Quyết định 153/QĐ-UBND

Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động của thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 theo Quyết định 2471/QĐ-TTg

Nội dung toàn văn Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động của thành phố Hồ Chí Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 153/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2471/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 07 năm 2012 của Thtướng Chính phủ vban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 54/SCT-XNKXTCT ngày 03 tháng 01 năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch hành động ca thành phố thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020; định hướng đến 2030 theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của thành phố thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Thủ trưởng các Sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các Tổng Công ty, Công ty Mẹ - Con trực thuộc thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung của Kế hoạch hành động này để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, nhằm thực hiện Kế hoạch hành động của thành phố thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đạt hiệu quả cao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

 

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Thống kê, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, các Tổng Giám đốc các Tổng Công ty và Công ty mẹ, con trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Thủ trưởng các Sở - ngành liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
-
Bộ Tài chính, B Công thương;
-
Thường trực Thành ủy;
-
Thường trực HĐND thành phố;
-
TTUB: CT, các PCT;
-
Phòng TMCN Việt Nam Chi nhánh TP,
-
Trung Tâm WTO;
-
Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp;
-
Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Công nghiệp;
-
Công ty Phát triển Công nghiệp Sài gòn;
-
Hiệp Hội Doanh nghiêp TP;
-
Hội Tin học thành ph;
-
Hội Lương thực - Thực phẩm thành phố;
-
Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao;
-
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ;
-
VPUB: CPVP;
-
Các Phòng CV, TCTMDV (3b);
-
Lưu: VT, (TM/Hg).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn
Thị Hồng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2471/QĐ-TTG NGÀY 28/12/2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành theo Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 10/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

I. KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA THÀNH PHỐ THỜI KỲ 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 TẬP TRUNG VÀO CÁC NỘI DUNG CHÍNH NHƯ SAU:

- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố để góp phần hoàn thành mục tiêu Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với thế mạnh của Thành phố góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

- Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế theo hướng xã hội hóa và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất; đặc biệt sản xuất các mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần hạn chế nhập khẩu và tiến tới cân bằng cán cân thương mại

- Đẩy mạnh xuất nhập khẩu trên cơ sở đa dạng hóa thị trường, gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước. Tập trung khai thác các thị trường trọng tâm phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng ngành hàng.

II. MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA THÀNH PHỐ THỜI KỲ 2011-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030:

1. Mục tiêu phấn đấu thực hiện:

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không kể dầu thô bình quân 12,5%/năm trong thời kỳ 2011-2020 (cả nước tăng bình quân 11- 12%), trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 13%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 12%/năm.

- Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân 11%/năm trong thời kỳ 2011-2020 (cả nước bình quân 10 - 11%/năm), trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 12%/năm (cả nước bình quân dưới 11%/năm); giai đoạn 2016- 2020 tăng bình quân 10%/năm (cả nước bình quân dưới 10%/năm).

- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thực hiện chính sách của Chính phủ giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức hp lý và hướng đến cân bằng cán cân thương mại.

2. Định hướng về xuất nhập khẩu của Thành phố giai đoạn 2011-2020 và giai đoạn đến năm 2030:

2.1. Định hướng xuất khẩu

- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với thế mạnh của Thành phố.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu; đẩy mạnh các phương thức kinh doanh dịch vụ xuất khẩu.

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: Tiếp tục đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng chú ý tập trung xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến tinh, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Trọng tâm là các mặt hàng thủy hải sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hạt điu, chè, thực phẩm chế biến; ngoài ra, giai đoạn tới có thể phát triển xuất khẩu một số mặt hàng tiềm năng như cá cảnh, cá sấu, trăn và rau, hoa, củ quả... Do sản xuất nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích, khả năng khai thác, đánh bắt có hạn và yếu tố thời tiết tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm ở mức 11,9%/năm trong thời kỳ 5 năm 2011-2015. Vì vậy, kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỉ trọng của nhóm sẽ chịu sự chi phi của các nhóm ngành hàng khác có quy mô kim ngạch lớn hơn và tc độ tăng cao nên giảm dần từ 25,5% năm 2011 xuống còn 23,1% vào năm 2015. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu xuất khẩu từ 24,3% năm 2011 xuống còn 15% vào năm 2020.

- Nhóm hàng: công nghiệp chế biến, chế tạo: Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và cht xám cao (nhóm sản phẩm công nghệ thông tin, sản phẩm cơ khí chính xác, linh kiện điện tử, thiết bị điện t..) phát triển công nghip hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Đi với các sản phẩm hiện đang gia công cao (dệt may, da giày) chuyển dần sang hình thức tự thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu; từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo trong cơ cấu xuất khẩu là 62% vào năm 2020.

Nhóm dịch vụ xuất khẩu: Thành phố có nhiều lợi thế và thuận lợi để phát triển dịch vụ xuất khẩu như: dịch vụ logistic, dịch vụ xuất khẩu phần mềm, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ công nghệ cao ... cần tập trung xây dựng cơ chế, giải pháp để thúc đẩy (trong đó dịch vụ máy tính và thông tin bao gồm các sản phẩm phn mềm, nội dung số có nhiều ưu thế trong cơ cấu chuyển dịch hàng xuất khẩu của Thành phố). Định hướng đến năm 2020 chiếm khoảng 12% trong kim ngạch xuất khẩu.

- Nhóm hàng xuất khẩu mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): cập nhật thường xuyên các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp) nhưng tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định hướng đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 8% trong kim ngạch xuất khẩu.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu theo đó giữ vững, khai thác và cập nhật thường xuyên nhu cầu thị hiếu các thị trường lớn, mở rộng tìm kiếm các thị trường mới; duy trì và phát triển các thị trường khu vực; đặc biệt các thị trường có chung biên giới.

2.2. Định hướng nhập khẩu

- Định hướng nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; đảm bảo nhập khẩu ổn định các nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất, theo đó việc khai thác, sản xuất các mặt hàng này trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.

- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường thành phố đang nhập siêu cao.

III. CÁC GIẢI PHÁP HÀNH ĐỘNG TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA THÀNH PHỐ TỪ 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030:

1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1. Phát triển sản xuất công nghiệp:

- Tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cu công nghiệp, trong đó tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho 4 ngành trọng yếu của Thành phố gồm cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất và chế biến tinh lương thực thực phẩm.

- Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 - 2015 được y ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012.

- Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu đầu mối, trong đó, tập trung cung ứng nguyên, phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện t, cơ khí.

- Xây dựng đề án khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, công ngh cao.

1.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp:

- Xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp liên kết tạo vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Triển khai các chương trình hợp tác, liên doanh liên kết giữa các địa phương trong vùng để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; liên kết sản xuất - chế biến tại chỗ phục vụ xuất khẩu.

- Xây dựng chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 279/QĐ-TTg ngày 07/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

1.3. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

Triển khai thực hiện Quyết định 5212/QĐ-UBND ny 09/10/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình chuyn dịch cơ cấu hàng xuất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015. Theo đó phát triển xuất khẩu theo hướng tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư sản xuất các mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với thế mạnh của thành phố.

2. Phát triển thị trường xuất nhập khẩu

- Xây dựng chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường. Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng đim và có nhiều tiềm năng theo các mục tiêu, nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia.

- Xây dựng Chương trình cung cấp thông tin về thị trường xuất nhập khẩu, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, cung cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả. Đặc biệt, là các thị trường Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định giao thương.

3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Tiếp tục xây dựng Trung tâm logistics tại Cảng Cát Lái (do Công ty phát triển khu công nghiệp Sài Gòn thực hiện); hoàn thành đề án khu bảo thuế trong Khu công nghệ cao; thực hiện Chương trình Hải quan điện tử góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; thực hiện Chương trình thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015, nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động mua bán hàng hóa theo phương thức thương mại điện tử.

4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu:

- Tập trung xây dựng chuẩn hóa các chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn và quy chun quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp về xuất nhập khẩu theo hướng gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.

5. Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu

Xây dựng chương trình theo hướng xã hội hóa và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần hạn chế nhập khẩu.

6. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng

- Xây dựng: Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó chú trọng áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng Đề án nâng cao hoạt động thông tin ngành hàng, xúc tiến thương mại của các hội chuyên ngành. Đề cao vai trò liên kết giữa các hội viên, đại diện và bảo vệ lợi ích của các hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

7. Kiểm soát nhập khẩu

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần hạn chế nhập khẩu (nội dung này đã được xây dựng thành chương trình tại điểm 5 mục III).

- Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại trong nước phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, tạo hội kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu với doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và hàng hóa này.

- Xây dựng giải pháp về hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu sản phẩm, công nghệ lạc hậu.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu, kiểm tra chặt chẽ sau thông quan, tăng cường kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại.

- Nghiên cứu đề xuất các tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa nhập khẩu cần thiết; hướng đến việc ký kết các cam kết truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nhập khẩu với các nước để kiểm soát nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng (Sở Khoa học và Công nghệ đang triển khai thực hiện).

- Thường xuyên theo dõi, thống kê các mặt hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm, phân bón, sắt thép,... nhập khẩu có biến động lớn về kim ngạch, tổ chức phân tích, đánh giá tình hình nhập khẩu, báo cáo y ban nhân dân Thành phố, Bộ Công Thương để có cơ sở kiểm soát, quản lý kịp thời.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Để triển khai thực hiện 07 nhóm giải pháp được nêu trên, y ban nhân dân thành phố phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị (phụ lục đính kèm).

2. Trên cơ sở Kế hoạch này, các đơn vị chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình, đề án chi tiết và dự toán kinh phí triển khai thực hiện gửi về Sở Công Thương, Sở Tài chính trong quý 1 năm 2013. Sở Công Thương chủ trì phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư mời các sở ngành liên quan thông qua nội dung chương trình, đề án thực hiện, Sở Tài chính thẩm định kinh phí trình y ban nhân dân thành phố. Đối với các Chương trình, Đán đang triển khai thực hiện đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện và báo cáo kết quả cho y ban nhân dân Thành phố.

3. Định kỳ hàng quý, các đơn vị được phân công thực hiện các chương trình có báo cáo tiến độ triển khai, kết quả thực hiện vSở Công Thương vào ngày 20 của tháng đầu quý kế tiếp để tổng hợp báo cáo y ban nhân dân thành phố.

4. Sở Công Thương chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ triển khai thực hiện đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện các mục tiêu được nêu trong Kế hoạch./.

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Chương trình/Đề án

Đơn vị chủ trì triển khai

Cơ quan phối hợp

Nội dung triển khai

Thời gian hoàn thành

I

Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1

Phát triển sản xuất công nghiệp:

1

Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

Hội Tin học thành ph, các sở - ngành, các Công viên phần mềm, Khu Công nghệ cao thành phố, các doanh nghiệp

Tiếp tục triển khai thực hiện theo Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28/6/2012

Giai đoạn 2011-2015

2

Chương trình phát triển công nghệ vi mạch thành phố Hồ Chí Minh

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

Tiếp tục triển khai thực hiện theo Quyết định s 6358/QĐ-UBND

Giai đoạn 2013-2020

3

Chương trình xây dựng các trung tâm nguyên - phụ liệu đầu mối

Sở Công Thương

Các Tổng Công ty thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành hàng

Xây dựng chương trình và đề xuất các nội dung triển khai cụ thể

Giai đoạn 2013-2015

4

Đề án khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao

Các đơn vị liên quan

Hoàn thành đ án; đxuất các giải pháp và nội dung cụ thể cần triển khai thực hiện

Giai đoạn 2013-2015

1.2

Phát triển sản xuất nông nghiệp:

 

 

 

 

5

Xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp liên kết tạo vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Văn bản đề xuất các giải pháp và nội dung cụ thể cần triển khai thực hiện

Giai đoạn 2013-2015

6

Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 279/QĐ-TTg ngày 07/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở - ngành có liên quan

Xây dựng chương trình và đề xuất các nội dung triển khai cụ thể

Giai đoạn 2013-2015

1.3

Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu:

 

 

 

 

7

Thực hiện Quyết định 5212/QĐ-UBND ngày 09/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015

Sở Công Thương

Sở - ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan

Đang triển khai thực hiện

Giai đoạn 2011-2015

II.

Phát triển thị trường xuất nhập khẩu:

8

Xây dựng Chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở mục tiêu, nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia.

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

Sở - ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan

Xây dựng chương trình và đề xuất các nội dung triển khai cụ thể

Giai đoạn 2013-2015

9

Xây dựng Chương trình cung cấp thông báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới

Viện Nghiên cứu phát triển (Trung tâm WTO)

SCông Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư

Xây dựng chương trình và đề xuất các nội dung triển khai cụ thể

Giai đoạn 2013-2015

III

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

10

Xây dựng Trung tâm logistics tại Cảng Cát Lái

Công ty Phát triển Khu Công nghiệp Sài gòn

Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan

Tiếp tục triển khai đầu tư, hoàn thành dự án đưa vào hoạt động

Giai đoạn 2011-2015

11

Xây dựng khu bảo thuế trong Khu công nghệ cao

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao

Sở Công Thương và các đơn vị liên quan

Tiếp tục triển khai thực hiện

Giai đoạn 2011-2015

12

Chương trình Hải quan điện tử

Cục Hải quan thành phố

Các đơn vị có liên quan

Tiếp tục triển khai thực hiện

Giai đoạn 2011-2015

13

Chương trình Thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015

Sở Công Thương

Các Sở - ngành, đơn vị có liên quan

Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình nhánh

Giai đoạn 2011-2015

IV

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

14

Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan

Xây dựng chương trình và đề xuất các nội dung triển khai cụ thể

Giai đoạn 2013-2015

15

Chương trình đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Sở Thông tin và Truyền thông

Hội tin học thành phố, các sở - ngành, các doanh nghiệp, các công viên phần mềm, Khu Công nghệ cao, các Trường, Viện

Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28/6/2012

Giai đoạn 2011-2015

VI

Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ hàng xuất khẩu:

16

Xây dựng chương trình thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu.

Sở Công Thương

Sở Kế hoạch và Đầu, STài chính, Sở Khoa học và Công nghệ và các Tng công ty

Xây dựng chương trình và đề xuất các nội dung triển khai cụ thể

Giai đoạn 2013-2015

VI

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng:

17

Xây dựng Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.

Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Hoàn thành đ án; đxuất các giải pháp và nội dung cụ thể cần triển khai thực hiện

Giai đoạn 2013-2015

18

Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước TPHCM

SThông tin và Truyền thông

Sở Công Thương, các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu phát triển, các DN tham gia chương trình tái cu trúc

Tiếp tục triển khai thực hiện theo Quyết định số 6219/QĐ-UBND ngày 06/12/2012

Giai đoạn 2012-2015

VII

Kiểm soát nhập khẩu

 

 

 

 

19

Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại trong nước, tạo cơ hội kết ni giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu với các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và hàng hóa này, nhằm giảm nhập khẩu.

Sở Công Thương

Các Sở ngành liên quan, Hiệp hội doanh nghiệp TP và các Hội ngành hàng TP, Trung ương và các tỉnh thành cả nước

Hoàn thành đề án; đề xuất các giải pháp và nội dung cụ thể cần triển khai thực hiện

Giai đoạn 2013-2015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 153/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu153/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/01/2013
Ngày hiệu lực20/01/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 153/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động của thành phố Hồ Chí Minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động của thành phố Hồ Chí Minh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu153/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýNguyễn Thị Hồng
                Ngày ban hành10/01/2013
                Ngày hiệu lực20/01/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động của thành phố Hồ Chí Minh

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động của thành phố Hồ Chí Minh

                  • 10/01/2013

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/01/2013

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực