Quyết định 1940/QĐ-BTC

Quyết định 1940/QĐ-BTC năm 2015 về Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức và các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính

Quyết định 1940/QĐ-BTC quản lý tính hao mòn tài sản cố định cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập 2015 đã được thay thế bởi Quyết định 2330/QĐ-BTC 2018 thời gian sử dụng tỷ lệ hao mòn tài sản cố định Bộ Tài chính và được áp dụng kể từ ngày 12/12/2018.

Nội dung toàn văn Quyết định 1940/QĐ-BTC quản lý tính hao mòn tài sản cố định cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập 2015


BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1940/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn định mức, trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức và các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ Công văn số 4799/BTC-KHTC ngày 1/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 31/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước và những quy định tại các văn bản khác trái với quy định tại Quyết định này.

Các nội dung không hướng dẫn tại Quyết định này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, các dự án thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

QUY ĐỊNH

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1940/QĐ-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định được thực hiện trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức và các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính (sau đây gọi là các đơn vị thuộc Bộ Tài chính).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại Quy định này được áp dụng đối với tất cả các tài sản cố định hiện có thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, gồm:

1. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính;

2. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc các hệ thống Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

3. Các Dự án vay nợ, viện trợ và các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính và thuộc các đơn vị, hệ thống.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 3. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 162/2014/TT-BTC);

a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;

b) Có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.

2. Căn cứ quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định nêu trên, các đơn vị thuộc Bộ rà soát, xác định tài sản cố định thực hiện quản lý, theo dõi tại đơn vị; đối với những tài sản, trang thiết bị không đủ tiêu chuẩn loại bỏ ra khỏi danh mục là tài sản cố định thực hiện hạch toán kế toán chuyển sang theo dõi, quản lý và sử dụng công cụ, dụng cụ lâu bền theo quy định.

3. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình và tài sản cố định đặc thù trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư số 162/2014/TT-BTC.

Điều 4 Tài sản cố định đặc biệt

Tài sản cố định đặc biệt trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 162/2014/TT-BTC. Các đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc rà soát, lập danh mục và xây dựng giá quy ước đối với từng tài sản cố định đặc biệt thuộc phạm vi quản lý trình Bộ trưởng Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) đxem xét, ban hành làm căn cứ hạch toán kế toán, theo dõi, quản lý và sử dụng tại đơn vị.

Điều 5. Phân loại tài sản cố định

Việc phân loại tài sản cố định theo tính chất, đặc điểm tài sản, theo nguồn gốc hình thành tài sản trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 162/2014/TT-BTC.

Điều 6. Đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định

1. Đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 162/2014/TT-BTC.

2. Đối với tài sản cố định là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư số 162/2014/TT-BTC thì tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại, từng chủng loại tài sản và từng đợt trang bị (mua lẻ hay mua đồng bộ), yêu cầu, phương thức quản lý (theo dõi riêng lẻ từng bộ phận hoặc theo dõi là một hệ thống), các đơn vị thuộc Bộ Tài chính lựa chọn đối tượng để ghi sổ kế toán cho phù hợp với thực tế yêu cầu quản lý, đảm bảo mục đích sử dụng và xử lý được thuận lợi, hiệu quả, đúng chế độ trong cả quá trình sử dụng tài sản.

Điều 7. Xác định nguyên giá, thay đổi nguyên giá và quản lý tài sản cố định

1. Việc xác định nguyên giá tài sản cố định, thay đổi nguyên giá tài sản cố định và quản lý tài sản cố định trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện theo quy định tại các Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư số 162/2014/TT-BTC.

2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định hiện hành.

a) Việc xác định nguyên giá tài sản cố định thay đổi (tăng hoặc giảm) được căn cứ vào hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản: chứng từ, hóa đơn mua sắm, giá trị phê duyệt quyết toán làm tăng giá trị tài sản sau khi nâng cấp, cải tạo tài sản cố định hoặc giá trị tài sản giảm sau khi tháo dỡ một hoặc một số bộ phận tài sản...

b) Thủ trưởng các đơn vị quản lý, sử dụng tài sản quyết định nguyên giá tài sản cố định thay đổi; trường hợp cần thiết, Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng tài sản cố định quyết định thành lập Hội đồng xác định nguyên giá tài sản cố định thay đổi với thành phần:

- Lãnh đạo đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

- Đại diện các bộ phận tài chính - kế toán, quản trị và bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản làm thành viên;

- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần).

Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 8. Nguyên tắc, phương pháp tính hao mòn tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định

1. Nguyên tắc, phương pháp tính hao mòn tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 13 và Điều 14 Thông tư số 162/2014/TT-BTC.

Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán hoặc bất thường. Căn cứ số liệu kiểm kê tài sản cố định đến thời điểm 31/12 năm trước và các tài sản cố định có biến động tăng, giảm trong năm, đơn vị xác định số lượng, giá trị của tất cả tài sản cố định hiện có tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn làm căn cứ để tính hao mòn tài sản cố định trong năm theo quy định.

2. Đối với tài sản cố định có sự biến động tăng hoặc giảm trong năm, quy định về tính hao mòn và hạch toán kế toán như sau:

a) Toàn bộ các tài sản cố định tăng trong năm (do mua sắm, nhận bàn giao, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng...) đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đều phải tính và hạch toán hao mòn tài sản cố định theo chế độ quy định;

b) Không tính và hạch toán hao mòn tài sản cố định đối với tài sản cố định giảm trong năm (do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán...) và các tài sản cố định không phải tính hao mòn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 162/2014/TT-BTC;

c) Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo chủ trương của Nhà nước thì việc tính và hạch toán hao mòn tài sản cố định được tính tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Tài sản cố định được sử dụng toàn bộ thời gian hoặc vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị, vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, các đơn vị phải lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao tài sản và số hao mòn tài sản trong năm theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm để theo dõi, quản lý.

Điều 9. Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định đặc thù

1. Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định đặc thù của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định của Thông tư s162/2014/TT-BTC và các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, cụ thể:

a) Phụ lục số 01: Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn các loại tài sản cố định hữu hình;

b) Phụ lục số 02: Quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định vô hình;

c) Phụ lục số 03: Quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định đặc thù.

2. Đối với tài sản cố định là xe ô tô, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng xe ô tô là 10 năm để phù hợp với tình hình thực tế xe ô tô hoạt động trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản đánh giá thực trạng, rà soát nhu cầu báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổng hợp gửi về Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính (quản lý nhà nước) xem xét, thống nhất làm căn cứ triển khai thực hiện.

3. Trường hợp phát sinh tài sản cố định mới, trong Thông tư số 162/2014/TT-BTC và Quyết định này chưa quy định cụ thể về thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định, thì đơn vị có tài sản căn cứ tính chất, đặc điểm của tài sản đối chiếu với phân loại tài sản theo danh mục tại các Phụ lục kèm theo để xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản làm căn cứ hạch toán và theo dõi quản lý, sử dụng tại đơn vị hoặc đề xuất, tổng hợp gửi Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

4. Thời gian sử dụng, tỷ lệ tính hao mòn và giá trị hao mòn tài sản cố định đối với tài sản cố định đang được theo dõi trên sổ kế toán tính đến thời điểm 31/12/2014 tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện như sau:

a) Không thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản cố định (nguyên giá, giá trị còn lại, hao mòn tài sản cố định);

b) Việc tính hao mòn tài sản cố định năm 2014, các đơn vị áp dụng thời gian sử dụng, tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định đến thời điểm 31/12/2014 theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; Công văn số 4799/BTC-KHTC ngày 01/4/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

c) Việc tính hao mòn tài sản cố định từ năm 2015 trở đi, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính căn cứ nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến hết năm 2014 thực hiện tính hao mòn theo tỷ lệ hao mòn quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

(Một số ví dụ minh họa về tính hao mòn tài sản cố định kèm theo Quyết định này)

5. Bộ Tài chính thực hiện việc chỉnh sửa một số nội dung liên quan đến danh mục nhóm tài sản, tlệ hao mòn, cách tính hao mòn tài sản trong Chương trình phần mềm quản lý tài sản nội ngành và thông báo, hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ Tài chính cập nhật và triển khai thực hiện.

Chương III

TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của Cục Kế hoạch - Tài chính

1. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính triển khai thực hiện Quyết định này.

2. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

3. Tổng hp, đề xuất báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh, bsung quy định về quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính theo quy định.

Điều 11. Trách nhiệm của Cục Tin học và Thống kê Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị liên quan điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi danh mục nhóm tài sản, tỷ lệ hao mòn, cách tính hao mòn trong Chương trình phần mềm quản lý tài sản nội ngành đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư số 162/2014/TT-BTC quy định tại Quyết định này và thông báo, hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ Tài chính cập nhật và triển khai thực hiện.

