Quyết định 15/2015/QĐ-UBND

Quyết định 15/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Quyết định 15/2015/QĐ-UBND miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Ninh Thuận đã được thay thế bởi Quyết định 69/2016/QĐ-UBND thu học phí hỗ trợ học tập cơ sở giáo dục quốc dân Ninh Thuận 2016 2021 và được áp dụng kể từ ngày 09/10/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 15/2015/QĐ-UBND miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Ninh Thuận


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2015/QĐ-UBND

Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 12 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ CƠ CHẾ THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;

Căn cứ Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014-2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP;

Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015;

Thực hiện Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;

Thực hiện Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;

Thực hiện Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn khu vực I, II, III thuộc vùng Dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015;

Thực hiện Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2014/NQ-HĐND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định mức thu và vùng thu học phí; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 153/TTr-SGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2015 và Báo cáo kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 1465/BC-STP ngày 15 tháng 9 năm 2014 và văn bản số 1473/BC-STP ngày 17 tháng 9 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính triển khai Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thực hiện kể từ năm học 2014 - 2015; thay thế các Quyết định: Quyết định số 46/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015; Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quy định các khu vực thu học phí, điều chỉnh mức thu và sử dụng học phí đối với các hệ đào tạo của các cấp học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình

 

QUY ĐỊNH

VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ CƠ CHẾ THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN.
(ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2015của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này hướng dẫn thực hiện mức thu và vùng thu học phí; về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm học 2014 - 2015 theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư 20).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với tất cả các loại hình nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo và cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Quy định này áp dụng đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên hệ cử tuyển; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học; học sinh, sinh viên, học viên học chính quy, học liên thông theo hình thức đào tạo chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; học viên học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên theo chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Chương II

CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI ĐÓNG HỌC PHÍ, ĐƯỢC MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

Điều 3. Đối tượng không phải đóng học phí

1. Học sinh tiểu học trường công lập.

2. Học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước, được Ngân sách nhà nước cấp bù học phí.

3. Người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 4. Đối tượng được miễn học phí

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; cụ thể:

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;

b) Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sĩ; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cụ thể:

a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ (hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015).

3. Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn hộ nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân: theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 87/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân và khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20/2012/TTLT-BQP-BTC ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

9. Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

10. Học sinh, sinh viên, học viên học một trong các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước.

11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn:

a) Người dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu;

b) Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định tại các văn bản dưới đây:

- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

- Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015.

- Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

- Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc, công nhận thôn đặc biệt khó khăn khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.

- Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015.

Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135.

- Các quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về danh sách các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn (nếu có).

Khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt danh sách các xã, thôn hoàn thành mục tiêu chương trình thì đối tượng thuộc phạm vi các xã, thôn đó không được hưởng chế độ kể từ khi quyết định có hiệu lực thi hành.

Điều 5. Đối tượng được giảm học phí

1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề.

Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ;

c) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong thời gian 3 năm kể từ ngày tốt nghiệp đi học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 6. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

1. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn hộ nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

Điều 7. Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

1. Việc miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học đối với học sinh mầm non, học sinh phổ thông; 10 tháng/năm học đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Thời gian học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung thì không được cấp bù tiền miễn, giảm học phí.

2. Ngân sách Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập có đối tượng miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế (mức cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo các nhóm ngành nghề quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ).

3. Ngân sách Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học ngoài công lập và cơ sở đào tạo thuộc doanh nghiệp nhà nước (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng đối với giáo dục mầm non, phổ thông; theo mức học phí quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ tương ứng với các nhóm ngành nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học).

4. Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập tại Điều 6 của Quy định này với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.

Điều 8. Không thu học phí có thời hạn

1. Khi xảy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại của từng khu vực, Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiệt hại.

2. Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục trong trường hợp đột xuất quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ VÀ CHI TRẢ KINH PHÍ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

Điều 9. Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập

1. Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục như sau:

- Đối với các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí học mầm non và phổ thông: mẫu đơn theo phụ lục I Thông tư 20.

- Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non và phổ thông: mẫu đơn theo phụ lục II Thông tư 20.

- Đối với các đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: mẫu đơn theo phụ lục III Thông tư 20.

a) Tùy theo từng đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kèm theo đơn là bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:

- Giấy xác nhận thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này do cơ quan quản lý đối tượng người có công hoặc Ủy ban nhân dân xã xác nhận.

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy định này là trẻ em học mẫu giáo, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ; Kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã (Mẫu số 01 - ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy định này là trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật và giấy chứng nhận hộ cận nghèo của Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng có khó khăn về kinh tế.

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy định này.

- Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy định này.

- Giấy chứng nhận được miễn học phí theo Nghị định số 87/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2012/TTLT-BQP-BTC ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Quy định này.

- Giấy khai sinh và giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại khoản 8 Điều 4 Quy định này.

- Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú đối với đối tượng được quy định tại khoản 11 Điều 4 Quy định này.

- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động đối với đối tượng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Quy định này.

- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Quy định này.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học căn cứ vào chuyên ngành học của người học để quyết định miễn, giảm học phí đối với: học sinh, sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; học sinh, sinh viên, học viên học chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh; học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề;

b) Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu phụ lục I và phụ lục II Thông tư 20;

c) Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì hàng năm phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.

2. Trách nhiệm xét duyệt và thẩm định hồ sơ:

a) Đối với trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở: hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo để thẩm định, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí hàng năm;

b) Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc sở giáo dục và đào tạo: hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí hàng năm;

c) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: giám đốc các đại học, thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và học viên; đồng thời lập danh sách học sinh, sinh viên, học viên được miễn, giảm học phí theo mẫu quy định tại phụ lục VII, XI Thông tư 20 báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại phụ lục VIII, XI Thông tư 20 gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm.

Thời gian học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung thì sẽ không được tính trong dự toán để cấp bù tiền miễn, giảm học phí.

Điều 10. Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước

1. Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học phải làm đơn có xác nhận của nhà trường gửi về:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo: đối với trẻ em học mẫu giáo, tiểu học, học sinh học trung học cơ sở (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục IV Thông tư 20; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục II Thông tư 20).

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Đối với học sinh học trung học phổ thông (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục IV Thông tư 20; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục II Thông tư 20).

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: đối với học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (mẫu đơn theo phụ lục V Thông tư 20).

a) Tùy theo từng đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kèm theo đơn là bản sao chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Quy định này. Riêng đối với người học học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (đối với dạy nghề), kèm theo đơn đề nghị miễn, giảm học phí là giấy xác nhận của nhà trường;

b) Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu phụ lục II và phụ lục IV Thông tư 20;

c) Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì hàng năm phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.

2. Trách nhiệm xét duyệt, thẩm định hồ sơ và xác nhận:

a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông: trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xác nhận đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV Thông tư 20;

b) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xác nhận đầy đủ các nội dung được quy định tại Phụ lục V Thông tư 20;

c) Thủ trưởng các cơ sở giáo dục hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã xác nhận trên đơn đề nghị của người học;

d) Đối với các lần cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập các lần sau, người học không phải làm đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu học kỳ mới, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có trách nhiệm cấp cho người học Giấy xác nhận được quy định tại phụ lục VI Thông tư 20.

Chương IV

PHƯƠNG THỨC CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

Điều 11. Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập

Kinh phí thực hiện cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Khi giao dự toán cho các cơ sở giáo dục, cơ quan chủ quản phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

Khi rút dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập phải gửi cơ quan Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (gồm các nội dung: họ tên người học thuộc diện được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường; mức thu học phí của nhà trường; mức học phí miễn, giảm và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp bù).

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền học phí miễn, giảm cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được hạch toán vào tài khoản thu học phí của cơ sở này và được tự chủ sử dụng theo quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 12. Phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở giáo dục và Đào tạo quản lý hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả.

3. Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

4. Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Điều 13. Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông.

3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật, theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chi trả. Thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung sẽ không được tính để chi trả tiền cấp bù miễn, giảm học phí.

4. Kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 10 tháng/năm học (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 5 tháng (đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

5. Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Chương V

CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, PHÂN BỔ, QUYẾT TOÁN VÀ NGUỒN KINH PHÍ CHI TRẢ CẤP BÙ HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

Điều 14. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập

1. Lập dự toán:

Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành, cơ quan Trung ương về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; căn cứ số lượng các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập;

Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương, ngành gửi Sở Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch. Cụ thể như sau:

1.1. Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục công lập:

a) Cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập căn cứ mức thu học phí do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 9 của Quy định này) như sau:

- Đối với trường mầm non và trung học cơ sở: gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

- Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập căn cứ mức thu học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo của trường (không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ) và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan chủ quản thẩm định, tổng hợp gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;

1.2. Hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng tại Điều 6 của Quy định này.

Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập được quy định (70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác, …) và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách bao gồm cả các đối tượng học công lập và ngoài công lập (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Quy định này), thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;

1.3. Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước.

a) Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập trong vùng kèm theo quy định này và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường mầm non và trung học cơ sở ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 10 của Quy định này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập trong vùng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 10 của Quy định này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo được quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập và thuộc các doanh nghiệp nhà nước để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 10 của Quy định này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.

1.4. Căn cứ tổng hợp danh sách, kinh phí thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở; đồng thời gửi Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp bố trí kinh phí.

Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp số đối tượng, nhu cầu kinh phí để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phụ lục số IX, X, XI, XII Thông tư 20).

2. Phân bổ dự toán: căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân bổ kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo theo chế độ quy định.

3. Quản lý và quyết toán kinh phí:

a) Các cơ quan, đơn vị được giao kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí đúng mục đích, theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và gửi báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách này về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng 7 hàng năm làm căn cứ xác định, bố trí dự toán kinh phí của năm kế hoạch;

b) Số liệu quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập được tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị và được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

Điều 15. Nguồn kinh phí

1. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Quy định này được giao trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của tỉnh và do ngân sách trung ương hỗ trợ 100% để các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho người học.

2. Ngân sách của tỉnh cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho người học theo quy định.

3. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý.

4. Trường hợp kết thúc năm ngân sách, phần ngân sách thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Quy định này mà chưa sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, không được sử dụng cho mục đích khác.

Chương VI

QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ CÔNG KHAI HỌC PHÍ

Điều 16. Mức thu và vùng thu học phí

1. Mức thu và vùng thu học phí đối với các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Quy định này.

2. Đối với hệ đào tạo khác:

a) Học phí học đối với sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên, các lớp cấp chứng chỉ, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác (ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ, ...): các cơ sở được thu theo thỏa thuận giữa cơ sở giáo dục với người học đảm bảo đủ chi phí hoạt động cho từng lớp, ngành học;

b) Học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, nếu được phép của cấp có thẩm quyền liên kết mở các lớp (hệ vừa làm, vừa học) thì thu mức quy định của giám đốc các đại học, hiệu trưởng và thủ trưởng các trường, các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;

c) Đối với các ngành đào tạo (ngoài sư phạm): thủ trưởng các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh áp dụng vào trần học phí của từng năm học quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ đối với hệ công lập theo nhóm ngành đào tạo để quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo đảm bảo đủ chi phí hoạt động cho từng lớp, ngành học;

d) Học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của các doanh nghiệp nhà nước: Căn cứ vào chi phí đào tạo, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức học phí cho các nhóm ngành theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi thực hiện. Riêng đối với các chuyên ngành đào tạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ, mức học phí phải theo khung quy định của Nghị đinh 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ. Mức học phí phải công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học để người học biết trước khi tuyển sinh (trường hợp người học thuộc diện miễn giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước sẽ cấp bù học phí theo mức trần học phí tương ứng với các nhóm ngành, nghề quy đinh tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ);

e) Học phí đào tạo theo tín chỉ: mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ =

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ toàn khóa

g) Học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao: Các cơ sở giáo dục công lập chủ động xây dựng mức thu học phí tương xứng để trang trải kinh phí đào tạo trình cấp có thẩm quyền cho phép và phải công khai mức học phí cho người học trước khi tuyển sinh;

h) Học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam do các cơ sở giáo dục quyết định.

Điều 17. Sử dụng học phí

1. Cơ sở giáo dục công lập được sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện việc trích từ nguồn thu để chi bổ sung tiền lương và các khoản theo lương theo quy định của Nhà nước về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương. Trong trường hợp thiếu kinh phí chi hoạt động thường xuyên sau khi đơn vị đã cân đối nguồn thu học phí còn lại, các đơn vị báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp đề xuất Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định bổ sung.

2. Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.

3. Một số định mức chi cụ thể theo loại hình đào tạo

a) Phí học nghề phổ thông: nguồn thu được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động hướng nghiệp và nghề phổ thông như mua vật tư, vật liệu, chi công tác văn phòng, chi tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Nhà nước; chi tăng thu nhập cho người lao động và chi khác;

b) Mức chi giờ giảng các lớp giáo dục thường xuyên trung học phổ thông (bổ túc văn hoá cũ)

Tổ chức lớp vào ban ngày tối đa là 48.000 đồng/tiết và ban đêm tối đa là 70.000 đ/tiết theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng.

Tùy theo khả năng nguồn thu mà thủ trưởng các cơ sở giáo dục có thể điều chỉnh mức chi giờ giảng thấp hơn mức chi trên, nhằm đảm bảo nguồn thu đáp ứng các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Cơ cấu trong mức chi này, bao gồm: tiền giảng trên lớp, tiền chấm bài, các loại phụ cấp, trợ cấp, các loại bảo hiểm và kinh phí công đoàn, chi phí đi lại, các chi phí khác để hoàn thành công tác giảng dạy của bộ môn (trừ các khoản chi cho công tác chủ nhiệm lớp, chi phí thí nghiệm, thực hành, các thiết bị và tài liệu chuyên môn trên lớp).

Nếu Nhà nước thay đổi về hệ số lương khởi điểm hoặc mức lương cơ sở hoặc các chế độ chính sách liên quan khác thì đơn vị được quyền điều chỉnh mức chi cho giờ giảng theo tỷ lệ tương ứng với mức tăng.

Điều 18. Quản lý tiền học phí và chế độ báo cáo

1. Cơ sở giáo dục công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào Kho bạc Nhà nước nơi giao địch. Cơ sở giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để đăng ký hoạt động.

2. Các cơ sở giáo dục thuộc mọi loại hình đều có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê học phí theo các quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.

3. Thu chi học phí của cơ sở giáo dục công lập phải tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước hằng năm.

Điều 19. Công khai học phí

Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai mức học phí theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thời điểm thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập tại Quy định này được tính hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập nhu cầu cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Tài chính cấp bổ sung ngân sách.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Đối với đối tượng thuộc diện được miễn học phí là học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên): Sở giáo dục và Đào tạo thực hiện chi trả kinh phí đào tạo (bao gồm tiền học phí, học bổng và trợ cấp) trên cơ sở hợp đồng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên tịch s 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.

2. Các đối tượng thuộc diện được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập tại Quy định này mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.

3. Học sinh, sinh viên, học viên thuộc diện được miễn, giảm học phí nếu đồng thời học ở nhiều cơ sở giáo dục hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một trường thì được hưởng một chế độ ưu đãi.

4. Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên, học viên trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học.

5. Không áp dụng chế độ miễn, giảm học phí đối với trường hợp đang hưởng lương và sinh hoạt phí khi đi học, các trường hợp học sau đại học (trừ đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 4 Quy định này).

6. Các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tiếp tục chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho năm học 2012 - 2013 đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đã nộp đầy đủ hồ sơ trước ngày 31 tháng 8 năm 2013 nhưng chưa được nhận tiền hỗ trợ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.

Các nội dung khác chưa quy định tại Quy định này thì vẫn thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011-2012 đến năm học 2014 - 2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các ngành, địa phương, đơn vị nghiên cứu phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC I

MỨC THU HỌC PHÍ ĐỐI VỚI HỌC SINH - SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: đồng

STT

Cấp học

Vùng 1

(thành thị)

Vùng 2

(nông thôn)

Vùng 3

(miền núi, vùng bãi ngang, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn)

Ghi chú

I

Cấp mầm non

 

 

 

 

1

Nhà trẻ 2 buổi

60.000

30.000

15.000

Mức thu tính cho 1 cháu/tháng

2

Mẫu giáo 1 buổi

40.000

15.000

8.000

3

Mẫu giáo 2 buổi

60.000

30.000

15.000

4

Mẫu giáo 5 tuổi

30.000

15.000

8.000

5

Mầm non bán trú

80.000

40.000

20.000

6

Mầm non trọng điểm cấp tỉnh, thành phố và trường đạt chuẩn

150.000

72.000

35.000

7

Mầm non trọng điểm cấp huyện và trường đạt chuẩn

120.000

60.000

30.000

II

Cấp trung học

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

25.000

15.000

8.000

Mức thu tính cho 1 học sinh/ tháng

2

Trung học phổ thông

50.000

25.000

12.000

3

3. Phí học nghề phổ thông

 

 

 

 

- Cấp trung học cơ sở

15.000

10.000

5.000

 

- Cấp trung học phổ thông

20.000

15.000

8.000

4

Giáo dục thường xuyên (BTVH)

 

 

 

 

- Cấp trung học cơ sở

60.000

45.000

25.000

 

- Cấp trung học phổ thông

150.000

80.000

40.000

III

Trường CĐSP (hệ chính quy)

 

 

 

Mức thu tính cho 1 hs-sv/tháng; thời gian đào tạo 10 tháng/năm

1

Cao đẳng sư phạm

440.000

 

2

Trung cấp sư phạm

385.000

 

 

PHỤ LỤC II

BẢNG PHÂN VÙNG THU HỌC PHÍ CÁC CẤP HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

STT

Tên xã, phường

Các thị trấn, xã, phường, thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Vùng 1

(thành thị)

Vùng 2

(nông thôn)

Vùng 3

(miền núi, vùng bãi ngang, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn)

 

Toàn tỉnh 65 xã, phường, thị trấn (402 thôn, khu phố)

148 thôn, khu phố

(05 thôn, 143 khu phố)

159 thôn, khu phố

(158 thôn, 01 khu phố)

95 thôn

I

Thành phố Phan Rang–Tháp Chàm

05 thôn, 111 khu phố

01 thôn

 

 

16 xã, phường

1. Phường Bảo An

1. Thôn Phú Thọ

 

 

2. Phường Đô Vinh

 

 

 

3. Phường Phước Mỹ

 

 

 

4. Phường Phủ Hà

 

 

 

5. Phường Thanh Sơn

 

 

 

6. Phường Mỹ Hương

 

 

 

7. Phường Kinh Dinh

 

 

 

8. Phường Tấn Tài

 

 

 

9. Phường Đài Sơn

 

 

 

10. Phường Đạo Long

 

 

 

11. Xã Thành Hải

 

 

 

12. Phường Văn Hải

 

 

 

13. Phường Mỹ Hải

 

 

 

14. Phường Đông hải

 

 

 

15. Phường Mỹ Đông

 

 

 

16. Phường Mỹ Bình

 

 

II

Huyện Bác Ái

 

 

38 thôn

1

Xã Phước Bình

 

 

1. Thôn Bạc Rây 1

 

(06 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Bạc Rây 2

 

 

 

 

3. Thôn Bố Lang

 

 

 

 

4. Thôn Hành Rạc 2

 

 

 

 

5. Thôn Hành Rạc 1

 

 

 

 

6. Thôn Gia É

2

Xã Phước Chính

 

 

1. Thôn Suối Rớ

 

(03 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Suối Khô

 

 

 

 

3. Thôn Núi Rây

3

Xã Phước Đại

 

 

1. Thôn Tà Lú 2

 

(05 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Tà Lú 3

 

 

 

 

3. Thôn Ma Hoa

 

 

 

 

4. Thôn Châu Đắc

 

 

 

 

5. Thôn Tà Lú 1

4

Xã Phước Hoà

 

 

1. Thôn Tà Lọt

 

(02 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Chà Panh

5

Xã Phước Tân

 

 

1. Thôn Đá Trắng

 

(03 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Ma Ty

 

 

 

 

3. Thôn Ma Lâm

6

Xã Phước Thắng

 

 

1. Thôn Chà Đung

 

(04 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Ma Oai

 

 

 

 

3. Thôn Ma Ty

 

 

 

 

4. Thôn Ha Lá Hạ

7

Xã Phước Thành

 

 

1. Thôn Ma Nai

 

(05 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Ma Dú

 

 

 

 

3. Thôn Ma Rớ

 

 

 

 

4. Thôn Suối Lỡ

 

 

 

 

5. Thôn Đá Ba Cái

8

Xã Phước Tiến

 

 

1. Thôn Trà Co 1

 

(06 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Trà Co 2

 

 

 

 

3. Thôn Suối Đá

 

 

 

 

4. Thôn Đá Bàn

 

 

 

 

5. Thôn Suối Rua

 

 

 

 

6. Thôn Mã Tiền

9

Thôn Phước Trung

 

 

1. Thôn Rã Giữa

 

(04 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Tham Dú

 

 

 

 

3. Thôn Đồng Dày

 

 

 

 

4. Thôn Rã Trên

III

Huyện Ninh Sơn

08 khu phố

29 thôn

24 thôn

1

Xã Mỹ Sơn

 

1. Thôn Phú Thạnh

1. Thôn Mỹ Hiệp

 

(06 thôn)

 

2. Thôn Phú Thuỷ

2. Thôn Nha Húi

 

 

 

3. Thôn Phú Thuận

 

 

 

 

4. Thôn Tân Mỹ

 

2

Xã Lâm Sơn

 

1. Thôn Lâm Hoà

1. Thôn Gòn 1

 

(10 thôn)

 

2. Thôn Lâm Bình

2. Thôn Gòn 2

 

 

 

3. Thôn Lâm Phú

3. Thôn Tầm Ngân 1

 

 

 

4. Thôn Lâm Quý

4. Thôn Tầm Ngân 2

 

 

 

5. Thôn Tân Bình

5. Thôn Lập Lá

3

Xã Lương Sơn

 

1. Thôn Trà Giang 1

1. Thôn Trà Giang 2

 

(06 thôn)

 

2. Thôn Trà Giang 3

2. Thôn Trà Giang 4

 

 

 

3. Thôn Tân Lập 1

 

 

 

 

4. Thôn Tân Lập 2

 

4

Xã Quảng Sơn

 

1. Thôn La Vang 1

1. Thôn Lương Giang

 

(09 thôn)

 

2. Thôn La Vang 2

 

 

 

 

3. Thôn Hạnh Trí 1

 

 

 

 

4. Thôn Hạnh Trí 2

 

 

 

 

5. Thôn Thạch Hà 1

 

 

 

 

6. Thôn Thạch Hà 2

 

 

 

 

7. Thôn Triệu Phong 1

 

 

 

 

8. Thôn Triệu Phong 2

 

5

Xã Hoà Sơn

 

 

1. Thôn Tân Bình

 

(06 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Tân Hiệp

 

 

 

 

3. Thôn Tân Định

 

 

 

 

4. Thôn Tân Lập

 

 

 

 

5. Thôn Tân Hoà

 

 

 

 

6. Thôn Tân Tiến

6

Xã Ma Nới

 

 

1. Thôn Ú

 

(06 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Hà Dài

 

 

 

 

3. Thôn Do

 

 

 

 

4. Thôn Tà Nôi

 

 

 

 

5. Thôn Gia Rót

 

 

 

 

6. Thôn Gia Hoa

7

Thị trấn Tân Sơn

 

 

 

 

(08 khu phố)

Khu phố 1,2,3,4,5,6,7,8

 

 

8

Xã Nhơn Sơn

 

1. Thôn Đắc Nhơn 1

1.Thôn Láng Ngựa

 

(10 thôn)

 

2. Thôn Đắc Nhơn 2

2.Thôn Núi Ngỗng

 

 

 

3. Thôn Đắc Nhơn 3

 

 

 

 

4. Thôn Lương Cang 1

 

 

 

 

5. Thôn Lương Cang 2

 

 

 

 

6. Thôn Lương Tri

 

 

 

 

7. Thôn Nha Hố 1

 

 

 

 

8. Thôn Nha Hố 2

 

IV

Huyện Thuận Bắc

 

16 thôn

16 Thôn

1

Xã Lợi Hải

 

1. Thôn Kiền Kiền 1

1. Thôn Suối Đá

 

(06 thôn)

 

2. Thôn Kiền Kiền 2

2. Thôn Ấn Đạt

 

 

 

3. Thôn Bà Râu 1

 

 

 

 

4. Thôn Bà Râu 2

 

2

Xã Công Hải

 

1. Thôn Xóm Đèn

 

 

(09 thôn)

 

2. Thôn Suối Vang

 

 

 

 

3. Thôn Suối Giếng

 

 

 

 

4. Thôn Ka Rôm

 

 

 

 

5. Thôn Hiệp Kiết

 

 

 

 

6. Thôn Hiệp Thành

 

 

 

 

7. Thôn Bình Tiên

 

 

 

 

8. Thôn Ba Hồ

 

 

 

 

9. Thôn Giác Lan

 

3

Xã Phước Kháng

 

 

1. Thôn Đá Liệt

 

(05 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Cầu Đá

 

 

 

 

3. Thôn Đá Mài Trên

 

 

 

 

4. Thôn Đá Mài Dưới

 

 

 

 

5. Thôn Suối Le

4

Xã Phước Chiến

 

 

1. Thôn Đầu Suối A

 

(05 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Đầu Suối B

 

 

 

 

3. Thôn Động Thông

 

 

 

 

4. Thôn Ma Trai

 

 

 

 

5. Thôn Tập Lá

5

Xã Bắc Sơn

 

 

1. Thôn Xóm Bằng

 

(04 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Xóm Bằng II

 

 

 

 

3. Thôn Bĩnh Nghĩa

 

 

 

 

4. Thôn Láng Me

6

Xã Bắc Phong

 

1. Thôn Ba Tháp

 

 

(03 thôn)

 

2. Thôn Mỹ Nhơn

 

 

 

 

3. Thôn Gò Sạn

 

V

Huyện Ninh Hải

09 khu phố

38 thôn, 01 khu phố

02 thôn

1

Thị trấn Khánh Hải

1. Khu phố Ninh Chữ 1

1. Khu phố Cà Đú

 

 

(10 khu phố)

2. Khu phố Ninh Chữ 2

 

 

 

 

3. Khu phố Khánh Chữ 1

 

 

 

 

4. Khu phố Khánh Chữ 2

 

 

 

 

5. Khu phố Khánh Giang

 

 

 

 

6. Khu phố Khánh Sơn 1

 

 

 

 

7. Khu phố Khánh Sơn 2

 

 

 

 

8. Khu phố Khánh Tân

 

 

 

 

9. Khu phố Khánh Hiệp

 

 

2

Xã Tri Hải

 

1. Thôn Khánh Tường

 

 

(05 thôn)

 

2. Thôn Tri Thuỷ 1

 

 

 

 

3. Thôn Tri Thuỷ 2

 

 

 

 

4. Thôn Tân An

 

 

 

 

5. Thôn Khánh Hội

 

3

Xã Hộ Hải

 

1. Thôn Đá Bắn

 

 

(04 thôn)

 

2. Thôn Gò Gũ

 

 

 

 

3. Thôn Hộ Diêm

 

 

 

 

4. Thôn Lương Cách

 

4

Xã Nhơn Hải

 

1. Thôn Khánh Tân

 

 

(06 thôn)

 

2. Thôn Mỹ Tường 1

 

 

 

 

3. Thôn Mỹ Tường 2

 

 

 

 

4. Thôn Khánh Nhơn 1

 

 

 

 

5. Thôn Khánh Nhơn 2

 

 

 

 

6. Thôn Khánh Phước

 

5

Xã Vĩnh Hải

 

1. Thôn Mỹ Hoà

1. Thôn Cầu Gãy

 

(05 thôn)

 

2. Thôn Thái An

2. Thôn Đá Hang

 

 

 

3. Thôn Vĩnh Hy

 

6

Xã Thanh Hải

 

1. Thôn Mỹ Hiệp

 

 

(04 thôn)

 

2. Thôn Mỹ Tân 1

 

 

 

 

3. Thôn Mỹ Tân 2

 

 

 

 

4. Thôn Mỹ Phong

 

7

Xã Xuân Hải

 

1. Thôn An Hoà

 

 

(09 thôn)

 

2. Thôn Thành Sơn

 

 

 

 

3. Thôn An Xuân 1

 

 

 

 

4. Thôn An Xuân 2

 

 

 

 

5. Thôn An Xuân 3

 

 

 

 

6. Thôn An Nhơn

 

 

 

 

7. Thôn Phước Nhơn 1

 

 

 

 

8. Thôn Phước Nhơn 2

 

 

 

 

9. Thôn Phước Nhơn 3

 

8

Xã Phương Hải

 

1. Thôn Phương Cựu 1

 

 

(03 thôn)

 

2. Thôn Phương Cựu 2

 

 

 

 

3. Thôn Phương Cựu 3

 

9

Xã Tân Hải

 

1. Thôn Gò Thao

 

 

(04 thôn)

 

2. Thôn Gò Đền

 

 

 

 

3. Thôn Thủy Lợi

 

 

 

 

4. Thôn Hòn Thiêng

 

V

Huyện Thuận Nam

 

28 thôn

10 thôn

1

Xã Phước Hà

 

 

1. Thôn Giá

 

(05 thôn; xã khu vực III)

 

 

2. Thôn Trà Nô

 

 

 

 

3. Thôn Tân Hà

 

 

 

 

4. Thôn Là A

 

 

 

 

5. Thôn Rồ Ôn

2

Xã Nhị Hà

 

1. Thôn Nhị Hà 1

 

 

(03 thôn)

 

2. Thôn Nhị Hà 2

 

 

 

 

3. Thôn Nhị Hà 3

 

3

Xã Phước Nam

 

1. Thôn Văn Lâm 1

 

 

(07 thôn)

 

2. Thôn Văn Lâm 2

 

 

 

 

3. Thôn Văn Lâm 3

 

 

 

 

4. Thôn Văn Lâm 4

 

 

 

 

5. Thôn Nho Lâm

 

 

 

 

6. Thôn Phước Lập

 

 

 

 

7. Thôn Tam Lang

 

4

Xã Phước Ninh

 

1. Thôn Vụ Bổn

 

 

(04 thôn)

 

2. Thôn Hiếu Thiện

 

 

 

 

3. Thôn Tân Bổn

 

 

 

 

4. Thôn Thiện Đức

 

5

Xã Phước Minh

 

1. Thôn Quán Thẻ 1

 

 

(04 thôn)

 

2. Thôn Quán Thẻ 2

 

 

 

 

3. Thôn Quán Thẻ 3

 

 

 

 

4. Thôn Lạc Tiến

 

6

Xã Phước Diêm

 

1. Thôn Thương Diêm 1

 

 

(05 thôn)

 

2. Thôn Thương Diêm 2

 

 

 

 

3. Thôn Lạc Tân 1

 

 

 

 

4. Thôn Lạc Tân 2

 

 

 

 

5. Thôn Lạc Tân 3

 

7

Xã Cà Ná

 

1. Thôn Lạc Nghiệp 1

 

 

(05 thôn)

 

2. Thôn Lạc Nghiệp 2

 

 

 

 

3. Thôn Lạc Sơn 1

 

 

 

 

4. Thôn Lạc Sơn 2

 

 

 

 

5. Thôn Lạc Sơn 3

 

8

Xã Phước Dinh

 

 

1. Thôn Sơn Hải 1

 

(05 thôn; xã bãi ngang)

 

 

2. Thôn Sơn Hải 2

 

 

 

 

3. Thôn Từ Thiện

 

 

 

 

4. Thôn Vĩnh Tường

 

 

 

 

5. Thôn Bầu Ngứ

V

Huyện Ninh Phước

15 khu phố

46 thôn

05 thôn

1

Xã Phước Thái

 

1. Thôn Như Bình

1. Thôn Tà Dương

 

(08 thôn)

 

2. Thôn Đá Trắng

 

 

 

 

3. Thôn Thái Dao

 

 

 

 

4. Thôn Hoài Trung

 

 

 

 

5. Thôn Như Ngọc

 

 

 

 

6. Thôn Thái Hoà

 

 

 

 

7. Thôn Hoài Ni

 

2

Xã Phước Vinh

 

1. Thôn Liên Sơn 1

 

 

(05 thôn)

 

2. Thôn Liên Sơn 2

 

 

 

 

3. Thôn Bảo Vinh

 

 

 

 

4. Thôn Phước An 1

 

 

 

 

5. Thôn Phước An 2

 

3

Xã Phước Sơn

 

1. Thôn PhướcThiện 1

 

 

(06 thôn)

 

2. Thôn PhướcThiện 2

 

 

 

 

3. Thôn PhướcThiện 3

 

 

 

 

4. Thôn Ninh Quý 1

 

 

 

 

5. Thôn Ninh Quý 2

 

 

 

 

6. Thôn Ninh Quý 3

 

4

Xã Phước Thuận

 

1. Thôn Thuận Hoà

 

 

(07 thôn)

 

2. Thôn Thuận Lợi

 

 

 

 

3. Thôn Phước Khánh

 

 

 

 

4. Thôn Phước Lợi

 

 

 

 

5. Thôn Vạn Phước

 

 

 

 

6. Thôn Hiệp Hoà

 

 

 

 

7. Thôn Phú Nhuận

 

5

Xã Phước Hải

 

 

1. Thôn Từ Tâm 1

 

(04 thôn; xã bãi ngang)

 

 

2. Thôn Từ Tâm 2

 

 

 

 

3. Thôn Hoà Thủy

 

 

 

 

4. Thôn Thành Tín

6

Xã Phước Hữu

 

1. Thôn Hữu Đức

 

 

(07 thôn)

 

2. Thôn Tân Đức

 

 

 

 

3. Thôn Thành Đức

 

 

 

 

4. Thôn Hậu sanh

 

 

 

 

5. Thôn La Chữ

 

 

 

 

6. Thôn Mông Đức

 

 

 

 

7. Thôn Nhuận Đức

 

7

Xã Phước Hậu

 

1. Thôn Hiếu Lễ

 

 

(07 thôn)

 

2. Thôn Phước Đồng 1

 

 

 

 

3. Thôn Phước Đồng 2

 

 

 

 

4. Thôn Hoài Nhơn

 

 

 

 

5. Thôn Chất Thường

 

 

 

 

6. Thôn Trường Sanh

 

 

 

 

7. Thôn Trường Thọ

 

8

Xã An Hải

 

1. Thôn Tuấn Tú

 

 

(07 thôn)

 

2. Thôn Nam Cương

 

 

 

 

3. Thôn Hoà Thạnh

 

 

 

 

4. Thôn An Thạnh 1

 

 

 

 

5. Thôn An Thạnh 2

 

 

 

 

6. Thôn Long Bình 1

 

 

 

 

7. Thôn Long Bình 2

 

9

Thị trấn Phước Dân

1. Phú Quý:KP1,2,3,4,5,14

 

 

 

(15 khu phố)

2. Bình Quý: KP 8,9,10,15

 

 

 

 

3. Mỹ Nghiệp: KP 11,13

 

 

 

 

4. Vĩnh Thuận: KP 7, 12

 

 

 

 

5. KP Chung Mỹ: KP 6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 15/2015/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu15/2015/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/02/2015
Ngày hiệu lực22/02/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 22/03/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 15/2015/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 15/2015/QĐ-UBND miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Ninh Thuận


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 15/2015/QĐ-UBND miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Ninh Thuận
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu15/2015/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Thuận
              Người kýLê Văn Bình
              Ngày ban hành12/02/2015
              Ngày hiệu lực22/02/2015
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcGiáo dục
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 22/03/2017
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản gốc Quyết định 15/2015/QĐ-UBND miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Ninh Thuận

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 15/2015/QĐ-UBND miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập Ninh Thuận