Quyết định 19/QĐ-UB

Quyết định 19/QĐ-UB năm 1985 quy định tạm thời về chất lượng của năm sản phẩm cao su do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Quyết định 19/QĐ-UB 5 bản Quy định tạm thời chất lượng 5 sản phẩm cao su đã được thay thế bởi Quyết định 6700/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực lĩnh vực khoa học kỹ thuật do UBND thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 14/12/1998.

Nội dung toàn văn Quyết định 19/QĐ-UB 5 bản Quy định tạm thời chất lượng 5 sản phẩm cao su


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 19/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 1 năm 1985

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH NĂM BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA NĂM SẢN PHẨM CAO SU.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983;
- Xét yêu cầu của công tác quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hóa tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật thành phố;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định này năm (05) Quy định tạm thời về chất lượng của năm sản phẩm cao su sau đây:

1. Vỏ xe gắn máy ký hiệu QĐTT 13 – 84

2. Ruột xe gắn máy ký hiệu QĐTT 14 – 84

3. Dép xốp  ký hiệu QĐTT 15 – 84

4. Găng tay cao su gia dụng ký hiệu QĐTT 16 – 84

5. Trục xát lúa ký hiệu QĐTT 17 – 84

Điều 2.- Năm quy định tạm thời này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất và lưu thông phân phối trong phạm vi toàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3.- Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng phối hợp cùng các cơ quan có liên quan hướng dẫn đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, đồng thời có nhận xét đề nghị khen thưởng những cơ sở thực hiện tốt và xử lý nghiêm minh những cơ sở làm ăn gian dối.

Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5.- Các Đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật thành phố, Chi Cục Trưởng Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện và các cơ sở liên quan đến sản xuất và lưu thông phân phối năm mặt hàng trên đây có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Triết

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CHẤT LƯỢNG VỎ XE GẮN MÁY QĐTT/13-84

(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 28-1-1985 của Ủy ban Nhân dân Thành phố)

Nhóm I

VỎ XE GẮN MÁY

QĐTT 13 – 84

Có hiệu lực từ                đến

Quy định tạm thời này áp dụng cho mặt hàng vỏ xe gắn máy có tốc độ chạy dưới 80 cây số/giờ được sản xuất hoặc tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh.

I- QUY CÁCH:

1.1- Cỡ vỏ được chỉ định bằng 2 nhóm số cách nhau bởi gạch nối (--) nhóm thứ nhất chỉ bề ngang của vỏ tính bằng inch, đo dưới áp suất chuẩn 2,5kg/cm2; nhóm thứ hai chỉ đường kính của niền vỏ tính bằng inch.

2.1- Kích thước và quy cách các loại vỏ được quy định theo bảng 1.

(mm) Bảng 1

Quy cách

Bề ngang vỏ khi lắp vào niền đo dưới áp suất 2,5kg/cm2

Bề cao tối thiểu cao su vân hoa (tính tới lớp vải mành ngoài cùng)

Chiều dài khai triển đường kính lắp vỏ.

A. 25 – 15

2 – 6 GM

2.25 – 17

2.50 – 17

2.75 – 17

2 – 18

2.25 – 18

2 – 19 GM

2.25 – 19

2.50 – 19

2.25 – 20

300 – 10

350 – 8

350 – 10

57 – 60

51 – 54

57 – 60

63 – 66

70 – 73

51 – 54

57 – 60

51- 54

57 – 60

63 – 66

57 – 60

76 – 80

89 – 96

89 – 96

3,5

3,5

3,5

4,5

4,5

3,5

3,5

3,5

3,5

4,5

3,5

4,5

4,5

4,5

1201,70 ± 1

1274,20 ± 1

1361,20 ± 1

1361,20 ± 1

1361,20 ± 1

 

1441,00 ± 1

1441,00 ± 1

1520,80 ± 1

1520,80 ± 1

1600,00 ± 1

802,50 ± 1

643,00 ± 1

802,50 ± 1

II- YÊU CẦU KỸ THUẬT :

2.1. Yêu cầu ngoại quan :

2.1.1. Vỏ phải có hình dán cân đối, đều đặn, không bị lệch tanh, thiếu cao su ở gót, ở vân hoa, trên mặt không có vật lạ bám vào, bên hông không được hở vải mành.

2.1.2. Các lớp vải mành không bị phòng dộp, gợn sóng hay nứt, các sợi phải được phân phối sắp xếp đều.

2.1.3. Khi sử dụng vỏ phải không bị đảo, tưng máy hay trượt.

2.2. Yêu cầu cơ lý.

2.2.1. Vòng tanh bằng dây thép cứng, không bị rỉ sét, phải có tiệt diện tổng cộng (nếu gồm nhiều dây) tối thiểu 2,6mm2 có lực kéo đứt tổng cộng trên 400kg và chịu được số lần bẻ quặp 180o trên 4 lần.

2.2.2. Vải mành tối thiểu hai lớp bằng sợi bông vải hay hóa hợp được xoắn đều, phải chịu được lực kéo đứt tối thiểu 50kg/cm (cho một lớp có tráng cao su).

2.2.3 Cao su mặt vỏ phải đạt các yêu cầu sau:

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Mức quy định

 - Lực kéo cao su lớn hơn

- Độ giãn dài khi đứt lớn hơn

- Độ cứng cao su

- Lượng mài mòn Akron, nhỏ hơn

- Độ dính, Cao su vải, lớn hơn

- Vải, Vải, lớn hơn

- Hệ số lão hóa 70oC X 72H lớn hơn

N/cm2

%

Shore A

Cm3/1,61km

N/cm

N/cm

--

1800

400

55 – 65

1,5

40

40

0,8

III- PHƯƠNG PHÁP THỬ :

3.1. Tiến hành thử các chỉ tiêu cơ lý cao su theo TCVN 1592 – 1596 – 77; TCVN 2229 – 77.

3.2. Tiến hành thử tanh theo TCVN 1826 – 76.

IV- GHI NHÃN – BẢO QUẢN :

4.1. Nhãn hiệu phải được khắc rõ ràng trên vỏ, gồm:

- Tên hiệu và ký hiệu (nếu có)

- Quy cách vỏ

- Số lớp vải mành thực sự và loại vải mành.

- Sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Số đăng ký‎ nhãn hiệu chất lượng tại Ban Khoa học kỹ thuật thành phố.

4.2. Vỏ phải được bảo quản tại nơi thoáng mát, không để lẫn với xăng, dầu và các hóa chất.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CHẤT LƯỢNG RUỘT XE GẮN MÁY QĐTT 14 – 84

(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 28-1-1985 của Ủy ban Nhân dân Thành phố)

Nhóm I

RUỘT XE GẮN MÁY

QĐTT 14 – 84

Có hiệu lực từ                  đến

Quy định tạm thời này áp dụng cho mặt hàng ruột xe gắn máy được sản xuất phù hợp với các cỡ vỏ xe ấn định trong quy định số 13 – 84.

I- YÊU CẦU KỸ THUẬT :

1.1-Yêu cầu ngoại quan.

1.1.1 Ruột xe phải có bề dày đồng nhất, tối thiểu 1,3mm, không được có lỗ thủng, lỗ xì mọt và tì vết có hại khi sử dụng (như vết xoắn phình, nứt).

1.1.2- Một ruột không được có hơn hai mối nối đầu. Mối nối phải chắc liền.

1.1.3- Van có trang bị nắp đậy, phải kín, không bị tì vết và phải được gắn chắc chắn để không khí không thể xì ra từ chân van.

2.1- Yêu cầu cơ lý.

Cao su ruột xe gắn máy phải đạt các mức quy định sau:

- Lực kéo đứt cao su, không nhỏ hơn

- Độ giãn dài cao su khi đứt, không nhỏ hơn

- Độ cứng cao su

- Lực kéo đứt mối nối đầu, không nhỏ hơn

- Hệ số lão hoá 70oC X 72H, không nhỏ hơn

1500N/cm2

500%

40 – 50 Shore A

700N/cm2

0,9

II- PHƯƠNG PHÁP THỬ :

2.1- Tiến hành thử các chỉ tiêu cơ lý cao su theo TGVN 1592 – 1596 – 74 và 2229 – 77.

2.2- Thử độ kín hơi bằng cách ngâm trong nước sau khi bơm căng ruột tới áp 0,3kg/cm2

III- GHI NHÃN – BẢO QUẢN :

3.1 Nhãn hiệu phải được in nổi hay đóng dấu với màu dễ nhận trên ruột gồm:

- Tên nhãn hiệu và dấu hiệu.

- Quy cách ruột.

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Số đăng ký tại Ban Khoa học kỹ thuật.

3.2- Mỗi ruột phải được đựng trong bao PE có đục lỗ thông hơi và phải được bảo quản tại nơi thoáng mát không để lẫn với dung môi, xăng dầu và các hóa chất khác.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CHẤT LƯỢNG TRỤC XÁT LÚA QĐTT 17 – 84

(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 28-1-1985 của Ủy ban Nhân dân Thành phố)

Nhóm I

TRỤC XÁT LÚA

QĐTT 17 – 84

Có hiệu lực từ                   đến

Quy định tạm thời này áp dụng cho mặt hàng trục xát lúa được sản xuất hoặc tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh và cấu tạo bởi một lớp cao su lưu hóa cứng bao quanh một nòng kim loại.

I- YÊU CẦU KỸ THUẬT :

1.1- Yêu cầu ngoại quan :

1.1.1- Trục xát phải có hình dáng cân đối, đều đặn, không bị cong vênh hay méo mó. Nòng phải tròn đều, không bị nứt và rỉ sét. Lớp cao su không được có bọng khí, tạp chất lạ.

1.1.1- Bề mặt ma sát phải không bị nứt hay có khuyết tật và phải được tiện rãnh nhỏ. Màu theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan, phải không bị nổi phấn và không được đổ lại màu trên gạo đã được xát vỏ.

1.1.1- Lớp cao su phải được gắn chắc vào nòng kim loại, bảo đảm mòn đều, không bị bóc lớp hay tróc nòng trong quá trình sử dụng.

1.1-Yêu cầu cơ lý

Trục xát lúa được phân làm 3 hạng có chất lượng đạt các mức yêu cầu sau :

Tên chỉ tiêu

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

- Độ cứng cao su (Shore A)

- Chỉ số mài mòn Akron

90 – 95

Lớn hơn 20

90 – 95

15 – 20

90 – 95

8 – 14

II.- PHƯƠNG PHÁP THỬ :

2.1- Tiến hành thử độ cứng theo TGVN 1595 – 74.

2.2- Xác định chỉ số mài mòn trên máy thí nghiệm mài mòn Akron với các điều kiện:

a) Kích thước mẫu (được cắt và mài từ lớp cao su của trục)

* Đường kính ngoài: 45 ± 1mm

* Đường kính lô lắp vào trục: 12,6 ± 0,1mm

* Bề dày mẫu: 0,6 ± 0,2mm

b) Trọng tải tác dụng lên mẫu: 2,72kg (6lbs)

c) Góc mài: 10o

d) Tốc độ quay mẫu: 76 – 80 vòng/phút

e) Số vòng quay: 3.360 vòng

Kết quả được tính theo công thức:

Chỉ số mài mòn = với P: Trọng lượng ban đầu của mẫu thử.

AP: Trọng lượng cao su bị mài mòn.

d: tỷ trọng cao su.

III- GHI NHÃN – BẢO QUẢN:

3.1 Trên mỗi trục phải dán nhãn hiệu mang các nội dung:

- Tên nhãn hiệu và ký hiệu.

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Số chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chất lượng.

- Ký hiệu của trục (sử dụng cho loại máy xay xát nào).

- Hạng và ngày sản xuất.

3.2 Trục phải được bảo quản tại nơi thoáng mát xa dung môi, xăng dầu và hoá chất khác.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CHẤT LƯỢNG DÉP XỐP QĐTT 15 – 84

(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 28-1-1985 của Ủy ban Nhân dân Thành phố)

Nhóm I

DÉP XỐP

QĐTT 15 – 84

Có hiệu lực từ                  đến

Quy định tạm thời này áp dụng cho mặt hàng dép xốp được sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh từ cao su bằng phương pháp trương nở.

1- YÊU CẦU KỸ THUẬT:

1.1 Yêu cầu về ngoại quan:

1.1.1- Dép phải có hình dáng cân đối, kỹ thuật, có độ trương nở đều đặn, không bị cong vênh, méo mó hay nứt nẻ. Màu phải tươi đẹp và bền ánh sáng, các vết cắt phải nhẵn.

1.1.1- Trên bề mặt dép không được có bọt khí đường kính lớn hơn 0,5mm bên trong không được có bọng khí đường kính lớn hơn 3mm.

 1.1.2- Quai bằng cao su, nhựa hoặc vải sợi, phải mềm mại dai chắc và được gắn chặt vào đế, không dễ tuột khi sử dụng. Lực kéo tuột quai tại một cọng xỏ phải lớn hơn 100N khi thử theo 2.8.

1.2 Yêu cầu cơ lý

1.2.1 Đế xốp phải đạt yêu cầu quy định trong bảng 1:

Chỉ tiêu

Đế dẻo

Đế cứng

- Trọng lượng riêng biểu kiến (g/cm3 không lớn hơn)

- Độ cứng (Shore A)

- Độ co rút (%) không lớn hơn

- Lực nén 25% bề dày (N/cm2) không nhỏ hơn

- Biến dạng nén. Nguyên thuỷ (%) không lớn hơn

- Sau lão hoá 70oC x 72H (%) không lớn hơn

- Lực xé rách (N/cm2) không nhỏ hơn

0,35

 

20 – 30

02

10

35

42

35

0,35

 

Trên 31

02

02

40

48

35

1.2.2- Quai (đối với loại nhựa và cao su) phải đạt yêu cầu các quy định trong bảng 2

Tên chỉ tiêu

Mức

- Độ cứng (Shore A)

- Lực kéo đứt (N/cm2) không nhỏ hơn

- Độ dão đứt (%) không nhỏ hơn

- Hệ số lão hoá 70oC x 72H không nhỏ hơn

40 – 60

1200

300

0,8

2- PHƯƠNG PHÁP THỬ:

2.1 Tiến hành thử độ cứng cao su theo TCVN 1515 – 74 trên bề mặt đế và quai đã được mài phẳng.

2.2 Trọng lượng riêng biểu kiến được xác định trên mẫu hình khối vuông 50 x 50 x Hmm (H là bề dày đế đã được mài phẳng 2 mặt)

Trọng lượng riêng d (g/cm3) = với

P = khối lượng mẫu

V = thể tích mẫu 

Kết quả là trị số trung bình do trên 3 khối cắt từ cùng mẫu dép.

2.3 Xác định độ co rút từ các khối đã được đo trọng lượng riêng. Xấy các mẫu bên trong tủ xấy có nhiệt độ 100 ± 5oC trong 1 giờ. Để nguội 24 giờ và đem đo lại kích thước.

Độ co rút C % - x 100

Với Lo = bề dài cạnh

L = bề dài sau khi xấy và để nguội.

2.4 Lực nén 25% bề dày được xác định trên mẫu hình khối có kích thước 20 x 20 x h (h ≤ 20mm). Kết quả là trung bình cộng của 3 lần đo trên 3 mẫu cắt từ 1 đôi dép.

N = (N/cm2) với P là trọng tải tác dụng lên mẫu để nén 25% bề dày đế.

2.5 Biến dạng nén được xác định trên mẫu có kích thước như trên, đặt giữa 2 mâm của 1 bàn ép nhỏ mà khoảng cách có thể điều chỉnh bằng 4 ốc vặn. Nén mẫu xuống còn 65% bề dày nguyên thuỷ trong 72 giờ, nhiệt độ phòng. Đo lại bề dày sau khi đế mẫu hồi phục 1 giờ.

BDN =

Trong đó - Ho = bề dày nguyên thuỷ

H = bề dày sau khi hồi phục

Hn = bề dày khi chịu nén.

2.6 Lực kéo đứt, độ giãn dài quai được xác định theo TCVN 1593 – 74, sử dụng dao cắt ASTMDD 412.

2.7 Hệ số lão hóa quai được xác định theo TCVN 2229 – 77.

2.8 Lực xé rách được xác định theo TCVN 1597 – 74 dùng dao cắt hình cánh bướm DIN 53571 với mẫu được mài xuống tới bề dày 10 ± 01mm.

2.9 Lực kéo tuột quai được thử trên máy do cường lực cao su, vận tốc kéo ngàm 300mm/ph. Cũng có thể thử bằng cách sử dụng lực kế lò xo có thang đo tới 15kg: dùng chân giữ chặt dép xuống nền đất, gắn móc vào quai và kéo lực kế với vận tốc khoảng 300mm/phút. Quai phải không bị tuột khi đạt tới lực 8kg và cũng không được cho thấy bị rách tét hay đứt.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CHẤT LƯỢNG GĂNG TAY CAO SU GIA DỤNG QĐTT 19 – 84

(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-UB ngày 28-1-1985 của Ủy ban Nhân dân Thành phố)

Nhóm I

GĂNG TAY CAO SU GIA DỤNG

QĐTT 19 – 84

Có hiệu lực từ                    đến

Quy định tạm thời này áp dụng cho mặt hàng găng tay cao su gia dụng được sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh từ mủ cao su thiên nhiên bằng phương pháp nhúng với mục đích sử dụng cho công việc nội trợ và bảo vệ tay trong lao động nhẹ.

1- QUY CÁCH:

1.1 Găng tay được sản xuất theo 2 loại, loại dày và loại mỏng, kích thước và cỡ số quy định trong bảng 1.

Cỡ số

Kích thước (mm)

8

9

10

1- Hai bề dày tại cổ tay

- loại mỏng

- loại dày

1. Chiều dài (a) đo từ đỉnh ngón tay giữa

2. Chiều cao ngón giữa (b)

3. Chu vi cổ tay (c)

4. Bề dày viền mép

 

0,6 ± 0,2

0,9 ± 0,2

330 ± 5

80 ± 84

200 ± 5

3 ± 0,5

 

0,6 ± 0,2

0,9 ± 0,2

350 ± 5

85 ± 87

220 ± 5

3 ± 0,5

 

0,6 ± 0,2

0,9 ± 0,2

370 ± 5

95 – 97

260 ± 5

3 ± 0,5

1.2 Các cỡ số trên không có tính cách hạn chế. Các kích thước khác có thể được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Riêng đối với găng xuất khẩu, cho phép ghi cỡ số và áp dụng qui cách yêu cầu trong hợp đồng.

2- YÊU CẦU KỸ THUẬT :

2.1 Yêu cầu ngoại quan.

2.1.1- Găng tay phải kín, không bị lỗ rò, không được có mùi khó chịu và không được gây dị ứng cho da tay khi sử dụng.

2.1.2- Găng phải có bề mặt mịn màng, láng, không bị rách tầng. Các vân hoa, nếu có phải rõ ràng, vòng viền không bị hong. Màu, theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan, phải đồng nhất giữa hai chiếc găng cùng một đôi.

2.1.3- Trên bề mặt găng không được dính tạp chất hay có tì vết. Số khuyết tật cho phép, được quy định trong bảng 2, tuỳ theo loại chính phẩm hay thứ phẩm.

Bảng 2

Dạng khuyết tật

Chính phẩm

Thứ phẩm

- Bọt (không được tập trung trong một diện tích nhỏ hơn 9cm2)

- Đính váng, tạp chất

- Đọng mủ tại các đầu ngón tay hay các điểm độn dày, chấm kẻ

Tối đa 04 bọt đường kính đến 1mm


Không cho phép

Không được có

Tối đa 08 bọt đường kính đến 1,5mm


Cho phép tối đa 2 chỗ đường kính đến 3mm

Cho phép tối đa 5 chỗ.

2.2- Yêu cầu cơ ly.

Găng cao su được phân thành 2 hạng, hạng 1 và 2 căn cứ vào các mức qui định trong bảng 3

Bảng 3

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hạng 1

Hạng 2

- Lực kéo đứt cao su, không nhỏ hơn

- Độ giãn đứt cao su, không nhỏ hơn

- Lực định giãn 300%, không lớn hơn

- Lực xé rách cao su, không nhỏ hơn

- Độ cứng cao su

- Hệ số lão hóa 70oC x 72H không nhỏ hơn

N/cm2

%

N/cm2

N/cm2

Shore A

--

2.500

800

200

300

25 – 40

0,8

1.700

700

200

150

25 – 40

0,8

3- PHƯƠNG PHÁP THỬ:

3.1- Xác định độ kín và các khuyết tật của găng:

Dưới ngón trỏ và ngón áp út, kẻ 2 đường thẳng, mỗi đường dài 10mm. Cho 1 lượng không khí vào găng và nén làm căng bề mặt cao su tới mức 2 vạch trên đo được 15mm. Kiểm tra độ kính trong thời gian tối thiểu 1 giây và phát hiện các bọt, tì vết... để phân loại.

3.2- Tiến hành thử các chỉ tiêu cơ ly cao su theo TCVN 1592 – 1597 – 74 và 2229 – 77. Dao cắt thử lực xé rách là loại dao hình cánh bướm ASTMC.

3.3- Phương pháp nghiệm thu:

- Xác định trạng thái bên ngoài, độ kín : tiến hành ở từng chiếc găng.

- Xác định các chỉ tiêu cơ lý cao su: Lấy mẫu theo TCVN 2600 – 78, phương án lấy mẫu một lần, bậc kiểm tra D – 2, MCC là 0,4%.

4- GHI NHÃN, BAO GÓI, BẢO QUẢN:

4.1- Trên mỗi găng phải in bằng màu dễ nhận, số cỡ găng và tên hiệu (hoặc dấu hiệu) của cơ sở sản xuất.

4.2- Mỗi đôi găng được đựng trong một bao PE trong, bên ngoài ghi nhãn hiệu gồm:

- Tên nhãn hiệu và dấu hiệu (nếu có)

- Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Số đăng ký nhãn hiệu chất lượng.

- Tháng và ngày sản xuất.

4.3- Găng phải được bảo quản tại nơi thoáng mát (dưới 25oC), xa dung môi, xăng dầu và hóa chất. Thời gian bảo hành tối thiểu 6 tháng kể từ ngày sản xuất.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 19/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu19/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/01/1985
Ngày hiệu lực28/01/1985
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 19/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 19/QĐ-UB 5 bản Quy định tạm thời chất lượng 5 sản phẩm cao su


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 19/QĐ-UB 5 bản Quy định tạm thời chất lượng 5 sản phẩm cao su
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu19/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Văn Triết
                Ngày ban hành28/01/1985
                Ngày hiệu lực28/01/1985
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Quyết định 19/QĐ-UB 5 bản Quy định tạm thời chất lượng 5 sản phẩm cao su

                          Lịch sử hiệu lực Quyết định 19/QĐ-UB 5 bản Quy định tạm thời chất lượng 5 sản phẩm cao su