2. Hỗ trợ, phối hợp kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trên Chương trình phần mềm quản lý tài sản nội ngành trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính

Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài chính triển khai thực hiện quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC và các quy định tại Quyết định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính (Cục Kế hoạch - Tài chính) để nghiên cứu, hướng dẫn và sửa đổi, bổ sung cho phù hp./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định s1940/QĐ-BTC ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Danh mục các nhóm tài sản

Thi gian sử dụng

(năm)

Tỷ lệ hao mòn

(% năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

 

 

 

 

Loi 1

Nhà

 

 

1

Bit th

80

1,25

2

Nhà cp I

80

1,25

3

Nhà cấp II (bao gm cả kho công nghệ cao của các đơn vị thuộc Tng cục Dự trữ Nhà nước)

50

2

4

Nhà cấp III (bao gồm cả kho khung sắt của các đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước)

25

4

5

Nhà cấp IV (bao gồm cả kho cuốn của các đơn vị thuộc Tng cục Dự trữ Nhà nước)

15

6,67

 

 

 

 

Loi 2

Vt kiến trúc

 

 

1

Kho chứa, bể chứa, téc chứa, đường nội bộ, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi ththao, sân vận động, bể bơi, trường bắn

20

5

2

Kè, đập, đê, cng, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu

20

5

3

Giếng khoan, giếng đào, tường rào

10

10

4

Các vật kiến trúc khác

10

10

 

 

 

 

Loại 3

Phương tiện vận tải

 

 

1

Phương tiện vận tải đường bộ

 

 

1.1

Ô

 

 

a

Xe ô tô phục vụ chức danh

 

 

 

- Xe 4 đến 5 ch

15

6,67

 

- Xe 6 đến 8 ch

15

6,67

b

Xe phục vụ chung

 

 

 

- Xe 4 đến 5 ch

15

6,67

 

- Xe 6 đến 8 ch

15

6,67

 

- Xe 9 đến 12 ch

15

6,67

 

- Xe 13 đến 16 ch

15

6,67

c

Xe ô tô chuyên dùng

 

 

 

- Xe chở tin, biên lai, n chỉ có giá trị như tin

15

6,67

 

- Xe trang bị phòng thí nghiệm

15

6,67

 

- Xe chng buôn lậu

15

6,67

 

- Xe tải, xe bán tải các loại

15

6,67

 

- Xe ca trên 16 chỗ ngồi các loại

15

6,67

 

- Xe đưa đón giáo viên, sinh viên, học sinh

15

6,67

 

- Xe chở chó nghiệp vụ

15

6,67

 

- Xe chuyên dùng khác

15

6,67

1.2

Xe mô tô, xe gn máy

10

10

1.3

Phương tiện vận tải đường bộ khác

10

10

2

Phương tiện vận tải đường st

10

10

3

Phương tiện vận tải đường thủy

 

 

 

- Tàu tun tra, cứu hộ, cứu nạn

10

10

 

- Ca nô, xung máy các loại

10

10

 

- Ghe, thuyn các loại

10

10

 

- Phương tiện vận tải đường thủy khác

10

10

4

Phương tiện vận tải đường không

10

10

5

Phương tiện vận tải khác

10

10

 

 

 

 

Loại 4

Máy móc, thiết bị văn phòng

 

 

1

Máy vi tính đbàn (trọn bộ)

5

20

2

Máy vi tính xách tay

5

20

3

Máy chủ (trọn bộ)

5

20

4

Màn hình máy tính (tách rời); CPU (tách rời)

5

20

5

Máy in các loại

5

20

6

Máy chiếu các loại

5

20

7

Máy Fax

5

20

8

Máy hủy tài liệu

5

20

9

Thiết b lc nước các loại

5

20

10

Máy hút ẩm, hút bụi các loại

5

20

11

Ti vi, đầu Video, đầu VCD, đầu DVD, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác

5

20

12

Máy ghi âm

5

20

13

Máy ảnh

5

20

14

Thiết bị âm thanh các loại

5

20

15

Tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động

5

20

16

Thiết bị thông tin liên lạc khác

5

20

17

Tủ lnh, máy làm mát

5

20

18

Máy giặt

5

20

19

Máy photocopy

8

12,5

20

Máy điều hòa không khí các loại

8

12,5

21

Máy bơm nước

8

12,5

22

Két st các loi

8

12,5

23

Bàn, ghế ngồi làm việc (kể cả bộ bàn ghế)

8

12,5

24

Ca bin làm việc

8

12,5

25

Bộ bàn ghế tiếp khách

8

12,5

26

Bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học

8

12,5

27

Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật

8

12,5

28

Thiết bị mạng, truyn thông: Hub, Switch, Router, IGX, Modem, Multiport card, thiết bị đầu cuối và thiết bị mạng, truyền thông khác.

5

20

29

Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu

 

 

 

- Màn hình hin thị điện tử và máy vi tính điều khiển; bảng hiển thị điện tvà máy vi tính điều khiển; hệ thống xếp hàng tự động; kiot điện tử

5

20

 

- cứng ngoài; thư viện quang từ

5

20

 

Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu

 

 

30

- Thiết bị tin học: San; tủ Rack; Ram Flash (Router); Router Modoller; Switch Modoller; Smart Cell Battery; Máy quét tài liệu, máy quét ảnh; thiết bị lưu điện (UPS); máy (thiết bị) sửa chữa thiết bị tin học và thiết bị tin học khác

5

20

31

Thiết bị điện văn phòng các loại

5

20

32

Các loại thiết bị văn phòng khác

8

12,5

 

 

 

 

Loi 5

Thiết bị truyn dn

 

 

1

Phương tiện truyn dn khí đt

5

20

2

Phương tiện truyền dn thông tin

5

20

3

Phương tiện truyn dn điện

5

20

4

Phương tiện truyn dn nước

5

20

5

Phương tiện truyn dn các loại khác

5

20

 

 

 

 

Loi 6

Máy móc, thiết bị động lực

 

 

1

Máy phát điện các loại

8

12,5

2

Máy phát động lực các loại

8

12,5

3

Máy bơm các loại cht khí, cht lỏng,...

8

12,5

4

Máy móc, thiết bị động lực khác

8

12,5

 

 

 

 

Loại 7

Máy móc, thiết bị chuyên dùng

 

 

1

Máy công cụ

10

10

2

Máy móc thiết bị xây dựng

8

12,5

3

Thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy: hệ thống, thiết bị báo cháy; thiết bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy...

8

12,5

4

Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa cht

10

10

5

Máy móc, thiết bị dùng trong ngành in, xut bản

10

10

6

Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế

8

12,5

7

Máy móc, thiết bị vin thông, truyn hình (máy định vị vệ tinh, ra đa các loại; máy, thiết bị định vị hàng hóa các loại; máy, thiết bị định vị cầm tay các loại; hệ thống chỉ huy giám sát cơ động không dây và máy móc, thiết bị viễn thông, truyền hình khác

8

12,5

8

Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác:

 

 

8.1

Máy móc, thiết bị kim hóa các loại: thiết bị kiểm hóa hàng ri; thiết bị kiểm hóa phương tiện đường bộ, đường không, đường thủy;...

10

10

8.2

Máy móc, thiết bị kim tra, phát hiện: hàng cấm; kim loại; hóa chất; điện và điện tử; chất hữu cơ; giấy và xenlulo; vải; cht lỏng (xăng dầu, rượu,...); chất khí; chất gây nghiện; chất phóng xạ; chất nổ; đá quý; văn hóa phẩm; gậy dò kim loại các loại; máy móc, thiết bị kiểm tra, phát hiện khác các loại

10

10

8.3

Máy móc, thiết bị phục vụ nhiệm vụ hoạt động trên biển, đảo, sông nước: Bộ đồ bảo hộ khám tàu biển; bộ đèn pha di động, đèn soi cầm tay chuyên dụng chịu nước;...

10

10

8.4

Hệ thng cân, cân điện tử cđịnh, di động các loi

10

10

8.5

ng nhòm các loại

10

10

8.6

Vũ khí, công cụ hỗ trợ (trừ chó nghiệp vụ)

10

10

8.7

Các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng khác

10

10

 

 

 

 

Loại 8

Thiết bị đo lường, thí nghiệm

 

 

1

Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học: thiết bị, dụng cụ xác định khối lượng, diện tích; các loại thiết bị đo độ nén, độ ép, độ dày, độ xoắn; thiết bị đo chiều dài các loại; thiết bị đo tỷ trọng, lưu lượng chất lỏng; thiết bị đo điểm nhỏ giọt; thiết bị đo độ nhẵn; thiết bị đo độ dày, độ dày lớp bề mặt; thiết bị đo độ thấu khí; thiết bị đo độ hút nước; thiết bị đo độ uốn; thiết bị đo áp suất các loại; máy hút chân không; bơm chân không và các thiết bị đo lường, thử nghiệm khác

10

10

2

Thiết bị quang học và quang ph: máy quang phổ các loại; máy sắc khí các loại; máy khối phcác loại; máy cộng hưởng từ các loại; khúc xạ kế; kính hiển vi các loại (trừ kính hiển vi điện tử) và các loại thiết bị quang học và quang phổ khác

10

10

3

Thiết bị điện và điện tử: lò nung các loại; tủ sy các loại; máy xay mẫu các loại; kính hiển vi điện tử; các loại cân điện tử trong phòng thí nghiệm; liều kế cá nhân điện tcác loại và các loại thiết bị điện và điện tử thí nghiệm khác

8

12,5

4

Thiết bị đo và phân tích lý, hóa: máy đo điểm chảy; thiết bị đo độ trắng (sáng); thiết bị đo độ bền các loại (bục, xé rách,...); máy phân tích nhiệt các loại; các loại máy phân tích các chất; máy phân tích nguyên tố; máy xác định hàm lượng nguyên tố và các loại thiết bị đo và phân tích lý, hóa khác

10

10

5

Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ: máy phát hiện và cảnh báo phóng xạ các loại; máy đo dò phóng xạ các loại; thiết bị nhận dạng phóng xạ các loại; cổng soi chiếu phát hiện phóng xạ (trọn bộ tích hợp hoặc riêng lẻ) các loại; liều kế phóng xạ; thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ khác

10

10

6

Thiết bị chuyên ngành đặc biệt

8

12,5

7

Thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

10

10

 

 

 

 

Loại 9

Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm

 

 

1

Chó nghiệp vụ

8

12,5

2

Các loi súc vt

8

12,5

3

Cây lâu năm, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm

25

4

4

Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh, vườn cây cảnh

8

12,5

 

 

 

 

Loi 10

Tài sản cđịnh hữu hình khác

8

12,5

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

QUY ĐỊNH
THỜI HẠN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định s1940/QĐ-BTC ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Danh mục

Thời gian sử dụng

(năm)

Tỷ lệ hao mòn

(% năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

Loi 1

Quyn tác giả

 

 

1

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học

25

4

2

Chương trình máy tính

5

20

3

Sưu tập dữ liệu

25

4

4

Quyền tác giả khác

25

4

 

 

 

 

Loi 2

Quyn sở hữu công nghiệp

 

 

1

Bằng phát minh, sáng chế

25

4

2

Bản quyn phn mm máy tính

25

4

 

 

 

 

Loi 3

Quyền đối với giống cây trồng

 

 

 

 

 

 

Loi 4

Phần mềm tin học

 

 

1

Phần mềm hệ thống

 

 

1.1

Hệ điều hành: Hệ điều hành máy chủ; hệ điều hành máy trạm/máy tính cá nhân để bàn; hệ điều hành dùng cho thiết bị di động cầm tay; hệ điều hành dùng cho thiết bị số khác

5

20

1.2

Phần mềm mạng: phần mềm quản trị mạng; phần mềm an ninh, mã hóa trên mạng; phần mềm máy chủ dịch vụ; phần mềm trung gian; phần mềm mạng khác

5

20

1.3

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu: phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu máy chủ; phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu máy khách

5

20

1.4

Phần mềm nhúng

5

20

1.5

Phần mềm hệ thống khác

5

20

2

Phần mềm ứng dụng

 

 

2.1

Phần mềm ứng dụng cơ bản: phần mềm xử lý văn bản; phần mềm bảng tính; phần mềm ứng dụng đồ họa; phần mềm trình diễn; phần mềm tra cứu, tìm kiếm, từ điển; phần mềm ứng dụng cơ bản khác

5

20

2.2

Phần mềm ứng dụng đa ngành: phần mềm cng thông tin điện tử; phần mềm kế toán; phần mềm quản trị dự án; phần mềm quản lý nhân sự, nhân công; phần mềm quản lý tài sản, kho; phần mềm quản trị, xử lý thông tin cho website; phần mềm ứng dụng đa ngành khác

5

20

2.3

Phần mềm ứng dụng chuyên ngành

 

 

a

Phần mềm ứng dụng dịch vụ công trực tuyến; phần mềm một cửa điện t; phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc;...

5

20

b

Phần mềm dạy học; phần mềm quản lý đào tạo; phần mềm quản lý nghiệp vụ trường học;...

5

20

c

Phần mềm quản lý tài chính;...

5

20

d

Phần mềm hỗ trợ thiết kế công trình xây dựng; phần mềm quản lý quy hoạch; phần mềm quản lý thi công xây dựng;...

5

20

đ

Phần mềm hội nghị, truyền hình trực tuyến; phần mềm xử lý ảnh;...

5

20

e

Phần mềm ứng dụng chuyên ngành khác

5

20

3

Phần mềm công cụ

 

 

3.1

Phần mềm ngôn ngữ lập trình

5

20

3.2

Phần mềm công cụ kiểm thử phần mềm

5

20

3.3

Phần mềm công cụ chương trình biên tập

5

20

3.4

Phần mềm công cụ hỗ trợ chương trình phát trin phần mềm

5

20

3.5

Phần mềm công cụ khác

5

20

4

Phần mềm tin ích

 

 

4.1

Phần mềm quản trị, quản trị từ xa

5

20

4.2

Phần mềm sao lưu, phục hồi dữ liệu

5

20

4.3

Phần mềm nhận dạng, xử lý dữ liệu số

5

20

4.4

Phần mềm an toàn thông tin, bảo mật

5

20

4.5

Phần mềm dit vius

4

25

4.6

Phần mềm tin ích khác

5

20

5

Phân mm khác

5

20

 

 

 

 

Loi 5

Tài sản cố định vô hình khác

5

20

 

 

 

 

Ghi chú: Danh mục Phần mềm tin học (Loại 4) nêu trên căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/4/2013 của Bộ Thông tin và truyền thông ban hành danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử.

 

PHỤ LỤC SỐ 03

QUY ĐỊNH
THỜI HẠN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ
(Ban hành kèm theo Quyết định s1940/QĐ-BTC ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Danh mục các nhóm tài sản

Thi gian sử dụng

(năm)

Tỷ lệ hao mòn

(% năm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

 

 

 

 

I

Tài sản cố định đặc thù Hệ thống Thuế

 

 

 

1

Máy soi hóa đơn, máy soi mã vạch 2 chiu

8

12,5

mục 32 Loại 4 Phụ lục số 01

2

Máy báo động chng trộm bảo vệ kho n chỉ, lưu trữ

8

12,5

-nt-

 

 

 

 

 

II

Tài sản c đnh đc thù Hthống Kho bạc Nhà nước

 

 

 

1

Máy đếm tiền, đèn soi tiền

8

12,5

mục 32 Loại 4 Phụ lục số 01

2

Két sắt các loại (đựng tiền, vàng, bạc, chìa khóa kho)

8

12,5

mục 22 Loại 4 Phụ lục số 01

3

Tủ st, tủ lưới, giá st (đựng tin, vật quý, ấn chỉ đặc biệt trong kho)

8

12,5

mục 32 Loại 4 Phụ lục số 01

4

Máy đóng bó tin

8

12,5

-nt-

5

Xe đy tin

8

12,5

-nt-

6

Máy hút ẩm kho tiền

5

20

mục 10 Loại 4 Phụ lục số 01

7

Hệ thống báo động tự động phòng, chống đột nhập kho tiền

8

12,5

mục 32 Loại 4 Phụ lục số 01

8

Hệ thng báo cháy và chữa cháy tự động kho tiền

8

12,5

mục 3 Loại 7 Phụ lục số 01

9

Hệ thống nâng, xếp hàng cố định và di động (vàng bạc, kim khí quý, đá quý, tài sản quc gia quý hiếm); vật dụng bảo quản hàng đặc biệt

10

10

mục 8 Loại 7 Phụ lục số 01

10

Hệ thống camera giám sát

10

10

-nt-

11

Hệ thống bàn quy khu giao dịch, thanh toán (bàn quầy giao dịch và bàn, ghế khách chờ khu giao dịch)

8

12,5

mục 32 Loại 4 Phụ lục số 01

12

Thiết bị phục vụ khác hàng:

 

 

mục 29 Loại 4 Phụ lục số 01

 

- Màn hiển thị điện tử và máy vi tính điều khiển

5

20

mục 29 Loại 4 Phụ lục số 01

 

- Bảng hiển thị điện tử và máy vi tính điều khiển

5

20

-nt-

 

- Hệ thống xếp hàng tự động

5

20

-nt-

 

- Kiot đin tử

5

20

-nt-

 

 

 

 

 

III

Tài sản cố đnh đc thù Hệ thống Hải quan

 

 

 

1

Hệ thống máy soi kim th(kiểm tra giám sát, phát hiện vật dụng theo người đối với khách xuất cảnh, nhập cảnh)

10

10

mục 8 Loại 7 Phụ lục số 01

2

Hệ thống máy soi hàng hóa, hành lý di động, cố định

10

10

-nt-

3

Hệ thống máy soi Container

10

10

-nt-

4

Máy soi hóa đơn; thiết bị đọc mã vạch hai chiều

8

12,5

mục 32 Loại 4 Phụ lục số 01

5

Hệ thống định vị giám sát trên không

8

12,5

mục 7 Loại 7 Ph lc số 01

6

Hệ thống camera nhận dạng shiệu Container

10

10

mục 8 Loại 7 Phụ lục số 01

7

Hệ thống cân điện tử từ 60 tn trở lên

10

10

-nt-

8

Máy phổ nhiễu xạ tia X

10

10

mục 2 Loại 8 Phụ lục số 01

9

Máy phhuỳnh quang tia X

10

10

-nt-

10

Phcộng hưởng từ hạt nhân

10

10

-nt-

11

Quang phổ Raman ghép nối hồng ngoại

10

10

-nt-

12

Tàu cao tốc

10

10

mục 3 Loại 3 Ph Ic số 01

13

Ca nô cao tc

10

10

-nt-

14

Vũ khí, công cụ hỗ trợ (Vũ khí quân dụng; áo giáp; mũ chng đập; súng bắn đạn hơi cay; súng bắn đạn cao su; súng pháo hiệu; pháo hiệu cầm tay; roi điện; bình xịt hơi cay; còng tay; chó nghiệp vụ)

10

10

mục 8 Loại 7 Phụ lục số 01

15

Chó nghiệp vụ

8

12,5

mục 1 Loại 9 Phụ lục số 01

 

 

 

 

 

IV

Tài sản cố định đặc thù Hệ thống Dự trữ Nhà nước

 

 

 

1

Thiết bị đo và phân tích lý, hóa: máy đo nhanh thủy phần; máy đo nồng độ khí CO2/N2/O2; máy (thiết bị) đo nồng độ PH3; máy đo áp suất cao; máy (thiết bị) cân, sấy, phân tích độ ẩm lương thực; cân phân tích các loại; máy chọn, phân loại hạt; máy kiểm tra độ kín đường hàn; máy đo độ trắng lương thực; máy phân tích chất lượng gạo;...

10

10

mục 4 Loại 8 Phụ lục số 01

2

Máy hút khí; máy hút m và làm mát khi hạt

5

20

mục 10 Loại 4 Phụ lục số 01

3

Thiết bị nâng hàng

10

10

mục 8 Loại 7 Phụ lục số 01

4

Máy nén khí; máy dò khí trong bảo quản

8

12,5

mục 4 Loại 6 Phụ lục số 01

5

Máy nạp ắc quy

5

20

mục 31 Loại 4 Phụ lục số 01

6

Băng tải di động các loại; máy vận chuyn hạt khí động

10

10

mục 8 Loại 7 Phụ lục số 01

7

Cân bàn điện tử các loại; cân kỹ thuật điện tử các loại

10

10

-nt-

8

Máy nghin mu bảo ôn; bộ máy xay sát

10

10

-nt-

9

Máy phun thuc trừ sâu có động cơ

10

10

-nt-

10

Máy dán màng; máy khâu bao thóc, gạo

10

10

-nt-

11

Tủ sấy

10

10

-nt-

12

Kính hiển vi điện tử

8

12,5

mục 3 Loại 8 Phụ lục số 01

13

Quạt cao áp ly tâm các loại, quạt công nghiệp các loại

8

12,5

mục 32 Loại 4 Phụ lục số 01

14

Máy (thiết bị) xác định tỷ lệ thu hồi gạo

10

10

mục 8 Loại 7 Phụ lục số 01

15

Palăng điện các loại

10

10

-nt-

16

Máy báo động chống trộm bảo vệ kho hàng dự trữ

8

12,5

mục 32 Loại 4 Phụ lục số 01

 

 

 

 

 

V

Tài sản cđịnh đặc thù Tạp chí Tài chính, Thi báo Tài chính Vit Nam

 

 

 

1

Máy vi tính chế bản chuyên dụng

5

20

mục 1 Loại 4 Phụ lục số 01

VI

Tài sản cđịnh đặc thù khác

10

10

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: 1. Cột (5) Phụ lục 3 nêu trên được sử dụng để đối chiếu với Phụ lục s01 kèm theo Quyết định này.

2. Danh mục tài sản cố định đặc thù của Hệ thống Thuế, Hệ thống Kho bạc Nhà nước, Hệ thống Dự trữ Nhà nước, Tạp chí Tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam căn cứ Quyết định số 826/QĐ-BTC ngày 03/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định danh mục tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc đặc thù của cơ quan, hệ thống thuộc Bộ Tài chính.

3. Danh mục tài sản cố định đặc thù Hệ thống Hải quan căn cứ Quyết định số 566/QĐ-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc đặc thù của Hệ thống Hải quan.

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1940/QĐ-BTC ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Ví d 1: Tài sản cố định A có nguyên giá 1.000.000.000 đồng, đưa vào sử dụng năm 2007. Theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định A có thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 10%/năm. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2014, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là 800.000.000 đồng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 02 năm và giá trị còn lại là 200.000.000 đồng.

Theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính, từ ngày 01/01/2015 trở đi, thời gian sử dụng của tài sản cđịnh A quy định là 15 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 6,67%/năm.

* Cách tính hao mòn hàng năm của tài sản cố định A từ năm 2015 trở đi như sau:

- Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định A: 1.000.000.000 đồng x 6,67% = 66.700.000 đồng.

- Tính đến ngày 31/12/2015, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 866.700.000 đồng (800.000.000 đồng + 66.700.000 đồng); giá trị còn lại của tài sản cố định A là: 133.300.000 đồng (1.000.000.000 đồng - 866.700.000 đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2016, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 933.400.000 đồng (866.700.000 đồng + 66.700.000 đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định A là: 66.600.000 đồng (1.000.000.000 đồng - 933.400.000 đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2017, số hao mòn còn được tính trong năm 2017 của tài sản cố định A là: 66.600.000 đồng (1.000.000.000 đồng - 933.400.000 đồng); số hao mòn lũy kế của tài sản cố định A là: 1.000.000.000 đồng (933.400.000 đồng + 66.600.000 đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định A là: 0 đồng (1.000.000.000 đồng - 1.000.000.000 đồng).

- Từ năm 2018 trở đi, tài sản cố định A không phải tính hao mòn.

Ví d 2: Tài sản cố định B có nguyên giá là: 100.000.000 đồng, đưa vào sử dụng năm 2010. Theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định B có thời gian sử dụng 08 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 12,5%/năm. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2014, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định B là 62.500.000 đồng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 03 năm, giá trị còn lại là 37.500.000 đồng.

Theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính, từ ngày 01/01/2015 trở đi, thời gian sử dụng của tài sản cố định B là 05 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 20%/năm.

* Cách tính hao mòn hàng năm của tài sản cố định B từ năm 2015 trở đi như sau:

- Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định B: 100.000.000d x 20% = 20.000.000 đồng.

- Tính đến ngày 31/12/2015, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định B là: 82.500.000 đồng (62.500.000 đồng + 20.000.000 đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định B là: 17.500.000 đồng (100.000.000 đồng - 82.500.000 đồng)

- Tính đến ngày 31/12/2016, số hao mòn còn được tính trong năm 2016 của tài sản cố định B là: 17.500.000 đồng (100.000.000 đồng - 82.500.000 đồng); số hao mòn lũy kế của tài sản cố định B là: 100.000.000 đồng (82.500.000 đồng + 17.500.000 đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định B là: 0 đồng (100.000.000 đồng - 100.000.000 đồng).

- Từ năm 2017 trở đi, tài sản cố định B không phải tính hao mòn.

Ví d 3: Tài sản cố định C có nguyên giá 1.000.000.000 đồng, đưa vào sử dụng năm 2007. Theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản cố định C có thời gian sử dụng 10 năm, tỷ lệ hao mòn 10%/năm. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2014, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định C là 800.000.000 đồng, thời gian sử dụng còn lại của tài sản là 02 năm, giá trị còn lại là 200.000.000 đồng.

Trong năm 2015, đơn vị thực hiện nâng cấp tài sản làm tăng nguyên giá tài sản cố định C thêm 100.000.000 đng (thực hiện theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt).

Theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính, từ ngày 01/01/2015 trở đi, thời gian sử dụng của tài sản cố định C là 15 năm, tỷ lệ tính hao mòn là 6,67%/năm.

* Cách tính hao mòn hàng năm của tài sản cố định C từ năm 2015 trở đi như sau:

- Nguyên giá tài sản cố định C sau khi nâng cấp là: 1.000.000.000 đồng + 100.000.000 đng = 1.100.000.000 đồng

- Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định C là: 1.100.000.000đ x 6,67% = 73.370.000 đồng.

- Tính đến ngày 31/12/2015, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định C là: 873.370.000 đồng (800.000.000 đồng + 73.370.000 đồng), giá trị còn lại là: 226.630.000 đồng (1.100.000.000 đồng - 873.370.000 đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2016, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định C là: 946.740.000 đồng (873.370.000 đồng + 73.370.000 đồng), giá trị còn lại là: 153.260.000 đồng (1.100.000.000 đồng - 946.740.000 đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2017, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định C là: 1.020.110.000 đồng (946.740.000 đồng + 73.370.000 đồng), giá trị còn lại là: 79.890.000 đồng (1.100.000.000 đồng - 1.020.110.000 đồng)

- Tính đến ngày 31/12/2018, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định C là: 1.093.480.000 đồng (1.020.110.000 đồng + 73.370.000 đồng), giá trị còn lại là: 6.520.000 đồng (1.100.000.000 đồng - 1.093.480.000 đồng).

- Tính đến ngày 31/12/2019, số hao mòn còn được tính trong năm 2019 của tài sản cố định C là: 6.520.000 đồng (1.100.000.000 đồng - 1.093.480.000 đồng), số hao mòn lũy kế của tài sản cố định C là: 1.100.000.000 đồng (1.093.480.000 đồng + 6.520.000 đồng), giá trị còn lại của tài sản cố định C là: 0 đồng.

- Từ năm 2020 trở đi, tài sản cố định C không phải tính hao mòn./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1940/QĐ-BTC

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1940/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/09/2015
Ngày hiệu lực24/09/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/12/2018
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1940/QĐ-BTC

Lược đồ Quyết định 1940/QĐ-BTC quản lý tính hao mòn tài sản cố định cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 1940/QĐ-BTC quản lý tính hao mòn tài sản cố định cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập 2015
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu1940/QĐ-BTC
              Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
              Người kýTrần Xuân Hà
              Ngày ban hành24/09/2015
              Ngày hiệu lực24/09/2015
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcTài chính nhà nước
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/12/2018
              Cập nhật6 năm trước

              Văn bản gốc Quyết định 1940/QĐ-BTC quản lý tính hao mòn tài sản cố định cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập 2015

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 1940/QĐ-BTC quản lý tính hao mòn tài sản cố định cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập 2015