Nội dung toàn văn Quyết định 1166/QĐ-UBND 2019 thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo An Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1166/QĐ-UBND | An Giang, ngày 16 tháng 5 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI CÁC ẤP THUỘC CÁC XÃ KHÓ KHĂN, XÃ BIÊN GIỚI TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê quyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Công văn số 9185/BNN-VPĐP ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn triển khai Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 125/TTr-SNN&PTNT ngày 03/5/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững tại các ấp thuộc các xã khó khăn, xã biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020.
Điều 2. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tiến hành triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng quý, 06 tháng và năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh) để tổng hợp, theo dõi và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch thì các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các cơ quan có liên quan gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI CÁC ẤP THUỘC CÁC XÃ KHÓ KHĂN, XÃ BIÊN GIỚI TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Đính kèm Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Hoàn thành mục tiêu phấn đấu không còn xã dưới 10 tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020 và trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn tại các ấp của các xã khó khăn, xã biên giới trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2020
- Tại các xã thuộc phạm vi của kế hoạch: Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 1,8 lần so năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 tại các xã các ấp thuộc các xã giảm ít nhất 5%/năm (kg rõ ý); cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện xanh - sạch - đẹp;
- Có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng, mô hình mỗi xã một sản phẩm;
- Cơ bản hoàn thành một số công trình thiết yếu của ấp phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân (điện, nước sinh hoạt và hạ tầng phục vụ sản xuất).
- Phấn đấu có 25 ấp trong phạm vi của Kế hoạch công nhận hoàn thành tiêu chí “Ấp nông thôn mới” do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;
- Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí nông thôn mới;
- Ban phát triển ấp, Bí thư Chi bộ ấp, Trưởng ấp và người có uy tín trong ấp được đào tạo, tập huấn các kỹ năng phát triển cộng đồng và thực hiện xây dựng nông thôn mới.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN
1. Phạm vi áp dụng
- Các ấp thuộc các xã khó khăn, biên giới theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ (không bao gồm các ấp thuộc các xã điểm nông thôn mới của tỉnh theo Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 18/7/2016 của Tỉnh ủy: Gồm xã Nhơn Hưng - huyện Tịnh Biên và xã Khánh Bình - huyện An Phú);
- Các ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, vùng núi thuộc phạm vi của Đề án (theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
(Danh sách tổng hợp theo Phụ lục đính kèm)
2. Phân kỳ thực hiện
- Năm 2019: Phấn đấu đạt chuẩn 11 ấp;
- Năm 2020: Phấn đấu đạt chuẩn 14 ấp.
Ghi chú: giao UBND các huyện, thị xã rà soát, đánh giá và có văn bản đăng ký ấp điểm cho từng năm 2019 và năm 2020, trong đó các xã (theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018) đăng ký phấn đấu thực hiện ít nhất 01? trong năm 2019.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các ấp thuộc các xã trong phạm vi Kế hoạch
Các sở, ngành và địa phương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng của các ấp so với bộ tiêu chí của tỉnh ban hành, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể từng năm và giai đoạn 2018 - 2020, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hoàn thiện các quy định và văn bản hướng dẫn thực hiện
- Xây dựng và ban hành văn bản cụ thể hóa tiêu chí ấp nông thôn mới theo quy định của Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế;
- Xây dựng và ban hành quy trình xét công nhận, công bố ấp đạt chuẩn “ấp nông thôn mới”;
- Xây dựng và ban hành quy trình lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững của ấp có sự tham gia của người dân và cộng đồng đảm bảo phù hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững của xã hàng năm và 05 năm;
- Xây dựng và ban hành các Sổ tay hướng dẫn thực hiện về xây dựng ấp nông thôn mới.
3. Công tác tuyên truyền, vận động
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của Kế hoạch để các tầng lớp xã hội và người dân, nhất là ở các ấp thuộc phạm vi của Kế hoạch nhằm khuyến khích, vận động người dân và cộng đồng tích cực tham gia thực hiện; nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư các ấp về xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò chủ thể và tinh thần chủ động của người dân;
- Các cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh quán triệt tầm quan trọng và ý nghĩa của Kế hoạch, đưa mục tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện vào Nghị quyết, chương trình hành động của các cấp ủy, chính quyền các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên;
- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề; hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các cách làm hay, các mô hình có hiệu quả, các hoạt động tôn vinh những gương điển hình tiêu biểu trong triển khai thực hiện; các hình thức tuyên truyền trực quan bằng pano, tờ bướm, tờ rơi, các khẩu hiệu; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài, các trang thông tin điện tử ở các cấp để tuyên truyền về kết quả, hình thức triển khai thực hiện.
4. Đào tạo và nâng cao kỹ năng phát triển cộng đồng
- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ xã, thành viên Ban phát triển ấp, Bí thư Chi bộ ấp, Trưởng ấp và người có uy tín trong cộng đồng để triển khai các nội dung của Kế hoạch và các kỹ năng phát triển cộng đồng;
- Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động ở ấp gắn với các mô hình dự án phát triển sản xuất cụ thể, chú trọng phát triển những nghề truyền thống phù hợp với định hướng triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
5. Huy động nguồn lực thực hiện
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: Bố trí một phần từ nguồn vốn dự phòng và trung hạn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Ưu tiên bố trí một phần vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh tối thiểu bằng vốn ngân sách trung ương giao bổ sung để thực hiện Đề án; lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình có mục tiêu và các chương trình dự án khác có cùng đối tượng;
- Tiếp tục huy động nguồn lực khác để thực hiện, bao gồm: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của các ngân hàng thương mại, từ các chương trình hỗ trợ tín dụng đặc thù cho vùng khó khăn của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, huy động từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Quý II năm 2019
- Trên cơ sở Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho giai đoạn 2018 - 2020;
- Ban hành Bộ tiêu chí ấp nông thôn mới trên cơ sở khung tiêu chí nông thôn mới được quy định của Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ và quy trình xét công nhận, công bố ấp đạt chuẩn “ấp nông thôn mới đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh;
- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các xã và đặc biệt là các ấp trong phạm vi Kế hoạch để triển khai thực hiện;
2. Từ quý III năm 2019 đến năm 2020
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các cấp về kế hoạch triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc phạm vi của Kế hoạch;
- Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung thực hiện của Kế hoạch.
3. Quý IV năm 2020: Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các đơn vị có liên quan và các địa phương rà soát, đánh giá hiện trạng của các ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng núi, biên giới trên địa bàn để có kế hoạch thực hiện cụ thể;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bộ tiêu chí ấp nông thôn mới; quy trình xét công nhận, công bố ấp đạt chuẩn “ấp nông thôn mới” theo quy định của Đề án và đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các đơn vị liên quan và các địa phương triển khai thí điểm một số mô hình phát triển làng du lịch văn hóa cộng đồng gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch xây dựng ấp nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững có sự tham gia của người dân và cộng đồng đảm bảo phù hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững của xã hằng năm và 05 năm;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các địa phương theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung hỗ trợ các địa phương phát triển Hợp tác xã gắn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thực hiện và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, thí điểm mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan cân đối, ưu tiên nguồn vốn ngân sách của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và hàng năm và đặc biệt là nguồn vốn dự phòng trung hạn 2016 - 2020 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để bố trí cho các huyện, thị xã theo đúng tiến độ, thời gian quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch xây dựng ấp nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững có sự tham gia của người dân và cộng đồng đảm bảo phù hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững của xã hằng năm và 05 năm.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung vốn triển khai Chương trình cho các địa phương thuộc phạm vi thực hiện của Kế hoạch.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương cân đối, lồng ghép nguồn vốn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn để ưu tiên hỗ trợ các ấp thực hiện các nội dung Kế hoạch;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc lồng ghép các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện hỗ trợ các ấp thuộc phạm vi của Kế hoạch.
5. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Chủ trì xây dựng và ban hành Bộ quy ước, hương ước mẫu của ấp để làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các địa phương triển khai thí điểm một số mô hình phát triển làng du lịch văn hóa cộng đồng ở nông thôn gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và lợi thế của vùng miền.
6. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bố trí lồng ghép nguồn lực từ Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tăng cường hỗ trợ các ấp thuộc phạm vi Kế hoạch.
7. Các sở, ngành có liên quan
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chủ động lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện các nội dung của Đề án đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực;
- Xây dựng kế hoạch triển khai và hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí “Ấp nông thôn mới” theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, ưu tiên bố trí nguồn lực chương trình, dự án của ngành để tập trung hỗ trợ thực hiện;
- Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các cấp ủy, chính quyền để tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các nội dung của Đề án, trong đó phát động những phong trào thi đua cải tạo cảnh quan, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được những lợi thế sẵn có của địa phương góp phần xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững;
- Định kỳ, đột xuất tổ chức các hoạt động giám sát, phản biện về kết quả thực hiện theo quy định.
9. Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, thành viên Ban phát triển ấp, Bí thư Chi bộ ấp, Trưởng ấp và người có uy tín trong cộng đồng để có thể triển khai tốt các nội dung Đề án và kỹ năng phát triển cộng đồng;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và ban hành các Sổ tay hướng dẫn thực hiện tiêu chí xây dựng “ấp nông thôn mới”;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin Truyền thông và các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện các mô hình và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong xây dựng ấp nông thôn mới;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các địa phương theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
- Khẩn trương rà soát, đánh giá và có báo cáo về hiện trạng của các ấp thuộc xã đặc biệt khó khăn, biên giới thuộc phạm vi của Kế hoạch và các xã đạt dưới 10 tiêu chí để trên địa bàn;
- Đồng thời, có đăng ký (số lượng ấp, tên ấp, lộ trình) thực hiện đối với các ấp trên địa bàn gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung) làm cơ sở xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện ấp xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 (lưu ý: lựa chọn từ 01 - 02 ấp thuộc các xã theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ);
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình dự án (Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình 135,..) để triển khai thực hiện; đồng thời rà soát và để xuất xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các ấp thực hiện xây dựng nông thôn mới./.
PHỤ LỤC
DANH SÁCH XÃ VÀ SỐ LƯỢNG ẤP XÂY DỰNG NÔNG THÔN THUỘC PHẠM VI CỦA KẾ HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành theo Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 1166/5/2019 của UBND tỉnh An Giang)
TT | Huyện, thị xã | Tên xã | Số lượng ấp | Ghi chú |
| TỔNG SỐ | 16 | 69 |
|
I | H. Tri Tôn | 5 | 21 |
|
1 |
| Xã An Tức | 4 |
|
2 |
| Xã Núi Tô | 4 |
|
3 |
| Xã Ô Lâm | 6 |
|
4 |
| Xã Lê Trì | 3 |
|
5 |
| Xã Lạc Quới | 4 | Theo QĐ 1385/QĐ-TTg |
II | H. Tịnh Biên | 4 | 17 |
|
1 |
| Xã Văn Giáo | 4 |
|
2 |
| Xã An Cư | 6 |
|
3 |
| Xã An Nông | 3 |
|
4 |
| Xã An Phú | 4 |
|
III | H. An Phú | 5 | 23 |
|
1 |
| Xã Phú Hội | 5 | Theo QĐ 1385/QĐ-TTg |
2 |
| Xã Vĩnh Hội Đông | 4 |
|
3 |
| Xã Nhơn Hội | 3 | Theo QĐ 1385/QĐ-TTg |
4 |
| Xã Quốc Thái | 5 |
|
5 |
| Xã Phú Hữu | 6 | Theo QĐ 1385/QĐ-TTg |
IV | TX. Tân Châu | 2 | 8 |
|
1 |
| Xã Vĩnh Xương | 5 | Theo QĐ 1385/QĐ-TTg |
2 |
| Xã Phú Lộc | 3 | Theo QĐ 1385/QĐ-TTg |