10

Tủ sách pháp luật không cập nhật, bổ sung sách, báo theo quy định

0

Chỉ tiêu 19

Có Thư viện xã, phường (hoặc Bưu điện văn hóa xã, phường) hoặc địa điểm thuận lợi do Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý để phục vụ người dân khai thác miễn phí cơ sở dữ liệu pháp luật qua máy vi tính

20

Có Thư viện xã, phường (hoặc Bưu điện văn hóa xã, phường) hoặc địa điểm thuận lợi do Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý để phục vụ người dân khai thác giảm phí cơ sở dữ liệu pháp luật qua máy vi tính.

10

Không có Thư viện xã, phường (hoặc Bưu điện văn hóa xã, phường hoặc địa điểm thuận lợi do Ủy ban nhân dân xã phường qun lý để phục vụ người dân, khai thác miễn phí hoặc giảm phí cơ sở dữ liệu pháp luật qua máy vi tính

0

Chỉ tiêu 20

Người dân tra cứu trực tiếp văn bản, tài liệu, sách, báo pháp luật hoặc máy vi tính nối mạng tại các địa điểm Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý bình quân từ 10 lưt người/ngày làm vic trở lên

20

Người dân tra cứu trực tiếp văn bản, tài liệu, sách, báo pháp luật hoặc máy vi tính nối mạng tại các địa điểm Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý bình quân từ 5 lượt người/ngày làm việc đến dưới 10 lượt người/ngày làm việc

15

Người dân tra cứu trực tiếp văn bản, tài liệu, sách, báo pháp luật hoặc máy vi tính nối mạng tại các địa điểm Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý bình quân từ 1 lượt người/ngày làm việc đến dưới 5 lượt người/ngày làm việc

10

Người dân tra cứu trực tiếp văn bản, tài liệu, sách, báo pháp luật hoặc máy vi tính ni mạng tại các địa điểm Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý bình quân không đủ 1 lượt người/ngày làm việc

0

Tiêu chí 4: Trợ giúp pháp lý

100

Chỉ tiêu 21

Có người tham gia trợ giúp pháp lý (Cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc tư vấn viên pháp luật hay luật sư tham gia trợ giúp pháp lý) hoạt động tại địa bàn, tiếp nhận và thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý

 

Tiếp nhận và thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý định kỳ theo tháng

15

Tiếp nhận và thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý định kỳ theo quý

10

Tiếp nhận và thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý định kỳ 06 tháng

5

Không tiếp nhận và thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo định kỳ nêu trên

0

Chỉ tiêu 22

Xã, phường thực hiện 02 nội dung sau: (1) Tập hợp nhu cu trợ giúp pháp lý và đề xuất Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động tại địa bàn; (2) Ủy ban nhân dân xã, phường phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý, Chi nhánh và tạo điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động (Nếu Trung tâm, Chi nhánh không tchức trợ giúp pháp lý lưu động thì vẫn được tính điểm)

 

Thực hiện 02/02 nội dung

20

Thực hiện 01/02 nội dung

10

Không thực hiện nội dung nào

0

Chỉ tiêu 23

Có một trong các loại hình: Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, ttrợ giúp pháp lý, điểm trợ giúp pháp lý hoạt động hoặc có hoạt động sinh hoạt chuyên đề trợ giúp pháp lý hoặc có một trong các hình thức truyền thông về trợ giúp pháp lý (phát tờ gp, cm nang, tài liệu trợ giúp phápkhác, đặt Bảng thông tin; hệ thống đài truyền thanh cơ sở)

15

Không có loại hình nào như trên

0

Chỉ tiêu 24

Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý được Ủy ban nhân dân xã, phường và các tchức, đoàn thxã hội ở xã, phường xác nhận diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật được đáp ứng

 

100%

10

Từ 90% đến dưới 100%

8

Từ 80% đến dưới 90%

6

Từ 70% đến dưới 80%

4

Từ 60% đến dưới 70%

2

Dưới 60%

0

Chỉ tiêu 25

Tỷ lệ đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định được thụ lý và thực hiện

 

100%

25

Từ 90% đến dưới 100%

20

Từ 80% đến dưới 90%

16

Từ 70% đến dưới 80%

12

Từ 60% đến dưới 70%

8

Từ 50% đến dưi 60%

4

Dưới 50%

0

Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở xã, phường:

130

Chỉ tiêu 26

Thực hiện việc công khai bảo đảm thuận lợi cho người dân tiếp cận, nhận biết 11 nội dung sau: (1) Công khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã; (2) Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; (3) Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; (4) Việc quản lý và sử dựng các loi quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp; (5) Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế; (6) Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa gii hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã; (7) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; (8) Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đi với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn; (9) Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu; (10) Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện; (11) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền xã, phường thấy cần thiết (nếu trong năm không phát sinh nhiệm vụ thuộc các nội dung cần công khai nêu trên thì vẫn được tính điểm)

 

Thực hiện công khai 11/11 nội dung

55

Thực hiện công khai 10/11 nội dung

50

Thực hiện công khai 9/11 nội dung

45

Thực hiện công khai 8/11 nội dung

40

Thực hiện công khai 7/11 nội dung

35

Thực hiện công khai 6/11 nội dung

30

Thực hiện công khai 5/11 nội dung

25

Thực hiện công khai 4/11 nội dung

20

Thực hiện công khai 3/11 nội dung

15

Thực hiện công khai 2/11 nội dung

10

Thực hiện công khai 1/11 nội dung

5

Không thực hiện công khai nội dung nào

0

Chỉ tiêu 27

Tỷ lệ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn và quyết định trực tiếp vchủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật (nếu trong năm không phát sinh nhiệm vụ thuộc các nội dung cần công khai nêu trên thì vẫn được tính điểm)

 

Từ 90% trở lên

15

Từ 80% đến dưới 90%

12

Từ 70% đến dưới 80%

9

Từ 60% đến dưới 70%

6

Từ 50% đến dưới 60%

3

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 28

Nhân dân bàn, biểu quyết, bầu, bãi, miễn nhiệm 03 nội dung sau: (1) Bàn, biểu quyết hương ước, quy ước của thôn, ấp, tổ dân phố; (2) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưng thôn, trưởng p, trưởng t dân ph; (3) Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng (nếu trong năm không phát sinh nhiệm vụ thuộc các nội dung nêu trên thì vẫn được tính điểm):

 

Thực hiện 3/3 nội dung

15

Thực hiện 2/3 nội dung

10

Thực hiện 1/3 nội dung

5

Không thực hiện nội dung nào.

0

Chỉ tiêu 29

Thực hiện việc lấy ý kiến của nhân dân về 05 nội dung sau: (1) Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã; (2) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã; (3) Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cp xã, chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư, phương án quy hoạch khu dân cư; (4) Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã; (5) Nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyn cấp xã thấy cần thiết (nếu trong năm không phát sinh nhiệm vụ thuộc các nội dung nêu trên thì vn được tính điểm):

Thực hiện 5/5 nội dung

25

Thực hiện 4/5 nội dung

20

Thực hiện 3/5 nội dung

15

Thực hiện 2/5 nội dung

10

Thực hiện 1/5 nội dung

5

Không thực hiện nội dung nào

0

Chỉ tiêu 30

Nhân dân thực hiện giám sát 04 nội dung sau: (1) Các nội dung công khai để dân biết; (2) Các nội dung nhân dân bàn, quyết định trực tiếp; (3) Các nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; (4) Các nội dung nhân dân tham gia ý kiến

Thực hiện 4/4 nội dung

20

Thực hiện 3/4 nội dung

15

Thực hiện 2/4 nội dung

10

Thực hiện 1/4 nội dung

5

Không thực hiện nội dung nào

0

Tiêu chí 6: Thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội

130

6.1

Hòa giải ở cơ sở

60

Chỉ tiêu 31

Tỷ lệ ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, cụm dân cư có Tổ hòa giải

 

Từ 90% trở lên

25

Từ 80% đến dưới 90%

20

Từ 70% đến dưới 80%

15

Tử 60% đến dưới 70%

10

Từ 50% đến dưới 60%

5

Dưới 50%

0

Chỉ tiêu 32

Tỷ lệ tổ viên Thòa giải được bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ và được sự kim tra, hướng dn hoạt động hòa giải của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

Từ 80% trở lên

15

Từ 60% đến dưới 80%

12

Từ 40% đến dưới 60%

9

Từ 20% đến dưới 40%

6

Dưới 20%

3

0%

0

Chỉ tiêu 33

Tỷ lệ các yêu cầu hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật được thụ lý và thực hiện

Đạt 100%

20

Từ 90% đến dưới 100%

16

Từ 80% đến dưới 90%

12

Từ 70% đến dưới 80%

8

Từ 60% đến dưới 70%

4

Từ 50% đến dưới 60%

2

Dưới 50%

0

6.2

Câu lạc bộ về pháp luật

 

Chỉ tiêu 34

Có một trong các loại hình Câu lạc bộ sau sinh hoạt: Câu lạc bộ pháp luật; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm; Câu lạc bộ pháp lý với phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh hoặc với đối tượng khác sinh hoạt:

Từ 10 lần/năm trở lên

35

Từ 5 lần/năm đến dưới 10 lần/năm

25

Từ 1 lần/năm đến dưới 5 lần/năm

15

Không sinh hoạt

0

6.3

Xây dựng hương ước, quy ước

 

Chỉ tiêu 35

Từ 90% trlên làng, bản, ấp, thôn, cụm dân cư có hương ước, quy ước

20

Từ 80% đến dưới 90% làng, bản, ấp, thôn, cụm dân cư có hương ước, quy ước

16

Từ 70% đến dưới 80% làng, bản, ấp, thôn, cụm dân cư có hương ước, quy ước

12

Tư 60% đến dưới 70% làng, bản, ấp, thôn, cụm dân cư có hương ước, quy ước

8

Từ 50% đến dưới 60% làng, bản, ấp, thôn, cụm dân cư có hương ước, quy ước

4

Dưới 50% làng, bản, ấp, thôn, cụm dân cư có hương ước, quy ước

0

Chỉ tiêu 36

Cán bộ Tư pháp “Hộ tịch phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã, phường kiểm tra, tạo điều kiện cho việc phổ biến, tuyên truyền và tchức thực hiện hương ước, quy ước

15

Cán bộ Tự pháp - Hộ tịch không phi hợp với Mặt trận tổ quốc xã, phường kiểm tra, tạo điều kiện cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước

0

Tiêu chí 7: Bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật

110

Chỉ tiêu 37

Tỷ lệ số lượng công chức xã, phường (Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng - Đô thị (hoặc Nông nghiệp) và Môi trường, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự) bảo đảm theo quy định:

 

Đt 100%

50

Từ 90% đến dưới 100%

40

Từ 80% đến dưới 90%

30

Từ 70% đến dưới 80%

20

Từ 60% đến dưới 70%

10

Dưới 60%

0

Chỉ tiêu 38

Tỷ lệ công chức xã, phường (Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng - Đô thị (hoặc Nông nghiệp) và Môi trường, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự) đạt chuẩn theo quy định

 

Đt 100%

60

Từ 90% đến dưới 100%

50

Từ 80% đến dưới 90%

40

Từ 70% đến dưới 80%

30

Từ 60% đến dưới 70%

20

Từ 50% đến dưới 60%

10

Dưới 50%

0

Tiêu chí 8: Kinh phí và cơ svật chất

70

Chỉ tiêu 39

Ngân sách xã, phường hàng năm đầu tư, hỗ trợ cho 3 hoạt động: (1) Phổ biến, giáo dục pháp luật (2) Hòa giải cơ sở, (3) Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (Đối với xã, phường không có Câu lc bộ trợ giúp pháp nhưng có đầu tư; htrợ cho 2 trong 3 hoạt động còn lại thì vẫn được tính 25 điểm)

25

Ngân sách xã, phường hàng năm đầu tư, hỗ trợ cho 2 trong 3 hoạt động: (1) Phổ biến, giáo dục pháp luật, (2) Hòa giải cơ sở, (3) Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý i với xã, phường không có Câu lạc bộ trợ giúp pháp nhưng có đầu tư, htrợ cho 1 trong 2 hoạt động còn lại thì vẫn được tính 15 điểm)

15

Ngân sách xã, phường hàng năm đầu tư, hỗ trợ cho 1 trong 3 hoạt động: (1) Phổ biến, giáo dục pháp luật, (2) Hòa giải cơ s; (3) Sinh hoạt Câu lạc btrợ giúp pháp lý (Chỉ áp dụng đối vi xã, phường có Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý)

10

Ngân sách xã, phường hàng năm không đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động nào ở trên.

0

Chỉ tiêu 40

Quản lý tốt các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho các công việc thuộc 07 tiêu chí trên (bảo đảm đúng đối tượng, mục đích, kế hoạch, tránh lãng phí thất thoát ...). Nơi không có nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia cũng được tính 25 điểm.

Đt 100%

25

Từ 90% đến dưới 100%

20

Từ 80% đến dưới 90%

15

Từ 70% đến dưới 80%

10

Từ 60% đến dưới 70%

5

Dưới 60%

0

Chỉ tiêu 41

Tỷ lệ cán bộ chuyên môn của Ủy ban nhân dân xã, phường thường xuyên sử dụng máy vi tính nối mạng và cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ công việc

Từ 90% trở lên

20

Từ 80% đến dưới 90%

16

Từ 70% đến dưới 80%

12

Từ 60% đến dưới 70%

8

Từ 50% đến dưới 60%

4

Dưới 50%

0

 

Tổng điểm tối đa

1000

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 09/2013/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu09/2013/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/01/2013
Ngày hiệu lực31/03/2013
Ngày công báo07/02/2013
Số công báoTừ số 85 đến số 86
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 08/05/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 09/2013/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 09/2013/QĐ-TTg Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 09/2013/QĐ-TTg Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu09/2013/QĐ-TTg
              Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
              Người kýNguyễn Tấn Dũng
              Ngày ban hành24/01/2013
              Ngày hiệu lực31/03/2013
              Ngày công báo07/02/2013
              Số công báoTừ số 85 đến số 86
              Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 08/05/2017
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 09/2013/QĐ-TTg Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 09/2013/QĐ-TTg Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân