Quyết định 17/2011/QĐ-UBND

Quyết định 17/2011/QĐ-UBND về quy chế hoạt động Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Thái Nguyên ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 17/2011/QĐ-UBND hoạt động ban phát triển doanh nghiệp Thái Nguyên


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2011/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 4 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BAN ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Kết luận số 45-KL/TW, ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị về thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế và cơ chế, chính sách ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước; cơ chế, chính sách bán cổ phần cho người lao động;

Căn cứ Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 19/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị trong việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước và bổ sung chính sách chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Chỉ thị 1568/CT-TTg ngày 19/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 78-KL/TW ngày 26/07/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan Thường trực Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Thái Nguyên tại Tờ trình số 36/BĐM-TTr ngày 25/3/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế làm việc Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Thái Nguyên.

(Có Quy chế chi tiết kèm theo Quyết định này)

Điều 2. Quy chế này thay thế Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Thái Nguyên ban hành tại Quyết định số 497/2002/QĐ-UB ngày 21/02/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành có thành viên tham gia Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, các thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh; Tổ chuyên viên giúp việc tại Cơ quan Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH





Phạm Xuân Đương

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Vị trí, chức năng.

1. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Thái Nguyên được kiện toàn tại Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 23/02/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

2. Tổ chuyên viên làm việc tại Cơ quan Thường trực là Sở Kế hoạch và Đầu tư, thành phần gồm có: 01 chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư, 01 chuyên viên Sở Tài chính, 01 chuyên viên Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và chuyên viên tại các sở, ngành khác khi có công việc chuyên môn liên quan được UBND tỉnh Quyết định trưng tập.

3. Văn phòng Làm việc của Cơ quan Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, làm việc thường xuyên thành phần gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban thường trực, Phó trưởng ban và Tổ chuyên viên giúp việc.

4. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi chung là Ban Đổi mới) là Ban chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, kiểm tra việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy định của Chính phủ; chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn.

1. Nhiệm vụ:

Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

Thẩm định, trình các Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Phối hợp với các cơ quan chức năng: tổ chức nghiên cứu đề xuất các mô hình tổ chức đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước; phổ biến tuyên truyền cơ chế, chính sách và kiến nghị đề xuất tháo gỡ khó khăn cho việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Sơ kết, tổng kết, báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương theo định kỳ và đột xuất về tình hình hình đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước.

Xây dựng, hướng dẫn, triển khai mô hình thí điểm chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo quy định.

2. Quyền hạn

Được mời tham dự các cuộc họp của UBND tỉnh, các cuộc họp của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương liên quan đến nhiệm vụ của Ban Đổi mới.

Mời lãnh đạo các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và đại diện các cơ quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Đổi mới liên quan đến sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên của Ban Đổi mới.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động:

1. Ban Đổi mới làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, triển khai Đề án, Phương án sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo quy trình, đúng quy định của pháp luật và có hiệu quả. Các thành viên của Ban Đổi mới làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tổ chuyên viên làm việc chuyên trách và được sử dụng bộ máy của cơ quan là thành viên trong Ban Đổi mới để thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Các thành viên trong Ban Đổi mới thảo luận tập thể và thống nhất về:

- Kế hoạch đổi mới, sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước hàng năm;

- Đánh giá chung về kết quả thực hiện; sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng hàng năm.

3. Trưởng Ban đổi mới triệu tập và chủ toạ các phiên họp thường kỳ và đột xuất để kiểm điểm và triển khai công việc.

Chương II

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban.

1. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Ban Đổi mới trước Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.

2. Chỉ đạo xây dựng Chương trình, Đề án, kế hoạch, phương án về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.

3. Chỉ đạo chung hoạt động của Ban Đổi mới. Thông qua kế hoạch công tác, chủ trì các cuộc họp của Ban Đổi mới.

4. Uỷ quyền cho Phó trưởng Ban thường trực, các uỷ viên chuyên trách, kiêm nhiệm thay mặt Trưởng Ban giải quyết công việc khi cần thiết.

5. Sử dụng con dấu của UBND tỉnh trong việc triển khai những công việc liên quan đến sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng ban thường trực.

1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về lĩnh vực được phân công, được Trưởng ban uỷ quyền trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban; Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc làm việc tại Cơ quan Thường trực chuẩn bị các tài liệu, văn bản phục vụ công việc theo yêu cầu của Trưởng ban; làm đầu mối phối hợp hoạt động của Ban Đổi mới với các sở, ngành, địa phương; chịu trách nhiệm tổng hợp chung; thay mặt trưởng ban triệu tập và điều hành các cuộc họp khi được Trưởng ban giao nhiệm vụ.

3. Tham khảo ý kiến các uỷ viên, chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm của Ban Đổi mới và báo cáo kế hoạch công tác với Trưởng ban để thông qua làm cơ sở quản lý điều hành hoạt động của ban và từng thành viên.

4. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất, trực tiếp với Trưởng ban về tình hình sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.

5. Ký các văn bản điều hành hoạt động của Ban Đổi mới và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn theo dõi, kiểm tra khi được Trưởng Ban uỷ quyền và sử dụng con dấu của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc giao dịch triển khai những công việc liên quan đến sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng ban.

1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước với các công việc liên quan đến lĩnh vực Tài chính, cụ thể như sau:

- Hướng dẫn cơ chế, chính sách về tài chính của nhà nước cho các đơn vị thực hiện sắp xếp lại. Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan thống nhất tham mưu cho UBND tỉnh xử lý các tồn tại về tài chính trước, trong quá trình thực hiện và sau khi chuyển đổi các Công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn và các đơn vị sự nghiệp công lập. Thẩm định báo cáo tài chính thời điểm chuyển đổi trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc bàn giao doanh nghiệp.

- Hướng dẫn doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp chuyển đổi xây dựng phương án vốn điều lệ hoặc phương án bổ sung vốn điều lệ. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, thống nhất tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định phương án và báo cáo, đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định.

- Hướng dẫn đơn vị chuyển đổi lập hồ sơ xin kinh phí giải quyết chế độ cho lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan thẩm định báo cáo quyết toán vốn nhà nước và quyết toán các khoản chi phí có liên quan đến công tác đổi mới và phát triển trên địa bàn.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.

Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ của các uỷ viên trong Ban Đổi mới.

1. Các Uỷ viên Ban Đổi mới là đại diện lãnh đạo của các sở, ngành: Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh;

2. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về lĩnh vực được phân công.

3. Chịu sự quản lý điều hành của Trưởng ban, của Phó trưởng Ban thường trực khi được Trưởng ban uỷ quyền trong phạm vi công việc được kiêm nhiệm.

4. Chủ động đê xuất ý kiến liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trên lĩnh vực sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước với Phó trưởng Ban thường trực (khi cần thiết có thể đề xuất trực tiếp với Trưởng ban) để xin ý kiến chỉ đạo.

5. Thực hiện đúng quy định chế độ báo cáo công tác, chế độ hội họp.

6. Các Uỷ viên Ban Đổi mới làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và có nhiệm vụ chính cụ thể như sau:

- Uỷ viên là Lãnh đạo Sở Nội vụ chủ trì các công tác rà soát, tham mưu, công tác tổ chức cán bộ thuộc diện Nhà nước quản lý cho phù hợp với phương án tổng thể tổ chức đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

- Uỷ viên là Lãnh đạo Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách, làm tốt công tác tư tưởng để cán bộ công nhân viên và người lao động của các Doanh nghiệp an tâm, tin tưởng trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

- Uỷ viên là lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động khi sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp sau chuyển đổi xây dựng và thực hiện các chính sách chế độ về tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp và các hình thức trả lương, trả công cho người lao động theo đúng quy định hiện hành.

- Uỷ viên là Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được chuyển đổi thống kê, kiểm kê đất đai, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, chỉnh lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ địa chính và đăng ký lại quyền sử dụng cho các đơn vị sau chuyển đổi theo quy định của pháp luật.

- Uỷ viên là lãnh đạo Cục thuế tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trước, trong và sau chuyển đổi thực hiện đúng các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc trong việc nợ thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi nếu có.

- Uỷ viên là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp sau chuyển đổi thực hiện triển khai các dự án được duyệt trong phương án chuyển đổi liên quan đến công tác tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng.

- Uỷ viên là lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì thẩm định việc thẩm định và chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho các đối tượng là lao động dôi dư khi triển khai sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp.

- Các Uỷ viên có trách nhiệm chủ động phối hợp với Cơ quan Thường trực để thống nhất đề xuất xử lý những vấn đề thuộc ngành mình để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.

Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Ban Đổi mới - Sở Kế hoạch và đầu tư.

1. Có trách nhiệm phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đề xuất cụ thể về thể chế, cơ chế chính sách về thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu trong việc giám sát hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc đầu tư phát triển và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các Doanh nghiệp Nhà nước, Báo cáo UBND tinh váo qúi IV hàng năm.

2. Chủ trì, phối hợp với Ban Đổi mới và các ngành có liên quan thẩm định sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, đánh giá tổng hợp việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, nghề kinh doanh và tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước; định kỳ báo cáo UBND tỉnh và kịp thời báo cáo UBND tỉnh những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề cần điều chỉnh.

4. Phối hợp với Ban Đổi mới và các cơ quan liên quan tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiêm về sắp xếp, đổi mới, phát triển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

5. Tạo điều kiện bố trí các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho

Ban Đổi mới và Tổ Chuyên viên giúp việc làm việc.

Chương III

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động.

1. Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Đổi mới đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, được trang bị bảo đảm đủ cơ sở vật chất để hoạt động bao gồm các thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm và các chi phí phục vụ cho hoạt động của Ban Đổi mới và Tổ Chuyên viên giúp việc.

2. Chế độ làm việc

- Kinh phí hỗ trợ bằng 0,5 (không phảy năm)/người/tháng trên mức lương cơ bản hiện hành cho Trưởng ban; Phó trưởng ban thường trực; Phó trưởng ban; thành viên Tổ Chuyên viên giúp việc làm việc tại cơ quan thường trực; 01 Cán bộ thuộc Văn phòng UBND tỉnh trực tiếp tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban về công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.

- Kinh phí hỗ trợ bằng 0,3 (không phảy ba)/người/tháng trên mức lương cơ bản hiện hành cho các Uỷ viên Ban Đổi mới kiêm nhiệm và 01 cán bộ làm công tác kế toán, 01 cán bộ làm công tác văn thư của Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp việc cho Cơ quan Thường trực.

3. Kinh phí hoạt động của Ban Đổi mới do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

4. Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lập dự toán kinh phí và thống nhất với Sở Tài chính để trình UBND tỉnh Quyết định.

Điều 10. Tổ chức thực hiện.

1. Các Uỷ viên Ban Đổi mới, Tổ Chuyên viên giúp việc có trách nhiệm thực hiện nghiêm quy chế này; trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, thường xuyên phối hợp với Cơ quan Thường trực để giải quyết, xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Ban Đổi mới.

2. Quy chế này được gửi đến các sở, ngành, địa phương biết để phối hợp tổ chức thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các đơn vị, cá nhân liên quan báo cáo Cơ quan Thường trực để tổng hợp, đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 17/2011/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu17/2011/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/04/2011
Ngày hiệu lực18/04/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Bộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 17/2011/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 17/2011/QĐ-UBND hoạt động ban phát triển doanh nghiệp Thái Nguyên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 17/2011/QĐ-UBND hoạt động ban phát triển doanh nghiệp Thái Nguyên
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu17/2011/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thái Nguyên
                Người kýPhạm Xuân Đương
                Ngày ban hành08/04/2011
                Ngày hiệu lực18/04/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Bộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 17/2011/QĐ-UBND hoạt động ban phát triển doanh nghiệp Thái Nguyên

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 17/2011/QĐ-UBND hoạt động ban phát triển doanh nghiệp Thái Nguyên

                      • 08/04/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 18/04/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực