Quyết định 12/2007/QĐ-UBND

Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục - Đào tạo, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010

Quyết định 12/2007/QĐ-UBND nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Quảng Bình 2006 2010 đã được thay thế bởi Quyết định 3524/QĐ-UBND năm 2011 danh mục văn bản hết hiệu lực Quảng Bình và được áp dụng kể từ ngày 30/12/2011.

Nội dung toàn văn Quyết định 12/2007/QĐ-UBND nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Quảng Bình 2006 2010


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2007/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 20 tháng 7 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Để triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 18/9/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 1004/TT-SGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục - Đào tạo, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010.

Điều 2. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện Chương trình này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Quảng Bình;
- Đài PT-TH Quảng Bình;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VP, NC-VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

CHƯƠNG TRÌNH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

Quán triệt sâu sắc quan điểm “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách của Nhà nước, trong những năm qua, giáo dục và đào tạo Quảng Bình có nhiều tiến bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.

I – NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Hệ thống giáo dục - đào tạo ổn định, phát triển. Quy mô mạng lưới trường lớp từng bước được củng cố, mở rộng và hoàn thiện, ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và người lao động; đã xóa được xã trắng về giáo dục mầm non (MN) và tiểu học (TH). Việc thành lập trường Đại học Quảng Bình (10/2006) tạo nên một hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học, bao gồm 632 trường học, cơ sở giáo dục và 143 Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Năm học 2005- 2006, toàn tỉnh có gần 27 vạn học sinh, sinh viên; tỷ lệ huy động học sinh tăng bình quân 5% đến 10%/năm.

2. Chất lượng giáo dục - đào tạo đã có tiến bộ. Hiệu quả giáo dục và đào tạo tăng, bình quân từ 1% đến 3%/năm; tỷ lệ học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia lớp 12 giữ vững ở mức cao, có học sinh đạt giải khu vực và quốc tế các bộ môn văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH năm 2005 là 16,57%, tăng 3,3% so với năm 2003.

Chất lượng đào tạo trong các trường chuyên nghiệp từng bước được cải thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống xã hội. Chất lượng giáo dục thường xuyên có chuyển biến, công tác quản lý và tổ chức liên kết đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa có tiến bộ, chú trọng đào tạo các ngành nghề kỹ thuật, phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực địa phương.

3. Giáo dục miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc được chú trọng và từng bước phát triển; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục có tiến bộ. Việc đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, hình thức và phương thức học tập, đào tạo, đã góp phần tích cực vào phong trào xây dựng “cả nước trở thành một xã hội học tập”.

Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ (PCGDTH-CMC), phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH ĐĐT) tiếp tục được duy trì, củng cố. Cuối năm 2005, có 100% xã, phường, thị trấn và 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTH-CMC; 146/159 xã, phường, thị trấn và 6/7 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT; Quảng Bình là tỉnh thứ 29 trong cả nước đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGD THCS) với 150/159 xã, phường, thị trấn và 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn, tạo tiền đề quan trọng triển khai phổ cập giáo dục trung học (PCGDTrH).

4. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, cơ bản bảo đảm đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu, chất lượng ngày càng được nâng cao. Toàn tỉnh hiện có 14.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có 79,3% giáo viên MN; 96,5% giáo viên TH, 91,7% giáo viên trung học cơ sở (THCS), 95,4% giáo viên trung học phổ thông (THPT), 100% giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và đại học (ĐH) đạt chuẩn đào tạo; trong đó có 6,1% giáo viên MN, 26,3% giáo viên TH, THCS, 1,07% giáo viên THPT, 8% giáo viên TCCN và 45% giáo viên ĐH đạt trình độ đào tạo trên chuẩn.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư và cải thiện đáng kể. Cuối năm 2005, toàn tỉnh có 6.000 phòng học, tăng 20% so với năm 2001, trong đó phòng học kiên cố chiếm 55%. Đồ dùng và thiết bị dạy học được đầu tư, với một khối lượng lớn, nhằm phục vụ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

5. Hệ thống đào tạo nghề được mở rộng với nhiều loại hình khác nhau. Toàn tỉnh có 15 cơ sở dạy nghề, 2 trường trung cấp nghề và 2 trường TCCN tham gia dạy nghề. Hiện tại đã xuất hiện một số mô hình đào tạo nghề mới theo hướng xã hội hóa, như dạy nghề ngắn hạn cho người đi xuất khẩu lao động, dạy nghề theo hình thức vừa làm vừa học tại cơ sở sản xuất, đặc biệt là các nghề tiểu thủ công nghiệp. Có doanh nghiệp tư nhân đã chủ động liên kết đào tạo nghề, trang bị những kiến thức, nghiệp vụ cho người lao động, phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đây là những mô hình đào tạo nghề bước đầu có hiệu quả.

6. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo tăng. Nguồn nhân lực của tỉnh trong những năm qua đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu nhân lực thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động thuộc các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần đối với lĩnh vực nông nghiệp. Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, trình độ quản lý và khả năng tay nghề có nhiều tiến bộ so với những năm trước đây, từng bước thích nghi với cơ chế mới. Năm 2005, tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt trên 20%, trong đó đào tạo nghề 11%, tăng bình quân 1%/năm.

7. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo nghề được quan tâm đầu tư. Cùng với ngân sách Trung ương bố trí từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, ngân sách địa phương hàng năm đã giành tỉ lệ nhất định để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Số lượng giáo viên dạy nghề tăng đáng kể, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên, Cuối năm 2005, tổng số giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề toàn tỉnh là 181 người, số giáo viên đạt chuẩn gần 60%, trong đó gần 2/3 số giáo viên có trình độ sư phạm bậc I, bậc II.

* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

Giáo dục - đào tạo đạt được những kết quả nêu trên, trước hết, nhờ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, với quan điểm “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”; sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cùng chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo.

Nhận thức của xã hội đối với giáo dục - đào tạo được nâng lên. Sự ổn định chính trị - xã hội, sự tăng trưởng về kinh tế và xu thế hội nhập khu vực, thế giới yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm qua tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển, có tác động tích cực và mạnh mẽ đến chất lượng và sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Kết quả 20 năm đổi mới khẳng định sự năng động, sáng tạo của người lao động Quảng Bình trong cơ chế thị trường, cạnh tranh, thích nghi để hòa nhập và phát triển.

II - NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ

1. Quy mô mạng lưới trường lớp giữa các cấp học và trình độ đào tạo chưa cân đối, giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế; phân luồng sau giáo dục trung học còn yếu; giáo dục hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; các loại hình giáo dục, đào tạo dân lập và tư thục chậm phát triển.

Quy mô phát triển giáo dục mầm non chưa vững chắc, nhất là vùng nông thôn, miền núi, những địa bàn đặc biệt khó khăn. Mạng lưới các trường TCCN, dạy nghề tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; việc sắp xếp, bố trí chưa hợp lý, quy mô đào tạo nhỏ, năng lực đào tạo nghề còn yếu. Đào tạo nguồn nhân lực chưa bám sát yêu cầu thực tiễn; mất cân đối về cơ cấu ngành - nghề và trình độ đào tạo.

2. Chất lượng giáo dục - đào tạo còn thấp, chưa đồng đều giữa các vùng miền. Giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, nhất là giáo dục MN và TH; tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng cao; tình trạng học sinh có học lực yếu, kém còn nhiều, còn có học sinh “ngồi nhầm lớp” ở TH, THCS và THPT. Kết quả phổ cập giáo dục ở một số địa phương còn thiếu vững chắc.

Hiện tượng tiêu cực trong dạy học, tuyển sinh và thi cử, bệnh thành tích trong các cơ sở giáo dục chậm được khắc phục; cá biệt, có cơ sở đào tạo còn mắc nhiều sai phạm trong công tác tuyển sinh.

3. Một bộ phận giáo viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học; thiếu tâm huyết và trách nhiệm. Giáo viên trong các cơ sở dạy nghề còn thiếu và yếu; tỉ lệ giáo viên dạy nghề chưa đạt chuẩn chiếm hơn 40%; thiếu giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề bậc cao. Chính sách thu hút nhân tài trong việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ giáo viên ngành giáo dục - đào tạo chưa đạt hiệu quả.

4. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo còn thấp, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ còn hạn chế, cán bộ khoa học kỹ thuật nòng cốt đầu đàn thiếu nghiêm trọng. Việc sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật chưa phù hợp với ngành nghề đào tạo, chưa tương xứng với năng lực, do đó chưa khuyến khích và huy động được mọi khả năng của đội ngũ.

5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu và lạc hậu so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; hiệu quả sử dụng thấp, việc bảo quản còn nhiều bất cập; phòng học và các phòng chức năng còn thiếu và xuống cấp. Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn, vẫn còn phòng học tạm, phòng học tranh, tre, nứa lá chưa được thay thế. Việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia các cấp học còn chậm, kết quả đạt thấp chủ yếu do khó khăn về cơ sở vật chất.

6. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa các ngành, nhất là giữa nhiệm vụ giáo dục với lĩnh vực đào tạo nghề, giữa các ngành với địa phương chậm được thể chế hóa, ở một số nơi còn thiếu chủ động trong việc đề xuất các chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề.

7. Công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo và dạy nghề, tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn chưa phát huy tối đa nguồn lực xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề.

* Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế:

Nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa đầy đủ. Trong xã hội, tâm lý coi trọng bằng cấp, khoa cử vẫn còn phổ biến; học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều muốn được vào học các trường ĐH, CĐ, mà xem nhẹ đào tạo nghề, kể cả các ngành nghề thiết thực phục vụ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tỉnh.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học và đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Chưa có giải pháp mang tính đột phá để huy động toàn xã hội tham gia đào tạo nguồn nhân lực.

Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập; trình độ, năng lực quản lý còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục trong một thời gian dài.

Kinh tế tỉnh ta đang có bước phát triển, nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong tình hình mới; nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chưa cao, chưa hình thành rõ nét thị trường lao động; các thành phần kinh tế phát triển chưa mạnh, chưa tạo nên yêu cầu bức thiết đào tạo nhân lực; giải pháp và cơ chế chính sách để thu hút nhân tài chưa đi vào thực tiễn.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I - DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Những thuận lợi cơ bản

Đảng và nhà nước ta khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; nhiệm vụ của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển giáo dục, trên có sở mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Ở tỉnh ta, sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp, sự tham mưu phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đồng tình, ủng hộ tích cực của toàn xã hội.

Nhân dân ta có truyền thống cần cù, hiếu học. Tình hình chính trị - xã hội của đất nước ổn định; kinh tế - xã hội của tỉnh ta có bước phát triển; đời sống nhân dân đã được cải thiện. Xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế, nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO, giáo dục và đào tạo càng có cơ hội thu hút sự đầu tư của quốc tế, tạo điều kiện tăng tính cạnh tranh trong giáo dục, là cơ hội thuận lợi để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề nhìn chung có tâm huyết và trách nhiệm; hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo trong những năm tới được quy hoạch theo hướng phát triển, là điều kiện thuận lợi đáp ứng được yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh.

Chủ trương xã hội hóa giáo dục ngày càng đi vào thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi để huy động mọi nguồn lực toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng hiệu quả yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở địa phương.

2. Khó khăn và thách thức

Quá trình chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta, đang đặt ra cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề nhiều thách thức. Xu thế hội nhập, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và dạy nghề cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng phải vừa tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, nhưng vừa phải phù hợp thực tiễn, bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa phải phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với nền giáo dục tiên tiến nhưng phải khắc phục sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng, với khả năng kinh tế và điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Trong khi đó, ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ; nền kinh tế tỉnh nhà chưa đủ để tự trang trải; đời sống nhân dân nhiều vùng vẫn còn nghèo, sẽ là những khó khăn rất lớn trong việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục và dạy nghề. Một số mục tiêu như: kiên cố hóa trường, lớp học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trang cấp các thiết bị hiện đại cho các trường ĐH, TCCN và dạy nghề, nhằm đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực còn bất cập và khó khăn.

II - MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu:

a. Mục tiêu chung

Quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tiếp tục đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng hiệu quả giáo dục - đào tạo, xây dựng nền giáo dục chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia học tập nâng cao trình độ và hiểu biết, để không ngừng cải thiện đời sống; hướng tới xây dựng xã hội học tập, trong đó mọi người có cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Ưu tiên nâng tao chất lượng đào tạo nhân lực, chú trọng nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi,công nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển lực lượng lao động có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng tỉ lệ người lao động qua đào tạo lên 40% năm 2010, trong đó qua đào tạo nghề 22%.

b. Mục tiêu phấn đấu cụ thể đến năm 2010

+ Huy động trẻ dưới 2 tuổi vào nhà trẻ đạt 20%, trẻ từ 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 70%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 98%. Giảm tỉ 1ệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống còn dưới 10%. Đạt 100% số lớp thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non.

+ Củng cố vững chắc kết quả PCGDTH-XMC, hoàn thành PCGDTHĐĐT cho các xã còn lại, tăng tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99%; 100% học sinh TH được học 2 buổi/ngày; có 70% học sinh được học tin học, 100% học sinh được học ngoại ngữ; 30% trường TH được nối mạng Internet. Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỉ lệ 50% - 60% vào năm 2010.

+ Giữ vững và phát triển kết quả PCGDTHCS; phấn đấu đến năm 2010 có 100% số xã đạt chuẩn PCGDTHCS, 50% - 60% xã, phường, thị trấn và thành phố Đồng Hới đạt chuẩn PCGDTrH. Tăng tỉ 1ệ học sinh trong độ tuổi vào THCS lên 98%, THPT lên 80%. Giữ vững tỉ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT là 70% - 75%, trong đó tỉ lệ học sinh ngoài công lập là 35% - 40%.

+ Từ nay đến năm 2010 có 18% - 20% trường MN, 75% - 80% trường TH, 45%-50% trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia; có 80% số phòng học kiên cố, tất cả các trường THCS và THPT có phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện.

+ Tăng quy mô đào tạo TCCN bình quân 15%/năm, tập trung các ngành nghề phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thu hút một bộ phận học sinh sau THCS vào các trường nghề. Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh TCCN ngoài công lập đạt 28% - 30%.

+ Thực hiện đa dạng hóa các phương thức dạy nghề, đảm bảo thực hiện mục tiêu nâng tỉ lệ người lao động qua đào tạo vào năm 2010 là 40%, trong đó qua đào tạo nghề 1à 22%. Để đạt được mục tiêu đó, bình quân mỗi năm cần đào tạo khoảng 12000 người, trong đó quy mô đào tạo nghề trong tỉnh từ 10000 đến 11000 người/năm (đào tạo nghề dài hạn 1000-1500 học sinh/năm, đào tạo nghề ngắn hạn 9000-9500 học sinh/năm), số còn lại đào tạo ngoài tỉnh và các hình thức khác (1000-2000 học sinh/năm).

+ Chú trọng phát triển quy mô giáo dục đại học trên cơ sở đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao, phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu; phấn đấu nâng tỷ lệ sinh viên CĐ, ĐH đạt 180-200/1vạn dân (sinh viên CĐ, ĐH ngoài công lập đạt từ 38% - 40%).

+ Hưởng ứng “Kế hoạch hành động Quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 872/CP-KG của Chính phủ ra ngày 02 tháng 7 năm 2003; thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2007; thành lập TTHTCĐ ở 100% xã phường, thị trấn; thực hiện có hiệu quả các chương trình sau XMC, phát triển giáo dục bổ túc, góp phần củng cố kết quả PCGDTHCS; thực hiện PCGDTrH ở những nơi có điều kiện; phát triển các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa theo nhu cầu xã hội.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh có 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật giáo dục, trong đó có 30% giáo viên mầm non, 45%-50% giáo viên TH, 35% giáo viên THCS, 10%-15% giáo viên THPT, TCCN đạt trình độ trên chuẩn, 60%-70% giảng viên trường ĐH Quảng Bình có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó, có 10%-15% tiến sĩ; 100% CBQLGD các cấp có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, ít nhất 50% có trình độ chuyên môn trên chuẩn; tỉ lệ đảng viên trong trường học đạt từ 50%-60%.

+ Thực hiện chương trình chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2010, đạt các chỉ tiêu quy định tại Quyết định số 12/2005/QĐ-UB ngày 07/3/2005 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Quảng Bình.

2 - Nhiệm vụ

a) Tiếp tục củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục - đào tạo và dạy nghề của tỉnh trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch hợp lý. Tăng cường phát triển quy mô, trên cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, chú trọng phát triển giáo dục mầm non, hệ thống trường lớp nội trú, bán trú cho học sinh vùng cao, đồng bào dân tộc, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, củng cố vững chắc kết quả PCGDTH-XMC, PCGDTHCS, đẩy mạnh thực hiện PCGDTrH trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tích cực phân luồng học nghề sau THCS.

b) Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo; thực hiện giáo dục toàn diện; chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, sống và làm việc theo pháp luật, có ý chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp, năng động sáng tạo, nắm bắt khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho học sinh, sinh viên. Coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong các cấp học và trình độ đào tạo, chăm lo bồi dưỡng nhân tài.

c) Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục và dạy nghề các cấp học và trình độ đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, tăng cường thực hành, kỹ năng vận dụng. Hiện đại hóa phương tiện dạy học, tăng cường đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và học.

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” và cuộc vận động của Bộ GD&ĐT “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; đảm bảo “Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất”.

d) Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, hình thành đội ngũ cán bộ công chức và người lao động có trình độ cao, cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.

Ưu tiên phát triển dạy nghề, chú trọng đào tạo các ngành nghề phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung đào tạo nghề cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, các nhà máy, các ngành nghề phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động.

e) Đa dạng hóa ngành nghề và phương thức đào tạo, tăng cường năng lực đào tạo của các trường TCCN, phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh, mở rộng và nâng cấp các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề hiện có, phát triển các cơ sở dạy nghề mới ở các huyện, đáp ứng được nhu cầu học nghề của thanh thiếu niên, người lao động trên cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và đạo đức, có năng lực và thể lực tốt, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.

f) Có chính sách ưu đãi trong dạy nghề, học nghề, tạo điều kiện cho người lao động thuộc diện chính sách, diện người nghèo, người lao động ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc, bộ đội xuất ngũ vào học nghề.

Mở rộng và phát triển các hình thức liên kết đào tạo nghề, đặc biệt các ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật bậc cao; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nghề của các Bộ, ngành trung ương, của các tỉnh bạn để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội.

g) Tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thực hiện xã hội hóa giáo dục và dạy nghề nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất toàn xã hội.

Nhà nước tạo cơ hội bình đẳng để mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức và nhân dân tham gia xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền đối với phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xác định đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng trong chiến 1ược phát triển nguồn nhân lực, từ đó tăng cường công tác lãnh đạo quản lý, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành và toàn xã hội, tích cực chăm lo, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

2. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch, sắp xếp phát triển hệ thống mạng lưới trường lớp, sáp nhập các trường TH có quy mô nhỏ, thành lập các trường THCS liên xã, khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún ở cấp TH, THCS, bảo đảm cân đối và hợp lý giữa giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên. Củng cố hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện có, tăng cường phát triển loại hình trường, lớp bán trú ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng quy hoạch và hoàn thiện dần hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, gắn cơ sở dạy nghề với địa bàn dân cư, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhân lực, phục vụ cho địa phương, đơn vị. Nâng cấp trường dạy nghề thành trường trung cấp nghề, thực hiện có hiệu quả Đề án “Quy hoạch phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2006.

Củng cố và nâng cao năng lực của các TTGDTX, tích cực triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010”. Phát triển các TTHTCĐ, tạo điều kiện và tăng cường hỗ trợ ngân sách ban đầu và ngân sách chi thường xuyên cho các TTHTCĐ, tiến tới xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập.

Xúc tiến thành lập trường cao đẳng tư thục Công - Kỹ nghệ Quảng Bình, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trên cơ sở sáp nhập trường Trung cấp Kinh tế và Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp trước năm 2010. Tiếp tục tăng cường đầu tư để trường ĐH Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ đào tạo ĐH có chất lượng, thực sự 1à trung tâm đào tạo và nghiên cứu chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ của tỉnh nhà.

3. Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự tạo việc làm cho học sinh, sinh viên.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập ở các nhà trường; tạo chuyển biến cơ bản về phương pháp giảng dạy môn chính trị trong nhà trường, gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học tập nội khóa với các chương trình sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động truyền thống.

Đổi mới, hoàn thiện việc biên soạn giáo trình ở các trường TCCN, CĐ, ĐH theo hướng cập nhật kiến thức, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ và thực tiễn kinh tế xã hội của địa phương. Tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng vận dụng và thực hành, năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng “Dạy chay, học chay”, “Thầy đọc, trò chép” trong tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề trong các cơ sở giáo dục và dạy nghề, phát huy công tác tư vấn giúp học sinh định hướng đúng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

4. Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40 CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD”. Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, phân 1oại giáo viên theo quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non, phổ thông công lập; thực hiện quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn; kết hợp chặt chẽ giữa rà soát, phân loại với sắp xếp bố trí và đào tạo, bồi dưỡng.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo.Tập trung bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá kiến thức nghề nghiệp của người học.

Thực hiện nghiêm túc các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và quan tâm cải thiện đời sống nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Ban hành chính sách, bố trí ngân sách để giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ quản lý, giáo viên không đủ điều kiện tiếp tục công tác trong ngành giáo dục, phấn đấu giải quyết xong vấn đề này trước năm 2010.

Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Có chính sách thu hút nhân tài, những người có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, tích cực huy động các nghệ nhân, thợ lành nghề ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, trong các làng nghề, tham gia đào tạo nghề.

5. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục; thực hiện có hiệu quả Nghị định 166/2o04/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ “Quy định trách nhiệm quản nhà nước về giáo dục- đào tạo”. Tiếp tục thực hiện tốt phân cấp quản lý giáo dục theo quy định của Luật giáo dục và những quy định hiện hành, phối hợp chặt chẽ quản lý theo ngành với lãnh thổ, tăng cường trách nhiệm của các địa phương, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục về kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục. Rà soát, sắp xếp và xây dựng đội ngũ CBQLGD các cấp tận tâm, thạo việc, có năng lực tổ chức quản lý. Đào tạo bồi dưỡng CBQLGD phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục trong xu thế hội nhập.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra giáo dục, chú trọng thanh tra chuyên môn. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển sinh, thi cử, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, đảm bảo chính xác, khách quan công bằng; xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục.

Tăng cường công tác quản lý và thanh kiểm tra các loại hình đào tạo theo phương thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Thực hiện việc đào tạo và liên kết đào tạo có kế hoạch, đúng đối tượng, ngành nghề đào tạo phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

6. Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo từ ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xây dựng trường lớp theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa.

Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu cho giáo dục, phải đảm bảo ngân sách chi hàng năm không thấp hơn tỷ lệ chi trong chiến lược giáo dục của Chính phủ.

Đầu tư trang cấp thiết bị dạy học, xây dựng các phòng học, phòng thực hành, phòng thư viện phục vụ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng các phòng thực hành, nhà xưởng phục vụ mở rộng ngành nghề ở các trường TCCN, CĐ, ĐH và cơ sở dạy nghề. Trước mắt hoàn thành việc thay thế phòng học tạm, phòng học tranh, tre bằng phòng học kiên cố, phấn đấu đến năm 2010 đạt 80% số phòng học kiên cố, hầu hết học sinh tiểu học và 40% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày; tăng tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tranh thủ mọi sự đóng góp hỗ trợ của xã hội để xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, ưu tiên những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa theo kế hoạch, quy hoạch cụ thể và thống nhất.

7. Đa dạng hóa các loại hình, phương thức đào tạo, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên. Tăng cường công tác đào tạo và liên kết đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực.

Mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo trong các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các cơ sở có tham gia đào tạo nguồn nhân lực. Thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường TCCN và dạy nghề. Chú trọng đào tạo các nghề truyền thống, ngành nghề phục vụ chương trình phát triển kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Nghiên cứu để mở rộng hợp lý loại hình vừa học nghề vừa học chương trình Bổ túc THPT cho những học sinh đã tốt nghiệp THCS.

Phát triển và thực hiện nhiệm vụ liên kết đào tạo theo phương thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa các trình độ từ TCCN đến ĐH, tập trung đào tạo các ngành có nhu cầu cao, phù hợp với yêu cầu nhân lực của các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh, tạo thuận lợi cho con em các địa bàn khó khăn, vùng dân tộc ít người được tham gia học tập.

Ưu tiên đầu tư, tạo bình đẳng giữa các cơ sở dạy nghề của các thành phần kinh tế có chính sách ưu đãi, khuyến khích mạnh mẽ về đất đai, vay vốn..., nhằm huy động các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh. Mở rộng mô hình dạy nghề ngoài công lập để học sinh có điều kiện vừa làm vừa học, tổ chức dạy những ngành nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp và xã hội.

8. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và dạy nghề, gắn phát triển giáo dục - đào tạo với phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với phát triển nguồn nhân lực.

Đổi mới tư duy, quan niệm về vai trò của Nhà nước, trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo, huy động toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục để các hoạt động giáo dục gắn bó với từng gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước, tạo sự thống nhất và Đồng thuận của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Phát huy vai trò của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tùy theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với ngành giáo dục, tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, đề xuất các chủ trương, chính sách nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm cả số lượng và chất lượng.

Đa dạng hóa các loại hình trường, lớp và cơ sở giáo dục và dạy nghề. Xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục và dạy nghề dân lập, tư thục theo lộ trình của các đề án xã hội hóa giáo dục và dạy nghề của tỉnh.

9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo. Phát triển các mối quan hệ với các cơ sở đào tạo nước ngoài, chuẩn bị các điều kiện, đồng thời chủ động mở rộng giao lưu, học hỏi, hợp tác đào tạo với các nước trong khu vực. Đa dạng hóa các hình thức liên kết đào tạo, khuyến khích việc liên doanh liên kết giữa các cơ sở dạy nghề trong tỉnh, trong nước và quốc tế để không ngừng nâng cao năng lực tổ chức đào tạo và chất lượng đào tạo.

Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, thực hiện các dự án đào tạo cho nhiều đối tượng, chú trọng những đối tượng khó khăn, ở những địa bàn khó khăn; những cá nhân đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hỗ trợ đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các cơ sở giáo dục - đào tạo, phổ biến và trao đổi những thông tin khoa học mới của khu vực, thế giới, không ngừng nâng cao trình độ, hiểu biết cho đội ngũ cán bộ khoa học của địa phương.

Mở rộng và phát triển quy mô, nâng cao hiệu quả việc đưa đi đào tạo ở nước ngoài, nghiên cứu việc sử dụng ngân sách địa phương cấp học bổng đào tạo ngoài nước cho những cán bộ có năng lực, học sinh - sinh viên giỏi; khuyến khích du học tự túc trong khuôn khổ các chủ trương quy định và có sự quản lý của Nhà nước.

10. Kinh phí thực hiện chương trình.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình là: 6/2.676 triệu đồng, từ các nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn huy động khác, để thực hiện các nội dung sau đây:

+ Duy trì kết quả công tác phổ cập giáo dục: 20.000 triệu đồng

+ Đổi mới nội dung chương trình SGK: 60.000 triệu đồng

+ Tăng cường CSVC, xây dựng trường trọng điểm: 400.120 triệu đồng

+ Xây dựng văn phòng, ký túc xá, nhà công vụ: 38.920 triệu đồng

+ Hỗ trợ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: 35.900 triệu đồng

+ Đào tạo bồi dưỡng giáo viên: 22.500 triệu đồng

+ Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường: 25.000 triệu đồng

+ Hỗ trợ các TTHTCĐ: 10.236 triệu đồng

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục - Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, trình UBND tỉnh các chủ trương, chính sách thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị.

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 của từng địa phương, đồng thời theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện Chương trình ở các huyện, thành phố.

Hàng năm và 5 năm tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về kết quả thực hiện Chương trình.

2. Trường Đại học Quảng Bình:

Phối hợp và chủ trì đề xuất với các sở, ban ngành liên quan trình UBND tỉnh chỉ tiêu, kế hoạch, ngành nghề đào tạo hàng năm, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tổ chức đào tạo có chất lượng và hiệu quả, bảo đảm các quy định của quy chế tuyển sinh, đào tạo do Bộ GD&ĐT ban hành.

Thực hiện việc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục trong nước và ngoài nước theo đúng thẩm quyền.

3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố trình UBND tỉnh các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác đào tạo nghề, góp phần phát triển nguồn nhân lực; chỉ đạo UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch đào tạo nghề, đồng thời theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch ở các huyện, thành phố; tiến hành sơ kết, tổng kết theo định kỳ quy định.

4. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố trình UBND tỉnh các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác tổ chức và biên chế thuộc ngành giáo dục - đào tạo và các cơ sở đào tạo nghề thuộc Sở LĐTB&XH, đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; chỉ đạo UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện Quyết định số 12/2005/QĐ-UB ngày 07/3/2005 của UBND tỉnh “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”, đồng thời theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch ở các huyện, thành phố; tiến hành sơ kết, tổng kết theo định kỳ quy định.

5. Sở Kế hoạch - Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế đầu tư phát triển quy mô trường, lớp và cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, phát triển các trường dạy nghề theo Đề án dạy nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Hàng năm, cân đối bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, đào tạo ở các huyện, thành phố và tỉnh theo kế hoạch, quy hoạch đã duyệt.

6. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan cân đối ngân sách hàng năm, trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; hướng dẫn quản lý, thanh quyết toán các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình.

7. Ban Dân tộc

Phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện việc đào tạo cán bộ miền núi, người dân tộc theo Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2006-2010”.

8. UBMTTQVN tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Khuyến học

Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện đào tạo theo nội dung ký kết liên tịch với ngành giáo dục - đào tạo, tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010, tham gia XHHGD, xây dựng và hưởng ứng phong trào “Cả nước trở thành một xã hội học tập”.

9. UBND huyện, thành phố

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, chủ trì xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.

Bố trí kinh phí từ ngân sách của địa phương và huy động các nguồn lực khác đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Chương trình theo kế hoạch địa phương đã xây dựng.

Hàng năm, tổ chức đánh giá, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở giáo dục - đào tạo) theo định kỳ quy định.

 

PHỤ LỤC I

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GD-ĐT QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2006 VÀ NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 12/07/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TIÊU CHÍ

Đơn vị tính

KẾT QUẢ THỰC HIỆN THEO NĂM HỌC

MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010

2001
2002

2002
2003

2003
2004

2004
2005

2005
2006

2006
2007

I/ MẠNG LƯỚI:

tr-cơ sở

627

635

709

765

774

772

780

1/ Giáo dục mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

* Số trường, cơ sở mầm non

tr-cơ sở

180

183

184

189

189

183

186

2/ Giáo dục phổ thông

trường

432

436

436

434

429

428

409

* Tiểu học

nt

247

248

243

240

234

231

210

* PTCS

nt

11

11

11

12

12

14

12

* THCS

nt

140

142

144

144

144

144

144

* Phổ thông C2&3

nt

6

5

5

6

6

6

4

* THPT

nt

21

23

26

26

27

27

32

* Trung tâm KTTH-HN

nt

7

7

7

6

6

6

7

3/ Giáo dục chuyên nghiệp - CĐ, ĐH

tr-cơ sở

4

4

4

4

4

4

6

* TCCN

tr-cơ sở

3

3

3

3

3

3

3

* CĐ, ĐH

tr-cơ sở

1

1

1

1

1

1

3

4/ Giáo dục thường xuyên:

cơ sở

11

12

85

138

152

157

179

* Trung tâm GDTX huyện, tỉnh

tr-cơ sở

8

8

8

8

8

8

8

* Trung tâm tin học - ngoại ngữ

cơ sở

3

3

5

5

6

6

12

* Trung tâm học tập cộng đồng

cơ sở

0

1

72

125

138

143

159

II/ QUY MÔ SỐ LƯỢNG:

hs, sv

271348

273828

277135

278230

270277

265706

277229

1/ Giáo dục mầm non

cháu

38352

38730

36833

37944

39759

39765

42197

a. Nhà trẻ:

cháu

5954

6150

6423

7247

8340

7523

9047

Tỷ lệ

%

14

14.1

15

16.8

19

19.1

22

b. Mẫu giáo:

cháu

32398

32580

30410

30697

31419

32242

33150

Tỷ lệ

%

60.3

61.6

61.1

63

65.1

67

70

2/ Giáo dục phổ thông

h.sinh

221433

220936

221407

219119

212736

203393

197132

* Tiểu học

h.sinh

115186

107603

101806

92503

84842

77401

75932

Tỷ lệ huy động so với độ tuổi

%

91.5

92.1

93.2

94

94.2

95

99

Trong đó: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1

%

92

92.1

93.2

95.9

98

98

99

* THCS

h.sinh

77817

82540

85655

88964

86734

83487

74000

Tỷ lệ huy động so với độ tuổi

%

85.6

88.5

90.8

93.7

94

94.2

98

Trong đó: Tỷ lệ HS tốt nghiệp TH vào lớp 6

%

94.5

96.1

98.3

98.3

98

98.9

99

* THPT

h.sinh

28430

30791

33946

37652

41160

42505

47200

Tỷ lệ huy động so với độ tuổi

%

52.2

54.1

59

64.5

68

72

82

Trong đó: Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10

%

68.4

70.1

77.5

71.5

72

71.2

75

3/ Giáo dục chuyên nghiệp - CĐ, ĐH

s.viên

2930

4242

5876

9005

9282

12065

19900

* TCCN

s.viên

1218

1630

2231

3200

3844

4461

10000

* CĐ (chính quy, VLVH)

s.viên

956

1400

1800

2740

2858

3842

4500

* Đại học (VHVL)

s.viên

756

1200

1800

3000

2480

3612

5000

* Đào tạo trên đại học

người

 

12

45

65

100

150

400

4. Giáo dục thường xuyên:

h.viên

8633

9922

13019

12162

8500

10483

18000

* Học bổ túc tiểu học, THCS và THPT

h.viên

7133

7922

10719

9562

5500

6483

8000

* Trung tâm tin học - ngoại ngữ

h.viên

1500

2000

2300

2600

3000

4000

10000

III. CHẤT LƯỢNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phổ cập giáo dục:

 

 

 

 

 

 

 

 

* Phổ cập GDTH-CMC

xã - ph

151

153

153

157

159

159

 

* Phổ cập GDTH-ĐĐT

xã - ph

46

85

118

139

146

148

159

* Phổ cập GDTHCS

xã - ph

38

74

104

127

150

150

159

* Phổ cập GD Trung học

xã - ph

 

 

 

 

0

0

80

2. Hiệu quả đào tạo:

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tiểu học

%

90.3

93.8

94.7

98.05

96.21

96

97

* THCS

%

82.1

84

86

88

87

87

90

* THPT

%

85.2

87.43

87.44

89.51

88.36

88

90

3. Tỷ lệ tốt nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tiểu học

%

98.7

99.24

99.3

99.7

99.42

99

99

* THCS

%

89.1

94

94

96.54

97.29

97

95

* THPT

%

87

91.54

94.5

96.47

97.85

88

92

4. Trường đạt chuẩn quốc gia

 

 

 

 

 

 

 

 

* Mầm non

%

 

 

0

3

5.7

7

20

* Tiểu học

%

 

 

43

47

60

65

80

* THCS

%

 

 

0

4.5

10

14

50

* THPT

%

 

 

0

0

15

27

50

IV. CÁC ĐIỀU KIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Trình độ đào tạo giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

* Mầm non: Đạt chuẩn đào tạo

%

 

68

70.2

75

79.3

84.9

100

Trong đó: Trên chuẩn

%

 

 

 

1.67

6.1

10.1

30

* Tiểu học: Đạt chuẩn đào tạo

%

 

96.1

96

98

96.5

98.2

100

Trong đó: Trên chuẩn

%

 

 

 

13.34

26.3

34.4

50

* THCS: Đạt chuẩn đào tạo

%

 

82

87

92

91.7

93.6

100

Trong đó: Trên chuẩn

%

 

 

17.3

17.3

26.2

28

40

* THPT: Đạt chuẩn đào tạo

%

 

94.7

95.6

96

95.4

98.5

100

Trong đó: Trên chuẩn

%

 

 

1.3

1.3

1.07

2.3

12

* TCCN: Đạt chuẩn đào tạo

%

 

 

 

 

100

100

100

Trong đó: Trên chuẩn

%

 

 

3.2

8

8

10

15

* Đại học: Đạt chuẩn đào tạo

%

 

 

 

 

100

100

100

Trên chuẩn

%

 

 

 

 

 

40

70

Trong đó: Tiến sỹ

%

 

 

 

 

 

5

15

2. Phòng học: (Không tính p. chức năng)

phòng

5234

5753

6341

6447

6513

6872

7200

Tỷ lệ phòng kiên cố

%

25

27

30

45

50

50.1

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số 12/07/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Mục tiêu

Tổng số tiền

Chia ra

Ngân sách TW

Ngân sách địa phương

Huy động khác

1

Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

Dự kiến: NSTW: 75%, NSĐP: 25%.

20.000

15.000

5.000

 

2

Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy.

Dự kiến: NSTW: 90%, NSĐP: 10%.

60.000

54.000

6.000

 

3

Tăng cường cơ sở vật chất trường học:

3.1. Xây dựng trường học:

- Nhà tạm xuống cấp: 2.000 phòng;

- Chương trình KCH chưa xong: 319 phòng;

- Tổng số phòng cần xây dựng: 2.319 phòng.

- Dự kiến đến 2010 hoàn thành 80% so với nhu cầu xây phòng học: 1.855 phòng học;

- Kinh phí cần có: 1.855 phòng x 140 trđ = 259.700 trđ

3.2. Phòng bộ môn thiếu: 2006 phòng, dự kiến đến 2010 hoàn thành 50% so với nhu cầu: 1003 phòng;

- Kinh phí cần có: 1.003 phòng x 140 trđ = 140.42 trđ

3.3. Tổng số kinh phí: 400.120 trđ.

Trong đó: Trung ương hỗ trợ: 60%,

NSĐP: 18%, huy động khác: 22%

400.120

240.072

72.022

88.026

4

Xây dựng nhà công cụ cho các trường:

1.112 phòng x 35 trđ/p = 38.920 trđ, trong đó: Ngân sách hỗ trợ: 70%, huy động khác: 30%.

38.920

 

27.244

11.676

5

Hỗ trợ các trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:

Mầm non: 90 trường; TH: 123 trường; THCS: 120 trường; THPT: 26 trường. Tổng số: 359 trường. Hỗ trợ 100 trđ/trường.

Dự kiến: NS hỗ trợ: 70%, NSĐP: 30%.

35.900

 

25.130

10.770

6

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên:

Dự kiến: NSTW: 10%, NSĐP: 45%, Huy động từ người học: 45%.

22.500

2.250

10.125

10.125

7

Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường:

Dự kiến: NSTW: 40%, NSĐP: 40%, Huy động khác: 20%.

25.000

10.000

10.000

5.000

8

Hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng:

- Hỗ trợ ban đầu: (159 - 72) x 8 trđ = 696 trđ, trong đó: NSĐP: 557 tr (80%), huy động khác: 139 tr (20%);

- Ngân sách hỗ trợ hoạt động hàng năm:

159 xã x 12 trđ x 5 năm = 9.540 trđ.

- Kinh phí cần có: 10.236 trđ.

10.236

 

10.097

139

 

Cộng:

612.676

321.322

165.617

125.737

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số tiền bằng chữ: Sáu trăm mười hai tỷ sáu trăm bảy mươi sáu triệu đồng chẵn./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 12/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu12/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/07/2007
Ngày hiệu lực30/07/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/12/2011
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 12/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 12/2007/QĐ-UBND nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Quảng Bình 2006 2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 12/2007/QĐ-UBND nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Quảng Bình 2006 2010
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu12/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Bình
                Người kýTrần Công Thuật
                Ngày ban hành20/07/2007
                Ngày hiệu lực30/07/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/12/2011
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 12/2007/QĐ-UBND nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Quảng Bình 2006 2010

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 12/2007/QĐ-UBND nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Quảng Bình 2006 2010