Quyết định 209/QĐ-UB

Quyết định 209/QĐ-UB năm 1992 về việc tổ chức và hoạt động của lực lượng Thanh tra giao thông công chánh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Quyết định 209/QĐ-UB tổ chức hoạt động lực lượng Thanh tra giao thông công chánh đã được thay thế bởi Quyết định số 5987/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực lĩnh vực nội chính do UBND thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 11/11/1998.

Nội dung toàn văn Quyết định 209/QĐ-UB tổ chức hoạt động lực lượng Thanh tra giao thông công chánh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

Số: 209/QĐ-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 01 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG THANH TRA GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989 ;
Căn cứ nghị định số 141/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực an ninh trật tự ;
Căn cứ quyết định số 2079/PC ngày 13/11/1990 của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện về việc cho phép các Sở Giao thông công chánh thành lập lực lượng thanh tra giao thông công chánh ;
Tiếp theo quyết định số 09/QĐ-UB ngày 9/01/1991 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Sở Giao thông công chánh và để tăng cường chức năng quản lý Nhà nước ngành Giao thông công chánh, bảo vệ an toàn các công trình giao thông và đô thị, giữ gìn vệ sinh thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông công chánh và Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền thành phố.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng thanh tra giao thông công chánh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Trưởng Thanh tra giao thông công chánh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trang Văn Quý

 

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG THANH TRA GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH
(Ban hành kèm theo quyết định số 208/QĐ-UB ngày 31/01/1992 của UBND thành phố).

Chương I.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Điều 1. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh được thành lập theo quyết định số 09/QĐ-UB ngày 9/01/1991 của UBND thành phố Hồ Chí Minh và quyết định số 2079/PC ngày 13/11/1990 của Bộ Giao thông vận tải - Bưu điện, là đơn vị đặc trách thực hiện công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chánh nhằm bảo vệ các công trình giao thông, công trình đô thị, đảm bảo an toàn và trật tự vận tải, giữ gìn mỹ quan vệ sinh đường phố theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân thành phố.

Lực lượng thanh tra giao thông công chánh có tư cách pháp nhân, có con dấu để thừa hành nhiệm vụ trong hệ thống tổ chức quản lý của Sở Giao thông công chánh. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh tiến hành thủ tục và biện pháp phạt theo đúng nghị định 141/HĐBT ngày 25/4/1991 và được trích một phần tiền xử phạt để khen thưởng và làm kinh phí hoạt động theo quy định của Nhà nước.

Điều 2. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh có nhiệm vụ :

1/ Phối hợp với các ngành và các cấp có liên quan, tổ chức tuyên truyền hướng dẫn các cơ quan đơn vị và nhân dân chấp hành tốt luật lệ và bảo vệ công trình giao thông, công trình đô thị, trật tự an toàn vận tải và giữ gìn mỹ quan vệ sinh đường phố do Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

2/ Thanh tra, kiểm tra, xử phạt theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chánh ngày 30/11/1989 của Hội đồng Nhà nước, nghị định số 141/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và quy định của UBND thành phố về xử phạt vi phạm hành chánh đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có hành vi làm hư hại các công trình giao thông công chánh và vi phạm các quy định về trật tự vận tải nhằm mục đích :

a) Bảo vệ các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như cầu đường, hệ thống thoát nước, chiếu sáng công cộng, hè đường, cây xanh; hành lang bảo vệ đường bộ và đường sông như luồng lạch, kè bờ sông, bến tàu xe, phao tiêu, biển báo.

b) Duy trì trật tự vận tải hàng hóa và hành khách thuộc đường bộ, đường sông trên địa bàn thành phố.

c) Ngăn ngừa tình trạng đổ rác, đổ xà bần phế thải, trên 20 tuyến đường chính của thành phố và các khu vực phụ cận có liên quan khác.

3/ Trong khi thi hành nhiệm vụ ở hiện trường, nếu phát hiện các công trình giao thông và các công trình đô thị bị hư hỏng, hoặc những vị trí thiếu an toàn gây ách tắc, kém mỹ quan vệ sinh đường phố, phải kịp thời báo cáo và kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.

Chương II.

TỔ CHỨC, TRANG PHỤC

Điều 3. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh có biên chế phù hợp theo yêu cầu công việc và do 1 Trưởng thanh tra và 1 đến 2 Phó thanh tra giúp việc.

Cán bộ, thanh tra viên phải có tư cách, phẩm chất, đạo đức tốt, am hiểu luật lệ của Nhà nước và các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 4. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh làm việc theo chế độ thủ trưởng.

Trưởng thanh tra chịu trách nhiệm cao nhất trước cấp trên về toàn bộ công tác của đơn vị.

Phó thanh tra liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và chịu trách nhiệm trước trưởng thanh tra về những mặt công tác được Trưởng thanh tra phân công.

Thanh tra viên phục tùng sự phân công của Trưởng thanh tra đối với từng công tác cụ thể.

Điều 5. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh được trang bị đồng phục và phù hiệu do Bộ Giao thông vận tải - Bưu điện quy định thống nhất trong ngành.

1- Mũ kê pi : Đỉnh mũ màu xanh có viền nẹp vàng, tai mũ màu xanh da trời, giữa đỉnh mũ và tai mũ có nẹp màu xanh tím, lưỡi trai và quai màu đen, giữa tai mũ và lưỡi trai (phía trước) có nẹp vàng (sợi kim tuyến vàng cuốn thừng).

2- Quần áo : Vải sợi tổng hợp màu ghi.

- Áo bludông cộc tay có hai túi nổi ở ngực, 2 cầu vai và viền nẹp màu xanh tím ở gần mép vòng hai tay áo.

- Quần túi chéo có viền 1 nẹp xanh tím dọc hai bên sóng quần.

3- Cra vát màu xanh da trời.

4- Giầy da màu đen.

5- Dây lưng.

6- Phù hiệu :

- Đeo ngực bằng biển giấy ép nhựa trắng (kích thước 35mm x 75mm). Phần trên là các chữ THANH TRA GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH màu đỏ trên nền trắng. Phía dưới, nửa bên trái là tên và số hiệu của cán bộ đeo biển, chữ và số màu vàng trên nền đỏ, gồm 4 số, số hàng trăm là Tổ hoặc Đội số hàng chục hoặc hàng đơn vị là số biển của người đeo phù hiệu ; nửa bên phải là ảnh màu của người đeo phù hiệu.

- Đeo ở ve áo là phù hiệu của ngành thu nhỏ trên nền da xanh tím than (hình chữ nhật lệch).

- Đeo ở mũ kê phi là phù hiệu ngành.

Chương III.

HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

Điều 6. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, lực lượng kiểm soát quân sự, các đơn vị ngành giao thông công chánh, trong việc kiểm tra xử phạt theo chuyên ngành. Khi đi làm nhiệm vụ phải mặc đồng phục có đầy đủ phù hiệu, có giấy ủy nhiệm của Sở Giao thông công chánh.

Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các lực lượng tham gia hoạt động phối hợp :

1- Thanh tra giao thông công chánh giữ vai trò chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện kiểm tra và xử phạt theo quy định này.

2- Ủy ban nhân dân quận huyện có trách nhiệm tổ chức phối hợp, kiểm tra xử phạt những hành vi làm trái quy định về quản lý chuyên ngành giao thông công chánh theo sự phân cấp của thành phố.

3- Cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, lực lượng kiểm soát quân sự, công an phường, xã, thị trấn, có trách nhiệm kịp thời hỗ trợ lực lượng thanh tra giao thông công chánh thi hành công tác cưỡng chế, giải tỏa.

4- Các đơn vị ngành giao thông công chánh (thành phố và quận huyện) có trách nhiệm hỗ trợ phương tiện và nhân lực cho lực lượng thanh tra giao thông công chánh thực hiện công tác nói ở khoản 3 điều 7 này.

Chương IV.

THẨM QUYỀN KIỂM TRA, XỬ PHẠT SỬ DỤNG QUỸ TIỀN PHẠT

Điều 8. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh có thẩm quyền kiểm tra và ngăn ngừa các vi phạm hành chánh nói ở khoản 2 điều 2 của quy định này.

Điều 9. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh có thẩm quyền xử phạt theo những hình thức và biện pháp như sau :

1- Thanh tra viên khi làm nhiệm vụ theo ca 3 người được quyền :

- Cảnh cáo phạt tiền đến 100.000 đồng.

- Lập biên bản đình chỉ, buộc khôi phục nguyên trạng công trình đối với những vi phạm là hư hại công trình.

2- Trưởng và Phó Thanh tra được quyền :

- Cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 500.000 đồng.

- Lập biên bản (theo mẫu quy định) tạm giữ các giấy tờ và giấy phép hoặc dụng cụ hành nghề của tổ chức hoặc người vi phạm đến tối đa 3 ngày để báo cáo lên cấp trên giải quyết. Đối với phương tiện vận tải vi phạm, phải có sự phối hợp để cảnh sát giao thông lập biên bản thu giữ giấy tờ cần thiết và xử lý vi phạm theo quy định của Bộ Nội vụ.

3- Tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế với đơn vị cơ quan hoặc đại diện hợp pháp của người bị xử phạt mà đương sự không tự nguyện thi hành.

- Cung cấp tài liệu của những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cho cảnh sát điều tra lập hồ sơ truy tố trước pháp luật.

Điều 10. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chánh bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, lập biên bản tạm giữ giấy tờ, hoặc cưỡng chế phải thực hiện đúng theo các điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 trong nghị định số 141/HĐBT ngày 24/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, các điều khoản của chương IV trong pháp lệnh, về xử phạt vi phạm hành chánh.

Điều 11. Lực lượng thanh tra giao thông công chánh được trích lại trong tổng số tiền phạt theo quy định tại điều 25 của nghị định số 141/HĐBT.

Sở Giao thông công chánh cùng với Sở Tài chánh giải quyết kinh phí hoạt động cho lực lượng thanh tra giao thông công chánh theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương V.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Mọi công dân có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạt hành chánh của lực lượng thanh tra giao thông công chánh, và các tố cáo các hành vi phạm quyền hoặc trái pháp luật của cán bộ, thanh tra viên.

Điều 13. Cán bộ thanh tra viên sai phạm trong thừa hành nhiệm vụ, tùy theo lỗi nặng nhẹ bị xử lý kỷ luật hành chánh hoặc truy tố trước pháp luật.

Điều 14. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành. Các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.-

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 209/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu209/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/01/1992
Ngày hiệu lực31/01/1992
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/11/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 209/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 209/QĐ-UB tổ chức hoạt động lực lượng Thanh tra giao thông công chánh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 209/QĐ-UB tổ chức hoạt động lực lượng Thanh tra giao thông công chánh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu209/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýTrang Văn Quý
                Ngày ban hành31/01/1992
                Ngày hiệu lực31/01/1992
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/11/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 209/QĐ-UB tổ chức hoạt động lực lượng Thanh tra giao thông công chánh

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 209/QĐ-UB tổ chức hoạt động lực lượng Thanh tra giao thông công chánh