Quyết định 1306/QĐ-UBND

Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án Nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015

Nội dung toàn văn Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2013 nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả Vĩnh Long


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1306/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 05 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 3766/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy định tạm thời về qui mô điểm trình diễn, mức hỗ trợ áp dụng đối với mô hình khuyến nông;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án thực hiện vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 63/TTr-SNN&PTNT ngày 17/6/2013 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xin phê duyệt dự án “Nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả trong tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015, với nội dung như sau:

1. Tên dự án: Dự án Nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015. (Kèm nội dung dự án).

2. Cơ quan chủ quản dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.

3. Chủ đầu tư dự án: Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long.

4. Cơ quan phối hợp triển khai dự án: Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố trong tỉnh; Trạm Khuyến nông các huyện thực hiện dự án và các ban, ngành đoàn thể ở địa phương vùng dự án.

5. Mục tiêu dự án:

5.1. Mục tiêu chung:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của khuyến nông theo hướng xã hội hoá;

- Hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân ứng dụng và nhân rộng mô hình, góp phần tăng thu nhập cho người dân;

- Phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên ở cơ sở.

5.2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng 40 mô hình hạt nhân trồng bắp nếp, ớt, dưa hấu, mè và đậu nành.

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật để người dân thấy rõ những lợi ích, nhất là lợi ích về kinh tế của các mô hình đang tập trung nhân rộng (40 lớp). Tổ chức các hội thảo đầu bờ (40 cuộc).

- Hình thành các tổ nhóm sản xuất cùng sở thích (ở các cơ sở mới), thông qua đó để tiếp tục nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

6. Hình thức đầu tư:

Thực hiện đầu tư dự án theo phương thức “xã hội hoá”, Nhà nước và dân cùng đầu tư, Nhà nước đầu tư theo chính sách. Cụ thể:

- Nhà nước hỗ trợ:

+ Hỗ trợ 100% chi phí giống, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hội thảo nhân rộng mô hình.

+ Hỗ trợ 30% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Hộ tham gia mô hình trình diễn đầu tư phần còn lại: 70% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc.

7. Quy mô đầu tư:

7.1. Xây dựng mô hình trình diễn:

- Hỗ trợ xây dựng 40 điểm mô hình hạt nhân tương đương 8 ha (0,2 ha/điểm x 40 điểm = 8 ha). Bao gồm:

+ Mô hình ớt: 01 ha;

+ Mô hình dưa hấu: 3 ha;

+ Mô hình bắp nếp: 2 ha;

+ Mô hình mè: 01 ha;

+ Mô hình đậu nành: 01 ha.

7.2. Tập huấn: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân canh tác ớt, dưa hấu, bắp, mè, đậu nành trên nền đất lúa (dựa theo qui trình kỹ thuật của Trường Đại học Cần Thơ): 40 lớp với 1.200 lượt người tham dự.

7.3. Hội thảo: Đánh giá kết quả nhân rộng mô hình, học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nông dân: 40 cuộc với 1.600 lượt người tham dự.

Bảng: Quy mô phân kỳ tập huấn, hội thảo và xây dựng mô hình trình diễn.

STT

Nội dung

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

1

Tập huấn:

- Số cuộc

- Số người

 

7

210

 

14

420

 

19

570

 

40

1.200

2

Hội thảo:

- Số cuộc

- Số người

 

7

280

 

14

560

 

19

760

 

40

1.600

3

Mô hình (ha):

- Ớt

- Dưa hấu

- Bắp nếp

- Mè

- Đậu nành

1,4

0,2 ha

0,4

0,4

0,2

0,2

2,8

0,4 ha

1,0

0,6

0,4

0,4

3,8

0,4 ha

1,6

1,0

0,4

0,4

8,0

1,0

3,0

2,0

1,0

1,0

8. Địa điểm đầu tư và thời gian thực hiện dự án:

8.1. Địa điểm đầu tư: Các xã trên địa bàn các huyện: Tam Bình, Vũng Liêm, Mang Thít, Trà Ôn và Long Hồ.

8.2. Thời gian thực hiện dự án: 3 năm (2013 - 2015) từ khi dự án được UBND tỉnh phê duyệt đến tháng 12/2015.

9. Kinh phí thực hiện dự án:

9.1. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 340.192.000 đồng.

9.2. Phân kỳ kinh phí của Nhà nước đầu tư hàng năm

- Năm 2013: 66.018.000 đồng;

- Năm 2014: 117.507.000 đồng;

- Năm 2015: 156.667.000 đồng.

9.3. Nguồn kinh phí đầu tư: Từ nguồn Chương trình giống và nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2013 - 2015.

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện có dự án triển khai thực hiện các nội dung tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND các huyện có dự án có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Anh Vũ

 

SỞ NÔNG NGHIỆP - PTNT
TỈNH VĨNH LONG
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/DA-TTKN

Vĩnh Long, ngày 12 tháng 6 năm 2013

 

DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG CÓ HIỆU QUẢ TRONG TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1306/QĐ-UBND, ngày 05/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

I. THÔNG TIN CHUNG:

1.1. Tên dự án:

“Nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả trong tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015”.

1.2. Cơ quan chủ quản dự án:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long.

- Địa chỉ: 107/2, Phạm Hùng, phường 9, TPVL, tỉnh Vĩnh Long

- Điện thoại: 070.3822223                       Fax: 070.3823682

1.3. Chủ đầu tư dự án:

- Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long.

- Địa chỉ: 69/2B, Phó Cơ Điều, khóm 2, phường 3, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

- Điện thoại: 070.3822702                       Fax: 070.3832124

1.4. Cơ quan phối hợp triển khai dự án:

- Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố trong tỉnh Vĩnh Long.

- Trạm Khuyến nông các huyện thực hiện dự án.

- Các ban ngành đoàn thể ở địa phương vùng dự án.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN:

1. Căn cứ về chủ trương:

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 07 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Chương trình hành động số 23/CTr-TU ngày 12/11/2008 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW của BCT Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;

- Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long “Về việc ban hành Đề án thực hiện vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”;

- Kế hoạch số 12/KH-SNN&PTNT ngày 01/6/2009 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện chương trình hành động của Tỉnh uỷ - Đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

2. Căn cứ về chính sách:

- Quyết định số 3766/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy định tạm thời về qui mô điểm trình diễn, mức hỗ trợ áp dụng đối với mô hình khuyến nông;

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

- Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;

- Hướng dẫn số 22/HD-STC ngày 11/01/2011 của Sở Tài chính Vĩnh Long về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 23/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy định mức chi đối với đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở;

- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”,

III. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN:

1. Thực trạng:

Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long đã xây dựng được một số loại mô hình khuyến nông cho một số địa bàn trong tỉnh. Cùng với công tác tuyên truyền, việc triển khai thí điểm các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật luôn được quan tâm thực hiện để nhanh chóng tìm ra những mô hình hiệu quả thay đổi phương thức canh tác, sản xuất cũ của bà con (bảng 1).

Bảng 1: Một số mô hình trồng trọt tiêu biểu Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng trong 10 năm (từ năm 2002 - 2012):

Stt

Loại mô hình

Quy mô

1

Luân canh cây đậu xanh và đậu nành trên đất lúa

149 ha

2

Trồng bắp trên đất lúa

23 ha

3

Trồng dưa hấu luân canh trên đất lúa

27 ha

4

Trồng ớt luân canh trên đất lúa

8 ha

5

Trồng mè luân canh trên đất lúa

25ha

Các mô hình được xây dựng đã đạt được những kết quả tốt. Một số kết quả chủ yếu của các mô hình là:

- Về kỹ thuật: Đã chuyển giao các quy trình kỹ thuật giúp cho nông dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và áp dụng vào trong thực tế sản xuất. Ngoài ra, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân còn được thực hiện dưới hình thức “nông dân huấn luyện nông dân có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật” giúp người dân có điều kiện gặp gỡ trao đổi học tập kinh nghiệm với nhau, giúp cho quá trình sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn.

- Về kinh tế: Do áp dụng các kỹ thuật mới và các biện pháp canh tác hợp lý nên hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần làm gia tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho nông dân, cụ thể như:

Mô hình luân canh rau, màu trên nền đất lúa (tính trên diện tích 1 ha):

- Mô hình trồng dưa hấu thu lợi nhuận: 42.000.000 đồng, cao gấp 3,5 lần so với trồng lúa cùng vụ.

- Mô hình trồng ớt thu được lợi nhuận: 134.395.000 đồng, cao hơn 11 lần so với trồng lúa cùng vụ.

- Mô hình trồng bắp nếp thu được lợi nhuận: 41.100.000 đồng, cao hơn gấp 3,4 lần so với trồng lúa cùng vụ.

- Mô hình trồng mè: Năng suất đạt bình quân 1,575 tấn/ha, lợi nhuận thu được 28.852.000đ/ha, cao hơn 1,9 lần ha so với sản xuất lúa cùng vụ.

- Mô hình đậu nành: Năng suất bình quân 1,92 tấn/ha, lợi nhuận 15.125.000 đồng/ha, cao hơn 1,47 lần so với trồng lúa cùng vụ.

- Về xã hội: Đã nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân, tạo niềm tin và quyết tâm cho người dân để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, thay đổi tập quán canh tác: Từ sản xuất theo tập quán cũ kém hiệu quả chuyển sang sản xuất có kỹ thuật, từ thụ động sang chủ động áp dụng các kỹ thuật mới đồng thời thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế tại địa phương.

- Về môi trường: Đã góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên, cải tạo đất, chống bạc màu do canh tác hợp lý, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm bón phân đạm. Giảm phát thải khí nhà kính (luân canh rau, màu trên nền đất lúa,..), đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về an toàn sinh học, với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

- Về khả năng nhân rộng của mô hình:

Các mô hình luân canh rau, màu trên nền đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân tận mắt thấy và áp dụng trên đồng ruộng, nên họ sẽ tự ứng dụng trồng với qui mô lớn hơn và khuyến khích bà con xung quanh cùng làm theo. Từ đó diện tích trồng dưa hấu, bắp nếp, ớt cay, mè, đậu nành,.. ngày càng được mở rộng. Qua trình diễn, tập huấn, hội thảo nông dân đã tiếp thu, tìm hiểu để áp dụng; cán bộ trung tâm, trạm đã và đang cùng cộng tác viên khuyến nông, câu lạc bộ khuyến nông tiếp tục tuyên truyền để nhân rộng mô hình, cụ thể như sau:

+ Mô hình dưa hấu huyện Mang Thít, nhân rộng được khoảng: 25 ha ở xã Mỹ Phước.

+ Mô hình bắp nếp huyện Trà Ôn, nhân rộng được khoảng: 30 ha, mô hình ớt nhân rộng được khoảng: 15 ha ở các xã Thuận Thới, Vĩnh Xuân, Tích Thiện, Thiện Mỹ.

+ Mô hình dưa hấu huyện Vũng Liêm, nhân rộng được khoảng: 20 ha ở xã Trung Hiệp

+ Mô hình trồng mè ở huyện Long Hồ, nhân rộng được khoảng: 13 ha ở xã Tân Hạnh.

+ Mô hình trồng đậu nành ở huyện Long Hồ, nhân rộng được khoảng: 179 ha ở xã Tân Hạnh.

2. Sự cần thiết của dự án:

Trong thời gian qua cùng với việc thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, hoạt động khuyến nông đã và đang thu hút được hàng ngàn hộ nông dân, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp tham gia. Qua đó đã góp phần đẩy nhanh quá trình xã hội hoá công tác khuyến nông giúp người nông dân có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết về các mô hình mới, cách làm hay áp dụng vào sản xuất, canh tác cho hiệu quả cao, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống của người nông dân.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí xây dựng mô hình khuyến nông hàng năm không lớn. Mặt khác, do tập quán canh tác của nông dân và do vai trò của cán bộ khuyến nông chưa thật sự nổi bật còn nặng về xây dựng mô hình, chưa đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhân rộng, chưa quan tâm tổ chức để người dân tự giải quyết những vấn đề của bản thân họ và trong cộng đồng. Một số nơi chưa bám sát, chưa theo kịp với thực tế sản xuất nên nhìn chung công tác nhân rộng các mô hình có hiệu quả còn rất hạn chế. Do đó hiện nay, việc nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả là rất cần thiết.

IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

1. Mục tiêu chung:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của khuyến nông theo hướng xã hội hoá;

- Hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân ứng dụng và nhân rộng mô hình, góp phần tăng thu nhập cho người dân;

- Phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên ở cơ sở trong việc nhân rộng các mô hình.

2. Mục tiêu cụ thể:

Hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu để xây dựng 40 điểm mô hình hạt nhân bao gồm: 2 ha bắp nếp (10 điểm, 0,2 ha/điểm), 1 ha ớt (5 điểm, 0,2 ha/điểm), 3 ha dưa hấu (15 điểm, 0,2 ha/điểm), 1 ha mè (5 điểm, 0,2 ha/điểm), 1 ha đậu nành (5 điểm, 0,2 ha/điểm).

Tuyên truyền, vận động và tập huấn chuyển giao kỹ thuật để người dân thấy rõ những lợi ích, nhất là lợi ích về kinh tế của các mô hình đang tập trung nhân rộng (40 lớp). Tổ chức các hội thảo đầu bờ (40 cuộc). Dùng phương thức "nông dân chuyển giao cho nông dân" tạo điều kiện để các nông dân chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Hình thành các tổ nhóm sản xuất cùng sở thích (ở các cơ sở mới), thông qua đó để tiếp tục nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

V. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN:

1. Hình thức đầu tư:

Thực hiện theo phương thức xã hội hoá Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện, Nhà nước đầu tư hỗ trợ theo chính sách. Nông dân đầu tư cơ sở vật chất hiện có như: Ruộng sản xuất, vật tư đối ứng và cơ sở vật chất khác phục vụ cho sản xuất.

2 Nội dung đầu tư:

2.1. Xây dựng mô hình hạt nhân luân canh rau, màu trên đất lúa giai đoạn 2013-2015 để làm điểm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hội thảo nghiệm thu rút kinh nghiệm vùng nhân rộng:

- Chính sách hỗ trợ đầu tư mô hình (ớt, dưa hấu, bắp, mè, đậu nành): Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí hạt giống, 30% chi phí vật tư chính và 100% chi phí tập huấn, hội thảo.

- Qui mô: 40 điểm mô hình hạt nhân (40 hộ) x 0,2 ha/điểm = 8 ha

+ Mô hình ớt: Chọn 5 hộ đại diện vùng nhân rộng, với diện tích 1ha.

+ Mô hình dưa hấu: Chọn 15 hộ đại diện vùng nhân rộng, với diện tích 3 ha.

+ Mô hình bắp nếp: Chọn 10 hộ đại diện vùng nhân rộng, với diện tích 2 ha.

+ Mô hình mè: Chọn 5 hộ đại diện vùng nhân rộng, với diện tích 1 ha.

+ Mô hình đậu nành: Chọn 5 hộ đại diện vùng nhân rộng, với diện tích 1 ha.

- Định mức kỹ thuật hỗ trợ đầu tư hạt giống, vật tư chính, với các loại giống, vật tư được hội đồng thẩm định thông qua đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ dự án (xem Bảng 2, 3, 4, 5, 6 phần phụ lục)

- Tiêu chí thẩm định hộ tham gia mô hình:

+ Tự nguyện đăng ký tham gia dự án, hộ phải nhiệt tình, có kinh nghiệm, yêu ngành nghề,…

+ Có diện tích nền đất lúa 0,1 ha trở lên

+ Tuân thủ đúng các qui định về tài chính thực hiện đúng qui trình kỹ thuật.

+ Đủ điều kiện về nguồn tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện, thực hiện mô hình.

+ Các hộ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm.

+ Được Phòng Nông nghiệp và Uỷ ban nhân dân xã đồng ý cho tham gia.

2.2. Vận động nông dân tự sản xuất nhân rộng mô hình luân canh rau, màu trên đất lúa giai đoạn 2013-2015:

- Đối tượng vận động: Các hộ nông dân xung quanh các mô hình đã và đang trình diễn, mô hình hạt nhân, tham gia cùng thực hiện mô hình nhân rộng (dự án hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, 100% hội thảo).

- Số lượng nông dân được vận động: Dự kiến một mô hình hạt nhân vận động nông dân tham gia khoảng 30 hộ (diện tích từ 0,1ha/hộ trở lên); dự kiến diện tích nhân rộng khoảng:

+ Mô hình ớt: 30 hộ/mô hình x 5 mô hình x 0,3ha/hộ = 45 ha

+ Mô hình dưa hấu: 30 hộ/mô hình x 15 mô hình x 0,3ha/hộ = 135 ha

+ Mô hình bắp: 30 hộ/mô hình x 10 mô hình x 0,3ha/hộ = 90 ha

+ Mô hình mè: 30 hộ/mô hình x 5 mô hình x 0,3ha/hộ = 45 ha

+ Mô hình đậu nành: 30 hộ/mô hình x 5 mô hình x 0,3ha/hộ = 45 ha

- Công tác vận động: Cán bộ kỹ thuật trung tâm, trạm huyện, CTV khuyến nông và cán bộ thuê khoán chuyên môn cùng thực hiện.

2.3. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình điểm và nhân rộng:

- Nội dung tập huấn: Chuyển giao kỹ thuật canh tác ớt, dưa hấu, bắp, mè, đậu nành trên nền đất lúa (dựa theo qui trình kỹ thuật của Trường Đại học Cần Thơ)

- Qui mô lớp tập huấn: 40 lớp

+ Mô hình ớt: 5 lớp

+ Mô hình dưa hấu: 15 lớp

+ Mô hình bắp: 10 lớp

+ Mô hình mè: 5 lớp

+ Mô hình đậu nành: 5 lớp

- Thời gian tập huấn: 1 ngày/ lớp

- Số người tham gia lớp tập huấn: 30 người/lớp

- Địa điểm tập huấn: Tại các xã xây dựng mô hình

- Đơn vị tổ chức tập huấn: Phòng Kỹ thuật trung tâm kết hợp với Trạm Khuyến nông các huyện có đầu tư của dự án.

2.4. Hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả nhân rộng mô hình:

- Nội dung hội thảo: Báo cáo, đánh giá kết quả nhân rộng mô hình, học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của đại biểu, nông dân.

- Qui mô: 40 cuộc

+ Mô hình ớt: 5 cuộc

+ Mô hình dưa hấu: 15 cuộc

+ Mô hình bắp: 10 cuộc

+ Mô hình mè: 5 cuộc

+ Mô hình đậu nành: 5 cuộc

- Số người tham dự hội thảo: 40 người/cuộc

- Thời gian hội thảo: 1 ngày/cuộc

- Địa điểm hội thảo: Tại các xã xây dựng mô hình

- Đơn vị tổ chức hội thảo: Phòng Kỹ thuật trung tâm kết hợp với Trạm Khuyến nông các huyện có đầu tư của dự án.

3. Qui mô và phân kỳ đầu tư:

3.1. Qui mô và phân kỳ nhà nước đầu tư các mô hình hạt nhân:

Bảng 2: Qui mô phân kỳ đầu tư giống, vật tư chính xây dựng mô hình hạt nhân:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng quy mô

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Quy mô

Quy mô

Quy mô

1

Mô hình ớt

ha

1,0

0,2

0,4

0,4

 

Giống

kg

0,2

0,04

0,08

0,08

 

Urê

kg

60

12

24

24

 

NPK(20-20-15)

kg

150

20

40

40

 

Kali Clorua

kg

13,5

2,7

5,4

5,4

 

Phân hữu cơ

kg

300

60

120

120

 

Thuốc BVTV

kg

3

0,6

1,2

1,2

 

Vôi bột

kg

300

60

120

120

2

Mô hình dưa hấu

ha

3,0

0,4

1,0

1,6

 

Giống (Thành Long 801, Thành Long 522,…)

kg

1,8

0,24

0,6

0,96

 

Lân supe

kg

159

21,2

53

84,8

 

Kali Clorua

kg

141

18,8

47

75,2

 

NPK(20-20-15)

kg

519

69,2

173

276,8

 

Phân hữu cơ

kg

900

120

300

480

 

Thuốc BVTV

kg

9

1,2

3

4,8

 

Vôi bột

kg

900

120

300

480

3

Mô hình bắp nếp

ha

2,0

0,4

0,6

1,0

 

Giống (MX10,Wax48,..)

kg

40

8

12

20

 

Urê

kg

76

15,2

22,8

38

 

Kali Clorua

kg

90

18

27

45

 

NPK(20-20-15)

kg

240

48

72

120

 

Phân hữu cơ

kg

600

120

180

300

 

Thuốc BVTV

kg

6

1,2

1,8

3

 

Vôi bột

kg

600

120

180

300

4

Mô hình mè

ha

1,0

0,2

0,4

0,4

 

Giống

kg

7

1,4

2,8

2,8

 

NPK (20-20-15)

kg

120

24

48

48

 

Thuốc BVTV

kg

1,5

0,3

0,6

0,6

 

Vôi bột

kg

90

18

36

36

5

Mô hình đậu nành

ha

1,0

0,2

0,4

0,4

 

Giống

kg

90

18

36

36

 

Kali Clorua

kg

28

5,6

11,2

11,2

 

Lân supe

kg

66

13,2

26,4

26,4

 

NPK (20-20-15)

kg

30

6

12

12

 

Thuốc BVTV

kg

1,5

0,3

0,6

0,6

 

Vôi bột

kg

150

30

60

60

 

Tổng cộng

ha

8

1,4

2,8

3,8

3.2. Quy mô nhân rộng mô hình luân canh rau, màu trên đất lúa giai đoạn 2013-2015:

* Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân nhân rộng mô hình: 40 lớp

* Hội thảo đầu bờ: 40 cuộc.

Bảng 3: Quy mô phân kỳ tập huấn, hội thảo mô hình nhân rộng luân canh rau, màu trên đất lúa giai đoạn 2013 - 2015:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng quy mô

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Quy mô

Quy mô

Quy mô

1

Tập huấn

 

 

 

 

 

 

Số lớp

Lớp

40

7

14

19

 

Số người

Người

1.200

210

420

570

2

Hội thảo

 

 

 

 

 

 

Số cuộc

Cuộc

40

7

14

19

 

Số người

Người

1.600

280

560

760

4. Phân kỳ địa điểm đầu tư:

Mô hình nhân rộng luân canh rau, màu trên nền đất lúa: Thực hiện theo qui hoạch của ngành nông nghiệp tại các huyện, thị trong tỉnh Vĩnh Long; ưu tiên cho các xã nông thôn mới có qui hoạch luân canh lúa màu.

Bảng 4: Phân kỳ địa điểm đầu tư:

STT

Mô hình

Địa điểm đầu tư (xã - huyện)

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Mô hình bắp nếp

Ngãi Tứ, Hoà Lộc - Tam Bình (2 điểm)

Ngãi Tứ, Hoà Lộc - Tam Bình (3 điểm)

Ngãi Tứ, Hoà Lộc - Tam Bình (5 điểm)

2

Mô hình dưa hấu

+ Thị trấn Vũng Liêm (1 điểm)

+ Long Mỹ - Mang Thít (1 điểm)

+ Trung Thành Tây, Trung Chánh - Vũng Liêm (2 điểm)

+ Tân Long, Mỹ Phước - Mang Thít (3 điểm)

+ Hiếu Nhơn, Trung Hiệp, Trung Hiếu - Vũng Liêm (4 điểm)

+ Chánh Hội, Tân Long, Mỹ Phước - Mang Thít (4 điểm)

3

Mô hình ớt cay

Tích Thiện - Trà Ôn (1 điểm)

Hựu Thành, Hoà Bình - Trà Ôn (2 điểm)

Tích Thiện, Hoà Bình - Trà Ôn (2 điểm)

4

Mô hình trồng mè

Tân Hạnh - Long Hồ (1 điểm)

Long Phước - Long Hồ (2 điểm)

Long Phước - Long Hồ (2 điểm)

5

Mô hình đậu nành

Tân Hạnh - Long Hồ (1 điểm)

Tân Hạnh - Long Hồ (2 điểm)

Long Phước - Long Hồ (2 điểm)

5. Thời gian thực hiện: 3 năm, giai đoạn 2013 - 2015.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN:

1. Tổng kinh phí nhà nước đầu tư: 340.192.000 đồng (ba trăm bốn chục triệu, một trăm chín mươi hai ngàn đồng)

2. Phân kỳ kinh phí nhà nước đầu tư hàng năm:

- Năm 2013: 66.018.000 đồng

- Năm 2014: 117.507.000 đồng

- Năm 2015: 156.667.000 đồng

3. Phân kỳ kinh phí của Nhà nước đầu tư theo nội dung:

Bảng 5: Phân kỳ kinh phí nhà nước đầu tư:

Đơn vị tính: 1.000 đ

Số TT

Hạng mục

Năm đầu tư

Tổng cộng kinh phí

2013

2014

2015

Qui mô

Kinh phí

Qui mô

Kinh phí

Qui mô

Kinh phí

1

Xây dựng mô hình hạt nhân

 

13.242

 

26.387

 

38.038

77.667

 

Mô hình bắp nếp

0,4 ha

4.776

0,6 ha

7.165

1 ha

11.941

23.882

 

Mô hình dưa hấu

0,4 ha

4.583

1 ha

11.458

1,6 ha

18.333

34.374

 

Mô hình ớt cay

0,2 ha

2.333

0,4 ha

4.658

0,4 ha

4.658

11.646

 

Mô hình trồng mè

0,2 ha

596

0,4 ha

1.192

0,4 ha

1.192

2.980

 

Mô hình đậu nành

0,2 ha

957

0,4 ha

1.914

0,4 ha

1.914

4.785

2

Tập huấn

7 lớp

16.310

14 lớp

32.620

19 lớp

44.270

93.200

3

Hội thảo

7 cuộc

19.460

14 cuộc

38.920

19 cuộc

52.820

111.200

4

Sơ/tổng kết

1 cuộc

2.730

1 cuộc

2.730

1 cuộc

2.730

8.190

5

Thuê khoán

2 người

10.500

2 người

10.500

2 người

10.500

31.500

6

Quản lý dự án (5%)

 

3.276

 

5.850

 

7.809

16.935

7

Chi phí liên hệ mua giống

 

500

 

500

 

500

1.500

Tổng cộng

 

66.018

 

117.507

 

156.667

340.192

4. Nguồn kinh phí đầu tư:

Từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình dự án khuyến nông hàng năm.

VII. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thành lập Ban quản lý dự án:

Sau khi dự án được Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long sẽ đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Ban quản lý dự án để tổ chức quản lý, triển khai thực hiện dự án theo nội dung được phê duyệt.

2. Ban quản lý dự án sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiến hành xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện dự án:

- Ban quản lý dự án chủ động phối hợp với các cấp có liên quan tham gia thực hiện các mục tiêu trong dự án, xây dựng nội dung tổ chức triển khai kế hoạch dự án, tổ chức và theo dõi quản lý quá trình hoạt động thực hiện nội dung dự án, các biện pháp, dịch vụ,… trong vùng dự án.

- Ban quản lý dự án cử cán bộ kỹ thuật chuyên trách điều hành kế hoạch, thực hiện dự án, có phân công gắn trách nhiệm cụ thể cho các thành viên thực hiện.

- Trên cơ sở nội dung kế hoạch, mục tiêu dự án, Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố trong vùng dự án phối hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan (Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp huyện, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,..) triển khai dự án cho nội bộ và nhân dân quán triệt thực hiện, quản lý quá trình hoạt động của dự án ở địa phương đảm bảo nhu cầu kế hoạch.

- Cộng tác viên, cán bộ theo dõi mô hình trực tiếp theo dõi, tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch, chuyển giao tư vấn kỹ thuật tại các địa bàn được phân công.

- Căn cứ nhu cầu thực tế vùng dự án, Ban quản lý phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng có liên quan phối hợp thực hiện các nội dung của dự án.

- Ban quản lý: Mỗi sáu tháng, năm, họp sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch tiếp theo.

VIII. HIỆU QUẢ DỰ ÁN:

1. Hiệu quả kinh tế:

a) Mô hình dưa hấu:

Mô hình trồng dưa hấu trên nền đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với trồng lúa, sau hơn 2 tháng trồng, 1 ha dưa hấu năng suất trung bình 22 tấn/ha, giá bán 3.500 đ/kg cho tổng thu khoảng 77.000.000 đồng/ha, sau khi trừ chi phí 35.000.000 đồng/ha bà con thu được lợi nhuận 42.000.000 đồng/ha, lợi nhuận cao hơn 3,5 lần so với trồng lúa cùng vụ.

So sánh hiệu quả kinh tế mô hình trồng dưa hấu luân canh trên nền đất lúa theo cơ cấu 3 vụ lúa, 2 màu - 1 lúa, 1 màu - 2 lúa như sau:

+ Độc canh cây lúa (3 vụ lúa): Lợi nhuận 35.454.000 đồng/ha, cho hiệu quả kinh tế thấp nhất.

+ Lúa Đông Xuân - dưa hấu - dưa hấu: Lợi nhuận 96.515.000 đồng/ha, cao hơn canh tác độc canh cây lúa (3 vụ lúa) 2,72 lần, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Lúa Đông Xuân - dưa hấu - lúa Thu Đông cho lợi nhuận 65.450.000 đồng/ha, cao hơn canh tác độc canh cây lúa (3 vụ lúa) 1,85 lần.

b) Mô hình trồng bắp nếp trên nền đất lúa:

Mô hình trồng bắp nếp trên nền đất lúa cho năng suất cao, phẩm chất trái đạt chất lượng. Sau 2 tháng trồng cho năng suất đạt khoảng 17 tấn /ha, với giá bán 4.300 đồng/kg cho tổng thu: 73.100.000 đồng, sau khi trừ chi phí: 32.000.000 đồng, thu được lợi nhuận: 41.100.000 đồng, cao hơn gấp 3,4 lần so với trồng lúa cùng vụ.

So sánh hiệu quả kinh tế mô hình trồng bắp nếp luân canh trên nền đất lúa theo cơ cấu 3 vụ lúa, 2 màu - 1 lúa, 1 màu - 2 lúa như sau:

+ Độc canh cây lúa (3 vụ lúa): Lợi nhuận 35.454.000 đồng/ha, cho hiệu quả kinh tế thấp nhất.

+ Lúa Đông Xuân - bắp nếp - bắp nếp: Lợi nhuận 94.715.000 đồng/ha, cao hơn canh tác độc canh cây lúa (3 vụ lúa) 2,67 lần, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Lúa Đông Xuân - bắp nếp - lúa Thu Đông cho lợi nhuận 64.550.000 đồng/ha, cao hơn canh tác độc canh cây lúa (3 vụ lúa) 1,82 lần.

c) Mô hình trồng ớt sừng vàng châu Phi trên nền đất lúa:

Mô hình luân canh ớt trên nền đất lúa, sau hơn 3 tháng chăm sóc năng suất đạt 14,8 tấn/ha, với giá bán trung bình 12.500 đ/kg, cho tổng thu: 185.000.000 đồng, sau khi trừ chi phí: 50.605.000 đồng, thu được lợi nhuận: 134.395.000 đồng, cao hơn 11 lần so với trồng lúa cùng vụ.

So sánh hiệu quả kinh tế mô hình trồng ớt luân canh trên nền đất lúa theo cơ cấu 3 vụ lúa; 2 màu - 1 lúa, 1 màu - 2 lúa như sau:

+ Độc canh cây lúa (3 vụ lúa): Lợi nhuận 35.454.000 đồng/ha, cho hiệu quả kinh tế thấp nhất.

+ Lúa Đông Xuân - ớt - ớt: Lợi nhuận 281.305.000 đồng/ha, cao hơn canh tác độc canh cây lúa (3 vụ lúa) 7,9 lần, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Lúa Đông Xuân - ớt - lúa Thu Đông cho lợi nhuận 157.845.000 đồng/ha, cao hơn canh tác độc canh cây lúa (3 vụ lúa) 4,45 lần.

d) Mô hình trồng mè:

Năng suất đạt bình quân 1,575 tấn/ha, lợi nhuận thu được 28.852.000đ/ha, cao hơn 1,9 lần ha so với sản xuất lúa cùng vụ.

e) Mô hình đậu nành:

Năng suất bình quân 1,92 tấn/ha, lợi nhuận 15.125.000 đồng/ha, cao hơn 1,47 lần so với lúa cùng vụ.

2. Hiệu quả xã hội - môi trường:

Mô hình luân canh rau, màu trên nền đất lúa, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất dưa hấu, ớt, bắp, đậu nành, mè,... Hướng nông dân xoá thế độc canh cây lúa, luân canh rau, màu trên nền đất lúa góp phần hạn chế sâu bệnh, giảm thuốc BVTV, giúp cải tạo đất, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Vì vậy, thực hiện theo mô hình giảm được lượng thuốc BVTV giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho người lao động, an toàn cho người tiêu dùng và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

IX. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:

1. Kết luận:

Dự án triển khai sẽ hỗ trợ chuyển giao cho nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật qua hình thức tập huấn, hội thảo nhằm nhân rộng các mô hình trọng điểm, có hiệu quả kinh tế (chuyển đổi cơ cấu canh tác - luân canh rau, màu trên đất lúa) góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, giúp cải tạo đất, giảm áp lực dịch bệnh trên cây trồng, hướng đến sản xuất an toàn và bền vững như quy hoạch nông nghiệp của tỉnh.

2. Đề nghị:

Đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long xét duyệt./.

 

NGƯỜI LẬP DỰ ÁN




Nguyễn Thanh Nghiêm

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ





Phan Tấn Tài

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT




Phan Nhựt Ái

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1306/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1306/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/08/2013
Ngày hiệu lực05/08/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1306/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2013 nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả Vĩnh Long


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2013 nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả Vĩnh Long
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1306/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Long
                Người kýPhan Anh Vũ
                Ngày ban hành05/08/2013
                Ngày hiệu lực05/08/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2013 nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả Vĩnh Long

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2013 nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả Vĩnh Long

                        • 05/08/2013

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 05/08/2013

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực