Quyết định 1356/QĐ-UBND

Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Quyết định 1356/QĐ-UBND phối hợp Sở Y tế Ủy ban huyện trong quản lý nhà nước y tế Lào Cai 2016 đã được thay thế bởi Quyết định 3595/QĐ-UBND 2019 phối hợp giữa Sở Y tế và Ủy ban cấp huyện quản lý về y tế Lào Cai và được áp dụng kể từ ngày 31/10/2019.

Nội dung toàn văn Quyết định 1356/QĐ-UBND phối hợp Sở Y tế Ủy ban huyện trong quản lý nhà nước y tế Lào Cai 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1356/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 10 tháng 5 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA SỞ Y TẾ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ về việc Quy định tchức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tnh, thành phtrực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về việc Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư s51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tchức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 03/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy định về phân công trách nhiệm và phối hợp quản lý y tế giữa Sở Y tế Lào Cai và UBND các huyện, thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Nội vụ, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- TT. TU, HĐND, UBND tnh;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Các s, ngành thuộc UBND tnh;
- Lãnh đạo VP;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VX(Trung), TH, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

QUY CHẾ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA SỞ Y TẾ VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm và nội dung mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) trong thực hiện quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn.

2. Đối tượng áp dụng

Sở Y tế Lào Cai và các đơn vị trực thuộc Sở; y ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (viết tắt là DS-KKHGĐ).

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Đảm bảo thực hiện đúng chtrương chính sách của Đảng, nhà nước về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

2. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố theo quy định của pháp luật và theo phân cp của tỉnh.

3. Đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với địa phương; phân rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế giữa Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố; tránh chồng chéo trong quản lý, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng thời phát huy tính chủ động và trách nhiệm mỗi bên nhằm quản lý công tác y tế - dân số trên toàn tỉnh có hiệu quả, toàn diện và bền vững.

Điều 3. Các nội dung phối hợp

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án về lĩnh vực y tế.

2. Tuyên truyền phbiến giáo dục pháp luật, chính sách về y tế.

3. Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Quản lý tài chính.

5. Thanh tra, kiểm tra.

6. Quản lý về cơ sở vật chất, nhân lực.

7. Công tác cán bộ.

8. Thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

9. Nghiên cứu khoa học,

10. Chế độ báo cáo.

Điều 4. Trách nhiệm các bên trong quan hệ phối hợp hoạt động

1. Sở Y tế: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế, DS-KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện chức năng quản lý toàn diện theo ngành dọc trong phạm vi được phân công, phân cấp.

2. UBND cấp huyện: Có trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế, DS - KHHGĐ trên địa bàn, gồm: Công tác phòng chống dịch bệnh; an toàn vệ sinh thực phẩm; DS-KHHGĐ; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; quản lý hành nghề y, dược, quản lý chất lượng thuốc, giá thuốc, kiểm soát ngăn chặn thuốc giả; bảo hiểm y tế; khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách,... Đồng thời phối hợp với Sở Y tế để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, DS-KHHGĐ trong phạm vi địa phương quản lý.

3. UBND cấp huyện và Sở Y tế có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo phân cấp quản lý của tỉnh; theo định kỳ 06 tháng, năm trao đi thông tin bằng văn bản về công tác y tế, DS-KHHGĐ trên địa bàn; các trường hợp đột xuất, khẩn cấp trao đi thông tin qua đường điện thoại, hệ thống gửi nhận văn bản điện tử hoặc các hình thức khác để kịp thời phối hợp chỉ đạo thực hiện.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA SỞ Y TẾ VÀ UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Y tế

1. Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc, tham mưu cho UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển sự nghiệp y tế, DS-KHHGĐ dài hạn, trung hạn, ngn hạn trên địa bàn huyện phù hợp với thực tế địa phương và tổ chức triển khai thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia Y tế xã trên địa bàn toàn tỉnh; thực hiện chức năng thanh tra, kim tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo phân cấp quản lý.

2. Chủ trì xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngành y tế; hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ; trao đi ý kiến với huyện ủy, thành ủy đối với quy hoạch, bnhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh lãnh đạo diện UBND tỉnh quản lý.

3. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị y tế đóng trên địa bàn thực hiện công tác truyền thông giáo dục pháp luật, chính sách về y tế, DS-KHHGĐ; các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực y tế nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế trực thuộc; các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập. Cung cấp các thông tin vcác cơ sở được cp phép và phạm vi hoạt động trên cổng thông tin điện tử của ngành đcác huyện, thành phố, thị xã thuận lợi trong công tác quản lý.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị y tế trên địa bàn cấp huyện tchức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; các Chương trình mục tiêu quốc gia; khám chữa bệnh; phục hồi chức năng; y học cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phm; trang thiết bị y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; bảo hiểm y tế.

5. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, bảo hiểm y tế theo luật khám chữa bệnh, luật bảo him y tế; cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép đủ điều kiện hành nghề cho các cá nhân, tập thể tham gia khám, chữa bệnh, các dịch vụ có liên quan công tác chăm sóc sức khỏe trên địa bàn cấp huyện.

6. Hướng dẫn UBND cấp huyện hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo UBND cấp huyện triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn cấp huyện, đảm bảo dự phòng tích cực, chủ động; khi có dịch xảy ra Sở Y tế chủ động và phối hợp UBND cấp huyện huy động mọi nguồn lực đkịp thời bao vây dập dịch không để lây lan.

7. Hướng dẫn, chđạo các đơn vị trên địa bàn cấp huyện (có liên quan) tham mưu cho UBND cấp huyện tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được ban hành.

Chủ động hoặc phối hợp với UBND cấp huyện thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vsinh an toàn thực phẩm theo phân cp quản lý.

8. Cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động cho các cơ sở, người hành nghề y, dược ngoài công lập hoạt động trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Mời đại diện của Phòng Y tế tham gia đoàn thm định các cơ sở hành nghề khi Đoàn thẩm định của Sở Y tế tiến hành thẩm định các cơ sở hành nghề y, dược trên địa bàn.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị y tế trên địa bàn cấp huyện thực hiện các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm về DS-KHHGĐ đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án về DS-KHHGĐ.

Phối hợp với UBND cấp huyện tchức đào tạo cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cấp huyện, cấp xã theo quy định của Nhà nước.

Phối hợp với UBND cấp huyện trong tchức giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và việc chấp hành chính sách DS-KHHGĐ theo quy định.

10. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kim tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực y tế theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm và các quy định về chuyên môn y tế do Bộ Y tế quy định.

11. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị y tế trên địa bàn cấp huyện thực hiện các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kỹ thuật, định mức kinh tế đã được Nhà nước, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tnh ban hành. Đồng thời quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực đảm bảo hiệu quả.

12. Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp tranh thủ sự giúp đ, hỗ trợ của Bộ Y tế, các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đđầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của UBND cấp huyện

1. Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án liên quan đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác dân số - KHHGĐ thuộc phạm vi cấp huyện, thành phquản lý, trưng cầu ý kiến của Sở Y tế trước khi ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyn ban hành.

2. Cho ý kiến về quy hoạch, bnhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét đánh giá cơ quan đơn vị và cán bộ lãnh đạo quản lý ngành y tế trên địa bàn khi có văn bản trao đổi của Sở Y tế; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ y tế; trao đi với Sở Y tế về quy hoạch, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật chức danh Trưởng Phòng Y tế.

3. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các tchức chính trị, xã hội trên địa bàn triển khai, thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục pháp luật, chính sách về y tế, DS-KHHGĐ trên địa bàn. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động truyền thông giáo dục, quảng cáo về y tế, DS-KHHGĐ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn phối hợp, triển khai thực hiện các quy định về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ y tế, DS-KHHGĐ do Bộ Y tế, UBND tỉnh hoặc Sở Y tế hướng dẫn.

5. Chỉ đạo Phòng Y tế tham mưu xây dựng kế hoạch hoặc phối hợp với Sở Y tế thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác y tế trên địa bàn quản lý.

6. Phòng Y tế chủ trì, phối hợp Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND các huyện, thành phố quy hoạch, kế hoạch phát triển công tác Y tế, xây dựng xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, bảo hiểm y tế toàn dân,... trên địa bàn; huy động mọi nguồn lực nhằm đảm bảo công tác khám, cha bệnh; dự phòng tích cực, chủ động, khi có dịch xảy ra chủ động bao vây dập dịch không để dịch lây lan, đồng thời báo cáo Sở Y tế để phối hợp triển khai dập dịch.

7. Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy mại dâm, vệ sinh an toàn thực phm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

Chủ động hoặc phối hợp Sở Y tế thành lập các đoàn thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý các vi phạm hành chính theo phân cấp quản lý.

8. Thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành; tổ chức thanh tra, kiểm tra theo lịch hoặc đột xuất đối với các cơ sở hành nghề ngoài công lập trên địa bàn cấp huyện. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hành nghề y, dược ngoài công lập theo phân cấp.

9. Chỉ đạo các đơn vị y tế, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ phù hợp với thực tế của địa phương; cụ thể hóa các việc thực hiện các quy định của tỉnh về chế độ chính sách DS-KHHGĐ; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý các vi phạm việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn.

10. Chđạo Phòng Y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về công tác y tế trên địa bàn.

11. Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Y tế đầu tư xây dựng, nâng cấp, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của các đơn vị y tế trên địa bàn.

12. Điều động phương tiện, trang thiết bị y tế, nhân lực của các đơn vị y tế trên địa bàn đphục vụ các nhiệm vụ của địa phương hoặc thanh tra, kiểm tra về công tác y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản với Sở Y tế. Khi có tình huống khẩn cấp xảy ra thì UBND cấp huyện, thành phố được quyền điều động khn cấp phương tiện, trang thiết bị y tế, nhân lực của các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ sau đó thông báo bằng văn bản với Sở Y tế.

Điều 7. Công tác thi đua, khen thưởng, công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học

Việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm ở các đơn vị y tế tuyến huyện, thực hiện theo quy định của nhà nước, của tỉnh và có trao đi thông tin và thống nhất hiệp y bằng văn bản giữa UBND huyện, thành phố và Sở Y tế.

Điều 8. Quản lý tài chính

UBND các huyện, thành phố thực hiện quản lý tài chính theo phân cấp, Sở Y tế có trách nhiệm phê duyệt dự toán các đơn vị trực thuộc, UBND huyện, thành phố thông báo với Sở Y tế về công tác tài chính các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo định kỳ tháng, quý, năm.

Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Các đơn vị sự nghiệp y tế cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về UBND huyện (qua Phòng Y tế) và Sở Y tế theo quy định.

2. Giao cho Phòng Y tế chủ trì giao ban chung đối với lãnh đạo các đơn vị y tế trên địa bàn huyện, thành phố; thực hiện chế độ giao ban định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và dự, chỉ đạo giao ban các đơn vị sự nghiệp y tế huyện, thành phố. Tổng hợp báo cáo, đề xuất kiến nghị về công tác y tế trên địa bàn gửi UBND huyện, thành phố và Sở Y tế.

3. Sở Y tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố có trách nhiệm thông báo cho nhau về kết quả thực hiện các nội dung phối hợp hoạt động, đồng thời báo cáo UBND tỉnh; hàng năm Sở Y tế và UBND huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tchức hội nghị tng kết công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân theo phân cấp quản lý.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện Quy chế này nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số - KHHGĐ.

Điều 11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức thực hiện Quy chế này.

Điều 12. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc, phát sinh, Sở Y tế tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1356/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1356/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/05/2016
Ngày hiệu lực10/05/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/10/2019
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1356/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1356/QĐ-UBND phối hợp Sở Y tế Ủy ban huyện trong quản lý nhà nước y tế Lào Cai 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1356/QĐ-UBND phối hợp Sở Y tế Ủy ban huyện trong quản lý nhà nước y tế Lào Cai 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1356/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lào Cai
                Người kýĐặng Xuân Phong
                Ngày ban hành10/05/2016
                Ngày hiệu lực10/05/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/10/2019
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 1356/QĐ-UBND phối hợp Sở Y tế Ủy ban huyện trong quản lý nhà nước y tế Lào Cai 2016

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 1356/QĐ-UBND phối hợp Sở Y tế Ủy ban huyện trong quản lý nhà nước y tế Lào Cai 2016