Quyết định 1445/QĐ-UBND

Quyết định 1445/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Nội dung toàn văn Quyết định 1445/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hậu Giang 2016 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1445/QĐ-UBND

Hậu Giang, ngày 23 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Công văn số 30/BXD-PTĐT ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Xây dựng về việc góp ý Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Tỉnh ủy Hậu Giang về Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Tỉnh ủy Hậu Giang về xây dựng thành phố Vị Thanh đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đô thị loại II;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Tỉnh ủy Hậu Giang về xây dựng thị xã Ngã Bảy đến năm 2020 trở thành thành phố;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Tỉnh ủy Hậu Giang về xây dựng thị xã Long Mỹ đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đô thị loại III;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 982/TTr-SXD ngày 18 tháng 7 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh:

1. Quan điểm:

Đặt hệ thống đô thị tỉnh Hậu Giang trong bối cảnh phát triển của hệ thống đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long và hệ thống đô thị quốc gia. Xây dựng tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược, tích hợp đa ngành đảm bảo phát triển toàn diện và cân bằng.

2. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

- Thực hiện định hướng tổ chức không gian toàn vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, thông qua tập trung xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hệ thống đô thị và từng đô thị kết hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực.

- Làm công cụ quản lý và kiểm soát phát triển không gian toàn vùng, hệ thống đô thị và từng đô thị. Tạo cơ hội thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kinh tế đồng bộ và hiện đại.

- Xây dựng và phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, con người và thiên nhiên, bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử; từng bước xây dựng hệ thống đô thị, từng đô thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện đại; bảo tồn và phát huy truyền thống, mang đặc trưng văn hóa vùng sông nước Hậu Giang.

- Xây dựng và phát triển vùng gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.

II. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị của tỉnh cho từng giai đoạn:

1. Dân số toàn tỉnh.

- Dự báo quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ đô thị hóa và nhu cầu đất xây dựng đô thị theo bảng sau:

Các phương án dự báo

Toàn tỉnh

Trong đó

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

Diện tích đất xây dựng đô thị (ha)

Tổng số (người)

Tỷ lệ tăng (%)/5 năm

Nông thôn

Toàn đô thị

Chia ra

Ngoại thành

Nội thành

Hiện trạng 2015

770.352

 

397.567

372.785

186.281

186.504

24,21

 

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh 2015

790.000

 

550.000

 

 

240.000

30,38

4.000

810.000

260000

32,10

4.300

Chương trình phát triển đô thị 2020

777.620

4

263.120

514.500

194.500

320.000

41,15

4.800

800.000

4,75

217.200

582.800

388.300

48,54

5.825

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh 2020

820.000

3,80

520.000

 

 

300.000

36,59

4.800

870.000

7,40

550.000

320000

36,78

5.200

Chương trình phát triển đô thị 2025

841.300

5

188.300

653.000

293.000

360.000

42,8

5.400

853.400

5,75

77.000

776.400

483.400

56,6

7.250

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh 2025

900.000

8,05

540.000

 

 

360.000

40,00

5.700

940.000

9,80

400.000

42,55

6.100

Chương trình phát triển đô thị 2030

891.800

6

135.200

756.600

356.600

400.000

44,9

6.000

911.000

6,75

53.920

857.080

500.480

54,9

7.510

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh 2030

960.000

6,40

510.000

 

 

450.000

46,88

6.900

1.000.000

6,70

500.000

500.000

50,00

7.400

2. Về chất lượng hạ tầng kỹ thuật đô thị

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 24m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 75%.

- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị tại đô thị loại II đạt từ 20 - 25%; đô thị từ loại III đến loại V đạt từ 20% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị loại II và loại III đạt từ 10 - 15%; đô thị loại IV và loại V đạt từ 2 - 5%.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại II đến loại IV đạt 90%, đạt 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 70%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 90 lít/người/ngày đêm.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80 - 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 60% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị từ loại II đến loại IV; dưới 25% đối với các đô thị loại V.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 90%; 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm tại các đô thị loại II đạt 100%; các đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và 85% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.

- Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị loại II đạt 10m2/người; đô thị loại III, loại IV đạt 7m2/người; đô thị loại V đạt 3 - 4m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 4 - 6m2/người.

3. Chỉ tiêu phát triển đô thị của từng đô thị trên địa bàn tỉnh:

Từ chỉ tiêu về dân số, diện tích đất xây dựng đô thị theo từng giai đoạn và định hướng phát triển về số lượng, cơ cấu theo cấp hành chính và theo loại đô thị trên địa bàn tỉnh. Chỉ tiêu phấn đấu của từng đô thị theo từng giai đoạn được định hướng theo bảng sau:

TT

Tên và cấp hành chính đô thị

Hiện trạng đô thị năm 2015

Các chỉ tiêu định hướng phát triển đô thị

Loại

Diện tích toàn đô thị (km2)

Dân số toàn đô thị (người )

Đến năm

Loại đô thị

Dân số (người )

Đất xây dựng đô thị (ha)

Toàn đô thị

Nội thành

1

Thành phố Vị Thanh

III

119,06

100.280

2020

II

200.000

100.000

1.500

2025

II

210.000

105.000

1.575

2030

II

220.000

110.000

1.650

2

Thị xã Ngã Bảy

III

78,51

71.400

2020

Thành phố - III

93.000

44.500

668

2025

III

94.700

46.000

690

2030

III

96.300

47.600

714

3

Thị xã Long Mỹ

IV

144,4

72.957

2020

III

100.000

50.000

750

2025

III

105.000

52.000

780

2030

III

110.000

54.000

810

4

Thị trấn Một Ngàn

V

8,44

7.800

2020

V

18.000

 

270

2025

IV

50.000

20.000

750

2030

IV

52.000

22.000

780

5

Thị trấn Rạch Gòi

V

11,195

9.870

2020

V

10.100

 

152

2025

V

10.900

 

164

2030

V

11.800

 

177

6

Thị trấn Cái Tắc

V

6,9

10.600

2020

V

18.000

 

270

2025

V

36.000

 

540

2030

IV

50.000

20.000

750

7

Thị trấn Bảy Ngàn

V

12,213

11.200

2020

V

12.000

 

180

2025

V

12.900

 

194

2030

V

13.800

 

207

8

Thị trấn Ngã Sáu

V

10,64

10.900

2020

V

20.000

 

300

2025

IV

50.000

20.000

750

2030

IV

52.000

22.000

780

9

Thị trấn Mái Dầm

V

16,62

11.600

2020

V

22.000

 

330

2025

V

38.000

15.000

570

2030

IV

50.000

20.000

750

10

Thị trấn Nàng Mau

V

5,23

8.370

2020

V

18.000

 

270

2025

IV

50.000

20.000

750

2030

IV

51.000

21.000

765

11

Khu vực phát triển đô thị mới Vĩnh Thuận Tây (Vịnh Chèo)

Chưa thành lập

1,5

9.750

2020

ĐTM-V

10.100

 

152

2025

Đô thị mới -V

10.600

 

159

2030

Thị trấn - V

11.200

 

168

12

Thị trấn Cây Dương

V

14,9

8.522

2020

V

12.000

 

180

2025

V

36.000

15.000

540

2030

IV

50.000

20.000

750

13

Thị trấn Kinh Cùng

V

12,01

5.200

2020

V

5.900

 

89

2025

V

6.300

 

95

2030

V

7.000

 

105

14

Thị trấn Búng Tàu

V

15,19

6.550

2020

V

7.100

 

107

2025

V

7.800

 

117

2030

V

8.700

 

131

15

Đô thị mới Cái Sơn

V

4,41

8.450

2020

Đô thị mới - V

8.900

 

134

2025

Đô thị mới - V

9.200

 

138

2030

Thị trấn - V

9.700

 

146

16

Khu vực phát triển Đô thị mới Tân Long

Chưa thành lập

8,5

4.000

2020

Đô thị mới - V

4.200

 

63

2025

Đô thị mới - V

4.500

 

68

2030

Thị trấn - V

5.000

 

75

17

Đô thị mới Vĩnh Viễn

V

2,35

6.510

2020

Thị trấn - V

15.500

 

233

2025

Thị trấn - V

36.000

15.000

540

2030

Thị trấn -IV

50.000

20.000

750

18

Khu vực phát triển đô thị mới Xà Phiên

Chưa thành lập

1,35

2.700

2020

Đô thị mới - V

4.000

 

60

2025

Đô thị mới - V

4.300

 

65

2030

Thị trấn - V

4.700

 

71

19

Khu vực phát triển đô thị mới Lương Nghĩa

Chưa thành lập

1,2

1.126

2020

Đô thị mới - V

4.000

 

60

2025

Đô thị mới - V

4.200

 

63

2030

Thị trấn - V

4.500

 

68

III. Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh:

Danh mục, lộ trình và kế hoạch nâng loại hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030, cụ thể theo Bảng sau:

TT

Tên đô thị

Hiện trạng loại đô thị 2015

Chức năng

Đánh giá hiện trạng

Thời điểm thành lập đô thị, thị trấn, nâng loại

Theo loại

Điểm số đánh giá

2016 -2020

2021 -2025

2026 - 2030

A

Vùng đô thị công nghiệp gắn với tng đô thị công nghiệp gắn với Thành phố Vị Thanh - Thị xã Long Mỹ - Vùng kinh tế trung tâm

1

Thành phố Vị Thanh

III

- Đô thị hạt nhân của tỉnh

- Cực phát triển phía Tây của tỉnh

II

69,09

Nâng loại II

II

II

2

Thị xã Long Mỹ

IV

Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của phía Nam của vùng kinh tế trung tâm

III

67,61

Nâng loại III

III

III

 

Huyện Vị Thủy

3

Thị trấn Nàng Mau

V

- Thị trấn huyện lỵ

-Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện

IV

66,39

Loại V

- Chuẩn bị nâng loại IV

Nâng loại IV

IV

4

Trung tâm xã Vĩnh Thuận Tây (Vịnh Chèo)

Chưa thành lập

- Cửa ngõ giao lưu của huyện với vùng phía Nam

- Đô thị thương mại dịch vụ, sản xuất nông nghiệp

V

60,3

Đô thị mới loại V

Thị trấn Đô thị loại V

V

 

Huyện Long Mỹ

5

Đô thị mới Vĩnh Viễn

Đô thị mới loại V

- Thị trấn huyện lỵ

- Đô thị thương mại dịch vụ gắn với vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

V

79,43

Thị trấn Đô thị loại V

Chuẩn bị nâng loại IV

Nâng loại IV

6

Khu vực phát triển đô thị mới Xà Phiên

Chưa thành lập

Đô thị thương mại dịch vụ của huyện

V

63,98

Đô thị mới loại V

Đô thị mới loại V

Thị trấn Đô thị loại V

7

Khu vực phát triển đô thị mới Lương Nghĩa

Chưa thành lập

Đô thị thương mại dịch vụ của huyện

V

65,15

Đô thị mới loại V

Đô thị mới loại V

Thị trấn Đô thị loại V

B

Vùng đô thị công nghiệp gắn với thị xã Ngã Bảy

8

Thị xã Ngã Bảy

III

- Đô thị trung tâm của vùng kinh tế ven sông Hậu

- Cực phát triển phía Đông của tỉnh

III

67,45

Thành lập thành phố - đô thị loại III

III

III

 

Huyện Phụng Hiệp

9

Thị trấn Cây Dương

V

- Thị trấn huyện lỵ

- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện.

IV

60,35

V

Chuẩn bị nâng loại IV

Nâng loại IV

10

Thị trấn Kinh Cùng

V

Thương mại dịch vụ phát triển gắn với tiểu thủ công nghiệp của huyện

IV

48,17

V

V

V

11

Thị trấn Búng Tàu

V

- Đô thị công nghiệp phía Đông của huyện

- Đô thị công nghiệp mía đường - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ

IV

52,75

V

V

V

12

Đô thị mới Cái Sơn

Đô thị mới loại V

Đô thị du lịch gắn với Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

V

69,81

Đô thị mới loại V, chuẩn bị thành lập thị trấn

Thị trấn Đô thị loại V

V

13

Khu vực phát triển đô thị mới Tân Long

Chưa thành lập

Đô thị thương mại dịch vụ

V

68,15

Đô thị mới loại V

Đô thị mới loại V, chuẩn bị thành lập thị trấn

Thị trấn loại V

C

Vùng đô thị công nghiệp ven trung tâm thành phố Cần Thơ

 

Huyện Châu Thành

14

Thị trấn Ngã Sáu

V

- Thị trấn huyện lỵ

- Trung tâm chính trị, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật, thương mại - dịch vụ của huyện

IV

59,69

Loại V

- Chuẩn bị nâng loại IV

Nâng lên loại IV

IV

15

Thị trấn Mái Dầm

V

Đô thị công nghiệp trọng điểm của toàn vùng chủ yếu phát triển khu cụm công nghiệp tập trung

IV

56,96

V

Chuẩn bị nâng loại IV

Nâng loại IV

 

Huyện Châu Thành A

16

Thị trấn Một Ngàn

V

-Thị trấn huyện lỵ.

-Kết hợp với đô thị Rạch Gòi giữ chức năng trung tâm của vùng phát triển đô thị công nghiệp thành phố Cần Thơ

IV

60,77

Loại V

- Chuẩn bị nâng loại IV

Nâng loại IV

IV

17

Thị trấn Bảy Ngàn

V

Đô thị thương mại dịch vụ huyện

IV

55,10

V

V

V

18

Thị trấn Cái Tắc

V

Trung tâm giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh với chức năng thương mại, dịch vụ và công nghiệp tập trung và dịch vụ hậu cần cấp huyện.

IV

63,75

V

Chuẩn bị nâng loại IV

Nâng loại IV

19

Thị trấn Rạch Gòi

V

Kết hợp với đô thị Một Ngàn giữ chức năng trung tâm của vùng phát triển đô thị công nghiệp thành phố Cần Thơ - sông Hậu.

IV

55,33

V

V

V

 

Đến năm 2020: 1 thành phố đô thị loại II, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại III và 16 đô thị loại V (11 thị trấn, 5 đô thị mới).

 

Đến 2025: 1 thành phố đô thị loại II, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại III , 3 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V (10 thị trấn, 3 đô thị mới).

 

Đến 2030: 1 thành phố đô thị loại II, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại III, 7 đô thị loại IV và 9 thị trấn là đô thị loại V.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Danh mục các dự án ưu tiên kết nối các đô thị trên địa bàn tỉnh theo các giai đoạn và nguồn lực thực hiện:

1. Danh mục các dự án đầu tư dài hạn (giai đoạn 2016 - 2030):

1.1 Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang:

Các dự án đầu tư thuộc trách nhiệm đầu tư của Trung ương trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang bao gồm những dự án sau:

- Đường cao tốc thị xã Châu Đốc - thành phố Sóc Trăng. Tuyến chạy qua địa bàn tỉnh Hậu Giang phần lớn trên địa bàn huyện Châu Thành và một phần huyện Châu Thành A, đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang dài 21,5km.

- Đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu: tuyến chạy qua địa bàn xã Lương Nghĩa thuộc huyện Long Mỹ dài 5,6km, mặt đường 04 - 06 làn xe, nền đường rộng 22,5m - 35,5m.

- Nâng cấp Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp: đoạn qua tỉnh Hậu Giang điểm đầu tại Km2099+800 Quốc lộ 1 (phường Ngã Bảy), thị xã Ngã Bảy đến ranh tỉnh Sóc Trăng (thị trấn Búng Tàu) với chiều dài 17,3km. Trong đó, qua địa bàn thị xã Ngã Bảy dài 7,4km; qua địa bàn huyện Phụng Hiệp dài 9,9km.

- Nâng cấp Quốc lộ 1A: tuyến đường này chạy từ ranh thành phố Cần Thơ (xã Tân Phú Thạnh), huyện Châu Thành, qua huyện Phụng Hiệp đến phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy. Quy hoạch nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu đạt tiêu chuẩn là đường cấp II đồng bằng với 04 - 06 làn xe, nền đường rộng 22,5 - 35,5m.

- Nâng cấp Quốc lộ 61: tuyến đường này chạy từ ngã ba Cái Tắc (thị trấn Cái Tắc), huyện Châu Thành A, qua huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy đến ranh tỉnh Kiên Giang (xã Tân Tiến). Quy hoạch nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu đạt tiêu chuẩn là đường cấp III đồng bằng.

- Nâng cấp Quốc lộ Nam Sông Hậu: tuyến đường này chạy từ ranh thành phố Cần Thơ (xã Đông Phú), huyện Châu Thành (đi qua địa bàn các xã: Đông Phú, Phú Hữu A và giao với Đường tỉnh 925B) đến ranh tỉnh Sóc Trăng. Quy hoạch nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu đạt tiêu chuẩn là đường cấp III đồng bằng.

- Nâng cấp Quốc lộ 61C: tuyến đường này có điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại đường dẫn cầu Cần Thơ, điểm cuối giao với Quốc lộ 61 (cách cầu Cái Tư khoảng 2km). Đoạn chạy qua tỉnh Hậu Giang nằm trên địa bàn của huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thành. Quy hoạch nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu đạt tiêu chuẩn là đường cấp III đồng bằng.

- Nâng cấp Quốc lộ 61B: tuyến bắt đầu từ ngã ba Vĩnh Tường (phường Vĩnh Tường), thị xã Long Mỹ đến ngã ba Phú Lộc, tỉnh Sóc Trăng, nằm hoàn toàn trong thị xã Long Mỹ. Quy hoạch nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu đạt tiêu chuẩn là đường cấp III đồng bằng;

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau qua kênh Xáng Xà No: đoạn qua tỉnh Hậu Giang theo sông Cái Tư và kênh Xáng Xà No.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau qua kênh Quản Lộ Phụng Hiệp: đoạn qua tỉnh Hậu Giang theo sông Hậu, sông Cái Côn, kênh Quản Lộ Phụng Hiệp.

- Kênh Nàng Mau, rạch Mái Dầm, kênh Lái Hiếu, sông Cái Lớn, sông Nước Trong, kênh Bờ Tràm (kênh Một): quy hoạch kênh cấp IV. Kênh KH9, kênh Xáng Mới (Saintenoy), kênh Tám Ngàn, sông Ba Láng, kênh Xáng Sóc Trăng: quy hoạch kênh cấp V.

1.2. Các dự án ưu tiên do cấp tỉnh đầu tư:

Căn cứ các quy định của pháp luật về đầu tư và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang trong từng giai đoạn 5 năm từ 2016 - 2030; UBND tỉnh tổ chức rà soát nhu cầu, khả năng cân đối ngân sách Nhà nước và nguồn vốn Nhà nước ngoài ngân sách, khả năng thu hút nguồn vốn khác để lập kế hoạch đầu tư các dự án đầu tư công và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) cho từng giai đoạn 5 năm theo các danh mục đầu tư dưới đây:

a) Tại Thành phố Vị Thanh:

- Đầu tư công:

+ Thực hiện dự án “Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang”, từ vốn vay ODA.

+ Nâng cấp đường Nguyễn Huệ (đoạn từ cầu Xà No đến nhà thờ Vị Hưng và từ kinh Mương lộ 62 đến ranh khu hành chính Tỉnh ủy), tuyến đường đê bao sông Nước Đục, sông Cái Lớn (xã Hỏa Tiến); nâng cấp các tuyến đường chính nội thị như: Trục đường số 6, đường 19 tháng 8, đường Lê Hồng Phong, đường Võ Văn Kiệt, đường Lê Quý Đôn; nâng cấp bến xe Hậu Giang; đầu tư chiếu sáng các đường phố chính.

+ Nâng công suất nhà máy cấp nước và mở rộng hệ thống cấp nước sạch. Hoàn chỉnh hệ thống thoát nước khu vực nội thị và hoàn chỉnh nhà máy xử lý nước thải; chống ngập các đường phố chính và khu vực thường xuyên ngập khi có mưa lớn.

- Đầu tư theo hình thức PPP:

+ Đầu tư xây dựng Khu trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí Nguyễn Kim - Hậu Giang và Trung tâm mua sắm chợ Hai Bà Trưng tại phường I.

+ Tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố, Cụm công nghiệp kho tàng bến bãi xã Tân Tiến.

b) Tại Thị xã Ngã Bảy:

- Đầu tư công:

+ Hoàn chỉnh hạ tầng bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm hành chính.

+ Khai thác hạ tầng tuyến dân cư vượt lũ Cái Côn.

+ Xây dựng kè theo sông Cái Côn gắn với cảnh quan đô thị.

+ Triển khai xây dựng mới quảng trường.

+ Đầu tư xây dựng sân vận động, nhà thi đấu thể thao

+ Đầu tư tuyến Đường tỉnh 927C nối với Nam sông Hậu, đường vành đai 2 đoạn từ Hùng Vương đến 30 tháng 4, hệ thống kè chống sạt lở thị xã đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến Trung tâm hành chính thị xã, đường 2 Tháng 9.

+ Hoàn chỉnh đưa vào khai thác thêm 1 nhà máy cung cấp nước sạch để nâng công suất khai thác lên 10.000m3/ngàyđêm; hoàn chỉnh hệ thống đường cống thoát nước và đầu tư hệ thống các trạm xử lý nước thải.

- Đầu tư theo hình thức PPP:

+ Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các khu đô thị như khu thương mại trung tâm, khu đô thị mới thị xã, Khu dân cư Nguyễn Huệ.

+ Xây dựng chợ đầu mối nông sản, phát huy dự án bảo tồn chợ nổi Ngã Bảy, trùng tu Khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Ủy ban Liên hiệp đình chiến Nam Bộ.

+ Hoàn thành hạ tầng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sạch tại xã Tân Thành.

c) Tại Thị xã Long Mỹ:

- Đầu tư công:

+ Đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung thị xã; nâng cấp trụ sở Thị ủy, trụ sở UBND phường Thuận An, Trà Lồng; nhà thi đấu đa năng và nhà văn hóa.

+ Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu tái định cư Bình Thạnh C, khu nhà ở thấp tầng khu vực 5 - Thuận An, khu dân cư thương mại Vĩnh Tường, Trà Lồng.

+ Đầu tư nâng cấp trung tâm y tế thị xã và các trạm y tế Bình Thạnh, Vĩnh Tường, Thuận An.

+ Nâng cấp tuyến đường về chợ Bình Hiều, đường Nguyễn Văn Trỗi và Võ Thị Sáu, đường từ kênh Xẻo Cò đến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường kênh Lái Hiều. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến Quốc lộ 61B (từ ngã ba Vĩnh Tường đến khu vực 4 - phường Thuận An, từ cầu Trà Ban đến cầu Trà Ban Nhỏ); nâng cấp mở rộng Đường tỉnh 928B; đầu tư xây dựng đường kênh Cựa Gà, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Trần Hưng Đạo, đường 30 tháng 4, đường 3 tháng 2, đường Nguyễn Thị Minh Khai.

+ Đầu tư, hoàn chỉnh các tuyến điện trung thế, hạ thế, hệ thống chiếu sáng các tuyến đường phố chính và cửa ngõ thị xã.

+ Nâng công suất nhà máy nước và mở rộng hệ thống cấp nước sạch.

+ Hoàn chỉnh hệ thống thoát nước chính khu vực nội thị; thực hiện chống ngập các khu vực thường xuyên ngập úng khi có mưa lớn. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Đầu tư theo hình thức PPP:

+ Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các khu tiểu thủ công nghiệp Thuận An, tuyến công nghiệp Thuận An, Trà Ban.

+ Xây dựng, hoàn thiện siêu thị đa chức năng khu vực 1 - Bình Thạnh, siêu thị nông nghiệp khu vực 2 - Thuận An, trung tâm thương mại - dịch vụ Trà Lồng và Vĩnh Tường;

d) Các dự án liên huyện:

- Đầu tư công:

+ Xây dựng dự án kè kênh Xà No: đoạn đi qua thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Châu Thành A; kè các đoạn sông thuộc khu vực trung tâm thị xã Ngã Bảy, thị trấn Cây Dương, thị trấn Ngã Sáu và thị xã Long Mỹ.

+ Cấp điện: xây dựng, cải tạo các tuyến điện cao thế 220kV, 110kV theo quy hoạch của ngành điện. Cải tạo nâng công suất trạm 110kV Phụng Hiệp và trạm 110kV Châu Thành. Xây dựng mới trạm 110kV Châu Thành 2 và trạm 110kV Nhà máy thép Hậu Giang 1.

+ Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn Hòa An, huyện Phụng Hiệp. mở rộng và nâng cấp nghĩa trang thành phố Vị Thanh.

- Theo hình thức PPP:

+ Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Lung Ngọc Hoàng;

+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các khu công nghiệp lớn: khu công nghiệp Sông Hậu, khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, khu công nghiệp Nhơn Nghĩa A (dự kiến bổ sung);

+ Thành lập Trường Đại học Hậu Giang trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng cộng đồng (thị trấn Nàng Mau - huyện Vị Thủy);

+ Xây dựng trung tâm mua sắm, siêu thị tổng hợp, chuyên doanh tại các đô thị huyện lỵ bao gồm: thị trấn Một Ngàn, thị trấn Nàng Mau, thị trấn Ngã Sáu, thị trấn Cây Dương.

2. Danh mục dự án đầu tư ngắn hạn (giai đoạn 2016 - 2020) bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách:

2.1. Dự án thuộc các ngành, lĩnh vực:

Theo Bảng tổng hợp như sau:

TT

Danh mục dự án

Tổng số dự án

Tổng mức đầu tư (các nguồn vốn)

(tỷ đồng)

Cân đối nguồn vốn năm 2016 (tỷ đồng)

Tổng số

Trong đó

Cân đối ngân sách

Xổ số kiến thiết

1

Sở Giao thông vận tải

14

747,12

30,09

23,09

7,00

2

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

333

18,50

18,50

-

3

Sở Công Thương

5

80,98

4,76

4,76

-

4

Sở Tài nguyên và Môi trường

11

90,15

2,20

2,20

-

5

Sở Khoa học và Công nghệ

3

43,97

10,64

10,64

-

6

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

7

1.669,94

10,72

10,72

-

7

Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh

2

161,82

14,35

14,35

-

8

Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

6

10,29

1,03

1,03

-

9

Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

5

44,50

3,30

3,30

-

10

Công ty Cổ phần Cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu Giang

22

618,16

4,08

4,08

-

11

Sở Thông tin và Truyền thông

2

1,80

0,90

0,90

-

12

Văn phòng Tỉnh ủy

10

318,77

2,64

2,64

-

13

Văn phòng UBND tỉnh

4

74,56

6,71

6,71

-

14

Sở Xây dựng

1

0,46

0,46

0,46

-

15

Sở Nội vụ

1

65,38

4,00

4,00

-

16

Liên đoàn Lao động

1

11,00

-

-

 

17

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

30

934,82

13,28

13,28

-

18

Công an tỉnh

19

196,99

12,04

12,04

-

19

Sở Kế hoạch và Đầu tư

1

1,50

0,775

0,775

-

20

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

9

225,99

12,41

-

12,41

21

Sở Giáo dục và Đào tạo

53

737,12

57,2

13,07

44,13

22

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

6

78,38

33,38

-

33,38

23

Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh

3

215,46

24,0

-

24,0

24

Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang

1

22,58

3,0

-

3,0

25

Tỉnh đoàn Hậu Giang

1

19,24

1,26

-

1,26

26

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

7

7,0

2,40

-

2,40

27

Trường Trung cấp nghề Hậu Giang

1

4,0

-

-

-

28

Sở Y tế

100

552,04

78,83

-

78,83

29

Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường

64

25,0

8,50

8,50

-

 

TỔNG SỐ

391

7.292,02

361,455

155,045

206,41

2.2. Các dự án đầu tư tại các huyện, thị xã, thành phố:

Theo Bảng tổng hợp như sau:

Đơn vị hành chính

Số lượng dự án

Cơ cấu nguồn vốn theo đơn vị hành chính

Cơ cấu theo nguồn vốn

(tỷ đồng)

Nguồn vốn phân theo loại dự án (tỷ đồng)

Hạ tầng xã hội

Hạ tầng kỹ thuật

Tổng

Tỷ lệ

(%)

Tổng

(tỷ đồng)

Tỷ lệ

(%)

Vốn ngân sách và vốn Nhà nướcngoài ngân sách

Vốn khác

Số lượng dự án

Tổng giá trị đầu tư

Vốn ngân sách và vốn Nhà nước ngoài ngân sách

Vốn khác

Số lượng dự án

Tổng giá trị đầu tư

Vốn ngân sách và vốn Nhà nướcngoài ngân sách

Vốn khác

Thành phố Vị Thanh

139

31

2.315

26

1.009

1.306

23

2.113

807

1.306

116

202

202

0

Thị xã Ngã Bảy

43

10

3.465

39

2.121

1.343

16

1.872

560

1.312

27

1.593

1.562

31

Thị xã Long Mỹ

15

6

1.780

22

1.565

215

10

985

770

215

5

795

795

0

Huyện Long Mỹ

38

9

60

1

60

0

19

45

45

0

19

15

15

0

Huyện

Vị Thủy

46

10

244

3

191

54

30

130

128

2

16

115

63

52

Huyện Phụng Hiệp

56

13

284

3

136

148

50

212

119

93

6

72

17

55

Huyện Châu Thành

42

10

228

3

228

0

30

203

203

0

12

25

25

0

Huyện Châu Thành A

63

14

472

5

456

16

56

460

444

16

7

13

13

0

TỔNG

442

100

8.848

100

5.766

3.082

234

6.019

3.075

2.944

208

2.829

2.691

138

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao thì toàn Đảng, toàn quân và dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cần quán triệt rõ mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình từ đó tổ chức triển khai chu đáo, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan để việc thực hiện Chương trình đạt kết quả cao nhất, trong đó cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Sở Xây dựng:

- Tổ chức công bố và thực hiện Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh nội dung “Định hướng phát triển đô thị” trong Quyết định số 1994/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

- Tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020 và sau năm 2020 được quy định tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020.

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Lập đề án công nhận và nâng loại đô thị giai đoạn 2016 - 2020;

+ Lập đồ án lập mới và đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung các đô thị theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hậu Giang đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Lập hồ sơ khu vực phát triển đô thị.

2. Sở Nội vụ:

- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh để triển khai thực hiện quản lý các khu vực phát triển đô thị được xác định theo Chương trình phát triển từng đô thị tỉnh Hậu Giang.

- Lập và trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập các thị trấn: Vĩnh Viễn, Xà Phiên, Lương Nghĩa - huyện Long Mỹ; thị trấn Cái Sơn - huyện Phụng Hiệp; thị trấn Vịnh Chèo - huyện Vị Thủy.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Sở Tài chính cùng các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo Luật Đầu tư công. Ngoài các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ sở, cần tập trung thực hiện cho các công việc sau:

- Lập Đề án công nhận và nâng loại đô thị giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2030 của tỉnh Hậu Giang.

- Lập đồ án mới và đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung các đô thị Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với Chương trình phát triển đô thị Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

4. Sở Tài Chính:

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, các sở, ngành và địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh:

- Bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị của Sở Xây dựng và các địa phương. Ưu tiên cho công tác chuẩn bị thủ tục lập quy hoạch, đề án, Chương trình phát triển các đô thị trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổng hợp kinh phí hàng năm từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư cho phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua dự toán chi hàng năm và hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

5. Sở Giao thông vận tải:

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh đề nghị Trung ương sớm triển khai các dự án đầu tư phát triển các tuyến đường có liên quan đến xây dựng và phát triển các đô thị trên địa bàn.

- Chủ trì đề xuất UBND tỉnh kế hoạch phát triển các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, xây dựng theo hướng đồng bộ và hoàn chỉnh, góp phần nâng tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư các dự án thuộc ngành giao thông, đảm bảo đầu tư đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị.

6. Sở Công Thương:

- Chủ trì đề xuất UBND tỉnh về kế hoạch phát triển Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; định hướng các ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư vào từng cụm công nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, lâu dài trong khu vực nội thị và khu vực ngoại thị đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái đô thị và môi trường sống các khu dân cư.

- Xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến thu hút đầu tư phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại, khu phố thương mại, hệ thống chợ và phát triển các ngành dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì phối hợp với các địa phương trong việc quy hoạch và xác định giới hạn quy mô các ngành nghề sản xuất thuộc ngành nông nghiệp tại khu vực quy hoạch phát triển đô thị, đặc biệt là ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, cơ sở giết mổ,... bảo đảm yêu cầu phát triển hài hòa và bền vững. Định hướng phát triển các ngành nông nghiệp chất lượng cao phục vụ các khu, cụm công nghiệp.

8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:

- Có kế hoạch triển khai các chương trình xúc tiến du lịch. Phối hợp với các ngành có liên quan xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển các dự án du lịch, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu dân cư đô thị.

- Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa, thông tin để bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân, đạt 100% phường, xã đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

- Đề xuất các dự án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thể dục - thể thao đảm bảo nhu cầu tập luyện thể dục - thể thao của Nhân dân.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Xây dựng Chương trình dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời việc cung cấp lao động cho các cụm công nghiệp và các ngành kinh tế khác, thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu dân số, cơ cấu lao động và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đề xuất các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác đào tạo, dạy nghề góp phần nâng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập bình quân đầu người.

10. Sở Y tế:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất các chương trình, dự án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng y tế đảm bảo yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

11. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất các chương trình, dự án đầu tư phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông đảm bảo yêu cầu phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân.

12. Công ty Điện lực Hậu Giang, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang, Bưu điện tỉnh, các doanh nghiệp viễn thông: phối hợp chủ động triển khai đầu tư các dự án thuộc ngành, đơn vị phụ trách nhằm đảm bảo đồng bộ với các chương trình dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

13. UBND huyện, thị xã, thành phố:

- Thực hiện việc lập đề án công nhận và nâng loại đối với các đô thị thuộc trách nhiệm quản lý của UBND huyện, thị xã và thành phố giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với Chương trình phát triển đô thị Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Lập đồ án mới và đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung đối với các đô thị thuộc trách nhiệm quản lý của UBND huyện, thị xã và thành phố giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

- Lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các thị trấn trong phạm vi quản lý hành chính.

- Thực hiện quản lý sự phát triển đô thị theo quy hoạch xây dựng được duyệt, đồng thời tập trung đầu tư khắc phục các tiêu chí, tiêu chuẩn còn hạn chế trên cơ sở rà soát, đánh giá, hiện trạng các đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- Lưu: VT, KT .

E\2016\QD\QH\
phe duyet Ctrinh Phat trien do thi

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tuấn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1445/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1445/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/08/2017
Ngày hiệu lực23/08/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1445/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1445/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hậu Giang 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1445/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hậu Giang 2016 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1445/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hậu Giang
                Người kýNguyễn Văn Tuấn
                Ngày ban hành23/08/2017
                Ngày hiệu lực23/08/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1445/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hậu Giang 2016 2020

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1445/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hậu Giang 2016 2020

                        • 23/08/2017

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 23/08/2017

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực