Quyết định 1695/QĐ-UBND

Quyết định 1695/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh An Giang từ năm 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Nội dung toàn văn Quyết định 1695/QĐ-UBND 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế An Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1695/QĐ-UBND

An Giang, ngày 20 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 03/2008/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12, ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2010; Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 645/TTr-SKHĐT- THQH ngày 25 tháng 8 năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh An Giang từ năm 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh An Giang từ năm 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH:

Phát triển toàn diện hệ thống y tế của tỉnh theo hướng công bằng, hiệu quả chất lượng, từng bước hiện đại, lấy mục tiêu phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân làm trọng tâm. Huy động tiềm năng và nguồn lực của toàn xã hội đầu tư phát triển hệ thống y tế, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế công lập gắn với việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2020, nhằm đáp ứng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế.

Phát triển hệ thống y tế An Giang phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đồng thời huy động được tiềm năng, nguồn lực của xã hội.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng hệ thống y tế tỉnh An Giang từng bước hiện đại, hoàn chỉnh theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, phát triển tốt về thể chất, tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, góp phần tăng chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế dự phòng, làm tốt công tác dự báo và phát hiện sớm, chủ động khống chế kịp thời dịch bệnh, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Củng cố và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, từng bước khắc phục tình hình quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện. Củng cố và xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp cứu, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng và kịp thời cấp cứu của mọi người dân bất cứ nơi đâu.

Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bà mẹ và trẻ em. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao chất lượng dân số và tăng tuổi thọ cho người dân.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, tạo điều kiện tốt nhất để người dân được phục vụ chăm sóc y tế với chất lượng ngày càng tốt hơn.

Xây dựng và củng cố các trung tâm kiểm nghiệm, giám định y tế, kiểm dịch y tế quốc tế, vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng tốt nhu cầu trong phục vụ khám, chữa bệnh, y tế dự phòng,…

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa y tế, huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế vào trong công tác chăm sóc sức khỏe. Khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi về cơ chế, chính sách, đất đai phát triển các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tư nhân, phù hợp với nhu cầu phát triển của quy hoạch ngành.

b) Định hướng đến năm 2030:

Đến 2030, hệ thống y tế từ tỉnh đến xã/phường/thị trấn được hoàn thiện, hiện đại, đa dạng. Kết hợp y tế công và y tế tư, trong đó y tế công đóng vai trò nòng cốt; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đồng thời phát triển y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng chuyên môn kỹ thuật, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng tốt nhất nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Sau năm 2020 hệ thống bệnh viện được đánh giá chủ yếu theo tiêu chuẩn chất lượng. Trên địa bàn tỉnh, các bệnh viện được quyền tiếp nhận người bệnh chuyển từ Trạm Y tế xã, bác sỹ gia đình hoặc các bệnh viện được giao nhiệm vụ khám, chữa bệnh ban đầu trong hệ thống bảo hiểm y tế và được quyền chuyển người bệnh tới các cơ sở khám chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa có trình độ chuyên khoa cao hơn và phù hợp, thuộc trung ương hoặc các tỉnh, thành phố khác.

Mở rộng mạng lưới bác sỹ gia đình để làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh và dự phòng ngay tại cộng đồng.

Tài chính cho y tế chủ yếu từ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước. Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần; nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số, đáp ứng tốt yêu cầu nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được đến 2015, năm 2020 và định hướng đến 2030:

Các chỉ tiêu

2015

2020

2030

Chỉ tiêu đầu vào:

 

 

 

Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân

6

8

12

Tỷ lệ dược sỹ đại học/10.000 dân

1,2

1,4

1,8

Tỷ lệ xã có bác sỹ (%)

100

100

100

Tỷ lệ Trạm Y tế xã có y sỹ sản nhi/nữ hộ sinh (%)

100

100

100

Tỷ lệ khóm/ấp có nhân viên y tế hoạt động (%)

100

100

100

Số giường bệnh/10.000 dân (không tính Trạm Y tế)

Trong đó:

- Giường bệnh viện công lập:

- Giường bệnh tư nhân:

18,98

17

1,98

25,43

22,91

2,52

29,4

25,48

3,92

Chỉ tiêu hoạt động:

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ (%)

≥ 95

≥ 95

≥ 95

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (%)

70

100

100

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (%)

≥ 65

> 80

85

Chỉ tiêu đầu ra:

 

 

 

Tuổi thọ trung bình:

74

75

76

Quy mô dân số (triệu người)

2,176

2,300

2,500

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

0,92

0,9

0,87

Mức giảm tỷ lệ sinh (‰)

0,1

0,2

0,2

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

≤ 110

≤ 110

≤ 110

Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ sinh sống

30/100.000

30/100.000

30/100.000

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/1.000 trẻ sinh sống

6/1.000

6/1.000

6/1.000

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1.000 trẻ sinh sống

12/1.000

10/1.000

9/1.000

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (cân nặng/tuổi) (%)

12

10

08

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

≤ 0,3

≤ 0,3

≤ 0,3

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH:

1. Mạng lưới y tế dự phòng:

1.1. Mục tiêu:

Giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật; góp phần nâng cao thể chất, tinh thần, tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi.

1.2. Các chỉ tiêu cơ bản về y tế dự phòng:

a) Các chỉ tiêu phòng chống các bệnh truyền nhiễm:

- Duy trì kết quả thanh toán bệnh Bại liệt, loại trừ bệnh Uốn ván sơ sinh.

- 100% các bệnh mới phát sinh được phát hiện sớm và khống chế kịp thời.

- Tả, Dịch hạch: Khống chế tốt các ca đã phát hiện, không để dịch xảy ra.

- Bệnh Sốt xuất huyết: Giảm 10% tỷ lệ chết/mắc, giảm 15% tỷ lệ mắc/100.000 dân so với trung bình 5 năm trước.

- Bệnh Sốt rét: Giám sát chặt chẽ các trường hợp Sốt rét mới, khống chế tỷ lệ mắc Sốt rét dưới 0,02/1.000 dân, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa tử vong do Sốt rét.

- Bệnh Tay chân miệng: Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, khống chế kịp thời, không để dịch lây lan cho cộng đồng, hạn chế tử vong.

- Bệnh Thương hàn: Hạn chế tỷ lệ mắc bệnh ở mức dưới 5/100.000 dân.

- Bệnh Viêm não vi rút: Hạn chế tỷ lệ mắc bệnh ở mức dưới 1/100.000 dân.

- Khống chế tỷ lệ HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%.

- Duy trì tiêu chuẩn loại trừ bệnh Phong cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh Phong cấp huyện vào năm 2020.

- Kiểm soát được các bệnh gây mù phòng trị được (đục thủy tinh thể, các bệnh khúc xạ …). Thanh toán cơ bản bệnh Mắt hột; loại trừ bệnh Mắt hột gây mù ở cấp huyện; giảm tỷ lệ bệnh Mắt hột hoạt tính dưới 1% và giảm tỷ lệ quặm do Mắt hột dưới 0,1%.

b) Các chỉ tiêu dự phòng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm:

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) còn 10% vào năm 2020 và còn dưới 8% vào năm 2030; khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi ở dưới mức 5%.

- Không có trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp.

- Thanh toán cơ bản các rối loạn do thiếu I-ốt, trên 90% hộ gia đình dùng muối trộn I-ốt.

- Giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt xuống dưới 5%.

- Giảm tỷ lệ các vụ ngộ độc thực phẩm có hơn 30 người mắc, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm cấp tính dưới 6/100.000 dân, hạn chế không để tử vong do ngộ độc thực phẩm.

c) Các chỉ tiêu về sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp:

- 90% dân cư được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.

- 100% trường học có tổ chức hoạt động y tế trường học.

- 100% bệnh viện và cơ sở dịch vụ y tế có hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn.

- Giảm 10% số mắc mới bệnh nghề nghiệp hiện có.

- Tăng trên 20% số cơ sở được giám sát môi trường lao động hàng năm.

1.3. Tổ chức mạng lưới y tế dự phòng:

a) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng và nhân sự cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế dự phòng vào năm 2016; đồng thời đủ khả năng kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế lao động, vệ sinh môi trường.

Nâng cấp và chuẩn hóa các phòng xét nghiệm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2.

Củng cố, kiện toàn, đầu tư trang bị, nâng cao năng lực hoạt động mạng lưới kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu.

b) Các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố:

Kiện toàn bộ máy tổ chức. Sửa chữa nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo tất cả các bộ phận đều có chỗ làm việc, bổ sung các trang thiết bị cần thiết, đặc biệt đối với khoa Xét nghiệm (hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị, hệ thống cấp thoát nước,… đồng bộ, đạt tiêu chuẩn an toàn).

Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý trong Trung tâm Y tế huyện. Tập huấn đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, đổi mới phương thức đào tạo thực hành tại chỗ.

c) Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Củng cố và phát triển Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh. Kiện toàn khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các Trung tâm Y tế huyện; bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo chỗ làm việc, các trang thiết bị cần thiết. Đầu tư thỏa đáng cho công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em tại tuyến huyện; bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Kết hợp với khoa Sản của bệnh viện thực hiện dự phòng và điều trị các nhiễm khuẩn về đường sinh sản, các bệnh lây qua đường sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS. Phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư đường sinh sản, dự phòng và điều trị sơ sinh, phá thai an toàn, giảm thiểu và xử lý tốt

các tai biến. Chỉ đạo hướng dẫn cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng.

d) Mạng lưới các cơ sở phòng, chống HIV/AIDS:

Kiện toàn bộ máy làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố đến xã, phường, thị trấn. Xây dựng mô hình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. Tuyến huyện, thị xã, thành phố là trung tâm của công tác chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS do Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố là cơ quan thường trực.

Mở rộng các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ để người nhiễm HIV được tiếp cận dễ dàng, kể cả cho những người nhiễm HIV/AIDS, ma túy, mại dâm trong các Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động - Xã hội, các trại giam. Khuyến khích thành lập các cơ sở chăm sóc điều trị và nuôi dưỡng trẻ mồ côi nhiễm HIV/AIDS không nơi nương tựa.

e) Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe:

Củng cố, nâng cao năng lực Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh. Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe ở các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, tăng cường đào tạo, đầu tư trang thiết bị thiết yếu, nâng cao năng lực truyền thông cho tuyến cơ sở.

Lồng ghép truyền thông - tư vấn tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình truyền thông hiệu quả trong cộng đồng dân cư, các trường học, các sở y tế.

g) Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế:

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, bố trí đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực kiểm dịch y tế biên giới tại các cửa khẩu. Phát hiện kịp thời mọi trường hợp người nhập cảnh có nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Mạng lưới khám chữa bệnh và phục hồi chức năng:

2.1. Mục tiêu:

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2020 nhằm hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân (đặc biệt là phục vụ phát triển bảo hiểm y tế toàn dân). Nâng chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến, đầu tư phát triển kỹ thuật cao, y tế chuyên sâu ở tuyến tỉnh, y tế phổ cập ở tuyến cơ sở. Tổ chức thực hiện tốt hệ thống cấp cứu ngoại viện, chuyển bệnh an toàn, giảm tử vong trước khi nhập viện. Nâng cao chất lượng phục hồi chức năng, giảm di chứng do bệnh tật.

2.2. Các chỉ tiêu cơ bản:

a) Các bệnh viện tuyến tỉnh:

- Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang: Đến 2020 đạt hạng I với quy mô 800 giường, năm 2030 có quy mô 1.000 giường.

- Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh: Đến năm 2020 đạt hạng 2 với quy mô 700 giường, năm 2030 đạt hạng 1 với quy mô 800 giường.

- Bệnh viện đa khoa khu vực thị xã Tân Châu: Năm 2020 đạt hạng 2 quy mô 230 giường, năm 2030 có quy mô 300 giường.

- Đầu tư phát triển Bệnh viện Tim mạch đạt hạng 2 năm 2016, năm 2020 đạt hạng 1 cấp vùng với quy mô 600 giường, năm 2030 phát triển quy mô lên 700 giường.

- Thành lập Bệnh viện Sản - Nhi: Năm 2020 đạt hạng 2 với quy mô 600 giường, năm 2030 phát triển quy mô lên 700 giường.

- Thành lập và xây dựng mới Bệnh viện Lao và Bệnh phổi: Năm 2020 đạt hạng 3 với quy mô 100 giường, năm 2030 đạt quy mô 150 giường.

- Thành lập và xây mới Bệnh viện Tâm thần: Năm 2020 đạt hạng 3 với quy mô 100 giường, năm 2030 đạt quy mô 150 giường.

- Thành lập Bệnh viện Y học cổ truyền: Năm 2020 đạt hạng 3 với quy mô 100 giường, năm 2030 đạt quy mô 200 giường.

- Bệnh viện Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt: Năm 2020 đạt hạng 2 với quy mô 150 giường, năm 2030 đạt quy mô 250 giường.

- Đầu tư phát triển Bệnh viện Phục hồi chức năng: Năm 2020 đạt hạng 3 với quy mô 100 giường.

b) Các bệnh viện tuyến huyện:

Tới năm 2020 hầu hết các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện đạt hạng 3 trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt tiêu chuẩn hạng 2. Không còn bệnh viện không được xếp hạng. Cụ thể như sau:

- Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành: Năm 2015 với quy mô 100 giường bệnh, năm 2020 quy mô 120 giường và định hướng đến năm 2030 đạt quy mô 160 giường.

- Bệnh viện đa khoa thành phố Long Xuyên: Năm 2020 lên bệnh viện hạng 3 với quy mô 120 giường và định hướng đến năm 2030 đạt quy mô 150 giường.

- Bệnh viện đa khoa thành phố Châu Đốc: Năm 2020 lên bệnh viện hạng 3 với quy mô 100 giường, năm 2030 đạt quy mô 120 giường.

- Phấn đấu đưa Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân lên hạng 2 với quy mô 200 giường, đến năm 2030 đạt quy mô 250 giường.

- Các bệnh viện đa khoa huyện còn lại đạt hạng 3, không có bệnh viện hạng 4.

c) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập:

Đến 2015 số giường bệnh ngoài công lập chiếm 1,97 giường bệnh/10.000 dân, đến năm 2020 là 2,52 giường bệnh/10.000 dân và định hướng đến năm 2030 đạt 3,92 giường bệnh/10.000 dân.

Đến năm 2020, phát triển thêm 2 - 3 bệnh viện tư nhân với quy mô từ 200 - 300 giường và định hướng từ năm 2021 đến năm 2030 phát triển thêm 02 bệnh viện tư nhân với quy mô 200 giường.

d) Hệ thống cấp cứu:

Tuyến tỉnh: Trong giai đoạn 2015 - 2016, tăng cường biên chế, đào tạo nhân lực cho Tổ cấp cứu 115 để làm cơ sở cho giai đoạn 2016 - 2020 thành lập Trung tâm cấp cứu 115 với quy mô 30 giường và đến năm 2030 phát triển quy mô lên 100 giường.

Tuyến huyện: Trang bị 2 - 3 xe ô tô vận chuyển cấp cứu bệnh nhân với đầy đủ trang thiết bị cho các Bệnh viện đa khoa huyện để kịp thời xử lý các trường hợp cấp cứu tại các địa bàn xa cơ sở y tế.

3. Các Trung tâm Giám định, Kiểm nghiệm:

Năm 2015, thành lập Trung tâm Pháp y tỉnh. Đầu tư xây dựng cơ sở và bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và mỹ phẩm, Trung tâm pháp y, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chuyên môn.

4. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em:

Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, nâng cao chất lượng hoạt động, cải thiện tốt sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ và trẻ em. Nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên trong các cơ sở y tế. Nâng cao vai trò và sự tham gia của nam giới trong quyết định về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường công tác quản lý, chăm sóc thai nghén tại Trạm Y tế xã, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc tiền thai. Tăng cường công tác giám sát, thẩm định tử vong mẹ và trẻ sơ sinh; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, kiểm soát phát hiện sớm bệnh ung thư sinh dục phụ nữ, phát triển sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em.

5. Mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn và tương đương:

Đến năm 2020: 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; 100% số Trạm Y tế đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 70% các bác sỹ công tác tại Trạm Y tế xã có chứng chỉ về y học gia đình. 100% Trạm Y tế xã có hộ sinh/y sỹ sản nhi trong đó trên 90% là hộ sinh trung học/y sỹ sản nhi. 100% khóm, ấp có nhân viên y tế có trình độ sơ học trở lên.

6. Phát triển nhân lực y tế:

a) Mục tiêu:

Đáp ứng đủ đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, công tác dân số, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.

b) Chỉ tiêu:

- Đạt 39 nhân lực y tế (tất cả các chuyên ngành)/10.000 dân vào năm 2015 và 41 nhân lực y tế/10.000 dân vào năm 2020.

- Đạt 06 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2015 và 08 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020;

- Đạt 1,2 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2015 và 1,4 dược sĩ đại học /10.000 dân vào năm 2020.

- Đạt 19 điều dưỡng/hộ sinh/y sỹ/10.000 dân vào năm 2015 và 20 điều dưỡng//hộ sinh/y sỹ/10.000 dân vào năm 2020.

- 01 kỹ thuật viên/10.000 dân vào năm 2015 và 02 kỹ thuật viên/10.000 dân vào năm 2020.

c) Nhu cầu lao động của ngành:

Năm 2015 tỉnh An Giang cần có 8.486 cán bộ y tế (trong đó y tế công lập: 7.269 người, y tế ngoài công lập: 1.217 người), trong đó có: 1.306 bác sỹ (công lập: 1.039, ngoài công lập: 267 bác sỹ), 262 dược sỹ đại học (công lập: 124, ngoài công lập: 138), 4.134 điều dưỡng/y sỹ/hộ sinh (công lập: 3.751 người, ngoài công lập: 383 người), 218 kỹ thuật viên.

Đến năm 2020, tổng số cán bộ y tế tỉnh An Giang cần có là 9.416 người, (trong đó y tế công lập: 7.993 người, y tế ngoài công lập: 1.424 người), trong đó có: 1.840 bác sỹ (công lập: 1.426, ngoài công lập: 414 bác sỹ), 322 dược sỹ đại học (công lập: 140, ngoài công lập: 182), 4.315 điều dưỡng/YS/hộ sinh (công lập: 3.927 người, ngoài công lập: 388 người), 230 kỹ thuật viên.

7. Quản lý chất thải y tế:

Đến năm 2020 đảm bảo 100% các cơ sở y tế ở các tuyến trong tỉnh thực hiện xử lý chất thải y tế bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về Tài chính:

Đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Y tế An Giang đến năm 2020, bao gồm: Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung; nguồn vốn chi thường xuyên sự nghiệp y tế; nguồn vốn ODA; nguồn trái phiếu Chính phủ; nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; quỹ phát triển sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp y tế; các nguồn vốn hợp pháp khác.

Đẩy mạnh việc xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời với việc bảo đảm cung cấp tốt hơn dịch vụ cho nhân dân, bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được tiếp cận và hưởng các dịch vụ y tế cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn.

2. Giải pháp về đất đai:

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh An Giang, quỹ đất dành cho y tế đến năm 2015 khoảng 94 ha và đến năm 2020 khoảng 115 ha. Cụ thể như sau:

Đơn vị: héc ta

TT

Địa phương

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1

Thành phố Long Xuyên

11,84

23,24

28,47

2

Thành phố Châu Đốc

11,43

11,43

11,43

3

Thị xã Tân Châu

3,66

3,97

7,69

4

Huyện An Phú

4,98

5,81

6,2

5

Huyện Phú Tân

6,72

7,07

8,33

6

Huyện Châu Phú

5,86

5,96

6,4

7

Huyện Tịnh Biên

4,74

5,34

9,13

8

Huyện Tri Tôn

6,17

6,36

6,27

9

Huyện Châu Thành

8,9

9,26

14,05

10

Huyện Chợ Mới

7,85

7,85

8,76

11

Huyện Thoại Sơn

7,26

7,75

7,92

 

Tổng cộng

79,41

94,04

114,65

Bố trí đủ diện tích đất để xây dựng bệnh viện theo tiêu chuẩn: Bệnh viện tuyến tỉnh 150-200 m²/giường bệnh, bệnh viện tuyến huyện 100-150 m²/giường bệnh.

3. Phát triển nguồn nhân lực:

Xây dựng Đề án “Phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2015 đến năm 2020”. Đẩy mạnh công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế theo Thông tư số 07/2008/TT-BYT của Bộ Y tế. Mở rộng đào tạo cán bộ có trình độ cao trong và ngoài nước, khuyến khích du học tự túc các chuyên ngành đang có nhu cầu. Trong giai đoạn 2015 đến năm 2020, phối hợp với các Trường Đại học Y Dược đào tạo khoảng 1.500 sinh viên hệ đại học y; gửi đi đào tạo bác sỹ y học cổ truyền và y học dự phòng tại các Trường Đại học Y Dược.

4. Cung ứng thuốc:

Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về sử dụng, kinh doanh thuốc, sinh phẩm và trang thiết bị y tế. Đảm bảo cung ứng thuốc, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn GLP (thực hành, kiểm nghiệm tốt). Tăng cường việc thực hiện các chương trình chuẩn hóa và quản lý chất lượng thuốc, dược phẩm: GMP, GLP, GSP, GPP, GDP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc, mỹ phẩm lưu hành trên địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời thuốc, mỹ phẩm nhập lậu, thuốc giả, không rõ nguồn gốc,…

5. Phát triển khoa học kỹ thuật y học:

Chú trọng phát triển nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới thích hợp với từng tuyến phục vụ cấp cứu, chẩn đoán, điều trị và dự phòng, phát triển khoa học và tăng cường chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược.

Trong giai đoạn đến năm 2020, tập trung hiện đại hóa kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, sinh hóa, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử. Áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về tim mạch, nội soi, chỉnh hình.

6. Nâng cao năng lực quản lý ở các tuyến và các lĩnh vực:

Bên cạnh việc quản lý tập trung theo ngành dọc phải tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP Nâng cao nhận thức, vai trò quản lý của ngành Y tế và các cấp chính quyền trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cải thiện năng lực xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch y tế các tuyến. Thiết lập hệ thống chi tiêu và thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động lập và thực hiện kế hoạch.

7. Nâng cao hiệu quả thông tin giáo dục truyền thông:

Kiện toàn mạng lưới, tổ chức hệ thống truyền thông - giáo dục sức khỏe từ tỉnh đến cơ sở. Phát triển các mô hình truyền thông hiệu quả tại cộng đồng.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho nhân dân về lối sống, hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, tình dục không an toàn, dinh dưỡng không hợp lý, sức khỏe học đường, dân số - kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, rèn luyện thể dục - thể thao, giúp người dân có các kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh tật, có lối sống lành mạnh, tự rèn luyện để giữ gìn và nâng cao sức khỏe.

V. KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ:

1. Vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư cho y tế giai đoạn 2015 - 2020 là: 5.981 tỷ đồng (bao gồm đầu tư hệ dự phòng, khám chữa bệnh - phục hồi chức năng, y tế cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực), trong đó:

- Vốn xã hội hóa: 428 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 570 tỷ đồng;

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 2.868 tỷ đồng;

- Vốn hỗ trợ của trung ương: 631 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách tỉnh: 1.483 tỷ đồng.

a) Đầu tư cho y tế dự phòng:

Đảm bảo tỷ lệ đầu tư ngân sách cho hoạt động thường xuyên về y tế dự phòng hàng năm ở mức từ 25 - 30% ngân sách sự nghiệp y tế trở lên trong tổng đầu tư ngân sách nhà nước cho toàn ngành, cụ thể:

- Giai đoạn 2014 - 2015: Phấn đấu tăng ngân sách sự nghiệp chi cho hệ y tế dự phòng bình quân 14%/năm, tỷ lệ chi cho hệ y tế dự phòng chiếm từ 25 - 26% tổng chi kinh phí sự nghiệp y tế.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Ngân sách sự nghiệp cho y tế dự phòng tăng bình quân 10%/năm (giai đoạn 2016 - 2017 tỷ lệ chi cho hệ y tế dự phòng chiếm từ 26 - 28% tổng chi kinh phí sự nghiệp y tế; giai đoạn 2018 - 2020 tỷ lệ chi cho hệ y tế dự phòng chiếm từ 28 - 30% tổng chi kinh phí sự nghiệp y tế).

Về chi đầu tư: Dự tính tổng kinh phí chi đầu tư phát triển cho hệ y tế dự phòng giai đoạn 2015 - 2020 là 197 tỷ đồng (năm 2015: 4,3 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 192,7 tỷ đồng).

b) Đầu tư cho khám chữa bệnh - phục hồi chức năng và vận chuyển cấp cứu:

Về chi sự nghiệp: Thực hiện theo các quy định của Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ, tăng cường các nguồn thu để bổ sung ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động khám chữa bệnh trên cơ sở thực hiện giá thu viện phí tính đúng, đủ theo lộ trình. Giảm dần tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước trong kết cấu tổng chi kinh phí sự nghiệp y tế (giai đoạn 2014 - 2015: 70%, giai đoạn 2016 - 2018: 62%, giai đoạn 2019 - 2020 còn 60%).

Về chi đầu tư: Dự tính tổng kinh phí đầu tư cho khám chữa bệnh - phục hồi chức năng - vận chuyển cấp cứu giai đoạn 2015 - 2020 là: 4.827,7 tỷ đồng (năm 2015: 597,7 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 4.230 tỷ đồng).

c) Đầu tư cho y tế xã, phường, thị trấn:

Trong giai đoạn 2015 - 2020: 314,8 tỷ đồng, trong đó: Vốn hỗ trợ của doanh nghiệp: 05 tỷ đồng; vốn ODA: 6,5 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh: 303,3 tỷ đồng (xây mới các Trạm Y tế xã mới thành lập và các Trạm Y tế đã xuống cấp không đạt tiêu chí quốc gia; duy tu, sửa chữa định kỳ các Trạm Y tế xã; đầu tư bổ sung trang, nâng cấp trang thiết bị cho các Trạm Y tế xã).

Phân kỳ đầu tư: Năm 2015: 53,7 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2020: 261,1 tỷ đồng.

d) Danh mục dự án ưu tiên đầu tư:

Đơn vị tính: triệu đồng

Danh mục dự án

TH đến 2014

Kế hoạch năm 2015 Giai đoạn 2016-2020

Tổng cộng

Vốn TPCP

Vốn hỗ trợ TW

Vốn NS tỉnh

OD A

Tổng cộng

Vốn TPCP

Vốn hỗ trợ TW

Vốn NS tỉnh

ODA

CỘNG

1.042.202

708.311

411.088

67.104

208.485

21.634

3.944.038

2.447.993

493.272

448.745

530.786

Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang 600 giường

686.843

434.727

338.727

 

96.000

 

184.465

170.880

 

13.585

 

Bệnh viện Lao và bệnh phổi 100 giường

927

0

 

 

 

 

150.000

 

150.000

 

 

Bệnh viện Tâm thần 100 giường

1.112

0

 

 

 

 

70.000

 

70.000

 

 

Bệnh viện Tim mạch An Giang 600 giường

1.887

1.000

 

 

1.000

 

2.277.113

2.277.113

 

 

 

Bệnh viện Sản Nhi 500 giường

0

0

 

 

 

 

50.000

 

 

50.000

 

Bệnh viện Y học cổ truyền 100 giường

0

200

 

 

200

 

60.000

 

60.000

 

 

Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc 500 giường

218.121

60.014

14

 

60.000

 

45.000

 

 

45.000

 

Bệnh viện phục hồi chức năng

0

0

 

 

 

 

60.000

 

 

60.000

 

Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành

42.427

50.210

50.210

 

 

 

0

 

 

 

 

Bệnh viện đa khoa huyện An Phú

5.398

11.400

 

11.400

 

 

26.892

 

 

26.892

 

Bệnh viện đa khoa Tp Long Xuyên

36.308

22.137

22.137

 

 

 

0

 

 

 

 

Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú

45.989

11.304

 

9.304

2.000

 

0

 

 

 

 

Bệnh viện đa khoa Tri Tôn (GĐ 2)

649

0

 

 

 

 

30.000

 

24.000

6.000

 

Bệnh viện đa khoa TX Tân Châu (GĐ2)

1.320

0

 

 

 

 

50.000

 

40.000

10.000

 

Trang thiết bị cho BV ĐKTTAG

 

 

 

 

 

 

232.424

 

 

 

209.182

Trang thiết bị cho BV ĐKKV Châu Đốc

324

 

 

 

 

 

307.348

 

62.257

 

245.091

Trang thiết bị cho BV ĐK KV Tân Châu

 

 

 

 

 

 

84.023

 

21.988

 

62.035

Trụ sở 04 Trung tâm: Y TDP, Kiểm nghiệm Dược phẩm - mỹ phẩm, TTGDSK, GĐ y khoa

543

100

 

 

100

 

117.219

 

 

117.219

 

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS

113

0

 

 

 

 

47.417

 

38.264

9.153

 

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

241

0

 

 

 

 

27.475

 

13.963

13.512

 

Trung tâm pháp y tỉnh AG

 

0

 

 

 

 

14.000

 

 

14.000

 

Chi cục Dân số - KHHGĐ

 

300

 

 

300

 

27.700

 

 

27.700

 

Trường Cao đẳng y tế

 

 

 

 

 

 

30.000

 

 

30.000

 

Xử lý chất thải y tế

 

116.919

 

46.400

48.885

21.634

52.962

 

12.800

25.684

14.478

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Y tế:

Chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thi, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch. Hàng năm báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ;

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách và hướng dẫn sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn ODA và nguồn xã hội hóa trong từng giai đoạn thực hiện Quy hoạch.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực y tế theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp y tế công.

4. Sở Tài nguyên Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan hướng dẫn giao quyền sử dụng đất đúng tiêu chuẩn, theo quy định của Luật Tài nguyên Môi trường.

5. Các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân:

Có trách nhiệm hỗ trợ với Sở Y tế trong phát triển mạng lưới y tế tại các địa phương, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ: Y tế, KH&ĐT; Tài chính; TM&MT - báo cáo;
- Văn phòng Chính phủ - báo cáo;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh - báo cáo;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Các Phòng: VHXH, TH, ĐTXD;
- Lưu: HC-TC.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1695/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1695/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/08/2015
Ngày hiệu lực20/08/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1695/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1695/QĐ-UBND 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế An Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1695/QĐ-UBND 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế An Giang
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1695/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh An Giang
                Người kýNguyễn Thanh Bình
                Ngày ban hành20/08/2015
                Ngày hiệu lực20/08/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 1695/QĐ-UBND 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế An Giang

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 1695/QĐ-UBND 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế An Giang

                  • 20/08/2015

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/08/2015

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực