Quyết định 1788/QĐ-UBND

Quyết định 1788/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án "Xây dựng Thương hiệu và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025"

Nội dung toàn văn Quyết định 1788/QĐ-UBND 2019 Xây dựng Thương hiệu Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1788/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 12 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 92/NQ-CP , ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tưng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Chương trình hành động số 83-CTr/TU ngày 05/8/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 2854/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đán “Xây dựng Thương hiệu và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 100/TTr-VHTTDL ngày 19/7/2019 và Giám đốc SKế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định s 814/BC-SKHĐT ngày 29/8/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề án Xây dựng Thương hiệu và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025, với nội dung như sau:

1. Tên Đề án: Xây dựng Thương hiệu và Phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến 2025.

2. Tổ chức tư vấn lập Đề án: Công ty Cổ phần Cham Việt Nam.

3. Phạm vi thực hiện Đề án: Trên phạm vi toàn tỉnh Yên Bái.

4. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2018 đến năm 2025.

5. Mục tiêu của Đề án

5.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Yên Bái trở thành điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc. Xây dựng các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng theo phân đoạn thị trường. Với các lợi thế sẵn có của du lịch Yên Bái, phát huy thương hiệu du lịch điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và các địa danh nổi tiếng của du lịch, từ đó dn khẳng định thương hiệu du lịch Yên Bái trên bản đồ du lịch khu vực và trên cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững...

5.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển du lịch:

- Xây dựng các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Yên Bái: tập trung xây dựng các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng theo phân đoạn thị trường, trong đó chú trọng khai thác khách du lịch đến từ các thị trường trong khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á - Thái Bình Dương, khách có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày với những sản phẩm mới như: Du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưng, du lịch thể thao mạo hiểm...

- Đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch: tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch.

- Tôn tạo tài nguyên du lịch: thực hin bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích để phát huy khai thác phục vụ du lịch hiệu quả, quy hoạch đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc có giá trị, phát triển các bảo tàng và các công trình văn hóa lớn phục vụ tham quan du lịch.

- Về hệ thống cơ sở lưu trú: Phấn đấu số lượng cơ sở lưu trú có đến năm 2020 là 2.500 buồng (trong đó hạng 3 sao trở lên đạt 15%); đến năm 2025 là 3.600 buồng (trong đó hạng 3 sao trở lên đạt 15%).

- Về số lượng khách: Phấn đấu đến năm 2020, đón và phục vụ 800.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 20%. Đến năm 2025, đón và phục vụ 1.300.000 lưt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng gần 27%.

b) Về phát triển thương hiệu du lịch: với các tiềm năng, lợi thế sẵn có, du lịch Yên Bái xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và các địa danh nổi tiếng của du lịch.

6. Định hướng chủ yếu về xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái

6.1. Định hướng chung

- Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh;

- Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa của dân tộc, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường.

- Xác định những thế mạnh sẵn có của du lịch, phát triển thương hiệu du lịch, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách tnh, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định, bền vng.

6.2. Định hướng cụ thể

6.2.1. Về phát triển sản phẩm du lịch Yên Bái

(1) Huyện Mù Cang Chải

- Tập trung phát triển huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch trọng điểm của tỉnh, trong đó khai thác có hiệu quả giá trị, tiềm năng của danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải (hiện đang lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt) phục vụ du lịch. Xây dựng nhng điểm ngắm cảnh ruộng bậc thang; hệ thống đường giao thông, công trình vệ sinh phục vụ du khách (các công trình xây dựng được thiết kế thân thiện với môi trường); phát triển các loại hình dịch vụ: ăn uống, lưu trú (homestays)...

- Phát triển loại hình du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường khách du lịch. Chuẩn hóa mô hình du lịch cộng đồng tại bản Thái Kim Nọi, thị trấn Mù Cang Chải; bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt và xã La Pán Tẩn.

- Khai thác, phát triển loại hình du lịch mạo hiểm dù lượn đèo Khau Phạ, thăm quan hang động Nậm Khắt.

- Khai thác sản phẩm đặc trưng của địa phương phục vụ khách du lịch. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các sản phẩm sơn tra, mật ong, gạo nương, măng lay, mận tam hoa, rượu thóc La Pán Tẩn... Phối hp với các doanh nghiệp sản xuất theo hệ thống dây truyền hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng và được đăng ký bản quyền. Xây dựng hệ thống cửa hàng YeenFarm tại thị trấn Mù Cang Chải để giới thiệu và bán sản phẩm...

(2) Huyện Trạm Tấu

- Tập trung phát triển loại hình du lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù theo hướng chuyên nghiệp.

- Tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại khu suối khoáng nóng Trạm Tấu: tập trung đầu tư, nâng cấp điểm khoáng nóng Hải Cường theo hướng chuyên nghiệp để phục vụ, thu hút khách du lịch. Mở rộng đầu tư các khu nghỉ dưỡng khoáng nóng tại các địa điểm khác trong khu vực thị trấn Trạm Tấu với quy mô hiện đại hơn như: dịch vụ massage chữa bệnh, dịch vụ làm đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường khách hạng sang...

- Tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp. Chuẩn hóa mô hình du lịch cộng đồng tại bản Lừu xã Hát Lừu theo hướng chuyên nghiệp phục vụ khách du lịch...

(3) Huyện Văn Chấn

- Khai thác sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại Suối Giàng.

- Tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp tại bản người Mường - Ao Luông.

- Khai thác sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa tại Tú Lệ. Đầu tư khu Le Champ Tú Lệ trở thành khu nghỉ dưỡng cao cấp với các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sắc đẹp, tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa tại các làng bản cộng đồng dân tộc Thái, Mông tại xã Tú Lệ.

- Khai thác sản phẩm đặc trưng địa phương phục vụ khách du lịch. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các sản phẩm chè Suối Giàng, chè Giàng Pằng, gạo nếp Tú Lệ, gạo Séng Cù, cốm Tú Lệ, thịt trâu sấy... Quy hoạch nguồn nguyên liệu cho sản phẩm đá mnghệ, đá phong thủy, đá sử dụng trong công nghệ làm đẹp. Phối hp với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng lưu niệm có đăng ký chất lượng. Xây dựng hệ thống cửa hàng YeenFarm tại thị tứ Tú Lệ để giới thiệu và bán sản phẩm.

(4) Thị xã Nghĩa Lộ

- Tập trung gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật xòe Thái (hiện đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng các đội văn nghệ tại các thôn, bản của thị xã Nghĩa Lộ; thường xuyên tổ chức biểu diễn xòe Thái, các nhạc cụ dân tộc tại các nhà văn hóa, các hộ gia đình kinh doanh homestays để du khách cùng tham dự và trải nghiệm. Đồng thời xây dựng các tuyến phố đi bộ; các phố, bản, làng m thực để tạo nên các sản phẩm du lịch mới, đặc sắc của thị xã.

- Tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi; bản Đêu, xã Nghĩa An theo hướng chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường khách du lịch.

- Khai thác sản phẩm đặc trưng địa phương phục vụ cho khách du lịch. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các sản phẩm nông nghiệp, gạo Séng Cù, gạo Hương Chiêm, thịt trâu sấy, bánh chưng cẩm... các sản phẩm thủ công làm từ thổ cẩm. Phối hp với các doanh nghiệp sản xuất theo hệ thống dây truyền hiện đại để cho ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng và được đăng ký bản quyền. Xây dựng hệ thống cửa hàng YeenFarm tại thị xã Nghĩa Lộ để giới thiệu và bán sản phẩm...

(5) Huyện Yên Bình

- Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trải nghiệm: nấu rượu truyền thống, sản xuất nghề thủ công đan rọ tôm, tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp quy trình trồng và thu hoạch lúa (xã Phúc An); tham gia bơi thuyền đánh bắt cá trên hồ Thác Bà; tham quan và thưởng thức bưi Đại Minh tại vườn (du lịch miệt vưn).

- Tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh theo hướng chuyên nghiệp.

- Khai thác sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng Hồ Thác Bà. Phát triển khu du lịch Thác Bà thành công viên nghỉ dưỡng lớn của khu vực Tây Bắc, đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách trong nước và quốc tế.

- Khai thác sản phẩm đặc trưng của địa phương phục vụ khách du lịch. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các sản phẩm nông nghiệp bưởi Đại Minh, gạo Bạch Hà, cá lăng hồ Thác Bà... Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất theo hệ thống dây truyền hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng và được đăng ký bản quyền. Xây dựng hệ thống cửa hàng YeenFarm tại khu vực Hồ Thác Bà để giới thiệu và bán sản phẩm.

(6) Huyện Lục Yên

- Tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại khu vực xã Khai Trung.

- Khai thác sản phẩm đặc trưng địa phương phục vụ khách du lịch. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các sản phẩm nông nghiệp như: cam sành Lục Yên, khoai sọ Lục Yên,... Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, xử lý, đóng bao bì các sản phẩm nông sản theo hệ thống dây truyền hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng và được đăng ký bản quyền. Quy hoạch nguồn nguyên liệu cho sản phẩm đá quý Lục Yên, đá phong thủy, đá sử dụng trong công nghệ làm đẹp. Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng lưu niệm có đăng ký chất lượng. Xây dựng hệ thống cửa hàng YeenFarm tại huyện Lục Yên để giới thiệu và bán sản phẩm.

(7) Huyện Văn Yên

- Tập trung phát triển loại hình du lịch tâm linh đền Đông Cuông, đền Nhược Sơn gắn với tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng.

- Khai thác sản phẩm đặc trưng địa phương phục vụ khách du lịch. Quy hoạch nguồn nguyên liệu cho sản phẩm sản xuất từ quế Văn Yên như tinh dầu, đồ lưu niệm. Phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại sản xuất các sản phẩm tinh dầu chất lượng cao có giá trị xuất khẩu và dùng trong công nghiệp làm đẹp. Xây dựng hệ thống cửa hàng YeenFarm tại khu vực Đn Đông Cuông để giới thiệu và bán sản phẩm.

(8) Thành phố Yên Bái

- Phát triển thành phố Yên Bái trở thành đô thị thông minh nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0 trong phương thức quản lý, chỉ đạo điều hành của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước.

- Xây dựng chuỗi cửa hàng YeenFarm tại trung tâm thành phố để giới thiệu và bán các sản phẩm hàng nông sản, hàng lưu niệm đặc trưng của tỉnh cho khách du lịch đến Yên Bái.

- Xây dựng phố ẩm thực giới thiệu các món ăn đặc trưng của các dân tộc tỉnh Yên Bái tại thành phố cho du khách trong tỉnh, ngoài tỉnh đến Yên Bái thưởng thức, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.

(9) Huyện Trấn Yên

- Tập trung phát triển khu vực Đầm Hậu trở thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với mô hình trải nghiệm nông nghiệp phục vụ đối tượng khách du lịch cuối tuần từ Hà Nội và các vùng lân cận.

- Quy hoạch điểm dừng chân đầu tiên của tỉnh Yên Bái tại khu vực xã Phúc Lộc (đầu đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai dẫn vào thành phố Yên Bái) gồm các khu chức năng: trung tâm cung cấp thông tin du lịch nhằm hướng dẫn cho du khách các địa điểm tham quan trong tỉnh; chuỗi cửa hàng YeenFarm để giới thiệu và bán các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các sản phẩm trong chuỗi YeenFarm: Chè Bát Tiên tại xã Bảo Hưng; Quế và tinh dầu quế tại xã Kiên Thành, Hồng Ca, Y Can; Măng tre Bát Độ tại xã Kiên Thành, Hồng Ca; Sản phẩm từ dâu tằm tơ tại xã Việt Thành, Tân Đồng.

6.2.2. Về xây dựng thương hiệu du lịch Yên Bái

(1) Nghiên cứu thị trường khách du lịch

- Phân đoạn thị trường theo phân khúc bình dân, phổ thông, hạng sang và siêu sang.

- Phân đoạn thị trường theo quốc tịch và nhu cầu về sản phẩm du lịch. Thị trường khách quốc tế: Tập trung khai thác thị trường khách truyền thống đến với Yên Bái, bao gồm thị trường khách Châu Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Đông Á - Thái Bình Dương. Thị trường khách nội địa khách du lịch nội vùng, khách du lịch từ các địa phương lân cận thuộc miền Tây Bắc, khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam.

(2) Nghiên cứu điểm đến

- Nhng điểm du lịch, dịch vụ khách tiêu dùng và mức độ đánh giá.

- Đánh giá sự mong đợi về các điểm du lịch thông qua các tiêu chí.

- Cảm nhận của du khách khi tham quan tại các điểm du lịch trong tỉnh.

(3) Nhận diện thương hiệu du lịch Yên Bái

- Mục tiêu của nhận diện: Tạo sự khác biệt hóa và định vị thương hiệu du lịch Yên Bái, ngành du lịch chú trọng khai thác những sản phẩm dịch vụ du lịch chưa có người dẫn đầu, tập trung khai thác những mảng còn bỏ ngỏ, đề xuất các chương trình, hoạt động đột phá mới tìm cơ hội hay vượt lên đối thủ cạnh tranh.

- Nhận diện sản phẩm du lịch để xây dựng thương hiệu: Yên Bái là một tỉnh mới phát triển về du lịch trong vùng Tây Bắc, xét về truyền thống lâu đời thì Sapa - Lào Cai, Hà Giang và Mộc Châu - Sơn La có lợi thế hơn. Nếu xác định không đúng sản phẩm cốt lõi của du lịch Yên Bái thì sẽ dẫn đến nhầm lẫn sản phẩm của du lịch Yên Bái với vùng Tây Bắc. Do đó, trong thời gian tới cần tập trung nâng cao hơn nữa nghệ thuật ẩm thực truyền thống của tỉnh, tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, ẩm thực đặc trưng.

- Xác định tính cách thương hiệu: Xây dựng hình mẫu, tính cách thương hiệu, các điểm khác biệt lý tính của thương hiệu, ý tưởng “giá trị cốt lõi” và tuyên ngôn khác biệt hóa thương hiệu.

- Thiết kế thương hiệu: thiết kế logo, khẩu hiệu cho du lịch Yên Bái.

- Giới thiệu thương hiệu: thông qua các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp để giới thiệu thương hiệu du lịch Yên Bái.

7. Giải pháp thực hiện Đề án

7.1. Các hành động cụ thể phân loại theo tính chất nhiệm vụ

7.1.1 Giải pháp về tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch

- Chuẩn hóa đồng bộ bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng hình ảnh mới của du lịch Yên Bái, sử dụng các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp để giới thiệu rộng rãi logo và slogan du lịch của tỉnh, tạo dng hệ thống tín hiệu chung khi giới thiệu và triển khai thương hiệu “Yên Bái - Vẻ đẹp nguyên sơ”, “Yen Bai - Beautiful nature”.

- Kết hp các sự kiện để công bố và giới thiệu hình ảnh mới của du lịch Yên Bái thông qua nhng hoạt động liên hoan, lễ hội, họp báo, bảo trợ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao...

- Xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu du lịch của tỉnh, bảo hộ thương hiệu trước sự “dễ bắt chước” của sản phẩm đặc thù. Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức về thương hiệu du lịch của tỉnh tới các tầng lp nhân dân.

- Xác định sản phẩm du lịch đặc thù để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

7.1.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch

- Tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có của Yên Bái như: sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm danh lam, thắng cảnh (danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải, hồ Thác Bà, Suối Giàng...); Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại các khu suối nước nóng Trạm Tấu, hồ Thác Bà, khu Suối Giàng...

- Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch hỗ trợ như: Du lịch mạo hiểm khám phá dù lượn Đèo Khau Phạ; Du lịch leo núi chinh phục đỉnh Tà Xùa và Tà Chì Nhù, thám hiểm hệ thống hang động...; Du lịch tâm linh tín ngưỡng; Du lịch văn hóa...

7.1.3. Giải pháp về phát triển hạ tầng du lịch (gồm các cơ sở lưu trú, nâng cấp các điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch)

- Rà soát lại hệ thống cơ sở lưu trú để xác định cân đối cung cầu, đồng thời định hướng cho các cơ sở lưu trú chuẩn bị xây dựng cho phù hp với nhu cầu của du khách.

- Nâng cao chất lượng của các nhà hàng để đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch như: Quy hoạch, phát triển mạng lưới giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã, liên thôn bản) đảm bảo thuận lợi đến các địa bàn có tiềm năng du lịch; Nâng cấp, cải tạo các bến xe đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch. Tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch; Phát triển hệ thống dịch vụ công cộng tiện nghi, hiện đại. Cải thiện các không gian công cộng có cảnh quan, môi trường trong sạch, an toàn, tiện lợi; Xây dựng các nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, các khu du lịch mới đưa vào sử dụng; Đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc theo tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch; Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục đủ điều kiện tiện nghi có thể tham gia phục vụ du lịch.

7.1.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao theo khung tiêu chuẩn nghề VTOS1 đáp ng nhu cầu thị trường khách du lịch. Tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cho đội ngũ nhân lực du lịch. Nâng cao kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động du lịch cho các doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình làm du lịch.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng viên du lịch; đa dạng hóa và đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu - nhu cầu của xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, triển khai hệ thống học tập trực tuyến (E-learning); khai thác, ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp du lịch, khách sạn, lữ hành vào chương trình giảng dạy... Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực; khuyến khích xã hội hóa trong hoạt động đào tạo.

- Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Có chính sách thu hút nguồn nhân lực về địa phương đầu tư, phát triển du lịch.

- Tổ chức các buổi Tọa đàm, Hội thảo có các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tạo điều kiện cho nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch được cập nhật nhanh các kiến thức mới về du lịch.

7.1.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách khi tham gia du lịch. Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phát triển du lịch cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân và cán bộ quản lý trực tiếp trong lĩnh vực du lịch...

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; kiên quyết áp dụng các biện pháp xử phạt đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động du lịch có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường hoạt động kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải tại các khu vực có ưu thế về phát triển du lịch, siêu thị, trung tâm thương mại, khu dân cư... Vận động xã hội hóa đầu tư thùng rác công cộng, phân loại rác tại các khu vực, địa điểm có tiềm năng, thu hút khách du lịch.

7.1.6. Giải pháp về đẩy mạnh nông nghiệp bền vững, xúc tiến thương mại chuyên nghiệp phục vụ du lịch

- Triển khai thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, của địa phương; đồng thời ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích đầu tư, tạo dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tiêu biểu, các mô hình du lịch quy mô nhỏ, vừa. Lựa chọn xây dựng và phát triển mô hình du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; tập trung đầu tư phát triển mô hình sản xuất những sản phẩm mang tính đặc trưng, đặc thù của địa phương, có tính hấp dẫn cao đối với du khách hoặc ở những vùng khác không có...

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống dữ liệu thông tin về du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn gắn kết vào hệ thống dữ liệu, thông tin chung của ngành du lịch cả nước.

- Quy hoạch các sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào các khâu trong chuỗi hoạt động du lịch, thành lập hệ thống YeenFarm để quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất, xây dng thương hiệu và giới thiệu tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của Yên Bái tại thị trường trong và ngoài nước.

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, giới thiệu rộng rãi về hoạt động du lịch và mô hình, sản phẩm du lịch của địa phương. Tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về hoạt động du lịch và mô hình du lịch các địa phương nhằm trao đổi kinh nghiệm, tổng hp các ý kiến đóng góp của các địa phương, các nhà khoa học, các nhà xã hội học và các chuyên gia về văn hóa, lịch sử, du lịch để xây dựng, củng cố và phát triển mô hình du lịch, tổ chức hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn hiệu quả và bền vững.

7.2 Danh mục các hành động cụ thvà dự kiến thời gian trin khai

STT

TÊN HÀNH ĐỘNG

DỰ KIẾN THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1.

Sự kiện “Yên Bái - Trải Nghiệm Hành Trình Di Sản” (thường niên)

2018-2020

2.

Thiết kế logo phục vụ Đ án

2018-2020

3.

Chuẩn hóa bộ nhận diện thương hiệu du lịch Yên Bái

2018-2020

4.

Thiết kế cẩm nang Du Lịch Yên Bái

2018-2020

5.

Sản xuất 02 phim giới thiệu về du lịch Yên Bái nói chung và danh thắng Quốc gia Mù Cang Chải nói riêng

2018-2020

6.

Cp nht cổng thông tin www.dulichyenbai.gov.vn trên cơ sở tích hp thêm các tính năng mới để đt phòng online

2018-2020

7.

Triển khai áp dụng công nghệ đặt phòng online cho các cơ sở Homestays

2018-2020

8.

Tổ chức tập huấn tại chỗ cho các hộ dân đăng ký dịch vụ Homestay về các kỹ năng buồng phòng, hướng dẫn viên

2018-2020

9.

Triển khai 8 mô hình mẫu HOMESTAYS

2018-2020

10.

Tổ chức cuộc thi Người đẹp Du lịch Yên Bái chung kết

2018-2020

11.

Tổ chức cuộc thi Ảnh “Yên Bái - Bông hoa Tây Bắc” Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đặc sản địa phương YeenFarm

2018-2020

12.

Xây dng sàn giao dịch thương mại điện tử www.YeenFarm.vn - nơi mua bán trực tuyến các sản vật Tinh hoa Yên Bái, quảng cáo về các trang trại nông nghiệp đạt chuẩn Hệ thống 7 cửa hàng YeenFarm Stores

2018-2020

13.

Quy hoạch 20 thương hiệu đặc sản địa phương Tinh hoa Yên Bái theo tiêu chuẩn YeenFarm cho từng nhóm sản phẩm

2021-2025

14.

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho 20 đặc sản địa phương YeenFarm

2021-2025

15.

Xây dựng chuỗi 7 cửa hàng YeenFarm Store trưng bày và bán sản vật tinh hoa Yên Bái

2021-2025

16.

Chiến lược tiếp thị thương hiệu YeenFarm cho các sản vật Tinh hoa Yên Bái - Giai đoạn 1

2021-2025

17.

Xây dựng không gian trình diễn và show diễn Tinh hoa Yên Bái

2021-2025

18.

Rà soát và xây dựng 20 điểm đến du lịch Yên Bái

2021-2025

19.

Thiết kế - cập nhật hệ thống biển pano quảng cáo khổ lớn hiện tại trên địa bàn Tỉnh theo bộ nhận diện thương hiệu và tại các điểm dừng chân trọng điểm

2021-2025

20.

Quy hoạch, thiết kế các điểm dừng chân trên tuyến đường của các điểm đến Yên Bái

2021-2025

21.

Hội Thảo Cơ Hội Đầu Tư “Tiềm năng Yên Bái”

2021-2025

22.

Festival khinh khí cầu quốc tế

2021-2025

23.

Triển khai đồng bộ quy chuẩn HOMESTAYS trên toàn địa bàn toàn tỉnh

2021-2025

24.

Hệ thống 10 cửa hàng YeenFarm giai đoạn 2

2021-2025

25.

Chiến lược tiếp thị thương hiệu YeenFarm cho các sản vật Tinh hoa Yên Bái - Giai đoạn 2

2021-2025

26.

Cập nhật cẩm nang du lịch Yên Bái

2021-2025

27.

Tuyên truyền, tập huấn phát triển du lịch xanh

2021-2025

28.

Tuyên truyền, tập huấn về phân loại rác thải

2021-2025

7.3 Nhu cầu và nguồn vốn thực hiện Đề án

7.3.1 Nhu cầu vốn

Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đ án: 208,105 tỷ đồng (Hai trăm linh tám tỷ, một trăm linh năm triệu đồng), trong đó:

- Giai đoạn 2018 - 2020: 47,345 tỷ đồng, chiếm 22,75% tổng s;

- Giai đoạn 2021 - 2025: 160,76 tỷ đồng, chiếm 77,25% tổng số.

7.3.2. Nguồn vốn

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 75,12 tỷ đồng (chiếm 36,1%), trong đó:

+ Giai đoạn 2018 - 2020: 24,46 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2021 - 2025: 50,66 tỷ đồng.

- Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác: 132,985 tỷ đồng (chiếm 63,9%), trong đó:

+ Giai đoạn 2018 - 2020: 22,885 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2021 - 2025: 110,1 tỷ đồng.

8. Hiệu quả của Đề án

8.1. Hiệu quả về kinh tế

- Đ án được thực hiện sẽ tạo ra nhiều ngành nghề mới, đem lại nguồn thu trực tiếp, bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân phát triển bền vững.

- Thúc đẩy nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững thông qua việc hỗ trợ đẩy mạnh giao thương sản vật địa phương qua sàn giao dịch YeenFarm và hệ thống cửa hàng YeenFarm Store.

- Xúc tiến đầu tư, quảng bá về các cơ hội, tiềm năng đầu tư tại Yên Bái, từ đó gián tiếp gia tăng giá trị cho bất động sản, dịch vụ tại Yên Bái.

- Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết tỉnh thông qua các sự kiện liên tỉnh như Hoa hậu du lịch Tây Bắc hay thông qua chuỗi hệ thống cửa hàng YeenFarm Store, tụ hội tất cả các sản vật tinh hoa Yên Bái, góp phần quảng bá chéo các đặc sản vùng miền.

8.2. Hiệu quả về xã hội

- Đ án được triển khai thực hiện sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chặt phá rừng, săn bắt thú rừng trái phép, tệ nạn xã hội, lối sống và tập quán lạc hậu,...

- Củng cố, duy trì và phát triển các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc quốc gia và cấp tỉnh, góp phần bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa tự nhiên và giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn văn hóa tộc người, tăng cường sự tôn trọng của du khách đối với các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa hướng tới sự phát triển bền vững, ngăn chặn được nguy cơ mai một, biến dạng của văn hóa truyền thống.

8.3. Hiệu quả về môi trường

- Đồ án được triển khai thực hiện sẽ góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lý rác thải, bảo vệ môi trường vì một nền du lịch xanh, bền vững.

- Việc phát triển các cơ sdu lịch được thiết kế tốt sẽ đề cao giá trị cảnh quan môi trường, cải thiện cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc, đáp ứng được yêu cầu của phát triển du lịch; tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. S Văn hóa, Thể thao và Du lịch: có trách nhiệm công bố, phổ biến Đán đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trong tỉnh; chủ trì, phối hp với các ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện Đán; hướng dẫn, đôn đốc, định kỳ kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện Đán ở các địa phương, đơn vị; đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển du lịch cho phù hp với điều kiện thực tế; chủ trì tổng hợp những khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ của Đán, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dng nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện Đán gửi STài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

2. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, hướng dẫn thực hiện thông tin tuyên truyền về ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu du lịch, giá trị cốt lõi của du lịch Yên Bái; hướng dẫn, thẩm định và cấp phép xuất bản các tài liệu có nội dung tuyên truyền quảng bá thương hiệu và phát triển du lịch; quản lý, theo dõi, tổng hợp thông tin đăng tải về việc thăm dò thương hiệu du lịch trên mạng xã hội để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng xã hội; tham mưu, đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch theo xu hướng mới đồng bộ với các ngành.

3. SKế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cân đối, bố trí lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, huy động các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước để đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp tác công - tư trong hoạt động du lịch; chỉ đạo Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư phi hp thực hiện các nội dung xúc tiến thu hút đầu tư phát triển du lịch.

4. S Tài chính: Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đán theo quy định của pháp luật hiện hành; kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

5. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đán có hiệu quả, chất lượng đảm bảo theo mục tiêu đề ra.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sngành liên quan, căn cứ vào nội dung Đán được duyệt xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đi với từng nhiệm vụ đã được phân công chủ trì.

Phối hp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý, bảo tồn các di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Thực hiện tốt công tác phi hp xúc tiến du lịch, mời gọi các dự án đầu tư cho du lịch tại địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Đ án.

Tăng cưng nghiên cứu và khai thác mạnh mẽ, hiệu quả các thiết bị công nghệ và ứng dụng khoa học tiên tiến như mạng xã hội, thiết bị cầm tay, quảng cáo trực tuyến, để truyền tải nhận diện thương hiệu du lịch Yên Bái tới cộng đồng dân cư và khách du lịch.

(Có Đán chi tiết kèm theo).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng ĐĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT T
nh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND t
nh;
- Chánh, các Phó CVP;
- Báo Yên Bái; Đài PTTH t
nh; Cổng TTĐT tnh;
- Lưu: VT, TH, VX
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Tiến

 



1 Bộ tiêu chuẩn các kỹ năng nghề du lịch Việt Nam.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1788/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1788/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 12/09/2019
Ngày hiệu lực 12/09/2019
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1788/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1788/QĐ-UBND 2019 Xây dựng Thương hiệu Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 1788/QĐ-UBND 2019 Xây dựng Thương hiệu Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1788/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Dương Văn Tiến
Ngày ban hành 12/09/2019
Ngày hiệu lực 12/09/2019
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 5 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 1788/QĐ-UBND 2019 Xây dựng Thương hiệu Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái

Lịch sử hiệu lực Quyết định 1788/QĐ-UBND 2019 Xây dựng Thương hiệu Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái

  • 12/09/2019

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 12/09/2019

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực