Quyết định 173/2002/QĐ-UB

Quyết định 173/2002/QĐ-UB Ban hành chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 của tỉnh Lâm Đồng

Quyết định 173/2002/QĐ-UB ban hành chương trình hành động vì trẻ em 2001 2010 Lâm Đồng đã được thay thế bởi Quyết định 313/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản hết hiệu lực tỉnh Lâm Đồng và được áp dụng kể từ ngày 30/01/2011.

Nội dung toàn văn Quyết định 173/2002/QĐ-UB ban hành chương trình hành động vì trẻ em 2001 2010 Lâm Đồng


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 173/2002/QĐ-UB

Đà Lạt, ngày 11 tháng 12 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH "CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010" CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010;

- Theo đề nghị của ủy ban Dân số - Gia đình và trẻ em tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành theo quyết định này bản "Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010" của tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2: ủy ban Dân số - Gia đình và trẻ em tỉnh là cơ quan thường trực của chương trình có trách nhiệm chủ trì phối hợp với sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện chương trình; Tổ chức kiểm tra, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện chương trình báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3: Các ông, bà : Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Chủ nhiệm ủy ban Dân số - Gia đình và trẻ em tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./-

 

 

TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Định

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

VÌ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành theo quyết định số : 173/2002/QĐ-UB ngày 11/12/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi vùng cao thuộc khu vực Tây nguyên, diện tích tự nhiên gần 10.000 km2. Có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 138 xã, phường, thị trấn, trong đó có 47 xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; 86 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Theo số liệu điều tra về dân số và nhà ở tại thời điểm 01/4/1999, toàn tỉnh có 210.905 hộ với 996.219 người, nữ 493.704 người chiếm 49,56%; Có trên 170.000 người là dân tộc thiểu số, trong đó gốc Tây nguyên là 144.530 người và trên 30.000 người là dân tộc thiểu số phía Bắc di cư đến; Trẻ em dưới 16 tuổi là 399.048 người chiếm hơn 40% dân số, trong đó trẻ em là dân tộc ít người chiếm 26,66% số trẻ em trong độ tuổi (cao hơn tỷ lệ người dân tộc ít người so với dân số toàn tỉnh).

Những năm gần đây (thời kỳ 1996 - 2000), nền kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 14,8%; GDP bình quân đầu người tại thời điểm năm 2000 đạt 3.097.000đồng, tăng bình quân hàng năm 9,5%. Tuy nhiên, thu ngân sách địa phương chỉ đảm bảo được 40 - 50% tổng chi, hàng năm phải nhận kinh phí hỗ trợ từ Trung ương.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 19,5%o vào năm 2000, bình quân hàng năm giảm 0,88%. Đời sống dân cư ngày càng được cải thiện tốt hơn, thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm 7,6%. Cuộc sống của đại bộ phận các hộ nghèo được trợ cấp khó khăn và giải quyết vốn sản xuất, nên đời sống ngày càng được cải thiện, năm 2000, tỷ lệ hộ đói nghèo toàn tỉnh còn 8,16%, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc có chuyển biến đáng kể.

Sự nghiệp y tế, giáo dục vào đào tạo, văn hóa thông tin thu được nhiều kết quả tốt.

Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, các cân đối lớn vẫn chưa vững chắc và dễ bị phá vỡ; trình độ dân trí phát triển không đồng đều, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, xa vẫn còn thấp; Mức ăn bình quân của nhân dân mới chỉ bằng 85% nhu cầu; Tốc độ tăng dân số còn cao so với mặt bằng chung của cả nước, tình trạng di dân tự do vào tỉnh rất lớn và chưa kiểm soát được; các loại hình văn hóa không lành mạnh, các tệ nạn xã hội liên quan đến trẻ em ngày càng gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của trẻ em.

II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM :

Thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991 - 2000, UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động vì trẻ em 1994 - 2000 của tỉnh. Qua 7 năm thực hiện, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại Lâm Đồng đã thu được nhiều kết quả rất đáng phấn khởi. Bảy mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 1994 - 2000 đều đạt chỉ tiêu đề ra.

Giảm tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi từ 51%o năm 1993 xuống còn 23,8%o; giảm tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi từ 86%o xuống còn 29,6%o năm 2000.

Giảm tỷ lệ bà mẹ chết liên quan đến thai sản từ 130/100.000 năm 1993 xuống còn 50/100.000 năm 2000.

Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 57,7% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2000. Đây là một thành công rất lớn. Vào năm 1993, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh cao hơn mức bình quân của cả nước, nhưng đến năm 2000, tỷ lệ sinh dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh thấp hơn mức bình quân của cả nước là 3%.

Nâng tỷ lệ dân được dùng nước sạch từ 29% năm 1993 lên 88,5% vào năm 2000; tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh từ 30% năm 1993 lên 83,7% năm 2000.

Tỷ lệ trẻ đi học và tốt nghiệp tiểu học là 96,64%, tỷ lệ hoàn thành cấp 1 là 80,93% vượt 11% so với mục tiêu đề ra. Giảm tỷ lệ trẻ bỏ học và không đi học từ 20% năm 1993 xuống còn 10,7% năm 2000, trong đó tỷ lệ trẻ em bỏ học là 5,94% và trẻ chưa bao giờ đi học là 4,83%. Nâng tỷ lệ trẻ từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo từ 28% năm 1993 lên 49% năm 2000. Lâm Đồng được công nhận đạt chuẩn XMC-PCGDTH vào tháng 4/1997.

Có 11/11 đơn vị cấp huyện có nhà văn hóa và trung tâm văn hóa cấp huyện. Có 5 huyện có điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.

Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã đạt được nhiều kết quả tốt. 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được hưởng chế độ trợ cấp tại cộng đồng hoặc nuôi tại các cơ sở tập trung; chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai tại 5 đơn vị huyện với 530 trẻ em được tác động; tỉnh có 3 cơ sở nuôi dạy, phục hồi chức năng cho trẻ em có tật về vận động, thiểu năng trí tuệ và điếc. Từ 1994 đến nay đã có 500 trẻ em sứt môi hở hàm ếch được phẫu thuật miễn phí và đã cơ bản hoàn thành chương trình phẫu thuật nụ cười vào năm 1997; Trẻ em lang thang được chăm sóc khoảng 85%...

PHẦN THỨ HAI

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG "VÌ TRẺ EM" GIAI ĐOẠN 2001-2010 CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG

I. MỤC TIÊU :

1/ Sức khỏe, dinh dưỡng trẻ em :

tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, cải thiện chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể chất cho trẻ em là mục tiêu hàng đầu, để mỗi trẻ em sinh ra đều được khoẻ mạnh, có điều kiện phát triển toàn diện,thông qua việc triển khai các dịch vụ về sức khoẻ cơ bản, chất lượng cao.

TẬP TRUNG VÀO 3 MỤC TIÊU CHÍNH :

Mục tiêu 1: Giảm tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi từ 23,8%o (năm 2000) đến năm 2005: 18%o và năm 2010 : 12 %o. Giảm tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi từ 29,6 %o (năm 2000) đến năm 2005 : 25%o và năm 2010 : 19%o.

Mục tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ chết liên quan đến thai sản từ 50/100000 năm 2000, đến năm 2005 : 40/100000 và năm 2010 : 30/100000.

Mục tiêu 3 : Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi toàn tỉnh xuống còn 25% (2005) và duy trì dưới mức 20% đến năm 2010. Thành phố, thị xã giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn 20% (năm 2005) và 15% (năm 2010), đồng thời có kế hoạch để ngăn ngừa tình trạng béo phì ở trẻ em ở thành phố, thị trấn. Cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm phát triển thể chất cho mọi trẻ em, phấn đấu tăng chiều cao, cân nặng hạn chế tình trạng thấp bé, nhẹ cân ở trẻ em.

§ Duy trì tỷ lệ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em hằng năm đạt 90% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ.

§ Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em do mắc phải bệnh CDD và ARI từ 12,5% (năm 2000) xuống còn 8,75% (2005) và 6,25% (2010).

§ Ngăn ngừa và bảo vệ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, 100% trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc.

§ Mục tiêu 4: Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em chết do tất cả các nguyên nhân, đặc biệt là tai nạn chết đuối.

§ Nâng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván ( VAT) đủ 2 mũi năm 2000 : 85% lên 100% năm 2005 và duy trì đến năm 2010.

§ Nâng tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai đủ 3 lần từ 70% năm 2000 lên 84% năm 2005 và 98% năm 2010.

§ Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gram năm 2000 là 6% xuống còn 3% năm 2005 và 2% năm 2010.

§ 100% Huyện, thị, thành phố, xã phường, thị trấn triển khai chương trình Vitamin A.

§ Giảm tỷ lệ dân số mắc bệnh bướu cổ từ 27% năm 2000 xuống còn 20% năm 2005 và 13% năm 2010. Trong đó tỷ lệ trẻ em từ 8 – 12 tuổi mắc bệnh bướu cổ giảm từ 11% năm 2000 xuống còn 9% năm 2005 và 6% năm 2010.

§ Duy trì tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu đạt 98% vào năm 2010, tăng 5% mỗi năm.

§ 80% trẻ em dưới 5 tuổi được cân định kỳ thường xuyên và theo dõi biểu đồ phát triển.

§ Phấn đấu hằng năm tỷ lệ hộ (khu vực nông thôn) có mô hình VAC để cải thiện điều kiện dinh dưỡng tại gia đình chiếm 70- 80% (vùng đồng bào dân tộc 60%).

§ Đến năm 2005 có 70% trạm y tế xã, phường, thị trấn có Bác sĩ, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. 100% thôn, bản các xã vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đều có nhân viên y tế thôn bản.

2/ Nước sạch và vệ sinh môi trường

đảm bảo cho mọi trẻ em được sử dụng nước sách và thiết bị vệ sinh trường học, nơi công cộng và tại gia đình

Mục tiêu 5 : Nâng số hộ sử dụng nước sạch đến năm 2005 đạt tỷ lệ 95% (80% nông thôn) và năm 2010 là 100%.

Mục tiêu 6 : Nâng tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh từ 70% năm 2000 đến năm 2005 là 85% và năm 2010 là 95%.

Phấn đấu 100% trường học, trạm y tế có nước sạch và công trình vệ sinh vào năm 2005.

3/ Giáo dục cơ sở :

Học tập của trẻ em cần được quan tâm đặc biệt và đầu tư thích đáng nhằm phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho mọi trẻ em. ưu tiên đầu tư, bồi dưỡng phát triển năng khiếu, tài năng của trẻ em để đào tạo nhân tài cho đất nước.

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PC THCS) : phấn đấu đến năm 2005 cơ bản hoàn thành PCGD THCS ở các địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn và phần lớn các xã phát triển. Năm 2007 cơ bản hoàn thành PCGD THCS trong toàn tỉnh.

Mục tiêu 7 : Nâng tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo đạt 48% năm 2005 và 60% năm 2010. Trong đó trẻ từ 3-5 tuổi mẫu giáo đạt 75 % năm 2005, đạt 90 % năm 2010. Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đến năm 2010 đạt 100%.

Mục tiêu 8 : Phấn đấu hằng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đúng tuổi từ 98% trở lên.

Mục tiêu 9 : Giữ vững và nâng cao chất lượng - hiệu quả đào tạo bậc tiểu học: Đến năm 2005 có 97% học sinh và đến năm 2010 có 99% học sinh lên lớp. Đảm bảo 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học hết tiểu học, số còn lại học xong lớp 3, không còn trẻ bước vào tuổi 15 bị mù chữ.

Mục tiêu 10 : Phấn đấu đến năm 2005 có 70% học sinh tốt nghiệp lớp 9 trước 16 tuổi và 28% học sinh còn lại tốt nghiệp lớp 9 trước 18 tuổi. Đến năm 2010 : 80% học sinh tốt nghiệp lớp 9 trước 16 tuổi, 20% học sinh còn lại tốt nghiệp lớp 9 trước 18 tuổi.

v 75% số xã phường có trường trung học cơ sở vào năm 2005 và 85 - 90% số xã phường có trường THCS vào năm 2010.

v Tạo mọi điều kiện, cơ hội cho trẻ em khuyết tật được đến trường, phấn đấu để mọi trẻ em khuyết tật được đi học các loại hình: Lớp hòa nhập, bán hòa nhập và lớp chuyên biệt.

4/ Bảo vệ trẻ em :

Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, tạo điều kiện để các em có cuộc sống bình thường và sớm hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Phòng ngừa bạo lực trong trẻ em và hạn chế thấp nhất tai nạn thương tích ở trẻ em

Mục tiêu 11 : Phấn đấu năm 2005 có trên 80%, năm 2010 có trên 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc về các mặt giáo dục, sức khỏe, phục hồi chức năng, hỗ trợ việc làm, đời sống với chất lượng ngày càng tốt hơn tương ứng với khả năng của địa phương.

Mục tiêu 12 : Tăng tỷ lệ trẻ em tàn tật được chăm sóc dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó : trẻ em sứt môi, hở hàm ếch hằng năm được phẫu thuật chỉnh hình từ 80% đến 95%, trẻ em tàn tật được hỗ trợ phục hồi chức năng từ 45% đến 60%.

Mục tiêu 13 : Giảm tỷ lệ trẻ em thuộc các đối tượng khó khăn đặc biệt :

Giảm 30% trẻ em lang thang kiếm sống và trẻ em lao động nặng, lao động độc hại vào năm 2005, 50% vào năm 2010.

Hằng năm nâng tỷ lệ trẻ em lang thang kiếm sống được chăm sóc giúp đỡ và trở về gia đình là 3%.

Hằng năm giảm dần tỷ lệ trẻ em bị xâm hại và giảm cơ bản số trẻ em bị xâm hại tình dục và bị mua bán.

Hằng năm giảm cơ bản trẻ em nghiện ma túy, trẻ em phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, trẻ em làm trái pháp luật.

Mục tiêu 14 : Nâng tỷ lệ trẻ em được khai sinh trước 5 tuổi từ 97% năm 2000 lên 98% năm 2005 và 99% năm 2010.

5/ Văn hóa, vui chơi cho trẻ em :

đẩy mạnh hoạt động văn hoá tinh thần,thể dục,thể thao và vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em,nhất là đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc,vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.Tạo mọi điều kiện cho trẻ em được phát triển trí, đức,thể mỹ,thông qua việc tiếp cận ngày càng tăng với các phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình văn hoá thể thao và sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động.

Mục tiêu 15 : Từ 2001 - 2005 : 7/11 trung tâm văn hóa - thể thao cấp Huyện có khu vực và hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em, 50% xã, phường, thị trấn có sân chơi thể thao cho trẻ em, 20% xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, 100% xã điểm (28 xã) có điểm vui chơi giải trí và nhà văn hóa thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi dành cho trẻ em.

Từ 2005 - 2010 : 11/11 trung tâm văn hóa - thể thao cấp Huyện có khu vực và hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em, 100% xã phường thị trấn có sân chơi thể thao cho trẻ em, 40% xã phường thị trấn có điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.

Mục tiêu 16 : tăng số lượng trẻ em tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh và số trẻ em tình nguyện tham các hoạt động văn hóa xã hội bổ ích.

Năm 2001 - 2005 có 80% liên đội có đội tuyên truyền măng non hoạt động có hiệu quả, 30% xã, phường, thị trấn có hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư;

Từ năm 2005 - 2010 có 100% liên đội có đội tuyên truyền măng non; 70% xã, phường, thị trấn có hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

II. BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH:

1/ Về sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em :

§ Truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân bằng nhiều biện pháp và nhiều hình thức phù hợp. Giáo dục truyền thông kiến thức nuôi dạy con cho các bà mẹ và người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ.

§ Truyền thông vận động xã hội làm tốt cuộc vận động dân số – kế hoạch hóa gia đình, vận động phụ nữ không sinh con quá sớm.

§ Tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, chú trọng đối tượng phụ nữ và trẻ em. Triển khai chiến dịch tiêm nhắc lại vắc xin Sởi mũi 2 cho trẻ dưới 10 tuổi.

§ Vận động phụ nữ đi khám thai và cung cấp các dịch vụ như : Vắc xin tiêm phòng uốn ván, viên sắt phòng chống thiếu máu. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế và phương tiện tránh thai.

§ Đẩy mạnh hoạt động mạng lưới y tế thôn bản và y tế học đường. Củng cố và mở rộng mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo ở nông thôn để chăm sóc Sức khỏe - Dinh dưỡng cho trẻ em.

§ Tăng kinh phí thuộc nguồn ngân sách địa phương hàng năm, đồng thời tích cực khai thác các nguồn đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho chương trình.

§ Hỗ trợ vốn vay và hướng dẫn cho bà mẹ xây dựng mô hình VAC cải thiện điều kiện dinh dưỡng tại gia đình.

§ Xây dựng đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở, đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu của hoạt động truyền thông vận động giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng

2/ Nước sạch và vệ sinh môi trường :

§ Tuyên truyền vận động nhân dân nhất là đồng bào vùng dân tộc uống nước đun sôi, giữ vệ sinh ăn uống. Giáo dục vận động nhân dân có ý thức trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các công trình cung cấp nước hiện có.

§ Ngành Y tế tập trung tăng cường công tác giám sát chất lượng nước sinh hoạt và tổ chức truyền thông về vệ sinh môi trường trong nhân dân.

§ Các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan tiếp tục vận động khai thác nguồn lực đầu tư cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

3/ Giáo dục cơ sở cho trẻ em :

§ Phát triển hệ thống mạng lưới trường lớp đến địa bàn dân cư ; Hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới trường lớp. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, xóa tình trạng trường học tranh tre, nứa lá tạm bợ. Thực hiện PCTH đúng độ tuổi và tích cực triển khai công tác phổ cập Trung học cơ sở.

§ Đẩy mạnh công tác đa dạng hóa các loại hình trường lớp, xã hội hóa giáo dục. Huy động tốt nguồn lực của nhà nước, nhân dân và các ban ngành đoàn thể để cùng chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhất là hệ thống nhà trẻ mẫu giáo.

§ Đẩy mạnh công tác chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học.

§ Triệt để huy động số người còn mù chữ, sau xóa mù chữ (XMC) và trẻ em thất học, bỏ học ra lớp. Tổ chức lớp học gia đình, lớp học ghép, chuyên đề... cho các đối tượng mù chữ, tái mù chữ, sau XMC.

§ Mở rộng các loại hình bổ túc văn hóa cấp tiểu học và trung học cơ sở, trung học phổ thông, gắn học văn hóa với học nghề, học theo các chuyên đề.

§ Tăng cường tuyên truyền, tổ chức tốt cuộc vận động ngày “ Toàn dân đưa trẻ em đến trường ” hằng năm nhằm huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đi học.

4/ Bảo vệ trẻ em :

§ Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền xã, huyện để làm tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Lồng ghép chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với các chương trình xóa đói giảm nghèo, việc làm, dạy nghề, ngăn ngừa tệ nạn xã hội, phong trào nhà tình thương và các chương trình dự án khác, đặc biệt ở các vùng dân tộc, vùng nghèo. Các chương trình kinh tế xã hội của địa phương phải ưu tiên cho các gia đình có trẻ tàn tật, lang thang... như hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo, việc làm, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn để tạo việc làm, tăng thu nhập.

§ Tích cực phòng ngừa và giải quyết tình trạng gia tăng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lấy phương châm phòng ngừa, giải quyết tại cộng đồng là trọng tâm, tránh để các em rơi vào hoàn cảnh khó khăn mới giải quyết sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật liên quan trẻ em.

§ Định kỳ khảo sát, nắm tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ tỉnh đến xã phường; xây dựng mục tiêu, kế hoạch hàng năm cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Trên cơ sở đó, tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chính sách về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ tỉnh xuống huyện, xã ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quyền trẻ em ; tham mưu, đề xuất thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ của từng địa phương.

§ Bảo vệ gia đình, hỗ trợ cho các gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tăng thu nhập. Bảo vệ mô hình gia đình nhiều thế hệ bằng các biện pháp hỗ trợ đất làm nhà, sản xuất gần nhà ông bà, bố mẹ, để tiện việc quan tâm chăm sóc con cháu lẫn nhau.

§ Tạo điều kiện hỗ trợ cho lao động nữ có điều kiện chăm sóc con cái. Các tổ hòa giải, các vụ xử lý ly hôn phải coi trọng lợi ích của trẻ em, thức tỉnh cha mẹ trước những hậu quả do ly hôn đưa lại cho con cái họ.

§ Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục tại cộng đồng. Trong đó, quan tâm đến đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác này của xã, đặc biệt tại các xã nghèo, vùng dân tộc là giải pháp cấp bách và cơ bản.

§ Hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Bên cạnh trợ giúp thông qua gia đình, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được tư vấn, tổ chức sinh hoạt phù hợp để gắn với cộng đồng. Từ đó các em thấy được tác động lâu dài do bỏ học, do thiếu nỗ lực bản thân. Đồng thời, cung cấp kỹ năng để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự bảo vệ mình trước các hoàn cảnh xấu.

§ Đầu tư nguồn lực mở nhiều loại hình học văn hóa, học nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để hòa nhập xã hội ở tất cả các địa bàn, kể cả vùng nông thôn, vùng dân tộc.

§ Xây dựng cơ chế phối hợp, đào tạo cán bộ và xây dựng, đề xuất chính sách hỗ trợ đối với lực lượng này.

§ Quan tâm nâng cao năng lực của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân có liên quan trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tăng cường nghiên cứu, thực hiện các giải pháp chăm sóc đặc thù đối với các vùng, các đối tượng cụ thể.

§ Xây dựng mạng lưới tình nguyện làm công tác chăm sóc trẻ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ thành phố đến các xã, có chính sách để duy trì và phát triển lực lượng này.

§ Huy động nguồn lực cho chương trình.Trước hết, bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cần có cơ chế ưu tiên dành một phần kinh phí của các chương trình kinh tế xã hội, đặc biệt là các nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ không lãi cho các gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

§ Tổ chức thực hiện tốt việc huy động, quản lý các Quỹ dành cho trẻ em; tuyên truyền giới thiệu hiệu quả sử dụng các Quỹ này để kêu gọi nhân dân, các tổ chức đóng góp; có chương trình xây dựng các dự án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để vận động các tổ chức từ thiện trong ngoài nước tài trợ.

3/ Văn hóa, vui chơi cho trẻ em :

§ Trong công tác quy hoạch phải quy hoạch qũy đất dành làm sân chơi thể thao, cụm vui chơi giải trí cho trẻ em.

§ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phương tiện hoạt động, kinh phí cho hoạt động văn hóa thể dục thể thao.

§ Xã hội hóa, huy động tiềm năng trong nhân dân địa phương để xây dựng và tổ chức hoạt động văn hóa - thể thao cho trẻ em ở cơ sở xã phường. Chú trọng chất lượng, hạng mục xây dựng ở các thiết chế trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, các thiết chế văn hóa phục vụ phải phù hợp với nhu cầu trẻ em.

§ Có kế hoạch làm tốt công tác phối hợp liên ngành, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hoạt động, sinh hoạt. Hằng năm các trung tâm văn hóa thể thao phải có kế hoạch và định mức kinh phí dành cho hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em. Chú trọng tổ chức hoạt động hè hằng năm cho trẻ em.

D. CÁC GIẢI PHÁP THỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ:

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm đối với trẻ em, làm cho mọi người từ gia đình đến xã hội, từ cấp ủy, chính quyền đến các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm coi trọng việc chăm sóc bảo vệ trẻ em, đầu tư cho trẻ em chính là đầu tư cho phát triển, cho sự phồn thịnh của đất nước và của dân tộc. Vận động toàn dân tích cực tham gia thực hiện Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật giáo dục và Luật phổ cập giáo dục tiểu học.

2. Đưa chương trình hành động “ Vì trẻ em” vào Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh và được thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từng năm, 5 năm.

3. ủy ban Nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo chương trình hành động “ Vì trẻ em” của tỉnh. Dành ưu tiên cho các khoản chi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa- thể dục thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong kế hoạch ngân sách của tỉnh, huyện, xã. UBND các cấp cần quy định tỷ trọng chi ngân sách cho trẻ em và được tăng dần hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình hành động “ Vì trẻ em” của tỉnh.

4. Củng cố hệ thống cán bộ làm công tác Dân số gia đình và trẻ em các cấp. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để nâng cao năng lực hoạt động. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát, phối hợp hoạt động liên ngành.

5. Thực hiện phương châm “ Xã hội hoá ” để tạo ra sức mạnh tổng hợp vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tỉnh nhà. Tích cực vận động xây dựng Qũy bảo trợ trẻ em các cấp, hàng năm vận động công chức viên chức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân đóng góp một ngày lương, hoặc một ngày công để chi cho các mục tiêu bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là mục tiêu: Giáo dục, vui chơi giải trí và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước để hỗ trợ giúp đỡ thực hiện các mục tiêu chương trình hành động “ Vì trẻ em”.

7. Đưa các mục tiêu về trẻ em gắn với các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng nông thôn để góp phần hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tăng các khoản chi khác cho trẻ em ở từng hộ gia đình.

VI. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:

1/ ủy ban Dân số gia đình và trẻ em là cơ quan thường trực của chương trình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện chương trình; Phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính vật giá tham mưu trình UBND tỉnh bố trí ngân sách cho các chương trình mục tiêu “ Vì trẻ em ”; Cùng với các ngành liên quan theo dõi tiến độ của các chương trình, các dự án và giám sát việc thực hiện; Tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn, kiểm tra, đánh giá báo cáo kết quả thực hiện hằng năm về UBND tỉnh và ủy ban Dân số gia đình và trẻ em Việt Nam; Tổ chức vận động và tiếp nhận các nguồn viện trợ cho các dự án liên quan đến trẻ em.

2/ Các sở, ngành liên quan căn cứ vào chương trình này tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo chức năng chuyên ngành.

Sở y tế thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, các chương trình liên quan đến trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản như : Phòng chống suy dinh dưỡng, chương trình phục hồi chức năng cho trẻ có tật, chương trình phòng chống thiếu Vitamin A, phòng chống bướu cổ, chương trình phòng chống thiếu máu do thiếu sắt ở bà mẹ mang thai...

Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các mục tiêu về giáo dục cho trẻ em.

Sở Văn hóa thông tin, Sở Thể dục thể thao thực hiện mục tiêu hoạt động văn hóa thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho trẻ em.

Sở Lao động Thương binh xã hội và Công an tỉnh thực hiện chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

Cục thống kê hướng dẫn thu thập số liệu về trẻ em và các số liệu liên quan làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và lập kế hoạch, xây dựng chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính vật giá tham mưu UBND tỉnh đưa các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và dài hạn, xác định tỷ lệ ngân sách chương trình, dự án đầu tư hàng năm cho sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em...

Sở tư pháp tổ chức phổ biến, tuyên truyền các điều luật liên quan đến trẻ em.

Đài phát thanh truyền hình, Báo Lâm Đồng phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền thông tin các mục tiêu, công tác và hoạt động có liên quan đến trẻ em.

3/ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ... có kế hoạch phối hợp hoạt động, vận động xã hội bổ sung nguồn lực và theo dõi giám sát đánh giá việc thực hiện các mục tiêu về trẻ em.

Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ sở chương trình hành động vì trẻ em của tỉnh, yêu cầu các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiến hành xây dựng chương trình kế hoạch hành động cụ thể thiết thực của ngành, địa phương mình. Chương trình hành động của cấp huyện phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương nhưng đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu chung của sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em mà mục tiêu chương trình hành động của tỉnh đã đề ra./-

 

 

TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Định

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 173/2002/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu173/2002/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/12/2002
Ngày hiệu lực11/12/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/01/2011
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 173/2002/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 173/2002/QĐ-UB ban hành chương trình hành động vì trẻ em 2001 2010 Lâm Đồng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 173/2002/QĐ-UB ban hành chương trình hành động vì trẻ em 2001 2010 Lâm Đồng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu173/2002/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lâm Đồng
                Người kýNguyễn Định
                Ngày ban hành11/12/2002
                Ngày hiệu lực11/12/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/01/2011
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 173/2002/QĐ-UB ban hành chương trình hành động vì trẻ em 2001 2010 Lâm Đồng

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 173/2002/QĐ-UB ban hành chương trình hành động vì trẻ em 2001 2010 Lâm Đồng