Quyết định 173/2001/QĐ-TTg

Quyết định 173/2001/QĐ-TTg về việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 173/2001/QĐ-TTg phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ 173/2001/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 173/2001/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển kinh  tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2005, nhằm:

Khai thác tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên nước (nước ngọt, nước lợ, nước mặn), rừng... và lao động để tiếp tục phát huy vị thế về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và nông sản khác của cả nước.

Nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành: lương thực, rau quả, chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp, bao gồm: chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp và các ngành nghề nông thôn; triển khai xây dựng các cụm công nghiệp khí điện đạm Tây Nam và tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ...

Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và đào tạo...), xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng lũ lụt, vùng cửa sông, ven biển. Tăng cường khả năng phòng, chống thiên tai, hạn chế thiệt hại khi có lũ lụt và thiên tai xẩy ra, bảo đảm người dân vùng ngập lũ có cuộc sống an toàn ổn định không phải di dời khi có lũ lụt xẩy ra.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, tăng giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân; tập trung phát triển một số ngành sản xuất, có sức cạnh tranh cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, đồng thời đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

Điều 2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 phải đạt được là:

1. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 9,8%/năm, trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng 13,5%/năm; dịch vụ tăng 10%/năm.

2. Đến năm 2005: tỷ trọng trong cơ cấu GDP của nông, lâm, nghiệp, thủy sản chiếm 45,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 22,5%, dịch vụ chiếm 31,5%. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 550 USD/năm.

3. Tạo việc làm cho khoảng 1,8-2 triệu lao động, bình quân 1 năm trên 35 vạn lao động.

4. Đến năm 2005 không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 10%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 22 - 25%; 70 - 80% số hộ nông thôn được cung cấp điện; 75 - 80% số hộ dân ở thành phố và khoảng trên 60% số hộ dân  vùng nông thôn được dùng nước sạch. Không còn cầu khỉ.

5. Thu hút trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo trước khi vào tiểu học đạt tỷ lệ 85 - 90%; tỷ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi đạt 95 - 97%, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đạt 78 - 80%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 42 - 45%; phát triển mạnh các loại hình giáo dục nghề nghiệp. Tăng quy mô tuyển sinh trung học chuyên nghiệp hàng năm từ 10 - 15%; mở rộng quy mô sinh viên cao đẳng và đại học, phấn đấu đạt 60 -70 sinh viên trên 1 vạn dân. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong vùng đạt 20 - 25%.

6. Đầu tư xây dựng xong các cụm, tuyến dân cư phù hợp với quy hoạch chung, bảo đảm người dân vùng ngập lũ không phải di dời, các xã đều có trạm y tế, nhân dân được khám chữa bệnh kịp thời, học sinh vùng ngập lũ không phải nghỉ học trong mùa lũ, từng bước có cuộc sống an toàn và ổn định, xã hội ngày càng văn minh trong điều kiện hàng năm thường xuyên có lũ.

7. Cải thiện và nâng cao rõ rệt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào Khơ me. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu về xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đất sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn và hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách.

Điều 3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội một số ngành và lĩnh vực chủ yếu sau:

1. Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

a) Về sản xuất lúa:

Sản xuất lúa vẫn là ngành sản xuất có lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. ổn định diện tích khoảng 1,8 triệu ha đất có điều kiện thủy lợi tưới tiêu chủ động để sản xuất 2 vụ ăn chắc, trong đó có 1 triệu ha trồng lúa có chất lượng cao để xuất khẩu, duy trì mức sản lượng lúa từ 15 đến 16 triệu tấn/năm. Điều chỉnh lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa cho phù hợp với diễn biến của lũ lụt và thị trường tiêu thụ. Nâng trình độ công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo đến năm 2005 ngang mức tiên tiến trong khu vực, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Đối với diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp, bấp bênh; vùng đất bãi ven sông, đất cao không ngập lũ; diện tích trồng lúa ở vùng ven đô, các trục đường giao thông và ở các vùng khác thì chuyển dần sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn hoặc nuôi trồng thủy sản.

b) Về phát triển các cây trồng làm nguyên liệu công nghiệp:

Mở rộng diện tích trồng ngô, đậu tương... kết hợp sử dụng giống mới, năng suất cao để cung cấp nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

ổn định diện tích trồng mía khoảng 90.000 ha để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy đường hiện có. áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống kết hợp với thâm canh để tăng năng suất cây mía đến năm 2005 đạt bình quân trên 80 tấn/ha.

Tiếp tục nâng cao công nghệ chế biến dừa, đa dạng và nâng cao giá trị sản phẩm dừa. Đồng thời từng bước nghiên cứu các giống dừa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để thay thế vườn dừa đã già cỗi, năng suất thấp; thực hiện phương thức xen canh cây dừa với các loại cây trồng khác hoặc kết hợp với chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, để nâng hiệu quả sử dụng đất lên gấp 1,5 - 2 lần hiện nay.

Trên cơ sở kết luận khoa học về hiệu quả và khả năng phát triển cây bông ở trong vùng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Dệt May Việt Nam có kế hoạch và biện pháp mở rộng diện tích trồng bông với giống bông lai có năng suất, chất lượng cao ở nơi có điều kiện. Việc phát triển cây bông phải gắn với phát triển công nghiệp cán bông và công nghiệp dệt. Phát triển cây đay ở nơi có điều kiện làm nguyên liệu bao bì và công nghiệp giấy.

c) Về các loại cây ăn quả:

Phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới có lợi thế cạnh tranh, có giá trị hàng hoá kinh tế cao như xoài, nhãn, cam sành, quýt đường, bưởi, dứa, vú sữa, măng cụt, sầu riêng và các cây ăn quả khác. Việc phát triển các loại cây ăn quả phải gắn với thị trường xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.

Vùng thường xuyên bị ngập lụt cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích hợp với điều kiện ngập nước.

d) Về chăn nuôi: tiếp tục phát triển đàn lợn, gia cầm, bò thịt và phát triển nhanh đàn bò sữa để đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa ở Long An, Cần Thơ và một số địa phương khác. 

­đ) Về phát triển lâm nghiệp:

Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Nam Bộ, nhất là rừng ngập mặn ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh ... coi đây là vấn đề sống còn của hệ sinh thái toàn vùng Nam Bộ.

Gắn bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng là địa danh lịch sử với phát triển hình thức du lịch sinh thái.

Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế trên các vùng đất phèn và nơi có điều kiện; trồng mới khoảng 100 ngàn ha rừng tràm ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và Nam bán đảo Cà Mau.

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng ở các vùng sinh thái đất ngập nước, khoanh nuôi, tái sinh rừng gắn với nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng lực phòng hộ, đảm bảo hiệu quả kinh tế của nghề rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển mạnh trồng cây phân tán, cây chắn sóng, coi trọng trồng cây lấy gỗ ở các khu dân cư tập trung, các tuyến, cụm dân cư, dọc các tuyến đường, bờ kênh, xung quanh nhà ở của dân.

Đưa tỷ lệ che phủ của rừng ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 15%.

e) Về phát triển thủy sản:

Phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước (ngọt, lợ và mặn); đồng thời từng bước phát triển nuôi biển các loại tôm, cá và các loại nhuyễn thể có giá trị cao, theo quy hoạch chung của vùng và từng địa phương.

Đến trước năm 2005 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng đạt trên 700.000 ha, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 1,7 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 1.500 triệu USD.

Đa dạng hoá các phương thức nuôi trồng thủy sản: xen canh, luân canh, chuyên canh, thâm canh, bán thâm canh, nuôi sinh thái và đa dạng hoá các đối tượng nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế rủi ro, đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là đối với thị trường có tiềm năng lớn.

ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản, nhất là hệ thống các công trình thủy lợi (đê, kênh, cống chính cấp nước, thoát nước, trạm bơm điện...) hình thành các vùng dự án có quy mô vừa và lớn cho nuôi trồng thủy sản để được đầu tư đồng bộ, đảm bảo yêu cầu phát triển nguồn thủy sản nhanh, bền vững và có hiệu quả cao.

Khai thác hải sản xa bờ phải gắn với dịch vụ trên biển để nâng cao hiệu quả kinh tế; tổ chức lại sản xuất và tạo việc làm cho ngư dân ven bờ theo hướng chuyển mạnh sang nuôi trồng thủy sản, làm dịch vụ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ.

Tập trung đầu tư để đổi mới công nghệ chế biến, giảm dần chế biến thô, tăng tỷ trọng hàm lượng chế biến có giá trị gia tăng cao, đa dạng hoá sản phẩm và sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của thị trường; đồng thời thực hiện tốt quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

2. Về phát triển công nghiệp: tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:

a) Chế biến nông, lâm, thủy sản, nhất là công nghiệp chế biến thủy sản. Ưu tiên cải tạo mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở chế biến thủy sản tại Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh,.... đưa công suất chế biến lên hơn 25 vạn tấn/năm vào năm 2005; sử dụng tối đa công suất các nhà máy chế biến sữa tươi, sữa chua và kem ở Long An và Cần Thơ.

b) Cơ khí phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Sản xuất vật liệu xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà ở. Đến năm 2005 sản lượng xi măng tăng 4,17 triệu tấn, trong đó xi măng ở tỉnh Kiên Giang (khoảng 3,05 triệu tấn).

d) Ngành dệt may, xây dựng 2 cụm liên hợp dệt, may, nhuộm ở Cần Thơ và Long An có quy mô mỗi cụm: kéo sợi 2 - 3 vạn cọc, dệt vải mộc (vải nhẹ) với tổng công suất 20 triệu mét/năm; dệt kim 1.500 tấn/năm, nhuộm hoàn tất cho vải bông, tổng hợp 45 triệu mét/năm. Thu hút khoảng hơn 20.000 lao động dư thừa từ nông nghiệp.

đ) Sản xuất da giầy, hoá chất, phân bón, bao bì, giấy, chế biến gỗ... ở các địa phương có điều kiện phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp.

e) Về ngành điện, đầu tư xây dựng nhà máy điện Ô Môn (I + II) công suất 600 MW, hệ thống dây dẫn điện 110 KW và trạm đồng bộ với nhà máy. Triển khai xây dựng nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Cà Mau công suất 720 MW và hệ thống đường dây cao thế Cà Mau - Ô Môn; khẩn trương xây dựng công nghiệp điện, đạm tại Cà Mau và Cần Thơ (triển khai xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm 800.000 tấn/năm tại Cà Mau trong năm 2002) theo quy hoạch khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 776/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6                 năm 2001.

g) Về sản xuất thuốc lá, ổn định sản lượng 230 - 240 triệu bao/năm; tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để hiện đại hoá các nhà máy, nâng cao chất lượng thuốc lá điếu, đưa thuốc lá có đầu lọc, bao cứng lên 90%.

h) Về ngành rượu, bia, nước giải khát, tập trung nâng cao chất lượng bia thuộc 5 đơn vị quốc doanh địa phương, mở rộng công suất, tổ chức sắp xếp lại cơ sở để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng.

Giải quyết thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm các loại nước giải khát trái cây, nước ngọt có ga và không ga; nghiên cứu đầu tư thêm nhà máy có công suất trên 10 triệu lít/năm để tiêu thụ sản phẩm trái cây có sản lượng lớn như xoài, nhãn, cam, quýt, chôm chôm ...

i) Phát triển và thu hút các nhà đầu tư vào 6 khu công nghiệp tập trung hiện có, đồng thời từng bước quy hoạch và hình thành thêm một số khu công nghiệp mới với quy mô vừa và nhỏ.

Tiếp tục hình thành các khu công nghiệp tập trung, các cụm, điểm công nghiệp ở thị trấn, huyện để đáp ứng nhu cầu bảo quản, chế biến nông sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần kích cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông thôn.

3. Về phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ:

a) Làm tốt công tác dự báo, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước bằng các nguồn vốn của doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức và cá nhân, có sự hỗ trợ của nhà nước. Xây dựng và phát triển kinh tế cửa khẩu ở những tỉnh có điều kiện.

Khuyến khích thành lập và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng. Nghiên cứu thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, các Quỹ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng, của từng doanh nghiệp và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xây dựng và phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm thông tin thị trường, trung tâm xúc tiến thương mại, hệ thống kho chứa và bảo quản nông sản, hệ thống chợ bán buôn nông sản, thủy sản... Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại (chợ, trung tâm thương mại...) cho các địa phương vùng có nhiều đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Nâng tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội của toàn vùng đạt 15%/năm và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu  đạt 18 - 20%/năm.

b) Khai thác các tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch thời kỳ 2001 - 2005 đạt hơn 20%/năm, đến năm 2005 doanh thu của ngành du lịch đạt trên 800 tỷ đồng.

c) Đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành dịch vụ, trong đó phát triển nhanh các loại hình dịch vụ thúc đẩy sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu và phục vụ dân sinh như: giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, kho ngoại quan, quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất, xuất khẩu lao động, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ vật tư, kỹ thuật đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ thời kỳ 2001 - 2005 đạt từ 8 - 10%/năm.

4. Về khoa học, công nghệ và môi trường:

a) Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ trong vùng, huy động lực lượng khoa học và công nghệ ngoài vùng, tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao giá trị đóng góp của khoa học và công nghệ vào giá trị gia tăng của các sản phẩm hàng hoá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quy luật phân bố và diễn biến, có luận cứ khoa học để có biện pháp xử lý lũ lụt, sạt lở v.v... và các giải pháp công trình như đê ven biển, đê cù lao, đê bảo vệ các khu dân cư tập trung; xử lý môi trường nông thôn và môi trường các khu nuôi trồng tập trung có hiệu quả.

Đầu tư nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học nông, lâm, ngư nghiệp của vùng nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhất là về các khâu giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản), công nghiệp chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

b) ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới về xây dựng, sản xuất vật liệu và kết cấu công trình... thích hợp với vùng đất yếu, vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụt; nghiên cứu nạo vét luồng tàu Định An vào cảng Cần Thơ để tàu 1 vạn tấn ra vào cảng.

c) Nghiên cứu để thiết lập công nghệ phần mềm tại Cần Thơ và xây dựng, khai thác mạng Internet của vùng.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành liên quan có kế hoạch bố trí kinh phí trong kế hoạch nghiên cứu 5 năm (2001 - 2005) và hàng năm cho các chương trình và dự án để phục vụ mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.

5. Về y tế, giáo dục và đào tạo:

a) Về y tế:

Củng cố và phát triển hệ thống các bệnh viện đa khoa phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống dịch, khám chữa bệnh cho nhân  dân.

Sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa của vùng tại thành phố Cần Thơ, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng cao hơn cho nhân dân trong vùng.

Tiếp tục củng cố, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, nhất là tuyến xã và thôn ấp; có chính sách khuyến khích đưa bác sĩ về xã, đến năm 2005 sẽ có khoảng 80% xã có bác sĩ.

Đảm bảo cơ số thuốc dự phòng cần thiết cho các vùng ngập lũ, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về việc sử dụng nước sạch, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Có biện pháp phòng, chống, hạn chế các bệnh nguy hiểm như: thương hàn và các loại bệnh khác.

b) Về giáo dục và đào tạo:

Nhanh chóng tạo bước chuyển biến cơ bản đối với giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo dục của các tầng lớp dân cư và phát triển kinh tế - xã hội của vùng; chú trọng thu hút con em đồng bào dân tộc Khơ me và các dân tộc thiểu số khác đến trường.

Củng cố và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường học mầm non và phổ thông (bao gồm cả trường dân tộc nội trú) gắn liền với quy hoạch cụm dân cư, phù hợp với vùng thường xuyên bị lũ lụt; cơ bản xoá phòng học 3 ca trong năm học 2001 - 2002, đến năm 2005 xây dựng trường phổ thông kiên cố và bán kiên cố đạt tỷ lệ 80%, bảo đảm ổn định việc học tập và là nơi tránh lũ khi có lũ lụt.

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng đã được Chính phủ phê duyệt, xúc tiến việc thành lập một số trường đại học và cao đẳng ở những tỉnh có điều kiện để nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là các ngành nông nghiệp, thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, y khoa và đào tạo đội ngũ giáo viên.

Trên cơ sở khoa Y dược hiện có của trường đại học Cần Thơ, triển khai trong năm 2002 việc thành lập và đầu tư xây dựng trường đại học Y dược, đào tạo cán bộ chuyên khoa, đa khoa cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu giáo viên tiểu học vào năm 2002, giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông vào năm 2005. Trước mắt tăng quy mô đào tạo giáo viên cho Khoa sư phạm của trường đại học Cần Thơ, trường cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và một số trường cao đẳng Sư phạm địa phương để bổ sung kịp thời và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trong vùng. Triển khai trong năm 2002 việc thành lập và đầu tư xây dựng trường đại học Sư phạm để đào tạo giáo viên cho vùng.

Tăng dần tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long lên khoảng 22% tổng ngân sách giáo dục đào tạo vào giai đoạn   2001 - 2005.

c) Về lao động và việc làm:

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới thu hút lao động tại chỗ.

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các Tổng công ty 91 nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện chương trình đào tạo, dạy nghề để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực; phấn đấu chuyển mỗi năm khoảng 24 vạn người trong số lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị xuống dưới 4%; đưa cơ cấu lao động trong vùng đến năm 2005 ở khu vực nông, lâm nghiệp 53%, công nghiệp 17%, khu vực dịch vụ khoảng 30%.

Điều 4. Về phát triển cơ sở hạ tầng:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện phát triển nhanh kinh tế - xã hội trong vùng (có Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này).

Các quy hoạch về giao thông, xây dựng, quy hoạch cụm, tuyến dân cư và nhà ở của dân, quy hoạch điện, nước .... phải được tiếp tục bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch thủy lợi, quy hoạch kiểm soát lũ nhằm đáp ứng yêu cầu thoát lũ; đồng thời bảo đảm an toàn cho các công trình cơ sở hạ tầng khi lũ lụt xẩy ra hàng năm.

1. Về thủy lợi: đầu tư xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi gắn với phát triển giao thông, xây dựng cụm, tuyến, điểm dân cư theo nội dung Quyết định số 99/TTg ngày 09 tháng 02 năm 1996 để phục vụ có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và  dân sinh.

Trên cơ sở các số liệu về lũ năm 2000 và năm 2001, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về hệ thống thủy lợi, tiêu thoát lũ, thau chua, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt... đáp ứng các yêu cầu của chương trình chuyển đổi cơ cấu  kinh tế của vùng; bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch kiểm soát lũ, trên cơ sở tính hoàn nguyên lũ năm 2000, gắn với toàn lưu vực sông Mê Kông cho phù hợp với diễn biến lũ lụt và các vấn đề mới nẩy sinh, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội của vùng.

a) Mục tiêu đến năm 2005, hoàn thành hệ thống công trình thủy lợi và kiểm soát lũ chủ yếu của vùng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, an toàn các cơ sở kinh tế và kết cấu hạ tầng.

Tiếp tục triển khai và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi kết hợp tưới tiêu, rửa phèn, ngăn mặn với kiểm soát lũ tại vùng tứ giác Long Xuyên. Đẩy nhanh việc nghiên cứu để có căn cứ khoa học triển khai đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, công trình kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười và vùng sông Vàm Cỏ.

b) Hoàn thành các hạng mục thuộc dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) là Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít và Ô Môn - Xà No; dự án thủy lợi Ba Lai, tỉnh Bến Tre...; xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi nội đồng tưới tiêu chủ động cho diện tích quy hoạch sản xuất lúa xuất khẩu khoảng 1 triệu ha; xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ và hoàn chỉnh để phục vụ cho khoảng 700 nghìn ha diện tích nuôi tôm và thủy sản các loại.

Triển khai các hệ thống thủy lợi vùng Tây sông Hậu, Nam bán đảo        Cà Mau... các vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của sản xuất.

Rà soát, hoàn chỉnh lại quy hoạch đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển  nhằm đáp ứng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bảo vệ dân cư và thoát lũ của vùng.

2. Về giao thông vận tải:

a) Trong 5 năm tới giải quyết được cơ bản về giao thông, trong đó chú ý cả giao thông đường bộ và khai thác thế mạnh của giao thông đường thủy của vùng; các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ vào cấp và kiên cố bền vững, đạt 90% nhựa hoá; mở một số tuyến mới N1, N2 song song với trục Bắc Nam quốc lộ 1A, mở tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến Nam sông Hậu (91c).

b) Nâng cấp hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ quan trọng tạo thành hệ thống giao thông đường bộ thông suốt trên toàn vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.

Việc xây dựng các tuyến giao thông, hệ thống cầu, cống cần phải phối hợp chặt chẽ với các công trình thủy lợi tạo thành một hệ thống đồng bộ kiểm soát lũ, khai thác tài nguyên nước, bảo vệ môi trường bền vững, xây dựng các cụm, tuyến và điểm dân cư.

c) Trước mắt, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm, cải tạo nâng cấp một số tuyến giao thông và một số cảng chính, thực hiện đầu tư tập trung nhằm đạt hiệu quả thiết thực, tạo động lực để phục vụ kịp thời cho lưu thông, xuất khẩu và phát triển sản xuất của vùng, củng cố thế trận an ninh, quốc phòng.

Khởi công mới tuyến N2, đoạn Thạnh Hoá - Đức Hoà, tuyến N1 đoạn Bến Thuỷ - Tịnh Biên - Hà Tiên, tuyến Nam sông Hậu (91c), tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Mở quốc lộ 1A đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, quốc lộ 60 (Bến Tre - Trà Vinh, Sóc Trăng và 2 bến phà Cổ Chiên, Đại Ngải; quốc lộ 80 (đoạn Mỹ Thuận - Vàm Cống), quốc lộ 50 đoạn Cầu Nhị Thiên Đường - Gò Công - Mỹ Tho), cầu Tô Châu quốc lộ 80 và một số tuyến đường nối ra các cửa khẩu; triển khai xây dựng cầu Cần Thơ; khôi phục quốc lộ 1 đoạn Cà Mau - Năm Căn.

Triển khai dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ (giai đoạn 1), cầu Rạch Miếu, cầu Vàm Cống theo hình thức BOT.

d) Tiếp tục xây dựng mạng lưới đường nông thôn liên huyện, liên xã, liên thôn ấp từ các nguồn vốn: vốn ngân sách, huy động trong dân, vốn của các nhà tài trợ JBIC, ADB và WB; sớm hoàn thành chương trình xoá cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2005, các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã.

đ) Đầu tư cơ bản hoàn thành các tuyến giao thông bộ trên các đảo (chủ yếu là đảo Phú Quốc) để đảm bảo cho phòng thủ và an ninh, cùng với giải quyết vấn đề điện, nước, cầu cống, y tế, giáo dục... nhằm nâng cao đời sống nhân dân và phát triển sản xuất.

e) Nâng cấp các cảng sông nằm trên tuyến vận tải chính: cảng Vĩnh Long, cảng Cao Lãnh trên sông Tiền; cảng Mỹ Thới trên sông Hậu, các cảng sông Cà Mau, cảng Mỹ Tho (Tiền Giang), cảng Đại Ngải; nâng khẩu độ cầu Một Tháng Giêng, Sóc Trăng, cầu Vĩnh Thuận, nâng cấp cầu Sa Đéc, xây dựng cầu Thới Bình.

Hoàn thành dự án 2 tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ; tiếp tục giai đoạn 2 nâng cấp cảng Cần Thơ gồm làm tiếp nối 76 m cầu tàu, xây dựng đường bãi, trang bị bốc xếp. Đầu tư xây dựng cảng Cái Cui (Cần Thơ), cảng Cần Giuộc (Long An), cảng Định An (Trà Vinh).

Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán, xác định khẩu diện, vị trí cầu trên các lộ giao thông với hệ thống kênh trục thủy lợi, có giải pháp công trình thích hợp (vượt lũ, cầu cạn, đường tràn thoát lũ...) để vừa bảo đảm giao thông, vừa không ảnh hưởng dòng chảy và nâng cao mực nước lũ.

3. Về kế hoạch xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở của nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt.

a) Xây dựng các cụm, tuyến, điểm dân cư vượt lũ, (lấy đỉnh lũ năm 1961 và năm 2000 làm chuẩn).

Việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư, các công trình phúc lợi công cộng như trường học, trạm xá ..., phải bảo đảm không bị ngập lụt so với mức nước lũ năm 1961 và lũ năm 2000, người dân vùng ngập lũ có cuộc sống an toàn, ổn định, không phải di dời khi lũ lụt xẩy ra; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển  sản xuất, phù hợp với điều kiện và tập quán sinh hoạt của nhân dân vùng này, đưa cuộc sống nhân dân toàn vùng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Các tuyến, cụm dân cư, nhà ở của dân đều được xây dựng theo quy hoạch gồm các phương thức tôn nền, bao đê hoặc làm sàn nhà trên cọc, bảo đảm an toàn trong mùa lũ phù hợp với quy hoạch do ủy ban nhân dân tỉnh duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng.

Tạo được các cơ sở phúc lợi công cộng (giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội...) hoạt động bình thường trong mùa lũ.

b) Phải bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng, bố trí dân cư theo cụm, tuyến dân cư, đê bao bảo vệ khu dân cư tập trung gắn với các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ đời sống nhân dân, trước mắt ưu tiên làm trước đối với các vùng ngập sâu.

- Đối với các thị xã, thị trấn, thị tứ đông dân cư: kết hợp nâng nền cục bộ và làm đê bao bảo vệ khu dân cư, cùng với các giải pháp cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và các công trình phúc lợi công cộng cấp thiết, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi.

- Đối với các cụm trung tâm xã, trong đó có trụ sở xã, trường học, trạm xá, chợ, nhà ở .... thực hiện giải pháp tôn nền vượt lũ là chủ yếu với quy mô phù hợp khoảng từ 3 - 5 ha; cụm dân cư thì có thể tổ chức với quy mô khoảng 2 - 3 ha cho khoảng 100 - 120 hộ dân, gắn với đồng ruộng phù hợp với điều kiện sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và bố trí các công trình phúc lợi.

- Tuyến dân cư xây dựng trên cơ sở tuyến kênh trục, kênh cấp I và các trục lộ giao thông là chính. Trên các tuyến bố trí các cụm dân cư. Cụm dân cư có thể được bố trí ở một hoặc cả hai bên trục kênh, trục đường, có thể ở liên tục hoặc từng đoạn trên tuyến phù hợp với quy hoạch thoát lũ và điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Đối với đê bao bảo vệ sản xuất và sinh hoạt của dân có diện tích lớn qui mô cả ấp, xã, huyện phải được quy hoạch cụ thể, nhất thiết không được làm tự phát tràn lan, có lợi cục bộ nhưng gây thiệt hại chung. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xem xét, phê duyệt quy hoạch cụ thể cho từng tỉnh trên cơ sở quy hoạch thủy lợi và quy hoạch kiểm soát lũ chung của cả vùng.

c) Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, tập trung đầu tư để cơ bản hoàn thành việc xây dựng tuyến, cụm dân cư và cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng ngập lũ và các vùng cửa sông ven biển; đảm bảo hệ thống trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, văn hoá... hoạt động bình thường trong mùa lũ lụt, từng bước kiên cố, bảo đảm không bị ngập lụt.

Trong 2 năm 2001 - 2002 hoàn thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng các trung tâm xã, các cụm dân cư trong vùng ngập lũ; tập trung chỉ đạo hoàn thành đồng bộ 5 khu dân cư thí điểm ở vùng ngập lũ đang đầu tư dở dang, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng. Đến năm 2005, phải xây dựng xong các tuyến, cụm dân cư vượt lũ.

Bộ Xây dựng chủ trì cùng các tỉnh lập chương trình kế hoạch xây dựng các cụm, tuyến dân cư an toàn trong vùng ngập lũ và chương trình phát triển nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 5 năm 2001 - 2005 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình.

d) Thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp về nhà ở đối với các gia đình chính sách, đồng bào nghèo, đặc biệt là số hộ gia đình đồng bào Khơ me có đời sống khó khăn, không có khả năng tự tạo lập nhà ở. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2001.

Cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước, các địa phương và nhân dân trong vùng vận động phong trào giúp đỡ đồng bào giải quyết về đất đai, xây dựng nhà ở nhằm ổn định đời sống.

đ) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng dân cư, các thị trấn, thị tứ, trong đó phải kết hợp tốt việc chỉnh trang, nâng cấp mở rộng các khu đô thị cũ gắn liền với việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; nâng cấp, cải tạo hạ tầng cơ sở các thị trấn, thị tứ của vùng; phối hợp cùng các địa phương chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cải thiện chỗ ở cho nhân dân, nhất là đối với nhân dân vùng ngập lũ.

e) Nhà nước khuyến khích các địa phương huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn ...; giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý tốt môi trường các khu công nghiệp, khu dân cư, sông rạch.

Điều 5. Một số cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đảm bảo thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả; phát triển kết cấu hạ tầng; giải quyết các vấn đề nổi cộm của vùng như đói nghèo, dịch bệnh, học hành, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào Khơ me.

1. Về huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất:

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh      tế - xã hội, tạo công ăn việc làm và đào tạo ngành nghề; ngân sách nhà nước dành kinh phí ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu.

Đối với các dự án nuôi trồng thủy sản ở vùng mới khai hoang, các địa phương có quy hoạch dành đất và khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng sau đó thực hiện bán, khoán, cho thuê để thu hồi vốn như cơ chế đầu tư đối với khu công nghiệp.

2. Về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông, lâm, thủy sản:

Xây dựng cơ chế tổ chức liên kết: hộ nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp với các cơ chế chính sách thích hợp, để hướng tới phần lớn người nông dân sản xuất hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng.

Đến năm 2005, có trên 50% số hộ nông dân sản xuất hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng với các tổ chức kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương mại. Trước hết, thực hiện sản xuất theo hợp đồng kinh tế đối với mía, bông, sữa bò, thủy sản và từng bước mở rộng sản xuất theo hợp đồng đối với nguyên liệu sản xuất khác.

Việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một nghĩa vụ của các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hình thành các Hiệp hội giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người sản xuất, kinh doanh của từng ngành hàng.

3. Về đầu tư:

Ngân sách (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương), huy động sức dân và các nguồn tài trợ từ bên ngoài để tăng thêm nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, các tuyến dân cư, cụm dân cư và các công trình phúc lợi công cộng tại cụm dân cư.

Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp để làm nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

4. Về tín dụng:

a) Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước bảo đảm đủ vốn cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế, dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, dự án nông, lâm, thủy sản, ... vay vốn theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ, Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định  số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Quỹ hỗ trợ phát triển nhanh chóng triển khai các hình thức tín dụng: bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP  ngày 29 tháng 6 năm 1999.

Dành một phần vốn từ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để cho hộ chính sách, hộ nghèo vay với lãi suất ưu đãi để làm nền nhà và nhà ở theo phương thức trả dần trong nhiều năm; hỗ trợ đầu tư tuyến dân cư, cụm dân cư.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách cho vay cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Ngân hàng Thương mại thực hiện cho người sản xuất hàng hoá vay vốn theo quy định, đồng thời sớm ban hành quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp người không có điều kiện về tài sản thế chấp vay được vốn của ngân hàng. Khuyến khích mở rộng các hình thức dịch vụ về vốn cho người sản xuất, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ vốn cho dân dưới hình thức ứng vốn trước và thu hồi bằng sản phẩm nông sản.

5. Xây dựng chính sách khuyến công: hỗ trợ đào tạo nghề; miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư, ưu đãi tín dụng cho các loại doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xây dựng Quỹ khuyến công (được hình thành từ ngân sách nhà nước, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và thu hồi vốn hỗ trợ ...) để phát triển công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp.

6. Giải quyết cơ bản vấn đề nông dân không có đất, thiếu đất sản xuất: 

Tạo thêm quỹ đất bằng cách khai hoang.

Rà soát lại quỹ đất của các tổ chức, nông, lâm trường quốc doanh để thu hồi ngay trong năm 2001 và đầu năm 2002 diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả giao lại cho địa phương để giao cho các hộ nông dân sản xuất.

Tạo điều kiện để một bộ phận nông dân thiếu đất hoặc không có đất được đến lập nghiệp ở các vùng kinh tế mới.

Tăng cường quản lý đất đai, hoàn thành hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý chặt chẽ biến động đất đai. Nghiêm cấm việc chuyển nhượng đất đai không đúng pháp luật, giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, tranh chấp đất đai.

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho  vùng lũ lụt và các địa phương có khó khăn về thị trường tiêu thụ. Miễn thuế sử dụng đất cho các hộ nghèo (theo tiêu chí mới), cho các hộ dân ở các xã thuộc Chương trình 135.

7. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số: tiếp tục thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá cho đồng bào dân tộc phù hợp với điều kiện và tập quán của đồng bào; nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các hộ đồng bào Khơ me thực sự khó khăn về nhà ở.

ưu tiên giải quyết cho đồng bào vay vốn để sản xuất từ ngân hàng người nghèo và các nguồn vốn khác; thực hiện tốt công tác khuyến nông và tăng cường hướng dẫn cách làm ăn, sản xuất cho đồng bào.

Từ năm 2002, thực hiện đối với các gia đình đồng bào dân tộc nghèo, hộ chính sách:

- Miễn đóng góp xây dựng trường, đóng học phí, tiền sách giáo khoa cho các con em đi học; ưu tiên giải quyết việc làm cho con em đồng bào dân tộc đã qua đào tạo.

- Miễn phí tiền khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, Trung tâm y tế, bệnh viện.

Điều 6. Tổ chức thực hiện:

1. ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long phải xác định việc thực hiện các nội dung của Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp và nhân dân trong vùng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đề ra.

Trên cơ sở thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Thủy sản, Tổng cục Địa chính và các cơ quan liên quan, các tỉnh rà soát điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng các khu dân cư, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết vùng sản xuất (lúa - tôm; lúa - hoa màu, cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp ...) trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh  phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm của địa phương; cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện.

2. Các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì cùng với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể. Các Bộ, ngành, địa phương mỗi năm 01 lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nội dung của Quyết định này.

3. Để giải quyết vấn đề nhà ở cho các hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo vùng ngập sâu, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính xây dựng chính sách cho vay bằng hiện vật nhà ở, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các dự án xây dựng cụm, tuyến dân cư cấp bách trong năm 2001 - 2002, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không phải lập và trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ cần trình duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo quy định và cho phép được áp dụng hình thức chỉ định thầu để thực hiện, nhưng không được để xảy ra tiêu cực.

Trước mắt, Bộ Xây dựng làm việc cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ủy ban nhân dân các tỉnh vùng ngập lũ, xác định, lựa chọn các công trình xây dựng cụm, tuyến dân cư, đê bao bảo vệ các khu dân cư tập trung cấp bách ở vùng ngập sâu, phù hợp với quy hoạch để đầu tư trước trong năm 2001 - 2002 trình Thủ tướng Chính phủ.

Miễn thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng tuyến, cụm dân cư.

4. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét và bố trí cấp đủ kinh phí cho chương trình giống; bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng dân cư cấp bách.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo ưu tiên dành nguồn tín dụng ưu đãi cho dân vay để đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tranh thủ sự đồng tình và hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA, hỗ trợ thực hiện các chương trình và dự án phát triển cơ sở kinh tế và xã hội.

5. Tổng cục Khí tượng thủy văn tiếp tục tăng cường năng lực đo đạc, điều tra, khảo sát để thu thập đầy đủ, chính xác số liệu khí tượng thủy văn, môi trường nước để làm tốt công tác dự báo khí tượng thủy văn, nghiên cứu đầy đủ hơn quy luật thời tiết, thủy văn của vùng; tạo cơ sở khoa học để các ngành, địa phương xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhằm hoàn thiện các giải pháp kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách hợp lý, hiệu quả.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phan Văn Khải 

(Đã ký)

 


PHỤ LỤC I

CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU VÀ CÁC DỰ ÁN NÔNG, LÂM NGHIỆP 5 NĂM 2001-2005 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Số

thứ tự

Tên dự án

Địa điểm

Quy mô

Nhiệm vụ công trình

Khởi công

xây dựng 2001- 2005

 

 

 

 

 

Diện tích

(ha)

Chiều dài (km)

Thủy lợi (ha)

Dân cư (1000 người)

 

 

Tổng số

 

24.453

1.930

990.705

3.401

 

A

Vùng ngập lũ

 

23.673

1.855

403.806

2.644

 

I.

Tứ giác Long Xuyên

 

10.177

707

59.862

1.070

 

1

CT Ba Hòn - T3

 Kiên Giang

 

 

15.400

 

 

2

HTTL ven biển Tây

Kiên Giang

 

 

35.900

 

 

3

Cống Luỳnh Quỳnh

Kiên Giang

 

 

6.562

 

 

4

Cống Vàm Răng

Kiên Giang

 

 

 

 

 

5

Cống Bình Giang 1

Kiên Giang

 

8

 

2

 

6

Cống Bình Giang 2

Kiên Giang

 

8

 

2

 

7

Cống kênh Cái Tre

Kiên Giang

 

8

 

2

 

8

Cống Tam Bản

Kiên Giang

 

-

 

-

 

9

Cống Tà Xăng

Kiên Giang

 

-

 

-

 

10

Cống kênh Sơn Kiên

Kiên Giang

 

5

 

1

 

11

Kênh Trà Sư-Tri Tôn

AG-KG

 

75

 

20

 

12

Kênh Hà Giang

Kiên Giang

 

20

 

5

 

13

Kênh T2

Kiên Giang

 

22

 

6

 

14

Kênh Nông trường

Kiên Giang

 

20

 

5

 

15

K. Mỹ Thái-10 Châu Phú

AG-KG

 

50

 

15

 

16

Kênh Ba Thê

AG-KG

 

50

 

15

 

17

K.Kiên Hảo-Núi Chóc-Năng Gù

AG-KG

 

50

 

15

 

18

K. Rạch Giá - Long Xuyên - C. Cà Đao

AG-KG

 

50

 

15

 

19

Kênh Tròn

AG-KG

 

50

 

15

 

20

Kênh Cái Sắn (kết hợp giao thông)

AG-KG

 

50

 

15

 

21

Kênh Ba Thê Mới

An Giang

 

20

 

5

 

22

Kênh Mặc Cần Dưng

An Giang

 

40

 

10

 

23

Kênh Cần Thảo

An Giang

 

21

 

5

 

24

Kênh Đào

An Giang

 

20

 

5

 

25

DA Bắc Vàm Nao

An Giang

 

 

 

 

 

26

Kênh Tám Ngàn

AG-KG

 

35

 

10

 

27

Kênh H7

Kiên Giang

 

20

 

5

 

28

Kênh H9

Kiên Giang

 

20

 

5

 

29

Tuyến dân cư bờ Nam kênh Vĩnh Tế

AG-KG

 

65

 

10

 

30

Một số đê bao cấp thiết

 

 

 

 

 

 

31

Trạm bơm 3/2

An Giang

 

 

2.000

 

 

32

Các dự án khác

 

 

 

 

 

 

II

Đồng Tháp Mười

 

7.000

1.133

60.000

903

 

1

K. Sở Hạ - Cái Cỏ - Long Khốt

ĐT-LA

 

90

 

22

 

2

Kênh Tân Thành - Lò Gạch

ĐT-LA

 

53

 

13

 

3

Kênh Hồng Ngự

ĐT-LA

 

43

 

10

 

4

Kênh An Bình

ĐT-LA

 

35

 

7

 

5

Kênh Đồng Tiến - D.V. Dương - Lagrang

ĐT-LA

 

80

 

20

 

6

Kênh An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông

ĐT-LA

 

85

 

20

 

7

Kênh Nguyễn Văn Tiếp

ĐT-LA-TG

 

93

 

45

 

8

Kênh 2/9 - Đốc Vàng Thượng

ĐT

 

35

 

9

 

9

Kênh Kháng Chiến

ĐT

 

40

 

10

 

10

Kênh Bình Thành

ĐT

 

37

 

10

 

11

K.Tân C Chi - Phú Hiệp - Đốc Vĩnh Hạ

ĐT

 

50

 

15

 

12

Kênh Sa Rài - Phú Đức

ĐT

 

32

 

10

 

13

Kênh T. Thành- Đường Thét

ĐT

 

50

 

15

 

14

Kênh Cái Cái - Phước Xuyên - 28

LA-TG

 

80

 

40

 

15

Kênh 79

LA

 

70

 

20

 

16

Dự án Tứ Thường

ĐT

 

 

 

10

 

17

Kênh 61

LA

 

45

 

22

 

18

Kênh 28

LA

 

47

 

15

 

19

Kênh Sông Trăng-Cả Gừa

LA

 

25

 

6

 

20

Kênh Tân Hưng

LA

 

25

 

6

 

21

Kênh Hưng Điền

LA

 

26

 

6

 

22

Kênh Rạch Chàm - Mỹ Bình

LA

 

32

 

8

 

23

Kênh Trà Cú Thượng

LA

 

30

 

7

 

24

Kênh Ba Reng - Rạch Gốc

LA

 

30

 

7

 

25

Một số đê bao cấp thiết

 

 

 

 

 

 

26

Dự án Bảo Định

LA-TG

 

 

60.000

 

 

27

Kênh 12

LA

 

 

 

 

 

28

Kênh Bà Vòm

LA

 

 

 

 

 

29

5 kênh Bắc QL1

TG

 

 

 

 

 

30

Các dự án khác

 

 

 

 

 

 

III

Vùng Tây Sông Hậu

 

2.654

 

194.944

269

 

1

Dự án Ô Môn - Xà No

CT-KG

 

 

50.000

 

 

2

Kênh Nàng Mau 2

CT

 

 

22.419

 

 

3

Dự án Cần Thơ - Long Mỹ

CT

 

 

122.525

 

 

4

Dự án Cái Sắn-Thốt Nốt

CT-KG

 

 

 

 

 

5

Ô Môn

CT-KG

 

 

 

 

 

6

Một số đê bao cấp thiết

 

 

 

 

 

 

7

Các dự án khác

 

 

 

 

 

 

IV

Vùng giữa Sông Tiền - Sông Hậu

 

3.842

15

89.000

402

 

1

Kênh 7 xã

An Giang

 

15

30.000

8

 

2

Dự án Bắc Lấp Vò

ĐT

 

 

18.000

 

 

3

Dự án Nam Lấp Vò

ĐT

 

 

34.000

 

 

4

Dự án Xẻo Mát - Cái Vồn

ĐT-VL

 

 

7.000

 

 

5

Một số đê bao cấp thiết

 

 

 

 

 

 

6

Dự án Bưng Trường - Ngãi Chánh

VL

 

 

 

 

 

7

Dự án đê bao vườn cây ăn quả

VL

 

 

 

 

 

8

Kè TX Vĩnh Long

VL

 

 

 

 

 

9

Kè TT Tam Bình

VL

 

 

 

 

 

10

Kè TT Măng Thít

VL

 

 

 

 

 

11

Các dự án khác

 

 

 

 

 

 

B

Vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn

 

 

 

553.440

 

 

I

Dự án Quản lộ Phụng Hiệp

ST-BL-CM

 

 

204.814

 

 

II

Dự án Nam Măng Thít

VL-T.Vinh

 

 

171.626

 

 

III

Dự án Ba Lai

Bến Tre

 

 

88.500

 

 

1

Cống đập Ba Lai

Bến Tre

 

 

 

 

 

2

Công trình Giao Hòa

Bến Tre

 

 

 

 

 

3

Công trình Chẹt Sậy

Bến Tre

 

 

 

 

 

4

Công trình Bến Rớ

Bến Tre

 

 

 

 

 

5

HTTL Cầu Sập

Bến Tre

 

 

 

 

 

6

Các công trình khác

Bến Tre

 

 

 

 

 

IV

Dự án Hương Mỹ

Bến Tre

 

 

 

 

 

1

Cống Cái Quao

Bến Tre

 

 

 

 

 

2

HTTL Mỏ Cày

Bến Tre

 

 

 

 

 

3

Các công trình khác

Bến Tre

 

 

 

 

 

V

Các dự án khác

 

 

 

88.500

 

 

1

Kênh Xuân Hòa -

Cầu Ngang

TG

 

 

 

 

 

2

Dự án U Minh Hạ

CM

 

 

 

 

 

3

DA U Minh Thượng

KG

 

 

300

 

 

4

Hồ Dương Đông

CM

 

 

 

 

 

5

Kè Gành Hào

CM

 

 

 

 

 

6

Công trình thủy lợi sản xuất muối

BL

 

 

 

 

 

7

Công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

 

 

 

8

Nước sạch - VSMT nông thôn

 

 

 

 

 

 

9

Nâng cấp đê biển, đê cửa sông

 

 

 

 

 

 

10

Các công trình khác

 

 

 

 

 

 

C

Các dự án về nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

1

Viện Lúa ĐBS Cửu Long

 

 

 

 

 

 

2

Viện Cây ăn quả

 

 

 

 

 

 

3

Chương trình giống các tỉnh

 

 

 

 

 

 

D

Các dự án lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

1

Chương trình rừng sinh thái

 

 

 

 

 

 

 

Cho mỗi tỉnh

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 11năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Danh mục dự án

Khởi công hoàn thành

Năng lực

Dự kiến tổng mức đầu tư

(tỷ đồng)

Khởi công xây dựng

2001 - 2005

1

2

3

4

5

6

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

I.

Các dự án ODA (Tr USD)

 

 

 

 

1

Khôi phục QL1 - WB3

2001- 2 005

232 km

143,7

 

2

Cầu Cần Thơ

2002 - 2004

1.120 mét

295,0

 

3

Cầu giai đoạn 3 - Cần Thơ - Năm Căn

2003 - 2005

 

80,0

 

4

Tuyến Nam sông Hậu

2002 - 2007

120 km

60,0

 

5

Cầu Bến Lức

2002 - 2005

600 mét

10,0

 

6

Cầu Tân An

2002 - 2005

450 mét

12,0

 

7

Các dự án khác

2002 - 2005

 

100,0

 

 

Quy đổi VNĐ (tỷ đồng)

 

 

 

 

II.

Các dự án BOT

 

 

 

 

1

Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ giai đoạn I

2002 - 2005

60 km

7.000,0

 

2

Cầu Rạch Miễu

2002 - 2005

3.030 mét

600,0

 

3

Cầu Vàm Cống

2002 - 2005

1.500 mét

800,0

 

III.

Các dự án vốn trong nước

 

 

 

 

1

Quốc lộ 1 - mở rộng thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương

2001 - 2003

62 km

217,0

 

2

Quốc lộ 30 - nâng cấp đoạn An Hữu - Cao Lãnh

2001 - 2002

36 km

90,0

 

3

Quốc lộ 50 - Nhị Thiên Đường - Gò Công

2001 - 2005

50 km

220,0

 

4

Quốc lộ 53:

 

 

 

 

 

- Đoạn Trà Vinh + cầu LT

2000 - 2002

 

100,0

 

 

- Đoạn Vĩnh Long

2002 - 2005

22 km

90,0

 

5

Quốc lộ 54 (Đồng Tháp - Vĩnh Long - Trà Vinh)

2000 - 2003

167 km

248,0

 

6

Quốc lộ 57 (Bến Tre - Vĩnh Long)

2000 - 2003

48 km

124,0

 

7

Quốc lộ 60 (Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng)

2001 - 2002

116 km

202,0

 

8

Quốc lộ 61 (Cần Thơ - Kiên Giang)

2000 - 2003

60 km

250,0

 

9

Quốc lộ 62:

 

 

 

 

 

- Tân An - Tân Thạnh

1998 - 2001

 

81,5

 

 

- Tân Thạnh - Bình Hiệp

2000 - 2002

31 km

91,0

 

10

Quốc lộ 63 (Kiên Giang - Cà Mau)

2000 - 2003

 

174,0

 

11

Quốc lộ 80

 

 

 

 

 

- Nam Mỹ Thuận - Vàm Cống

2003 - 2005

60 km

300,0

 

 

- Lộ Tẻ - Rạch Sỏi

2002 - 2006

75 km

200,0

 

12

Quốc lộ 91

 

 

 

 

 

- Đoạn Nguyễn Trung Trực

2000 - 2003

65 km

240,0

 

 

- Bến Thủy

 

 

 

 

13

Quốc lộ 91 B

2001-2006

16 km

185,0

 

14

Tuyến N1

 

 

 

 

 

- Đoạn Bến Thủy - Tịnh Biên - Hà Tiên (91 kéo dài)

2002 - 2005

65 km

150,0

 

 

- Các đoạn khác

2003 - 2008

230 km

1.331,0

 

15

Tuyến N2

 

 

 

 

 

- Đoạn Thạnh Hóa - Đức Hòa

2001 - 2003

40 km

344,0

 

 

- Các đoạn khác

2003 - 2006

210 km

1.154,0

 

16

Tuyến Quảng Lộ - Phụng Hiệp

2003 - 2008

101 km

1.700,0

 

 

 

Các cầu lớn

 

 

 

 

17

Cầu Tô Châu

2000 - 2002

538 mét

82,0

 

18

Sửa chữa cầu Bến Lức

2000 - 2001

538 mét

26,4

 

19

Sửa chữa cầu Tân An

2000 - 2001

406 mét

25,4

 

20

Phà Cổ Chiên - Đại Ngãi công trình chuyển tiếp

2002 - 2005

 

50,0

 

21

Quốc lộ 1 - Cà Mau - Năm Căn

1999 - 2001

54 km

192,0

 

22

Khắc phục bão lũ năm 2000

2000 - 2001

 

200,0

 

23

Các công trình khác

 

 

500,0

 


PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH TÔN NỀN VƯỢT LŨ CÁC CỤM TUYẾN DÂN CƯ VÙNG NGẬP LŨ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số:  173/ 2001/ QĐ-TTg  ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

Năm

Tổng số cụm tuyến

Vùng ngập sâu  > 3m

Vùng ngập vừa

  2 - 3m

Vùng ngập nông

  1 - 2m

Vùng ven biển, cửa sông

Dự kiến

Kinh phí đầu tư

(tỷ đồng)

 

 

 

Số điểm

Dự kiến

Kinh phí

(tỷ đồng)

Số điểm

Dự kiến

Kinh phí

(tỷ đồng)

Số điểm

Dự kiến

Kinh phí

(tỷ đồng)

Số điểm

Dự kiến

Kinh phí (tỷ đồng)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

2002

164

77

256

51

150

36

94

-

-

500

2

2003

415

90

333

150

495

150

405

25

68

1.300

3

2004

388

19

72

128

435

176

510

65

176

1.200

4

2005

76

-

-

-

-

50

135

26

70

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

1.043

186

661

329

1.081

412

1.144

116

313

3.200


PHỤ LỤC III B

DANH MỤC CÁC ĐỊA PH­ƯƠNG NGẬP LỤT CÓ NHU CẦU XÂY DỰNG CỤM, TUYẾN DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/QĐ/TTg ngày  06 tháng 11 năm 2001 của Thủ t­ướng Chính phủ)

TT

Danh mục

Ghi chú

A

Vùng ngập sâu trên 3 m

Bao gồm 73 xã + 1 phư­ờng + 3 thị trấn

I

Tỉnh An Giang

41 xã + 1 ph­ường + 3 thị trấn

1

Thị xã Châu Đốc

3 xã + 1 ph­ường

1.1

Phư­ờng Châu Phú B

 

1.2

Xã Vĩnh Ngư­ơn

 

1.3

Xã Vĩnh Tế

 

1.4

Xã Vĩnh Mỹ

 

2

Huyện An Phú

12 xã + 1 thị trấn

2.1

Thị Trấn An Phú

 

2.2

Xã Phú Hữu

 

2.3

Xã Phú Hội

 

2.4

Xã Vĩnh Lộc

 

 

Xã Vĩnh Hậu

 

 

Xã Vĩnh Tr­ường

 

 

Xã Vĩnh Hội Đông

 

 

Xã Đa Phư­ớc

 

 

Xã Khánh An

 

 

Xã Khánh Bình

 

 

Xã Quốc Thái

 

 

Xã Nhơn Hội

 

 

Xã Ph­ước Hư­ng

 

 

Huyện Tân Châu

9 xã

 

Xã Phú Lộc

 

 

Xã Vĩnh X­ương

 

 

Xã Vĩnh Hoà

 

 

Xã Tân An

 

 

Xã Long An

 

 

Xã Long Phú

 

 

Xã Châu Phong

 

 

Xã Phú Vĩnh

 

 

Xã Lê Chánh

 

4

Huyện Phú Tân

11 xã + 1 thị trấn

4.1

Thị trấn Chợ Vàm

 

4.2

Xã Long Sơn

 

4.3

Xã Phú Long

 

4.4

Xã Phú Lâm

 

4.5

Xã Phú Xuân

 

4.6

Xã Phú Hiệp

 

4.7

Xã Phú Thạnh

 

4.8

Xã Hoà Lạc

 

4.9

Xã Phú Thành

 

4.10

Xã Hiệp Xư­ơng

 

4.11

Xã Phú Bình

 

4.12

Xã Phú Thọ

 

5

Huyện Tịnh Biên

5 xã + 1 thị trấn

5.1

Thị trấn Nhà Bàng

 

5.2

Xã Nhơn Hư­ng

 

5.3

Xã An Phú

 

5.4

Xã Thới Sơn

 

5.5

Xã Văn Giáo

 

5.6

Xã Vĩnh Trung

 

6

Huyện Tri Tôn

1 xã

6.1

Xã Lạc Quới

 

7

 

 

II

Tỉnh Đồng Tháp

25 xã

1

Huyện Tân Hồng

8 xã

1.1

Xã Tân Công Chí

 

1.2

Xã Tân Hội Cơ

 

1.3

Xã Tân Thành A

 

1.4

Xã Tân Thành B

 

1.5

Xã Thông Bình

 

1.6

Xã Bình Phú

 

1.7

Xã Tân Ph­ước

 

1.8

Xã An Ph­ước

 

2

Huyện Hồng Ngự

15 xã

2.1

Xã An Bình A

 

2.2

Xã An Bình B

 

2.3

Xã Tân Hội 

 

2.4

Xã Bình Thạnh

 

2.5

Xã Thường Lạc

 

2.6

Xã Th­ường T  Hậu A

 

2.7

Xã Th­ường T  Hậu B

 

2.8

Xã Th­ường Ph­ước 1

 

2.9

Xã Thư­ờng Ph­ước 2

 

2.10

Xã Thư­ờng Th Tiền

 

2.11

Xã Long Khánh A

 

2.12

Xã Long Khánh B

 

2.13

Xã Long Thuận

 

2.14

Xã Phú Thuận A

 

2.15

Xã Phú Thuận B

 

3

Huyện Tam Nông

2 xã

3.1

Xã An Long

 

3.2

Xã An Hoà

 

III

Tỉnh Long An

7 xã

1

Huyện Tân H­ưng

4 xã

1.1

Xã Hư­ng Hà

 

1.2

Xã Hư­ng Điền

 

1.3

Xã Hư­ng Điền B

 

1.4

Xã Thạnh Hư­ng

 

2

Huyện Vĩnh H­ưng

2 xã

2.1

Xã Hư­ng Điền A

 

2.2

Xã Khánh Hư­ng

 

3

Huyện Mộc Hoá

1 xã

3.1

Xã Tuyên Thanh

 

B

Vùng ngập vừa

Bao gồm 122 xã

I

Tỉnh An Giang

37 xã

1

Huyện Tân Châu

1 xã

2

Thị Xã Châu Đốc

1 xã

3

Huyện Phú Tân

3 xã

4

Huyện Châu Phú

13 xã

5

Huyện Tịnh Biên

6 xã

6

Huyện Tri Tôn

8 xã

7

Huyện Châu Thành

5 xã

II

Tỉnh Đồng Tháp

41 xã

1

Huyện Tam Nông

9 xã

2

Huyện Thanh Bình

12 xã

3

Huyện Tháp M­ười

12 xã

4

Huyện Cao Lãnh

8 xã

III

Tỉnh Long An

40 xã

1

Huyện Tân Hư­ng

7 xã

2

Huyện Vĩnh Hư­ng

5 xã

3

Huyện Mộc Hoá

10 xã

4

Huyện  Thanh Hoá

5 xã

5

Huyện Tân Thạnh

13 xã

IV

Tỉnh Cần Thơ

4 xã

1

Huyện Thốt Nốt

4 xã

C

Vùng ngập nông

Bao gồm 326 xã + 13 thị trấn + 11 phư­ờng

I

Tỉnh An Giang

46 xã + 3 thị trấn + 9 phư­ờng

1

Huyện Phú Tân

2 xã

2

Huyện Thoại Sơn

12 xã + 1 thị trấn

3

Thành Phố Long Xuyên

9 ph­ường + 3 xã

4

Huyện Chợ Mới

1 thị trấn + 16 xã

5

Huyện Châu Thành

7 xã + 1 thị trấn

6

Huyện Tịnh Biên

1 xã

7

Huyện Tri Tôn

5 xã

II

Tỉnh Đồng Tháp

43 xã

1

Huyện Cao Lãnh

9 xã

2

Huyện Lấp Vò

12 xã

3

Huyên Lai Vung

11 xã

4

Huyện Châu Thành

11 xã

III

Tỉnh Long An

35 xã + 4 thị trấn

1

Huyện Thạnh Hoá

5 xã

2

Huyện Đức Huệ

4 xã + 1 thị trấn

3

Huyện Thủ Thừa

10 xã + 1 thị trấn

4

Huyện Bến Lức

4 xã

5

Huyện Đức Hoà

5 xã + 1 thị trấn

6

Huyện Châu Thành

5 xã

7

Huyện Vĩnh H­ng

2 xã

8

Huyện Mộc Hoá

1 thị trấn

IV

Tỉnh Kiên Giang

41 xã+ 4 thị trấn

1

Thị xã Rạch giá

1 xã

2

Huyện Hòn Đất

7 xã + 1 thị trấn

3

Huyện Kiên Lư­ơng

5 xã + 1 thị trấn

4

Huyện Tân Hiệp

7 xã

5

Huyện Châu Thành

6 xã + 1 thị trấn

6

Huyện Giồng Riềng

12 xã + 1 thị trấn

7

Huyện Gò Quao

3 xã

V

Tỉnh Cần Thơ

23 xã + 2 thị trấn

1

Huyện Thốt Nốt

9 xã + 1 thị trấn

2

Huyện Ô Môn

14 xã + 1 thị trấn

VI

Tỉnh Tiền Giang

81 xã

1

Huyện Cái Bè

24 xã

2

Huyện Cai Lậy

26 xã

3

Huyện Tân Ph­ước

12 xã

4

Huyện Châu Thành

19 xã

VII

Tỉnh Vĩnh Long

57 xã + 2 phư­ờng

1

Thị xã Vĩnh Long

4 xã + 2 phường

2

Huyện Bình Minh

16 xã

3

Huyện Tam Bình

10 xã

4

Huyện Long Hồ

7 xã

5

Huyện Trà Ôn

7 xã

6

Huyện Vũng Liêm

6 xã

7

Huyện Mang Thít

7 xã

D

Vùng sạt lở thuộc các khu vực cửa sông ven biển

Gồm các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang (riêng 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã tính vào xã ngập nông).

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CHO PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Địa điểm

Quy mô

Nội dung đầu tư trong các dự án

Khởi công xây dựng 2001 - 2005

 

Tổng:

 

 

 

 

A

Nuôi trồng thủy sản

 

292.388

 

 

1

Dự án nuôi công nghiệp

 

2.020

 

 

1

Vĩnh Hậu - Vĩnh Lợi

Bạc Liêu

200

Đê, cống, trạm bơm, điện

 

2

Bình Đại - Bến Tre

Bến Tre

389

Đê, cống, trạm bơm

 

3

Vĩnh Châu - Sóc Trăng

Sóc Trăng

514

Đê, cống, trạm bơm, điện

 

4

Gò Công - Tiền Giang

Tiền Giang

247

Đê, cống, mương cấp, thoát

 

5

Duyên Hải - Trà Vinh

Trà Vinh

200

Đê, cống, mương cấp, thoát

 

6

Đầm Dơi - Cà Mau

Cà Mau

270

Đê, cống, mương cấp, thoát

 

7

Kiên Lương - Kiên Giang

Kiên Giang

200

Đê, cống, mương cấp, thoát

 

2

Các dự án chuyển tiếp

 

25.902

 

 

1

Dự án Nam Gò Công Đông

Tiền Giang

400

Đê, cống, mương

 

2

Giao Thạnh - Thạnh Phú

Bến Tre

400

Đường giao thông, cống

 

3

Bảo Thuận - Ba Tri

Bến Tre

253

Kênh cấp thoát nước, đường

 

4

Vĩnh Hiệp - Vĩnh Châu

Sóc Trăng

3.000

Đê bao, kênh mương

 

5

Trà Niên II - Vĩnh Châu

Sóc Trăng

2.520

Kênh cấp, thoát, đường

 

6

Vĩnh Hậu - Vĩnh Lợi

Bạc Liêu

2.200

Đê, giếng nước, đường

 

7

An Phúc - Giá Rai

Bạc Liêu

1.250

Đê, kênh mương, cống

 

8

Tạ An Khương - Đầm Dơi

Cà Mau

2.994

Kênh cấp, thoát nước, cống

 

9

Búng Bình Thiên - An Phú

An Giang

203

Giao thông, đê, bờ bao, điện

 

10

Đồng Láng - Duyên Hải

Trà Vinh

12.682

Đê bao chống triều cường

 

3

Các dự án theo quy hoạch cũ

 

264.466

 

 

1

Nuôi tôm Cổ Chiêu

Vinh Long

80

Hạ tầng vùng nuôi

 

2

Nam Gò Công Đông

Tiền Giang

400

Hạ tầng vùng nuôi

 

3

Nam Trần Văn Đông

Tiền Giang

250

Hạ tầng vùng nuôi

 

4

Dự án nuôi Artemia

Tiền Giang

5

Hạ tầng vùng nuôi

 

5

Ven biển Bạc Liêu

Bạc Liêu

700

Hạ tầng vùng nuôi

 

6

Tôm lúa Vĩnh Hiệp

Sóc Trăng

3.500

Hạ tầng vùng nuôi

 

7

Mỹ Long - Cầu Ngang

Trà Vinh

1.500

Hạ tầng vùng nuôi

 

8

Giao Thạnh - Thạnh Phú

Bến Tre

1.000

Kênh cống cấp, thoát nước

 

9

Tân Xuân - Ba Tri

Bến Tre

1.300

Kênh cống cấp, thoát nước

 

10

Thới Thuận - Bình Đại

Bến Tre

500

Hạ tầng nuôi QCCT

 

11

Dự án nuôi thủy sản

Đồng Tháp

250.731

Hạ tầng nuôi tại các huyện

 

12

Thanh Bình, Vũng Liêm

Vĩnh Long

2.000

Mương, hạ tầng vùng nuôi

 

13

Lộc Hoà - Hoà Phú - Long Hồ

Vĩnh Long

1.000

Hạ tầng nuôi tôm ruộng lúa

 

14

Nuôi cá tra công nghiệp

Vĩnh Long

500

Xây dựng khu nuôi cá tra

 

15

Nuôi tôm Long Hồ - Bình Minh

Vĩnh Long

1.000

Đê bao, kênh, cống chính

 

16

Nuôi cá bè trên sông

Vĩnh Long

 

 

 

17

Trung tâm giống Cái Bè

Tiền Giang

 

Nâng cấp Trung tâm giống

 

4

Các dự án phát sinh khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo 09

 

 

 

 

1

7 dự án NTTS nước ngọt các huyện

Trà Vinh

 

Kênh, mương

 

2

Nâng cấp các trại giống

Bạc Liêu

 

Bể, ao mương

 

3

Trạm quan trắc môi trường

Bạc Liêu

 

Trang thiết bị quan trắc, đo

 

4

Dự án tôm lúa Nam QL1 - Giá Rai

Bạc Liêu

35.000

Kênh cấp, thoát, cống

 

5

Dự án nuôi tôm Vĩnh Phước

Sóc Trăng

6.000

Kênh, mương cấp, thoát

 

6

Dự án tôm lúa Phước Tân

Sóc Trăng

 

 

 

7

Dự án nuôi tôm Thạnh Mỹ

Sóc Trăng

 

 

 

8

Dự án nuôi tôm Thạnh Phú

Sóc Trăng

 

 

 

9

Nuôi tôm công nghiệp Nam Chánh

Sóc Trăng

5.000

Kênh cấp, thoát, cống

 

10

Nuôi tôm càng xanh Long Phú

Sóc Trăng

500

Kênh cấp, thoát, cống

 

B

Các cảng, bến cá

 

 

 

 

1

Cảng cá 3 huyện biển

Bến Tre

200.000 tấn

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

2

Cảng cá Hòn Khoai

Cà Mau

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

3

Cảng cá An Thới

Kiên Giang

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

4

Cảng cá Vàm Láng

Tiền Giang

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

5

Cảng cá Láng Chim

Trà Vinh

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

6

Bến cá Định An - Trà Cú

Trà Vinh

 

Bến, hạ tầng bến cá

 

7

Cảng cá Nhà Mát - Bạc Liêu

Bạc Liêu

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

8

Cảng cá sông Đốc - Cà Mau

Cà Mau

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

9

Cảng cá Xẻo Nhào, Ba Hòn

Kiên Giang

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

10

Cảng bến cá Tô Châu - Hà Tiên

Kiên Giang

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

11

Cảng và Trung tâm nghề cá Cành Hào

Bạc Liêu

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

C

Chế biến, thương mại

 

 

 

 

1

Long Xuyên

An Giang

 

Xây dựng mới

 

2

Châu Thành

An Giang

 

Xây dựng mới

 

3

Nâng cấp xí nghiệp 30/4

Vĩnh Long

 

Nâng cấp nhà xưởng

 

4

Chợ tôm đồng bằng sông Cửu Long

Bạc Liêu

 

Xây dựng mới hạ tầng chợ

 

5

Nâng cấp 5 nhà máy chế biến

Bạc Liêu

 

Nâng cấp nhà xưởng

 

6

Nhà máy CBTS Láng Chim

Trà Vinh

500T/năm

Xây dựng mới

 

7

Nhà máy CBTS đông lạnh Duyên Hải

Trà Vinh

500T/năm

Xây dựng mới

 

8

Nâng cấp CAFATEX

Cần Thơ

12.500T/năm

Nâng cấp nhà xưởng

 

9

Nhà máy bột cá Vàm Láng

Tiền Giang

 

Xây dựng mới

 

10

Chợ cá biển Kiên Hải - Kiên Giang

Kiên Giang

 

Cầu cảng, hạ tầng cảng

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 173/2001/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu173/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/11/2001
Ngày hiệu lực21/11/2001
Ngày công báo15/12/2001
Số công báoSố 46
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 173/2001/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 173/2001/QĐ-TTg phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 173/2001/QĐ-TTg phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu173/2001/QĐ-TTg
              Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
              Người kýPhan Văn Khải
              Ngày ban hành06/11/2001
              Ngày hiệu lực21/11/2001
              Ngày công báo15/12/2001
              Số công báoSố 46
              Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật17 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 173/2001/QĐ-TTg phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 173/2001/QĐ-TTg phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005

                  • 06/11/2001

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 15/12/2001

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 21/11/2001

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực