Quyết định 1589/QĐ-BGTVT

Quyết định 1589/QĐ-BGTVT năm 2021 Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Quyết định 1589/QĐ-BGTVT 2021 Hướng dẫn tổ chức giao thông kiểm soát dịch hoạt động vận tải hàng hải đã được thay thế bởi Quyết định 1812/QĐ-BGTVT 2021 hoạt động vận tải 5 lĩnh vực thích ứng dịch COVID19 và được áp dụng kể từ ngày 16/10/2021.

Nội dung toàn văn Quyết định 1589/QĐ-BGTVT 2021 Hướng dẫn tổ chức giao thông kiểm soát dịch hoạt động vận tải hàng hải


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1589/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG, KIỂM SOÁT DỊCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HẢI TRONG THỜI GIAN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ Nghị quyết Phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19;

Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, tuân thủ các chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới;

Căn cứ văn bản số 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; văn bản số 5187/VPCP-CN ngày 29/7/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19;

Căn cứ Quyết định số 2553/QĐ-BYT ngày 18/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời công tác kiểm dịch y tế phòng chống lây nhiễm COVID-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp; văn bản số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa; văn bản số 5886/BYT-MT ngày 22/7/2021 của Bộ Y tế vận chuyển hàng hóa; văn bản số 4349/BCT-TTTN ngày 21/7/2021 của Bộ Công thương về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;

Căn cứ tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn các địa phương trong toàn quốc, ý kiến của một số Sở Giao thông vận tải, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam đề xuất có quy định chung để thống nhất trong chỉ đạo triển khai thực hiện;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Vũ Đức Đam (để b/c);
- PTTg Lê Văn Thành (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bô;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Cảng vụ hàng hải;
- Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistic Việt Nam;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu VT, V.Tải (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Sang

 

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI

VỀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG, KIỂM SOÁT DỊCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HẢI TRONG THỜI GIAN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
(Ban hành theo Quyết định số 1589/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần 1

YÊU CẦU CHUNG

1. Mục đích

a) Đảm bảo an toàn cho hệ thống cảng biển Việt Nam và tàu thuyền hoạt động trong cảng, duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, liên tục trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.

b) Không làm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 từ tàu thuyền lên cảng và ngược lại; không làm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 từ bên ngoài vào trong cảng.

2. Yêu cầu

a) Bảo đảm tính chủ động, thống nhất, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp về phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương khi áp dụng các cấp độ phòng chống dịch khác nhau theo quy định của pháp luật và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (Chỉ thị số 16/CT-TTg) và các văn bản chỉ đạo khác của cấp có thẩm quyền.

b) Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện hoạt động vận tải bằng tàu biển trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

c) Không làm phát sinh các thủ tục và yêu cầu làm ảnh hưởng đến hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển.

3. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân thuộc ngành Giao thông vận tải liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, nội địa tại cảng biển.

4. Giải thích từ ngữ

a) Vùng dịch (vùng có dịch) là nơi có ca bệnh, được chính quyền địa phương xác định và đang bị phong toả, công bố là khu vực nguy hiểm, cần phải thực hiện các biện pháp phòng dịch như: phong toả, cách ly, phun khử trùng, khử khuẩn,...và những người đi qua vùng này, sinh sống tại vùng này mà di chuyển đến nơi khác (trước khi có lệnh phong toả) thì bắt buộc phải cách ly y tế tập trung hoặc cách ly y tế tại nhà.

b) Doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố.

c) Giấy xét nghiệm là Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 (theo phương pháp RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) được thực hiện trong vòng 3 ngày (72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm) hoặc theo thời hạn khác do Bộ Y tế quy định.

d) Kê khai y tế là việc người trên phương tiện sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh để khai báo y tế tại một trong những địa chỉ: Vietnam Health Declaration/ NCOVI/ Bluezone hoặc khai báo trực tiếp trên trang web www.tokhaiyte.vn hoặc khai báo tại trang www.suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.

5. Các quy định chung

Ngoài các quy định pháp luật hiện hành về phòng chống dịch của cơ quan chức năng và Nội quy của cảng, các tổ chức cá nhân khi hoạt động trong cảng trong điều kiện phòng chống dịch bệnh Covid-19, phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch Covid-19 như sau:

a) Tất cả tổ chức, cá nhân vào làm việc trong khu vực cảng phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) địa phương và doanh nghiệp cảng; có Giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 kết quả âm tính trong vòng 72 giờ theo quy định của Bộ Y tế và CDC địa phương.

b) Chỉ những người có nhiệm vụ mới được cho phép ra, vào cảng biển và chịu sự giám sát, kiểm tra của bảo vệ cảng, Bộ đội biên phòng cửa khẩu cảng, Công an cửa khẩu cảng và các lực lượng chức năng khác. Không cho người có biểu hiện nhiễm bệnh hoặc vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 vào trong cảng.

c) Các phương tiện ô tô, xe tải, xe rơ-móc...ra, vào cảng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vận tải đường bộ trong điều kiện phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có thẩm quyền.

d) Phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng làm hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận tải đường thủy nội địa trong điều kiện phòng chống dịch bệnh Covid-19.

đ) Tàu hỏa ra, vào cảng làm hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận tải đường sắt trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

e) Đối với lực lượng công vụ ra, vào cảng biển thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản về phòng, chống dịch Covid-19.

Phần 2

PHÒNG CHỐNG DỊCH TẠI CẢNG BIỂN

1. Khai báo y tế và kiểm dịch y tế đối với tàu thuyền

a) Tàu biển từ nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa trong vòng 14 ngày có hoạt động trong khu vực cảng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trước khi đến cảng biển: Thuyền trưởng khai báo tình hình sức khỏe thuyền viên trên tàu trong thời gian tối thiểu 14 ngày và việc thay đổi thuyền viên (nếu có) trong 14 ngày qua để cung cấp cho CDC hoặc cơ quan y tế địa phương để đánh giá nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định trước khi cho tàu vào cảng làm hàng, bảo đảm loại trừ các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng khi tàu vào cảng.

b) Trước khi tàu biển vào cảng, tàu biển phải vào vị trí được chỉ định bởi Cảng vụ hàng hải để tiến hành các thủ tục kiểm dịch. Tàu biển chỉ được phép làm hàng sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm dịch và được sự đồng ý của CDC.

c) CDC hoặc cơ quan y tế tiến hành kiểm tra, xét nghiệm thuyền viên và tổ chức đưa các thuyền viên bị nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 lên bờ, đảm bảo tàu biển an toàn khi cho tàu vào cảng làm hàng.

2. Đối với tàu biển

a) Thủ tục vào, rời cảng cho tàu biển được thực hiện điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; Cảng vụ hàng hải cấp phép cho tàu biển vào làm hàng sau khi được Cơ quan kiểm dịch, CDC chấp thuận đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

b) Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của IMO, Bộ Y tế và chính quyền địa phương.

c) Thuyền viên, hành khách đi bờ theo quy định của Bộ đội biên phòng cửa khẩu cảng hoặc Công an cửa khẩu cảng và cơ quan y tế. Thuyền viên, hành khách không được đi bờ khi khu vực cảng áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg (trừ trường hợp thay thế thuyền viên và các trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khẩn cấp, đặc biệt); Chỉ cho phép những người có nhiệm vụ mới được lên, xuống tàu và tuân thủ tuyệt đối sự giám sát, cấp phép của Bộ đội biên phòng cửa khẩu cảng hoặc Công an cửa khẩu cảng.

d) Thiết lập lối đi riêng cho tổ chức, cá nhân lên tàu làm việc.

đ) Thiết lập khu vực làm việc ngoài cabin và nhà vệ sinh riêng để giao tiếp với tổ chức, cá nhân lên tàu làm việc.

e) Kiểm soát chặt chẽ người lên xuống tàu, kiểm tra thân nhiệt và khẩu trang y tế, lập danh sách người lên xuống tàu.

g) Thuyền viên mặc đồ bảo hộ lao động, thực hiện quy tắc 5K khi ra ngoài cabin làm việc và tuân thủ quy định phòng, chống dịch Covid-19.

3. Đối với phương tiện thủy nội địa

a) Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa:

- Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa liên hệ với đại diện của công ty hoặc đơn vị dịch vụ để thực hiện làm thủ tục vào, rời cảng cho phương tiện (hồ sơ, bằng cấp có thể chụp gửi nếu hệ thống phần mềm của cảng vụ chưa lưu trữ dữ liệu của tàu thuyền, thuyền viên và không thể tra cứu được, không xuất trình bản chính).

- Trong trường hợp chủ phương tiện thủy nội địa không có người trên bờ làm thủ tục cho phương tiện, Cảng vụ hàng hải chủ động phối hợp với doanh nghiệp cảng nơi tàu neo đậu:

+ Tiếp nhận thông tin từ chủ phương tiện để tiến hành làm thủ tục cho phương tiện.

+ Hồ sơ, giấy tờ của phương tiện và thuyền viên có thể chụp gửi nếu hệ thống phần mềm của Cảng vụ hàng hải chưa lưu trữ dữ liệu của tàu thuyền, thuyền viên và không thể tra cứu được, không xuất trình bản chính.

+ Cảng vụ hàng hải sau khi làm thủ tục cho phương tiện sẽ gửi bản scan giấy phép vào, rời cảng, biên lai thu phí, lệ phí hàng hải điện tử cho doanh nghiệp cảng và phương tiện; đồng thời Cảng vụ hàng hải gửi Giấy phép rời cảng tới Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa nơi phương tiện đến.

+ Doanh nghiệp cảng tạm thu Giấy phép rời cảng cuối cùng của phương tiện, bản khai và phí, lệ phí để chuyển cho Cảng vụ hàng hải sau.

b) Thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa hạn chế tối đa việc đi bờ, chỉ đi bờ khi thực sự cần thiết và phải được sự cho phép của Biên phòng cửa khẩu cảng, Công an cửa khẩu cảng.

c) Thuyền viên không tiếp xúc với thuyền viên tàu cập mạn.

d) Thuyền viên phải đeo khẩu trang, găng tay, mũ bảo hộ khi ra ngoài cabin làm việc và thực hiện nghiêm các hướng dẫn của CDC địa phương về công tác phòng, chống dịch.

4. Đối với xe ô tô, xe tải, xe rơ-móc và người ra vào cảng:

a) Tất cả người trên xe ô tô, xe tải, xe rơ-móc ... ra, vào cảng biển phải xuất trình Giấy xét nghiệm Covid-19 kết quả âm tính theo quy định, giấy tờ hàng hóa và tuân thủ an ninh theo Bộ luật ISPS của IMO; Tuân thủ sự kiểm tra, hướng dẫn của Bảo vệ cảng.

b) Xe ô tô, xe tải, xe rơ-móc... và người vào cảng phải đi theo đúng tuyến, hướng đường đi theo chỉ dẫn của cảng.

c) Ghi chép thông tin người ra vào cảng biển.

5. Đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan

a) Hoa tiêu hàng hải:

- Hoa tiêu lên tàu làm việc phải mặc đồ bảo hộ y tế cơ bản bao gồm: quần áo, găng tay, mũ, kính, khẩu trang khi lên tàu.

- Tiếp cận buồng lái bằng cầu thang bộ bên ngoài cabin (nếu có).

- Giữ khoảng cách tối thiểu với thuyền viên theo quy định, hạn chế tiếp xúc gần (< 2m).

- Sau khi kết thúc công việc dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải phải tiêu hủy thiết bị bảo hộ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

b) Tàu lai dắt:

- Thuyền viên tàu lai không được tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên tàu biển, hoa tiêu.

- Khi tiếp nhận và tháo bỏ dây lai phải đeo khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ và mũ.

- Khi thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo giãn cách tối thiểu.

c) Doanh nghiệp cảng:

- Bố trí công nhân ở lại tại cảng theo quy mô, nhu cầu sản xuất khai thác của từng đơn vị phù hợp với tình hình thực tế và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế khi khu vực áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg. Chuẩn bị chỗ ở và cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm cho nhu cầu thiết yếu và trang thiết bị phòng, chống dịch cho công nhân đảm bảo tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.

- Tổ chức giám sát thường xuyên việc triển khai các quy định phòng, chống dịch của cán bộ, người lao động.

- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với người lao động theo quy định hoặc xét nghiệm đột xuất nếu phát hiện nguy cơ lây nhiễm.

- Bố trí, phân bổ nhân công làm việc theo ca phù hợp đủ để đảm bảo tiến độ, khối lượng công việc vừa đảm bảo giãn cách theo quy định.

- Kiểm soát đo thân nhiệt của công nhân trước khi lên tàu làm việc, lập sổ theo dõi công nhân lên tàu làm việc.

- Công nhân khi làm việc phải trang bị quần áo bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, kính và giữ khoảng cách an toàn khi làm việc trên tàu.

- Công nhân không ăn, uống với thuyền viên tàu; tuyệt đối không được vào khu vực ở, sinh hoạt của thuyền viên.

- Phương án xếp, dỡ hàng hóa được đại diện cảng và đại diện tàu biển thống nhất bằng giao tiếp qua thiết bị VHF hoặc các thiết bị thông tin liên lạc phù hợp khác để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên tàu biển.

- Xây dựng “Phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19” và các “quy trình, biện pháp ứng phó, xử lý trong trường hợp có người nhiễm Covid-19 trong cảng”, thường xuyên tổ chức, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để kịp thời bổ sung, điều chỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành của đại phương trong việc thiết lập các chốt kiểm tra liên ngành; bố trí địa điểm kiểm tra phù hợp, tuyệt đối không để xảy ra ùn tắc giao thông tại cổng cảng hoặc trong cảng.

d) Các đối tượng khác (giám định, đăng kiểm, đại lý, cung ứng tàu biển, vệ sinh, thợ kỹ thuật...)

- Chỉ được phép lên tàu thực hiện công việc khi công tác kiểm dịch y tế đã được hoàn tất và được sự cho phép của Bộ đội biên phòng cửa khẩu cảng hoặc Công an cửa khẩu cảng.

- Khi lên tàu phải trang bị đồ bảo hộ y tế theo quy định, thực hiện giãn cách đối với thuyền viên và thực hiện các hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế/ CDC trong suốt quá trình làm việc trên tàu.

Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Hàng hải Việt Nam

a) Tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn này tới các cơ quan, đơn vị có liên quan.

b) Chủ động nắm bắt, tiếp nhận thông tin liên quan đến những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện hướng dẫn tạm thời này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh, bổ sung hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

2. Cảng vụ hàng hải

a) Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm dịch, y tế, biên phòng, công an và các cơ quan khác trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 của các doanh nghiệp cảng, hoa tiêu, tàu lai tại khu vực quản lý được giao.

b) Phối hợp với Bộ đội biên phòng cửa khẩu cảng hoặc Công an cửa khẩu cảng, kiểm dịch y tế trong việc xử lý các trường hợp nghi ngờ hoặc nhiễm Covid-19 trong khu vực cảng biển.

c) Triển khai thực hiện Phương án điều phối tàu thuyền, hàng hóa để hạn chế việc cảng bị nghẽn hàng hóa do các nhà máy, xí nghiệp bị dừng hoặc giảm sản xuất do bị tác động của dịch Covid-19 khi khu vực cảng biển áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg; xác định vị trí tàu biển vào cảng để thực hiện các thủ tục kiểm dịch đảm bảo không gia tăng nguy cơ lây nhiễm đối với các tàu biển có người nhiễm cần phải thực hiện các biện pháp y tế.

d) Thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động hàng hải tại khu vực để kịp thời nắm bắt những vướng mắc, khó khăn phát sinh (bao gồm việc: đi lại của hoa tiêu hàng hải khi thực hiện việc dẫn tàu, thay thế thuyền viên; tăng cường tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng...) trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm hàng hóa được vận chuyển thông suốt, kịp thời, không làm tắc nghẽn hoạt động của cảng biển; đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam.

đ) Công bố đường dây nóng của Cảng vụ hàng hải để tiếp nhận kịp thời những phản ánh của tổ chức và cá nhân trong hoạt động hàng hải. Đối với các khu vực thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, lập nhóm liên lạc có đại diện của các cơ quan liên ngành, sở giao thông vận tải và các doanh nghiệp hoạt động tại cảng để cập nhật nhanh nhất các chỉ đạo, hướng dẫn mới về phòng chống dịch và các khó khăn vướng mắc phát sinh (nếu có).

3. Các doanh nghiệp cảng, hoa tiêu và các tổ chức cá nhân có liên quan

a) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai và phối hợp thực hiện quy định này.

b) Tổ chức Hoa tiêu hàng hải, Doanh nghiệp cảng, Doanh nghiệp tàu lai chủ động thường xuyên cập nhật và điều chỉnh Phương án phòng chống dịch của đơn vị mình để bảo đảm duy trì hoạt động liên tục, thông suốt của cảng và tàu thuyền.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1589/QĐ-BGTVT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1589/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/08/2021
Ngày hiệu lực27/08/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/2021
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1589/QĐ-BGTVT

Lược đồ Quyết định 1589/QĐ-BGTVT 2021 Hướng dẫn tổ chức giao thông kiểm soát dịch hoạt động vận tải hàng hải


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1589/QĐ-BGTVT 2021 Hướng dẫn tổ chức giao thông kiểm soát dịch hoạt động vận tải hàng hải
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1589/QĐ-BGTVT
                Cơ quan ban hànhBộ Giao thông vận tải
                Người kýNguyễn Xuân Sang
                Ngày ban hành27/08/2021
                Ngày hiệu lực27/08/2021
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/10/2021
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 1589/QĐ-BGTVT 2021 Hướng dẫn tổ chức giao thông kiểm soát dịch hoạt động vận tải hàng hải

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 1589/QĐ-BGTVT 2021 Hướng dẫn tổ chức giao thông kiểm soát dịch hoạt động vận tải hàng hải