Quyết định 126/2008/QĐ-TTg

Quyết định 126/2008/QĐ-TTg sửa đổi một số điều Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 126/2008/QĐ-TTg cho vay vốn phát triển sản xuất hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã được thay thế bởi Quyết định 54/2012/QĐ-TTg chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất và được áp dụng kể từ ngày 01/02/2013.

Nội dung toàn văn Quyết định 126/2008/QĐ-TTg cho vay vốn phát triển sản xuất hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 126/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2007/QĐ-TTg NGÀY 05 THÁNG 03 NĂM 2007 VỀ VIỆC CHO VAY VỐN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi một số điều của Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn như sau:

1. Sửa đổi khoản 1 Điều 1 như sau:

"1. Đối tượng được vay vốn

Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) sống ở các xã (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, có đủ 2 tiêu chí sau:

a) Có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức thu nhập bình quân của hộ nghèo theo quy định hiện hành;

b) Có phương hướng sản xuất, nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất."

2. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 4 như sau:

"b) Quyền lợi: Ngân hàng Chính sách Xã hội được cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý theo chế độ quy định hiện hành."

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 126/2008/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu126/2008/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/09/2008
Ngày hiệu lực15/10/2008
Ngày công báo30/09/2008
Số công báoTừ số 549 đến số 550
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/02/2013
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 126/2008/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 126/2008/QĐ-TTg cho vay vốn phát triển sản xuất hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn


Văn bản liên quan ngôn ngữ

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 126/2008/QĐ-TTg cho vay vốn phát triển sản xuất hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu126/2008/QĐ-TTg
              Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
              Người kýNguyễn Tấn Dũng
              Ngày ban hành15/09/2008
              Ngày hiệu lực15/10/2008
              Ngày công báo30/09/2008
              Số công báoTừ số 549 đến số 550
              Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/02/2013
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 126/2008/QĐ-TTg cho vay vốn phát triển sản xuất hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 126/2008/QĐ-TTg cho vay vốn phát triển sản xuất hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn