Quyết định 19/2007/QĐ-UBND

Quyết định 19/2007/QĐ-UBND Quy định quản lý thực hiện Chương trình 106 tỉnh Hà Tĩnh

Nội dung toàn văn Quyết định 19/2007/QĐ-UBND quản lý thực hiện Chương trình 106 Hà Tĩnh


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2007/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 05 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 106

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 257/2003/QĐ-TTg ngày 03/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Quyết định 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã nghèo đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

Thực hiện công văn số 3764/LĐTBXH_BTXH ngày 26/10/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc tổ chức thực hiện đầu tư hạ tầng cơ sở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

Theo đề nghị của Ban chỉ đạo Chương trình 106 tại công văn số 446/CV-BCĐ ngày 18/4/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý thực hiện Chương trình 106 tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình 106, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình 106 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Bộ LĐTB&XH; (để báo cáo)
- Cục kiểm tra VB-Bộ Tư pháp; (để báo cáo)
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; (để báo cáo)
- Đ/c Chủ tịch, các đ/c PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Chánh, Phó VP/UB;
- Lưu: VT-VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Văn Thạch

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 106
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quyết định này quy định một số nội dung cụ thể về việc quản lý, thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (gọi tắt là chương trình 106) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung, nguồn vốn đầu tư.

1. Mục tiêu đầu tư: Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất ven biển và hải đảo, giải quyết việc làm để ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng.

2. Đối tượng đầu tư: Là các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Nội dung đầu tư: Đầu tư cơ sở hạ tầng chính bao gồm các hạng mục theo quy định tại văn bản số 2176/LĐTBXH-BTXH ngày 5/7/2004 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội gồm: Ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ sản xuất như công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản, bờ bao, đê, cống, kênh mương phục vụ nuôi trồng, sản xuất muối, cải tạo đồng muối, các công trình sản xuất giống cây, giống con, các công trình thiết yếu như trường học, trạm y tế, đường dân sinh, nước sinh hoạt, chợ nông thôn, chợ tiêu thụ sản phẩm, bờ bao chống triều cường và bão cát.

4. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước (từ năm 2007, mức đầu tư hỗ trợ là 700 triệu/xã/năm), vốn đối ứng của địa phương và do nhân dân đóng góp.

Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, giám sát xã.

1. Chủ đầu tư:

Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển giao UBND xã làm chủ đầu tư.

2. Ban quản lý dự án.

- Ban quản lý dự án do Chủ tịch UBND xã đề nghị, Chủ tịch UBND huyện quyết định. Trưởng Ban quản lý dự án là Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã. Thành viên Ban quản lý dự án từ 3-5 người là cán bộ thuộc UBND xã như kế toán ngân sách xã, cán bộ phụ trách xây dựng giao thông, thủy lợi... Ban quản lý dự án cấp xã được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện và sử dụng con dấu của UBND xã để giao dịch.

+ Ban quản lý dự án giúp chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ:

- Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình.

- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

- Lập hồ sơ mời thầu (nếu có), tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của Chủ đầu tư;

- Thực hiện nhiệm vụ giám sát khi có đủ năng lực và phối hợp ban giám sát xã giám sát thi công xây dựng công trình; báo cáo tiến độ;

- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;

- Nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng;

- Lập báo cáo kết quả thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ đầu tư ủy quyền và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư.

3. Ban giám sát xã:

Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập Ban giám sát xã. Trưởng Ban giám sát xã là Chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND. Các thành viên Ban giám sát là đại diện các đoàn thể chính trị, xã hội trong xã như Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... Công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn thôn, công trình có chủ sử dụng trực tiếp thì phải có thành viên của trưởng thôn hoặc người đứng đầu chủ sử dụng công trình.

+ Ban giám sát xã có trách nhiệm:

- Theo dõi việc thực hiện tiến độ thi công theo kế hoạch và hợp đồng đã ký kết.

- Giám sát chất lượng công trình gồm có chất lượng thi công các phần việc, chất lượng vật liệu sử dụng vào công trình, khối lượng thực hiện theo thiết kế được duyệt.

- Phối hợp với Ban quản lý dự án giải quyết những khó khăn trong quá trình thi công có liên quan đến địa phương như: Bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư, chất lượng vật liệu, tiến độ và chất lượng phần khối lượng xây lắp.

- Tham gia nghiệm thu từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

- Tham gia với chủ đầu tư trong việc thanh quyết toán và bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng.

+ Về quyền hạn của Ban giám sát xã:

- Có quyền kiến nghị với Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư, UBND các cấp khi phát hiện các sai phạm về quản lý đầu tư và xây dựng, về thực hiện hợp đồng, tiến độ thi công, chất lượng vật liệu sử dụng vào công trình không đúng yêu cầu thiết kế và thi công các công việc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án để ngăn chặn kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án.

- Có quyền đề nghị Ban quản lý dự án đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng thi công nếu phát hiện thấy nhà thầu có những sai phạm nghiêm trọng.

+ Chi phí cho hoạt động của Ban giám sát xã: Thực hiện theo Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng.

Điều 4. Quy hoạch xây dựng công trình cơ sở hạ tầng:

- Quy hoạch tổng thể Chương trình 106 đã được phê duyệt, các xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch đảm bảo phù hợp, trình Sở Lao động Thương binh và Xã hội- thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 106 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Các công trình đầu tư phải tính toán có hiệu quả, phục vụ cho nhiều hộ dân sống tập trung, không đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ở nơi dân cư sống phân tán, nhỏ lẻ.

Điều 5. Xây dựng kế hoạch đầu tư:

Việc xây dựng, tổng hợp và giao kế hoạch đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 106 được tiến hành đồng thời với quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của tỉnh nhưng được giao thành một mục riêng trong kế hoạch năm.

- Hàng năm theo hướng dẫn lập kế hoạch của tỉnh và danh mục công trình đã được duyệt, Chủ đầu tư lập kế hoạch đầu tư xây dựng, trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bàn bạc công khai việc lựa chọn kế hoạch đầu tư hàng năm, thống nhất về danh mục, quy mô, địa điểm xây dựng, thứ tự ưu tiên, khả năng huy động vốn, nhân công, vật tư trong xã và chọn những công trình có nhu cầu cấp thiết đưa vào danh mục đầu tư xây dựng trình HĐND xã quyết định và chuẩn bị các điều kiện thực hiện.

- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch- Đầu tư và các ngành liên quan căn cứ các điều kiện cụ thể của từng địa phương dự kiến phân bổ nguồn vốn đầu tư, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

Điều 6. Thực hiện đầu tư xây dựng:

1. Lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình.

Các công trình quy mô nhỏ đã được phê duyệt trong dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng không phải lập dự án đầu tư, chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Những công trình có mức vốn dưới 500 triệu đồng đã nằm trong quy hoạch thì báo cáo kinh tế kỹ thuật chỉ phải nêu: Tên công tình, tên chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn, thời gian khởi công, hoàn thành và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện đầu tư.

2. Lập thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật:

- Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình do chủ đầu tư lựa chọn đơn vị có tư cách pháp nhân, đủ năng lực thực hiện và trình Ủy ban nhân dân huyện thẩm định theo quy định trước khi phê duyệt.

- Cơ quan thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật là cơ quan chuyên môn của huyện. Thời gian thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật không quá 20 ngày.

- Sau khi có thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của chủ đầu tư, UBND huyện thực hiện việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình. Thời gian phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật không quá 10 ngày.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ gồm:

+ Tờ trình của chủ đầu tư xin phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

+ Hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

+ Văn bản thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán.

+ Kế hoạch phân bổ vốn xây dựng công trình.

+ Các giấy tờ có liên quan khác (Hợp đồng tư vấn thiết kế, văn bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế của chủ đầu tư...)

3. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình:

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế, bản vẽ thi công và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo Kinh tế- kỹ thuật theo quy định hiện hành.

- Thời gian thẩm định thiết kế, dự toán không quá 20 ngày.

4. Tổ chức thực hiện thi công:

+ Nguyên tắc chung:

Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình có thể thực hiện một trong các hình thức sau:

- Đối với gói thầu có giá trị xây lắp dưới 01 tỷ đồng thực hiện việc chỉ định thầu.

- Đối với gói thầu có giá trị xây lắp từ 01 tỷ đồng trở lên thực hiện việc đấu thầu theo quy định hiện hành.

Khi thực hiện việc giao thầu để xây dựng công trình khuyến khích đơn vị nhận thầu sử dụng lao động của xã để thực hiện những công việc có tính chất lao động phổ thông, kỹ thuật đơn giản.

- Chủ đầu tư phải tiến hành ký hợp đồng giao nhận thầu hoặc giao khoán đối với đơn vị nhận thầu hoặc tổ chức nhóm lao động.

- Đối với Công trình được giao thầu:

+ Chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ban quản lý dự án lựa chọn đơn vị thi công. Việc lựa chọn nhà thầu xây lắp là các doanh nghiệp Ban quản lý dự án phải thông báo công khai tại nơi công cộng, trên đài báo, truyền hình địa phương. Mỗi công trình có ít nhất 3 nhà thầu tham gia tuyển chọn. Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án chọn nhà thầu phù hợp nhất, trình UBND huyện quyết định.

+ Đối với khối lượng công việc chủ yếu sử dụng lao động thủ công xã có thể làm được thì Chủ đầu tư giao cho xã tổ chức thi công và tự chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng với dân thông qua tổ, đội thi công của xã để tạo điều kiện nhân dân tham gia lao động, tăng thêm thu nhập, ưu tiên những hộ nghèo, phụ nữ tham gia, việc thực hiện hợp đồng và thanh toán cho dân có sự giám sát của ban giám sát xã;

Chủ đầu tư tạo điều kiện để nhân dân trong xã và các lực lượng lao động khác như Bộ đội Biên phòng, Bộ đội đóng quân tại địa bàn được tham gia xây dựng công trình hạ tầng ở các xã thuộc chương trình 106.

5. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng:

- Việc thi công xây dựng các công trình thuộc chương trình 106 không phải xin giấy phép xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công theo đúng tiến độ xây dựng.

- Trường hợp phải bồi thường thiệt hại về đất, tài sản, hoa màu để giải phóng mặt bằng: Ban quản lý dự án phải phối hợp với UBND xã, huyện để lập, thống nhất phương án, dự toán bồi thường, kế hoạch giải phóng mặt bằng, trình duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước và tổ chức thực hiện.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm giao vị trí, độ cao, kích thước, hướng tuyến, điểm chuẩn. Đơn vị thi công chịu trách nhiệm bảo vệ và xây dựng công trình đúng với các mốc giới được giao.

- Đơn vị thi công phải có phương án về đảm bảo an toàn thi công, vệ sinh môi trường và chịu mọi trách nhiệm khi có sự cố do lỗi của mình gây ra.

6. Ký hợp đồng giao nhận thầu.

Đối với các công trình được giao thầu cho doanh nghiệp xây dựng:

- Chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho Ban quản lý dự án ký kết hợp đồng giao nhận thầu với đơn vị thi công theo quy định.

- Hình thức hợp đồng áp dụng là hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng có điều chỉnh giá. Thời gian thực hiện không quá 2 năm.

Điều 7. Chi phí giám sát thi công xây dựng:

- Đối với trường hợp thuê tư vấn thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình thì chi phí giám sát thi công được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 01/2006/TT-BTC ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

- Trường hợp Ban quản lý dự án các cấp huyện, xã tự thực hiện việc giám sát thi công xây dựng thì tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình, Ban quản lý dự án phải có đề nghị và được UBND huyện chấp nhận cho phép tự giám sát và chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình. Mức chi phí giám sát được lập trong dự toán và được UBND huyện phê duyệt nhưng không quá 2,7% giá trị dự toán xây lắp (chưa tính thuế VAT) của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 8. Nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng:

1. Nghiệm thu bàn giao công trình:

- Sau khi công trình xây dựng hoàn thành Chủ đầu tư có trách nhiệm nghiệm thu, bàn giao công trình.

- Thành phần tham gia nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng gồm: Chủ đầu tư dự án; Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, đại diện ban giám sát xã, đơn vị thi công, đơn vị quản lý sử dụng.

- Sau khi nghiệm thu, Ban quản lý dự án nhận bàn giao công trình từ đơn vị thi công theo các quy định hiện hành của Nhà nước, bao gồm: Hồ sơ hoàn thành công trình, những tài liệu có liên quan đến công trình. Trưởng Ban quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao lại toàn bộ hồ sơ và các tài liệu này cho UBND xã để lưu trữ và sử dụng trong quá trình vận hành, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình.

2. Khai thác và sử dụng:

UBND xã có trách nhiệm tiếp nhận và giao cho các đơn vị sử dụng để quản lý, khai thác. Xã có công trình được đầu tư phải ra quy định về sử dụng, quản lý, bảo vệ công trình và chỉ định người trực tiếp quản lý, đồng thời hàng năm phải có kế hoạch và bố trí vốn thuộc ngân sách của xã để duy tu, bảo dưỡng công trình.

- Đối với những công trình đặc thù, cần có bộ phận chuyên trách quản lý vận hành như: Trạm điện, trạm bơm thủy lợi... thì thành lập Ban quản lý điều hành của từng công trình.

3. Bảo hành công trình xây dựng:

- Đơn vị nhận thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình không ít hơn 12 tháng. Kinh phí bảo hành được tính bằng 5% giá trị hợp đồng.

Chương III

CƠ CHẾ CẤP PHÁT, THANH QUYẾT TOÁN VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

Điều 9. Cơ chế cấp phát, thanh quyết toán vốn:

- Tất cả các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình 106 đều được quản lý tập trung tại Kho bạc Nhà nước để cấp phát, thanh quyết toán cho từng công trình đã được phê duyệt.

Việc cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư công trình thuộc Chương trình 106 được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

- Thực hiện tạm ứng, thanh toán:

Công trình do nhân dân trong xã tự làm được tạm ứng tối đa 50% kế hoạch vốn hàng năm của công trình và thanh toán đủ theo khối lượng hoàn thành được nghiệm thu; công trình do các doanh nghiệp thi công được tạm ứng tối đa 30% kế hoạch vốn hàng năm của công trình và thanh toán đủ theo khối lượng hoàn thành được nghiệm thu.

Tổng vốn thanh toán không được quá dự toán công trình được duyệt và chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm đã được thông báo.

Điều 10. Báo cáo quyết toán hàng năm và báo cáo quyết toán công trình hoàn thành:

- Theo định kỳ hàng quý, Chủ đầu tư thực hiện báo cáo Tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan Tài chính địa phương và Ban chỉ đạo Chương trình các cấp.

- Hàng năm Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán việc sử dụng vốn gửi Thường trực Ban chỉ đạo chương trình.

- Kết thúc công trình Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành gửi cơ quan Tài chính huyện để thẩm định trình UBND huyện phê duyệt.

- Những công trình hoàn thành nếu quá thời hạn quy định không quyết toán sẽ không được ghi vốn trả nợ (đối với công trình còn thiếu vốn), không cấp vốn đầu tư tiếp.

Chương IV

QUY TRÌNH GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO TỔNG HỢP

Điều 11. Giám sát đánh giá:

1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả chương trình trên địa bàn. Căn cứ mục tiêu của Chương trình 106 và điều kiện thực tế của tỉnh, các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm và kết thúc chương trình làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả chương trình trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực Chương trình 106 của tỉnh chủ trì phối hợp với Ngành, các địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hàng năm, giữa kỳ và kết thúc chương trình.

3. Các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện liên quan tạo điều kiện để tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện chương trình.

Điều 12. Báo cáo tổng hợp.

1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm phối hợp với các Ngành, địa phương liên quan tổng hợp số liệu, kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, Ngành liên quan.

2. Ban quản lý chương trình ở huyện, xã báo cáo tình hình thực hiện chương trình về Ban chỉ đạo cấp huyện để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh và các ngành liên quan hàng quý và năm theo quy định.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cơ quan thường trực Chương trình 106 chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý chương trình và có nhiệm vụ:

- Thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, Ngành liên quan, hướng dẫn các xã, các huyện lập kế hoạch hàng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện hàng năm trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình 106 cho từng xã, từng huyện, trình UBND tỉnh quyết định.

- Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, theo dõi đánh giá, tổng hợp báo cáo theo đúng quy định.

Điều 14. Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 106 cấp huyện.

Ban chỉ đạo chương trình cấp huyện gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số thành viên, tùy tình hình cụ thể của các địa phương mà thành viên có thể là đại diện các phòng: Nội vụ-Lao động TBXH; Kế hoạch-Tài chính... Trưởng ban chỉ đạo là Chủ tịch hoặc là Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban thường trực là Trưởng hoặc Phó phòng Nội vụ-Lao động TBXH huyện.

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Trưởng ban chỉ đạo triệu tập và chủ tọa các phiên họp thường kỳ 3 tháng 1 lần và các phiên họp bất thường theo yêu cầu của tình hình thực tế tại địa phương. Trưởng ban chỉ đạo có thể ủy nhiệm cho Phó Trưởng ban chủ tọa các phiên họp. Nội dung các phiên họp do Ban chỉ đạo chuẩn bị và thông báo bằng văn bản cho các thành viên và được gửi kèm theo giấy mời họp.

+ Ban chỉ đạo cấp huyện là đầu mối phối hợp các hoạt động giữa các cấp, các ngành trong huy động các nguồn lực, bố trí và sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các chương trình dự án, thực hiện các giải pháp các chính sách và đôn đốc chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện.

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Xây dựng, tổng hợp kế hoạch hàng năm theo đề nghị của các địa phương, báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định đầu tư.

+ Huy động, lồng ghép, phân bổ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án.

+ Hướng dẫn, chỉ đạo Ban quản lý dự án các xã về thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán các hạng mục công trình đầu tư. Trình Chủ tịch UBND huyện quyết định đơn vị thi công trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư đối với những công trình có mức vốn đầu tư dưới 01 tỷ đồng; thực hiện các nội dung quy định về đấu thầu hiện hành đối với những công trình có mức vốn đầu tư trên 01 tỷ đồng.

+ Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn theo tiến độ hàng quý và năm cho cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh và UBND tỉnh.

+ Hướng dẫn nghiệp vụ cho các Ban quản lý dự án cấp xã trong quản lý chất lượng công trình, giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.

+ Thực hiện các yêu cầu trong phối hợp quản lý với Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh và các ngành, các cấp liên quan.

Điều 15. Các ngành, các cấp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định này.

Điều 16. Quy định này có hiệu lực trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình 106, các văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 19/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu19/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/05/2007
Ngày hiệu lực20/05/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 19/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 19/2007/QĐ-UBND quản lý thực hiện Chương trình 106 Hà Tĩnh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 19/2007/QĐ-UBND quản lý thực hiện Chương trình 106 Hà Tĩnh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu19/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Tĩnh
                Người kýHà Văn Thạch
                Ngày ban hành10/05/2007
                Ngày hiệu lực20/05/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 19/2007/QĐ-UBND quản lý thực hiện Chương trình 106 Hà Tĩnh

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 19/2007/QĐ-UBND quản lý thực hiện Chương trình 106 Hà Tĩnh

                  • 10/05/2007

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/05/2007

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực