Quyết định 14/2015/QĐ-UBND xác lập quyền sở hữu nhà nước tài sản tự nguyện chuyển giao Hà Giang đã được thay thế bởi Quyết định 29/2018/QĐ-UBND phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước Hà Giang và được áp dụng kể từ ngày 01/11/2018.
Nội dung toàn văn Quyết định 14/2015/QĐ-UBND xác lập quyền sở hữu nhà nước tài sản tự nguyện chuyển giao Hà Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2015/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 01 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÂN CẤP THẨM QUYỀN XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN DO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TỰ NGUYỆN CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CHO NHÀ NƯỚC VÀ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/NĐ-CP thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước">159/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, xử lý tài sản nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Thông báo số 119/TB-UBND ngày 31/08/2015 của UBND tỉnh, về Thông báo kết luận phiên họp tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 229/TTr-STC ngày 03 tháng 08 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thuộc phạm vi tỉnh quản lý (trừ tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh)
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản là bất động sản, xe ô tô các loại, tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản khác có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản, trừ các loại tài sản nêu tại Khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện); Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản khác, trừ các loại tài sản nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 2. Phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý một số loại tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
1. Đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu (trừ tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia)
a) Đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên/01 vụ việc;
- Giám đốc Sở Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản có giá trị dưới 200 triệu đồng/01 vụ việc.
b) Đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý.
2. Đối với tài sản là vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ra quyết định tịch thu (trừ tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia và tài sản phải chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành)
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp tỉnh ra quyết định tịch thu;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp huyện ra quyết định tịch thu.
3. Đối với tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế trên địa bàn tỉnh Hà Giang (trừ tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia)
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với bất động sản vô chủ, bất động sản không có người thừa kế, tài sản của một vụ việc xử lý bao gồm cả bất động sản và động sản;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là động sản vô chủ, bị đánh rơi, bỏ quên, không có người thừa kế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1364/2011/QĐ-UBND ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh Hà Giang, về việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Giao cho Sở Tài chính có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |