Quyết định 1731/QĐ-UBND

Quyết định 1731/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1731/QĐ-UBND 2014 phê duyệt Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường đến 2020 Hà Tĩnh


ỦY BAN NHÂN DÂN
T
NH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: 1731/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 10/CP của Chính phủ;

Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 21/10/2013 của Bộ Công Thương về thực hiện một số giải pháp cấp bách nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường;

Căn cứ Quyết định số 3713/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đổi mới phương thức hoạt động của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và hoạt động của UBND tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 198/TTr-SCT ngày 26/5/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã và Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Công Thương (B/c);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy;
- TTr HĐND: huyện, thành phố, thị xã;
- Các Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NC, TM;
- Gửi:
+ VB giấy: BCT, Sở CT, Sở Nội vụ; QLTT;
+ VB điện tử: Thành phần còn lại.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Kim Cự

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1731/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, công tác quản lý thị trường đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) là lực lượng chủ lực đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ; góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; được các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng đồng tình ủng hộ, chính quyền địa phương ghi nhận.

Tuy vậy, tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm nhãn mác, vi phạm VSATTP; vi phạm về niêm yết giá, không bán theo giá niêm yết, đo lường và gian lận thương mại vẫn diễn ra và chưa được kiểm tra xử lý triệt để, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người tiêu dùng.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do: Công tác quản lý thị trường còn nhiều tồn tại, khó khăn, buông lỏng; năng lực đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác kiểm tra, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu.

Từ những tồn tại, hạn chế, bất cập cho thấy, việc xây dựng và thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường đến năm 2020” là cần thiết và cấp bách để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp phát triển thị trường theo định hướng XHCN.

- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.

- Luật Thương mại ngày 14/6/2005.

- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21/11/2007.

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011.

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010.

- Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008.

- Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trường các cấp; Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 10/CP.

- Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Thông tư số 36/2013/NĐ-CP cơ cấu ngạch công chức">05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP.

- Thông tư số 09/2001/TT-TM ngày 13/01/2001 của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường ở địa phương.

- Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày 24/8/2009 của Bộ Công Thương quy định về công tác quản lý địa bàn của cơ quan quản lý thị trường.

- Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.

- Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 16/6/1995 của Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Chi cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh.

- Quyết định số 3665/QĐ-UBND ngày 19/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh.

- Quyết định số 3713/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án đổi mới phương thức hoạt động của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và hoạt động của UBND tỉnh.

- Quyết định số 4455/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án quản lý chuỗi sản xuất, bảo quản, tiêu thụ lương thực, thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

Phần II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÁN BỘ, CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

I. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG

Trên cơ sở các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và UBND tỉnh; các sở, ban, ngành cùng với chính quyền địa phương đã vào cuộc quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp để ổn định thị trường. Tăng cường quản lý các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; theo dõi, nắm bắt diễn biến thị trường, kịp thời kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm... Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phát triển.

Đến nay tình hình thị trường cơ bản đã được kiểm soát, giá cả đã từng bước được công khai, minh bạch thông qua kê khai, đăng ký, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã được rà soát, cập nhật, theo dõi, quản lý một cách hệ thống thông qua công tác quản lý cấp đăng ký kinh doanh; quản lý về an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng, kinh doanh các mặt hàng có điều kiện như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng...vv từng bước đi vào nề nếp. Việc phối kết hợp các lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm đã tạo được sự đồng thuận; công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã được thực hiện có hiệu quả; góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Với vai trò là lực lượng chủ công kiểm tra, kiểm soát trên thị trường, Chi cục Quản lý thị trường đã tích cực, chủ động tham mưu, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ có hiệu quả. Kết quả kiểm tra, xử lý hàng năm đều tăng, nhiều vụ việc vi phạm điển hình được phát hiện và xử lý nghiêm; góp phần giáo dục, răn đe các đối tượng vi phạm. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 Chi cục QLTT đã kiểm tra, xử lý 5.537 vụ; phạt thu nộp ngân sách 9.002.739.000 đồng; trong đó năm 2013 đã kiểm tra, xử lý 1.618 vụ (tăng 159,7% so với năm 2010); phạt thu nộp ngân sách 2.671.613.000 đồng (tăng 154,08% so với năm 2010); tịch thu tiêu hủy hàng hóa ước tính 430 triệu đồng (tăng 122,86% so với năm 2010)...

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KINH PHÍ

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy lực lượng Quản lý thị trường Hà Tĩnh

Chi cục QLTT có tổ chức bộ máy gồm 4 Lãnh đạo (01 Chi cục trưởng là Phó Giám đốc Sở Công Thương và 3 Phó Chi cục trưởng), 2 Phòng chuyên môn (Văn phòng và Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp) và 6 Đội QLTT hoạt động trên địa bàn 12 huyện, thành phố, thị xã (262 xã, phường, thị trấn) quản lý trên 53.000 hộ kinh doanh (trong đó có trên 38.500 hộ kinh doanh ổn định), trên 3.700 doanh nghiệp và 717 hợp tác xã (số liệu đến tháng 5/2014). Các Đội bao gồm:

- Đội QLTT số 1: Quản lý địa bàn TP Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà, chia thành 2 Tổ QLTT, 11 cán bộ công chức quản lý địa bàn 30 xã, phường, thị trấn.

- Đội QLTT số 2: Quản lý địa bàn huyện Nghi Xuân và Thị xã Hồng Lĩnh, chia thành 2 Tổ QLTT, 12 cán bộ công chức quản lý địa bàn 25 xã, phường, thị trấn.

- Đội QLTT số 3: Quản lý địa bàn huyện Hương Khê và huyện Vũ Quang, gồm 1 Tổ QLTT, 7 cán bộ công chức quản lý địa bàn 30 xã, thị trấn.

- Đội QLTT số 4: Quản lý địa bàn huyện Kỳ Anh và huyện Cẩm Xuyên, chia thành 2 Tổ QLTT, 12 cán bộ công chức quản lý địa bàn 60 xã, thị trấn.

- Đội QLTT số 5: Quản lý địa bàn huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ, chia thành 2 Tổ QLTT, 11 cán bộ công chức quản lý địa bàn 60 xã, thị trấn.

- Đội QLTT số 6: Quản lý địa bàn huyện Can Lộc và huyện Thạch Hà, gồm 1 Tổ QLTT, 7 cán bộ công chức quản lý địa bàn 54 xã, thị trấn.

2. Đội ngũ cán bộ công chức Chi cục QLTT

- Chi cục QLTT được giao 78 biên chế (hiện có 76); trong đó có 67 CBCC và 9 hợp đồng theo Nghị định 68/CP (64 nam và 12 nữ).

- Cơ cấu ngạch hiện có: 3 kiểm soát viên chính, 32 kiểm soát viên thị trường, 27 kiểm soát viên trung cấp, 9 hợp đồng, 2 kế toán viên, 1 nhân viên thị trường và 2 lái xe biên chế công chức (vào trước năm 1995).

- Trình độ chuyên môn: Có 4 Thạc sỹ, 47 Đại học, 25 Trung cấp. Có khoảng 96,87% kiểm soát viên thị trường và 78,57% kiểm soát viên trung cấp, nhân viên thị trường đáp ứng được yêu cầu công việc theo đúng ngạch còn lại khoảng 3,12% kiểm soát viên thị trường và 21,43% kiểm soát viên trung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hạn chế.

- Thẻ kiểm tra, kiểm soát thị trường: 24 người có thẻ kiểm tra, kiểm soát thị trường trên 60 người đang trực tiếp làm việc tại 6 Đội QLTT (đạt 40%).

3. Cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của Chi cục QLTT

- Trụ sở làm việc: Văn phòng Chi cục và Đội QLTT số 2, 3, 4, 5 đã có trụ sở làm việc, được xây dựng từ nhiều năm trước; có 2 Đội QLTT (Đội QLTT số 1, 6) và 4 Tổ QLTT chưa có trụ sở làm việc, phải đi thuê, chưa đảm bảo điều kiện làm việc.

- Phương tiện: Chủ yếu là xe sản xuất từ những năm 80, 90... đã sửa chữa nhiều lần; một số đã hết hạn kiểm định, không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và khi thực thi nhiệm vụ.

- Thiết bị làm việc: Các công cụ hỗ trợ và thiết bị phụ trợ còn thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phương tiện, thiết bị kiểm tra nhanh chưa có.

- Kinh phí hoạt động: Theo định mức và chế độ quy định; với đặc thù nhiều đầu mối (Văn phòng Chi cục, 6 Đội và 4 Tổ QLTT), hoạt động liên tục, kể cả ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, chi phí phát sinh lớn...

III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thị trường, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như:

- Công tác quản lý thị trường trên một số lĩnh vực chưa được các đơn vị, địa phương quan tâm đúng mức, còn buông lỏng trên nhiều nội dung. Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng thiếu trọng lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm ATTP vẫn còn diễn ra trên thị trường, có mặt hàng khá phổ biến; chưa triệt phá được các đường dây, ổ nhóm, đầu nậu buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn.

- Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm còn có nhiều vấn đề bất cập, chồng chéo, đặc biệt việc phân cấp quản lý giữa các sở, ngành chưa rõ dẫn đến hiệu quả quản lý còn yếu kém, bất cập.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật kinh doanh thương mại dịch vụ chưa thường xuyên, liên tục, nội dung còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa.

- Việc thực hiện niêm yết giá vẫn còn mang tính hình thức, đối phó, chưa kiểm soát được giá đầu vào của hàng hóa, bán sai giá niêm yết hoặc sai mặt hàng niêm yết, gây khó khăn cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ.

- Tỷ lệ cấp đăng ký kinh doanh còn thấp; chưa có sự thống nhất trong việc cấp và quản lý ĐKKD, một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm vào cuộc nên công tác quản lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh còn lỏng lẻo, buông lỏng.

- Vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng vẫn còn diễn ra; nhiều cửa hàng nằm ngoài quy hoạch, chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh vẫn hoạt động gây bức xúc cho người dân.

- Chưa kiểm soát được hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; sản phẩm giết mổ, thuốc bảo vệ thực vật... chưa được kiểm soát vẫn còn được bày bán nhiều tại các chợ, các điểm, cơ sở kinh doanh.

- Công tác quản lý chợ, quản lý các nhà hàng, khách sạn, khu điểm du lịch, lễ hội, đền chùa về giá cả, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, các khoản thuế và phí .v.v. chưa chặt chẽ, hiệu quả quản lý hạn chế đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế, chất lượng đời sống sinh hoạt và tiêu dùng của nhân dân.

2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

- Sự phân công quản lý giữa các Bộ, ngành vẫn còn nhiều nội dung chưa rõ ràng, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ như: Phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm của 3 Bộ (Y tế - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Công Thương) có một số nội dung rất khó phân định trách nhiệm, quản lý (nước giải khát thuộc trách nhiệm quản lý ngành Công Thương, nước uống đóng chai thuộc trách nhiệm ngành Y tế nhưng loại nào là nước uống đóng chai, loại nào là nước giải khát thì rất khó phân định hoặc sản phẩm tinh bột thuộc trách nhiệm quản lý ngành Công Thương, sản phẩm ngũ cốc thuộc trách nhiệm quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng loại nào là tinh bột, loại nào là ngũ cốc cũng rất khó phân định...), do đó có hiện tượng cùng một sản phẩm nhưng nhiều cơ quan quản lý và cũng có sản phẩm không có cơ quan nào quản lý...

- Các văn bản pháp lý thiếu tính liên tục, chưa đồng bộ và chưa chặt chẽ, ban hành chậm, hiệu lực không cao, gây khó khăn trong triển khai thực hiện (sau khi Luật xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2012 thì các Nghị định, Thông tư chậm được ban hành, sửa đổi như Thông tư số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường đến nay vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung dẫn đến các cơ quan chức năng thiếu căn cứ kiểm tra, xử lý, hoặc xử lý khó khăn... Một số văn bản mới ban hành liên quan đến công tác quản lý thị trường như Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Bộ Công Thương Quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường bước đầu việc áp dụng còn gặp một số khó khăn trong quy trình kiểm tra, xử lý.

- Công tác quản lý thị trường liên quan đến nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhiều cơ quan đơn vị, nhiều đối tượng, nhiều địa bàn... nên rất khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ:

+ Công tác chỉ đạo, điều hành vẫn còn nhiều hạn chế, chưa quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; chưa sâu sát, nhiều lúc còn chung chung, cào bằng. Việc chấp hành Chỉ thị 35, Kết luận 05 của Tỉnh ủy và Quyết định 33, Quyết định 3713 của UBND tỉnh chưa thực sự nghiêm túc, ý thức trách nhiệm của một số tập thể, cá nhân chưa cao, làm việc mang tính đối phó, ngại va chạm, chỉ đạo thiếu kiên quyết; vẫn còn một số cá nhân vi phạm kỷ luật, vi phạm thời gian, quy chế lao động, xử lý không nghiêm túc, không thanh lọc được số cán bộ, viên chức thoái hóa, biến chất.v.v chưa phát huy được cả hệ thống chính trị vào cuộc đối với công tác quản lý thị trường.

+ Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên có lúc còn chậm; một số nội dung triển khai chưa đầy đủ, chất lượng hạn chế. Việc thực hiện chế độ báo cáo có lúc chưa kịp thời, chưa phản ánh đầy đủ những việc đã làm được, chưa làm được, những việc cần phải tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Khi có kế hoạch thay đổi nhiều lúc còn bị động, lúng túng trong triển khai thực hiện.

+ Phân công, phân nhiệm, giao quyền còn mang tính hình thức, giao việc nhưng chưa theo dõi, đánh giá được kết quả, hiệu quả; một số đơn vị, bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công tác chưa cao.

+ Hoạt động của Cơ quan Thường trực giúp việc BCĐ 127 tỉnh còn hạn chế, chưa chủ động trong công tác tham mưu, chỉ đạo.

+ Công tác phối kết hợp vẫn còn nhiều lúng túng, chưa chặt chẽ, thiếu quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Chưa chủ động trong công tác phối hợp, phối hợp nhiều lúc chưa kịp thời, chưa có các quy chế phối hợp rõ ràng với một số lực lượng và chính quyền địa phương có liên quan.

- Về tổ chức bộ máy:

+ Mô hình tổ chức bộ máy Chi cục QLTT chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (có 6 Đội QLTT, mỗi Đội phụ trách địa bàn 2 huyện, thành phố, thị xã); chức năng nhiệm vụ nhiều, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề...

+ Cán bộ công chức QLTT nhiều người đã lớn tuổi, trình độ học vấn thấp; phần lớn chuyển từ bộ đội và các ngành khác sang; chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ nên trình độ năng lực hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; một số cán bộ thoái hóa biến chất chưa được xử lý.

+ Tỷ lệ CBCC được cấp thẻ kiểm tra thị trường còn thấp (đạt 40%), một số Tổ kiểm tra chỉ bố trí được một CBCC có thẻ kiểm tra thị trường nên chưa đáp ứng yêu cầu của Thông tư 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Bộ Công Thương (quy định Tổ kiểm tra phải có ít nhất 2 công chức quản lý thị trường, do một công chức làm Tổ trưởng phải có thẻ kiểm tra thị trường).

- Về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động:

Một số Đội, Tổ QLTT chưa có trụ sở làm việc phải đi thuê hoặc một số trụ sở đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn. Phương tiện hoạt động, công cụ hỗ trợ, thiết bị kiểm tra nhanh, thiết bị phụ trợ, kinh phí hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu.

Phần III

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường trên tất cả các lĩnh vực góp phần bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng, vì sự phát triển bền vững của xã hội; trên cơ sở kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp, cán bộ chuyên nghiệp, tinh thông, công tâm, tâm huyết vì công việc và tăng cường cơ sở vật chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- 95% hộ kinh doanh tại các chợ trung tâm, các trục đường chính của trung tâm huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

- 95% nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh thực hiện niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và được quản lý, giám sát về ATTP.

- Trên 70% sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn được giết mổ tại các cơ sở, điểm giết mổ tập trung, có sự kiểm soát của cơ quan thú y, đảm bảo quy trình theo quy định trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Trên 95% người quản lý lãnh đạo các cấp, 90% người quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 90% người tiêu dùng được tuyên truyền, hiểu biết đúng về an toàn thực phẩm và trên 80% người tiêu dùng có nhận thức được công tác quản lý thị trường, bình ổn giá.

- Trên 90% hàng hóa tiêu thụ trên địa bàn Hà Tĩnh đều được kiểm soát về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và đảm bảo các quy định về VSATTP.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với các sở, ban, ngành

1.1. Nhiệm vụ, giải pháp chung

- Nghiên cứu, tham mưu, kịp thời kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường về giá cả, đăng ký kinh doanh, hóa đơn chứng từ, chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm...; rà soát các văn bản của tỉnh liên quan đến công tác quản lý thị trường, quản lý giết mổ, an toàn thực phẩm... kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất và đồng bộ.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền:

+ Tuyên truyền hướng dẫn về cách lựa chọn sản phẩm an toàn, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; cách nhận biết hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm để vận động người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển và nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh.

+ Các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh thường xuyên đưa tin về các chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh liên quan đến công tác quản lý thị trường, quản lý giết mổ, an toàn thực phẩm…; các đối tượng, vụ việc kiểm tra xử lý điển hình để người dân biết đề phòng và tố giác tội phạm. Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin về các trường hợp vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành và hoạt động theo tinh thần Đề án đổi mới phương thức hoạt động của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 3713/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Quản lý chuỗi sản xuất, bảo quản, tiêu thụ lương thực, thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020” tại Quyết định số 4455/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan.

- Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực cho các lực lượng trực tiếp làm công tác quản lý thị trường, quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị làm việc cho các lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng quy chế hoạt động của Ban, quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị đảm bảo hoạt động điều hành có hiệu quả.

- Thay đổi cơ chế, phương pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động thực thi công vụ của các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường thông qua:

+ Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các ngành, các lực lượng, các tổ chức và vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý thị trường xã hội để phân công, phân cấp, ủy quyền một số nhiệm vụ; đồng thời tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành và vai trò của các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường để xử lý kịp thời các công việc, tránh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

+ Ban hành quy chế phối hợp giữa các lực lượng, quy chế phối hợp giữa lực lượng với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc nắm bắt các đối tượng kinh doanh, điều tra trinh sát, triệt phá các đường dây ổ nhóm buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng dởm, hàng kém chất lượng.v.v.

+ Định kỳ 6 tháng, hàng năm (hoặc đột xuất) tổ chức họp giao ban các lực lượng và chính quyền địa phương để đánh giá lại tình hình, kết quả hoạt động, công tác phối kết hợp; qua đó sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp cho phù hợp, hiệu quả. Kiến nghị, đề xuất các giải pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường; khen thưởng kịp thời các lực lượng, địa phương hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt trách nhiệm, nhiệm vụ và đưa ra hình thức kỷ luật đối với những đơn vị, cá nhân vi phạm quy chế phối hợp, trốn tránh trách nhiệm...

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm, đặc biệt đối với các vấn đề còn diễn ra nhiều vi phạm như: Hóa đơn chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa; các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, giết mổ gia súc, gia cầm, bảo vệ thực vật...; hàng giả, hàng nhập lậu, vi phạm bản quyền, quyền tác giả, sao chép lậu, gian lận thương mại; thất thu ngân sách; công tác quản lý cấp đăng ký kinh doanh; công tác quản lý, giám sát hoạt động các điểm du lịch, lễ hội, đền chùa về giá, phí và các hành vi chèo kéo khách hàng.

- Chỉ đạo Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò trong việc theo dõi, nắm bắt hoạt động sản xuất, kinh doanh; nắm bắt thông tin phản ánh của người tiêu dùng để đề xuất, kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý khi phát hiện các hành vi, đối tượng vi phạm. Phối hợp các cơ quan, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa công tác quản lý thị trường.

- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất đảm bảo trung thực, khách quan; phản ánh kịp thời, đầy đủ nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý; giám sát của các đơn vị, những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, kế hoạch thời gian tới và những kiến nghị, đề xuất.

1.2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

a) Sở Công Thương

- Chủ trì rà soát lại hệ thống văn bản của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác quản lý thị trường về chức năng, nhiệm vụ, quy trình kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT và các văn bản kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan; tham mưu kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Chỉ đạo rà soát sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ, quy chế làm việc của Chi cục QLTT và các phòng ban thuộc Sở có liên quan để đảm bảo phù hợp các quy định tại Đề án này. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/9/2014.

- Chỉ đạo Chi cục QLTT kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức thông qua các nhiệm vụ:

+ Thực hiện nghiêm túc Quyết định 3713/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh về Đề án đổi mới phương thức hoạt động của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

+ Xây dựng kế hoạch, trình thành lập Phòng Pháp chế và Kiểm tra để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương theo tinh thần Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ và Thông tư 29/2013/TT-BCT ngày 13/11/2013 của Bộ Công Thương. Thực hiện lộ trình thành lập thêm các đội QLTT, tiến tới mỗi đội QLTT phụ trách địa bàn 01 huyện, thành phố, thị xã.

(Phụ lục 01)

+ Hoàn chỉnh Đề án vị trí việc làm theo theo Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ. Phối hợp Sở Nội vụ thành lập hội đồng kiểm tra sát hạch chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể CBCC để rà soát, đánh giá, phân loại, sắp xếp, bố trí, đào tạo, sử dụng hoặc thay thế. Xây dựng và ban hành quy chế điều chuyển CBCC theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cán bộ, số thẻ kiểm tra thị trường...

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ cho CBCC thông qua đào tạo, bồi dưỡng CBCC hiện có và thu hút mới CBCC có năng lực, trình độ ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bên ngoài...

(Phụ lục 02)

- Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí để xây dựng trụ sở làm việc của Chi cục và các Đội QLTT đảm bảo cho Chi cục và các Đội QLTT có trụ sở làm việc; đồng thời thay thế dần các xe ô tô cũ nát, trang bị xe ô tô chuyên dụng; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo Chi cục QLTT xây dựng chương trình công tác theo tháng, quý, năm... và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác quản lý thị trường trên địa bàn. Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

b) Sở Nội vụ

- Chủ trì rà soát sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cho các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường để xây dựng kế hoạch, phương án về biên chế, đảm bảo đủ điều kiện để các lực lượng chức năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ Đề án đưa ra. Thời gian hoàn thành trong Quý 4/2014.

- Phối hợp với sở Công Thương kiểm tra đánh giá phân loại CBCC Chi cục QLTT ở các vị trí công việc; nếu không đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực hạn chế...: Tham mưu phương án xử lý thông qua luân chuyển, thay thế, chuyển công tác hoặc giải quyết chế độ nghỉ việc. Thời gian hoàn thành trong Quý 4/2014.

c) Sở Tài chính

- Chủ trì rà soát lại hệ thống văn bản của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường về đăng ký, kê khai, niêm yết giá, về thực hiện bình ổn giá, kiểm soát giá đầu vào hàng hóa trên thị trường .v.v. kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung; thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn các địa phương, các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc xác định, đăng ký, kê khai, niêm yết giá; phối hợp Cục Thống kê cung cấp thông tin về giá các mặt hàng thiết yếu để các cơ quan chức năng cùng giám sát. Lựa chọn, xây dựng lộ trình kiểm soát giá một số mặt hàng thiết yếu, hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát giá trên địa bàn tỉnh nói chung và việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, ki ốt... Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá theo quy định.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường xây dựng kế hoạch, phân bổ kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị phục vụ công tác để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án theo lộ trình. Thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Hàng năm tính toán kinh phí của các đơn vị thu nộp từ nguồn xử phạt vi phạm hành chính nộp vào ngân sách, tham mưu trích lại để hỗ trợ sửa chữa, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động cho các đơn vị.

- Phê duyệt dự toán ngân sách bảo đảm kinh phí cho các đơn vị, lực lượng quản lý thị trường theo định mức, tiêu chuẩn và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

c) Sở Y tế

- Chủ trì rà soát lại hệ thống văn bản của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác quản lý An toàn thực phẩm, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung; thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan kiểm tra các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn và xử lý nghiêm các vi phạm; quản lý, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ các nhóm mặt hàng, các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý của Ngành.

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh; công tác kiểm dịch, vệ sinh thú y; quản lý ATTP, nguồn gốc xuất xứ các nhóm mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý của Ngành như: Giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y... và các vật tư nông nghiệp khác.

- Thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, thu phí, lệ phí tại các cơ sở tập trung, điểm giết mổ nhằm kiểm soát nguồn gốc gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ; kiểm soát dịch bệnh tại gốc để xử lý theo đúng quy định trước khi đưa sản phẩm thịt vào các chợ, điểm kinh doanh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Chi cục QLTT, Sở Y tế và các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm; rà soát dẹp bỏ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, giết mổ tại gia đình không đúng quy hoạch và không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y. Thời gian hoàn thành trước 15/7/2014.

f) Cục Thuế

- Chủ trì rà soát lại hệ thống văn bản của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác quản lý Thuế, quản lý hóa đơn chứng từ chống thất thu ngân sách và các gian lận về Thuế, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát hóa đơn, chứng từ đầu vào các hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Công khai, minh bạch thông tin về các khoản thuế, phí phải nộp của tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh để các ngành chức năng, chính quyền địa phương và mọi người cùng giám sát, kiến nghị, góp phần quản lý, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thu đúng, thu đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng, không thất thu…, báo cáo UBND tỉnh trước 30/8/2014.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương rà soát các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để cập nhật, bổ sung vào sổ bộ theo dõi, quản lý, chống thất thu ngân sách. Thời gian hoàn thành trong Quý 4/2014.

g) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì rà soát lại hệ thống văn bản của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác quản lý các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; công tác cấp và quản lý đăng ký kinh doanh; các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.v.v. kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung; thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và UBND huyện, thành phố, thị xã tăng cường quản lý nhà nước về doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể; thường xuyên rà soát và quản lý chặt chẽ công tác cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện hậu kiểm theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kinh doanh trái pháp luật. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp đăng ký kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện công tác cấp đăng ký kinh doanh, phấn đấu đến 31/12/2014 cơ bản hoàn thành cấp đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu phương án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở Chi cục QLTT và các Đội QLTT theo kế hoạch hàng năm.

h) Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì rà soát lại hệ thống văn bản của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu công nghiệp.v.v. kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố, thị xã kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; nhãn hàng hóa; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa; thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng được biết, các cơ quan chức năng phối hợp giám sát thực hiện.

i) Sở Tư pháp

Chủ động phối hợp kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản của tỉnh liên quan đến công tác quản lý thị trường đảm bảo tính thống nhất đồng bộ, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục QLTT và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về quản lý thị trường. Thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

k) Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát, internet, viễn thông, tần số vô tuyến điện, điện tử, công nghệ thông tin; in, phát hành, truyền hình, phát thanh, thông tin quảng cáo qua hệ thống báo chí, xuất bản, mạng internet, mạng viễn thông, bản quyền chương trình máy tính; phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

- Tăng cường chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tuyên truyền, đưa tin chính xác, kịp thời về chủ trương, chính sách của nhà nước trong công tác quản lý thị trường hàng hóa, dịch vụ để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp sức cùng các ngành, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thị trường.

l) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật; chống buôn lậu văn hóa phẩm, in sao chép lậu; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, phí và các khoản thu tại các điểm du lịch, lễ hội, đền chùa; phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tăng giá, thu phí bất hợp lý, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ... và chèo kéo du khách.

m) Các sở, ban, ngành, lực lượng khác

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ rà soát hệ thống văn bản có liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc ngành quản lý để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung; thời gian hoàn thành trong Quý 3/2014.

- Theo dõi hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nắm bắt thông tin phản ánh từ người tiêu dùng để đề xuất, kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý khi có các vi phạm xảy ra trên địa bàn nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất kinh doanh chân chính.

- Phối hợp với lực lượng quản lý thị trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chính sách pháp luật nhà nước trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ; góp phần tạo văn minh thương mại, bình ổn thị trường.

- Phối hợp với Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng nhằm tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2. Nhiệm vụ, giải pháp đối với chính quyền địa phương cấp huyện

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phân cấp quản lý và tình hình thực tế trên địa bàn để phối hợp với các đơn vị chủ tham mưu sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý nhà nước đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đến các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng.

- Xây dựng và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch, lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt để đáp ứng nhu cầu giết mổ trên từng địa bàn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm; rà soát, thống kê các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn vệ sinh để xóa bỏ, xử lý. Xây dựng quy chế, tích cực, chủ động và phối hợp với lực lượng QLTT, Thú y kiểm soát ngăn chặn không cho đưa vào chợ và các cơ sở kinh doanh khác các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP, chưa qua kiểm dịch...

- Thực hiện công tác quản lý giá theo phân cấp quản lý và các quy định của pháp luật; phối hợp triển khai kiểm soát giá đầu vào, giá đầu ra hàng hóa; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và phối hợp xử lý vi phạm theo quy định.

- Phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh; về công tác kiểm dịch, vệ sinh thú y; an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; chất lượng, nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng như: Giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y .v.v.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiểm tra, rà soát, thống kê xong toàn bộ các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn; rà soát tổ chức cấp đăng ký kinh doanh song song với việc kê khai thu thuế kinh doanh trên địa bàn; lập danh sách các hộ kinh doanh chưa đăng ký, hướng dẫn và làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện cấp giấy CNĐKKD trên địa bàn quản lý. Thường xuyên cập nhật, báo cáo số liệu về tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Tham mưu xây dựng chính sách, biện pháp quản lý tốt các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và các chính sách khuyến khích nâng quy mô từ hộ kinh doanh lên hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Phối hợp Cơ quan Thuế khảo sát để ấn định mức khoán thu phù hợp, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, công khai đối với hình thức thu thuế khoán; kiểm tra toàn diện và xử lý nghiêm việc bán hàng không ghi hóa đơn, ghi không đúng nội dung quy định; thực hiện tốt công tác kê khai, minh bạch, công khai về thuế.

- Tổ chức thực hiện và hoàn thành việc chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

- Phối hợp kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa; đầu tư thiết bị kiểm tra, giám sát tại các địa bàn nhằm chấm dứt tình trạng sai lệch trong cân, đong, đo lường, nhãn mác hàng hóa... phối hợp kiểm định phương tiện đo đến tận các chợ, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại xã, phường, thị trấn.

- Chấn chỉnh tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm cụ thể, không chồng chéo, bỏ sót; đề cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu; chủ động và phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đi đôi với xử lý nghiêm các vi phạm nhằm lập lại trật tự kỷ cương, kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và gian lận thương mại trên địa bàn.

- Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật, theo chức năng nhiệm vụ và theo phân cấp quản lý của từng đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn và chính quyền địa phương các xã, phường, thị trấn; đặc biệt các nội dung phân cấp quản lý như: An toàn thực phẩm; đăng ký kinh doanh; quản lý giá; kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; quản lý chợ...; hoạt động các đoàn kiểm tra liên ngành; hoạt động Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả .v.v. kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh đảm bảo công tác quản lý có hiệu quả.

- Rà soát quy hoạch, bố trí đất cho các Đội QLTT để xây dựng trụ sở làm việc. Phối hợp Sở Công Thương và Chi cục QLTT tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

3. Nhiệm vụ, giải pháp đối với các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa trên thị trường

3.1. Nhiệm vụ của các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa trên thị trường

- Tích cực phối hợp tuyên truyền, triển khai thực hiện công tác quản lý thị trường, quản lý chợ, hộ kinh doanh cá thể, vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm, an toàn thực phẩm và các hoạt động khác có liên quan nhằm mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và cộng đồng.

- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh; nhất là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (trình tự, thủ tục...).

- Thực hiện đầy đủ việc đăng ký, kê khai giá đối với các mặt hàng nhà nước quy định phải đăng ký, kê khai giá; công khai minh bạch về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo đúng quy định của pháp luật; không đầu cơ, tích trữ, nâng giá, ép giá gây rối loạn thị trường...

- Thực hiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chất lượng đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Không sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng cấm, hàng giả, hàng lậu; in, sao chép lậu .v.v.

- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường; đảm bảo các điều kiện khi đưa hàng hóa lưu thông trên thị trường như: Đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng, công dụng, phù hợp tiêu chuẩn công bố, đúng trọng lượng, đầy đủ hóa đơn chứng từ .v.v.

- Thực hiện việc giết mổ gia súc, gia cầm tại các cơ sở giết mổ tập trung được cấp có thẩm quyền cho phép và phải được kiểm soát thú y, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm nhiễm bệnh, chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc và không đúng địa điểm quy định.v.v.

- Tham gia chuỗi liên kết giá trị gia tăng từ sản xuất đến tiêu thụ; sản phẩm làm ra có chất lượng được đảm bảo tiêu thụ trên thị trường.

- Cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan đến sản phẩm để các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt kịp thời; điều tra, phát hiện và xử lý đối với hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu, vi phạm bản quyền, kiểu dáng công nghiệp...; tạo điều kiện trong việc lấy mẫu kiểm tra, giám sát khi có yêu cầu.

- Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở sản xuất nguyên liệu an toàn, cơ sở kinh doanh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; đầu tư, khai thác và quản lý các chợ trên địa bàn theo chính sách khuyến khích đầu tư, quy hoạch phát triển của tỉnh.

- Người tiêu dùng nâng cao hiểu biết và tự bảo vệ mình khi lựa chọn, mua sắm hàng hóa; nêu cao vai trò tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa; không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại; tăng cường phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để xử lý nghiêm các vi phạm, đưa các hoạt động kinh doanh vào nề nếp, trật tự, đảm bảo kỷ cương phép nước.

3.2. Các giải pháp, chính sách hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa trên thị trường

- Xây dựng, thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

+ Tổ chức thực hiện và lồng ghép các chính sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành như: Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011, Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh .v.v.

+ Hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng, lập quy hoạch vùng sản xuất, chế biến tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm.

+ Chính sách hỗ trợ về đào tạo, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp và người dân tham gia chuỗi giá trị gia tăng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; áp dụng, cải tiến và đầu tư công nghệ tiên tiến đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm; học tập, nghiên cứu các mô hình liên kết đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm; áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, ATTP...

+ Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua: Lãi vay ngân hàng, về thuế, về đăng ký thương hiệu, mẫu mã, bao bì sản phẩm, mã vạch; hỗ trợ thuê địa điểm kinh doanh, giới thiệu sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm tại một số chợ trung tâm, khu kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị; cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường mới; hỗ trợ xây dựng sàn giao dịch nông sản, lương thực, thực phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng trên địa bàn .v.v.

+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn hỗ trợ xuất khẩu, nguồn khoa học công nghệ, chương trình MTQG xây dựng NTM...

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp, HTX... để phát triển các vùng sản xuất, chế biến tập trung theo mô hình liên kết chuỗi đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...

- Phát huy tối đa trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trong công tác quản lý thị trường, chợ, vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm và an toàn thực phẩm trên địa bàn; cam kết sản xuất, kinh doanh theo các mô hình đảm bảo chất lượng, uy tín, an toàn cho người dân.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành

a) Sở Công Thương

Trên cơ sở Đề án này và quy định của pháp luật, Sở Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo Chi cục QLTT tỉnh phối hợp các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan thực hiện đảm bảo đồng bộ và hiệu quả:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường đến năm 2020. Thời gian hoàn thành kế hoạch trước ngày 15/8/2014.

- Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp, đánh giá, rà soát, bổ sung, rút kinh nghiệm và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện Đề án.

b) Các sở, ban, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình và các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án xây dựng kế hoạch (gửi Sở Công Thương tổng hợp, theo dõi thực hiện và báo cáo UBND tỉnh) và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, mang lại hiệu quả. Thời gian hoàn thành kế hoạch trước 15/8/2014. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả việc thực hiện Đề án về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc Đề án này; phân công nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp, các đơn vị phối hợp để thực hiện; thời gian hoàn thành kế hoạch trước ngày 15/8/2014, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công Thương); đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, giám sát, thông tin, báo cáo theo quy định.

- Định kỳ hàng quý đánh giá, rà soát, bổ sung, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện Đề án về sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

3. Trách nhiệm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án đến các tổ chức, cá nhân có liên quan; đến các phòng, ban, bộ phận và toàn thể cán bộ, công nhân, người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất... biết, cùng thực hiện để góp phần xã hội hóa công tác quản lý thị trường.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp có liên quan.

Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc; hoặc thấy cần thiết phải bổ sung, sửa đổi nội dung Đề án, các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện kịp thời phản ánh bằng văn bản gửi Sở Công Thương đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định. Giao Sở Công Thương theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 01

KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC QLTT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

Nội dung thực hiện

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Thành lập Phòng Pháp chế và Kiểm tra

Nhân sự: sắp xếp, điều chuyển CBCC trong đơn vị: Cơ cấu gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng, 02 chuyên viên.

Chức năng, nhiệm vụ: Làm công tác Pháp chế, Kiểm tra và Thanh tra chuyên ngành theo quy định tại các văn bản: Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012, Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995, Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ; Quyết định số 1211/2000/QĐ-BTM ngày 28/8/2000 của Bộ Thương mại; Thông tư số 29/2013/TT-BCT ngày 13/11/2013 của Bộ Công Thương

2014

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

Sở Nội vụ

2

Thành lập Đội QLTT số 7

Thời gian: Sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập thị xã Hoành Sơn.

Nhân sự: Sắp xếp, điều chuyển CBCC trong đơn vị: Cơ cấu gồm 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội Trưởng, 02 Kiểm soát viên, 01 Hợp đồng theo Nghị định 68/CP.

Trụ sở: Tại Thị trấn Kỳ Anh hiện nay (trụ sở Đội QLTT số 4 bàn giao lại)

Phụ trách địa bàn: Thị xã Hoành Sơn

2014

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

Sở Nội vụ

3

Thành lập Đội QLTT số 8

Nhân sự: Sắp xếp, điều chuyển CBCC trong đơn vị: Cơ cấu gồm 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội Trưởng, 02 Kiểm soát viên, 01 Hợp đồng theo Nghị định 68/CP

Trụ sở: Tạm thời thuê

Phụ trách địa bàn: huyện Can Lộc

2015

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

S Nội vụ

4

Thành lập Đội QLTT số 9

Nhân sự: Sắp xếp, điều chuyển CBCC trong đơn vị: Cơ cấu gồm 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội Trưởng, 02 Kiểm soát viên, 01 Hợp đồng theo Nghị định 68/CP

Trụ sở: Tạm thời thuê

Phụ trách địa bàn: huyện Đức Thọ

2015

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

Sở Nội vụ

5

Thành lập Đội QLTT số 10

Nhân sự: Sắp xếp, điều chuyển CBCC trong đơn vị: Cơ cấu gồm 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội Trưởng, 02 Kiểm soát viên, 01 Hợp đồng theo Nghị định 68/CP

Trụ sở: Tạm thời thuê

Phụ trách địa bàn: huyện Nghi Xuân

2016

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

Sở Nội vụ

6

Thành lập Đội QLTT số 11

Nhân sự: Sắp xếp, điều chuyển CBCC trong đơn vị: Cơ cấu gồm 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội Trưởng, 02 Kiểm soát viên, 01 Hợp đồng theo Nghị định 68/CP

Trụ sở: Tạm thời thuê

Phụ trách địa bàn: huyện Cẩm Xuyên

2016

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

Sở Nội vụ

7

Thành lập Đội QLTT số 12

Nhân sự: Sắp xếp, điều chuyển CBCC trong đơn vị và biên chế tăng thêm (nếu có): Cơ cấu gồm 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội Trưởng, 02 Kiểm soát viên, 01 Hợp đồng theo Nghị định 68/CP

Trụ sở: Tạm thời thuê

Phụ trách địa bàn: huyện Lộc Hà

2017

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

Sở Nội vụ

8

Thành lập Đội QLTT số 13

Nhân sự: Sắp xếp, điều chuyển CBCC trong đơn vị và biên chế tăng thêm (nếu có): Cơ cấu gồm 01 Đội trưởng, 01 Phó Đội Trưởng, 02 Kiểm soát viên, 01 Hợp đồng theo Nghị định 68/CP

Trụ sở: Tạm thời thuê.

Phụ trách địa bàn: huyện Vũ Quang

2017

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

Sở Nội vụ

9

Điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn và các Đội QLTT

2014 - 2017

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

Sở Nội vụ

10

Xác định vị trí việc làm, rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, thi đánh giá, tuyển dụng, luân chuyển CBCC

- Rà soát, sắp xếp CBCC trong đơn vị theo quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007, Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013, Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ; Thông tư số 36/2013/NĐ-CP cơ cấu ngạch công chức">05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ; Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Kế hoạch 04/KH-UBND ngày 09/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩhh.

- Rà soát, xây dựng kế hoạch và cử cán bộ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, tiền công vụ, tin học, ngoại ngữ, chính trị, quản lý nhà nước; rà soát hoàn thiện hệ thống ISO 9001: 2008

- Phối hợp Sở Nội vụ thành lập hội đồng thi đánh giá năng lực CBCC.

2014 - 2020

Sở Công Thương, Chi cục QLTT

S Nội vụ

 

PHỤ LỤC 02

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

TT

Hình thức

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Slượng

Kinh phí (triệu đồng)

Slượng

Kinh phí (triệu đồng)

Slượng

Kinh phí (triệu đồng)

Slượng

Kinh phí (triệu đồng)

Slượng

Kinh phí (triệu đồng)

Slượng

Kinh phí (triệu đồng)

Slượng

Kinh phí (triệu đồng)

1

Cao cấp chính trị

1

 

2

 

2

 

2

 

2

 

3

 

3

 

2

Thạc sỹ

3

 

2

 

2

 

2

 

3

 

3

 

4

 

3

Quản lý nhà nước ngạch CVC

4

 

2

 

2

 

7

 

8

 

8

 

7

 

4

Quản lý nhà nước ngạch CV

6

 

10

 

10

 

7

 

8

 

8

 

8

 

5

Kiểm soát viên cao cấp

 

 

1

 

1

 

1

 

1

 

1

 

1

 

6

Kiểm soát viên chính

6

 

7

 

5

 

5

 

5

 

5

 

5

 

7

Tiền công vụ

5

 

4

 

4

 

7

 

8

 

8

 

8

 

8

Tập huấn nghiệp vụ do Cục tổ chức

10

30

10

30

15

45

10

30

15

45

10

30

15

45

9

Tập huấn nghiệp vụ do Chi cục tổ chức

60

50

60

50

60

50

65

55

70

58

75

63

79

66

 

Tổng cộng: 647

 

80

 

80

 

95

 

85

 

103

 

93

 

111

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1731/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1731/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 20/06/2014
Ngày hiệu lực 20/06/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1731/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1731/QĐ-UBND 2014 phê duyệt Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường đến 2020 Hà Tĩnh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 1731/QĐ-UBND 2014 phê duyệt Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường đến 2020 Hà Tĩnh
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1731/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Võ Kim Cự
Ngày ban hành 20/06/2014
Ngày hiệu lực 20/06/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 10 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 1731/QĐ-UBND 2014 phê duyệt Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường đến 2020 Hà Tĩnh

Lịch sử hiệu lực Quyết định 1731/QĐ-UBND 2014 phê duyệt Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường đến 2020 Hà Tĩnh

  • 20/06/2014

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 20/06/2014

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực