Quyết định 106/2007/QĐ-UBND

Quyết định 106/2007/QĐ-UBND về một số chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi và phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An do tỉnh Bình Dương ban hành

Quyết định 106/2007/QĐ-UBND phục hồi phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An đã được thay thế bởi Quyết định 45/2012/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ giữ phát triển vườn cây và được áp dụng kể từ ngày 26/10/2012.

Nội dung toàn văn Quyết định 106/2007/QĐ-UBND phục hồi phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/2007/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 09 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHẰM PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG CÂY ĂN TRÁI ĐẶC SẢN HUYỆN THUẬN AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quy hoạch Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1026/TT-SNN-TTLN ngày 15/12/2006 và Công văn số 497/SNN-TTLN ngày 24/7/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành một số chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi và khuyến khích phát triển vùng cây ăn trái đặc sản, huyện Thuận An.

Điều 2. Đối tượng được hưởng chính sách khuyến khích phát triển cây ăn trái bao gồm: Cá nhân, hộ gia đình (kể cả cán bộ công chức nhà nước), hợp tác xã, doanh nghiệp có trồng mới cây ăn trái hoặc có vườn cây ăn trái đang trong thời kỳ chăm sóc, thu hoạch.

Phạm vi vùng hưởng chính sách: Khu vực 6 xã ven sông Sài Gòn thuộc huyện Thuận An bao gồm: An Sơn, An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú.

Điều 3. Thời gian hỗ trợ của chính sách là 5 năm (từ năm 2008 đến hết năm 2012), quy mô diện tích được hưởng chính sách hỗ trợ từ 0,1ha trở lên.

Điều 4. Các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ 100% tiền mua cây giống mới gồm măng cụt, sầu riêng, dâu, bòn bon và mít tố nữ cho diện tích trồng mới (gồm: Lập vườn trồng mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải tạo trồng lại mới đối với các vườn bị suy thoái).

2. Hỗ trợ 20% tiền mua phân bón (phân hữu cơ và vô cơ) cho diện tích cây ăn trái (gồm trồng mới, chăm sóc ở thời gian kiến thiết cơ bản và chăm sóc ở thời kỳ kinh doanh), đối với 5 loại cây trồng nêu trên.

3. Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, hướng dẫn chuyển giao về kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm (thông qua các hoạt động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Dương).

4. Hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành các tổ nhóm tiêu thụ, xây dựng thương hiệu trái cây của vùng. Khuyến khích các thành phần kinh tế hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bằng việc miễn, giảm thuế ở khâu tiêu thụ trong thời gian 5 năm (từ năm 2008 đến năm 2012).

5. Tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án nạo vét kênh mương, xây dựng giao thông nội đồng trong khu vực.

6. Hỗ trợ cho các hộ nông dân canh tác cây ăn trái khu vực 6 xã ven sông Sài Gòn có nhu cầu, được vay đủ vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời hạn 5 năm để đầu tư trồng mới, chăm sóc vườn cây ăn trái với lãi suất thương mại hiện hành.

7. Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong vùng trồng cây ăn trái nêu trên được vay vốn dưới hình thức tín chấp với định suất vay mỗi năm 9.000.000đ/ha trong thời hạn 5 năm với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng Chính sách – Xã hội để đầu tư trồng mới, chăm sóc vườn cây.

Điều 5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính, Sở Thương mại - Du lịch, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện Thuận An, các ban ngành đoàn thể của huyện Thuận An, Uỷ ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể của 6 xã thuộc vùng quy hoạch được thụ hưởng chính sách hỗ trợ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quyết định này.

Điều 6. Giao Uỷ ban nhân dân huyện Thuận An hằng năm xây dựng kế hoạch vốn thực hiện, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ này.

Điều 7. Giao ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch hại, thu hoạch và bảo quản nông sản; phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân huyện Thuận An xây dựng và thực hiện các dự án nạo vét kênh mương, xây dựng giao thông nội đồng trong vùng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ.

Điều 8. Giao Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh xem xét, thực hiện cho vay đối với các hộ nông dân trong vùng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ.

Điều 9. Giao Sở Thương mại và Du lịch xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành các tổ nhóm tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cây ăn trái đặc sản Lái Thiêu. Giao Cục Thuế xây dựng và thực hiện chính sách miễn, giảm thuế trong khâu tiêu thụ nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập mạng lưới tiêu thụ trái cây của vùng.

Điều 10. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách – Xã hội tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thuận An và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Kim Vân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 106/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu106/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/10/2007
Ngày hiệu lực19/10/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 26/10/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 106/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 106/2007/QĐ-UBND phục hồi phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 106/2007/QĐ-UBND phục hồi phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu106/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Dương
                Người kýTrần Thị Kim Vân
                Ngày ban hành09/10/2007
                Ngày hiệu lực19/10/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 26/10/2012
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 106/2007/QĐ-UBND phục hồi phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 106/2007/QĐ-UBND phục hồi phát triển vùng cây ăn trái đặc sản huyện Thuận An