Quyết định 2147/2007/QĐ-UBND

Quyết định 2147/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vận tải hành khách bằng ôtô trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành

Quyết định 2147/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý vận tải hành khách bằng ôtô đã được thay thế bởi Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ văn bản pháp luật Yên Bái và được áp dụng kể từ ngày 15/12/2011.

Nội dung toàn văn Quyết định 2147/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý vận tải hành khách bằng ôtô


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2147/2007/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 26 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC: BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;

Căn cứ Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô;

Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/03/2007 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ôtô;

Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định vận tải hành khách bằng taxi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 76/TTr-SGTVT ngày 23 tháng 7 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý vận tải hành khách bằng ôtô trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Lộc

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 2147/2007/QĐ-UBND ngày 26/11/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định về vận tải hành khách công cộng bằng ôtô theo tuyến cố định, hợp đồng, vận tải du lịch bằng ôtô và vận tải khách bằng taxi nhằm đảm bảo trật tự vận tải, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

Quy chế này áp dụng cho tất cả các phương tiện ôtô chở khách của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia kinh doanh trên các tuyến vận tải cố định gồm tuyến nội tỉnh Yên Bái, tuyến liên tỉnh Yên Bái đi các tỉnh và các tỉnh đến Yên Bái; vận tải hợp đồng, du lịch bằng ôtô và vận tải khách bằng taxi.

Điều 3. Những thuật ngữ dùng trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. Tuyến vận tải khách là tuyến được xác định để xe ôtô khách vận chuyển khách từ một bến xe thuộc địa danh này đến một bến xe thuộc địa danh khác.

2. Hành trình chạy xe là tuyến vận tải khách được xác định cụ thể, có quy định điểm đi, điểm đến và các điểm dừng, đỗ để xe ôtô vận tải khách thực hiện trong mỗi chuyến xe.

3. Lịch trình chạy xe của một chuyến xe vận chuyển khách là thời gian được xác định cho một hành trình chạy xe từ khi xuất phát đến khi kết thúc chuyến xe.

4. Biểu đồ chạy xe trên một tuyến vận tải khách là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe vận tải khách tham gia khai thác trên tuyến trong một thời gian nhất định.

5. Kinh doanh vận tải khách bằng ôtô là việc sử dụng ôtô khách để vận chuyển khách có thu tiền.

6. Doanh nghiệp vận tải là các đơn vị kinh doanh vận tải được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

7. Vận tải khách theo tuyến cố định là vận tải khách theo tuyến có bến đi, bến đến là bến xe khách và chạy theo hành trình, lịch trình quy định.

8. Vận tải khách theo hợp đồng là vận tải khách không theo tuyến cố định, được thực hiện theo hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người thuê vận tải và người vận tải.

9. Vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

10. Sổ nhật trình chạy xe là sổ cấp cho xe vận chuyển khách theo tuyến cố định để bến xe nơi đi, nơi đến xác nhận số lượng khách đi, đến bến và giờ xe ra vào bến của từng chuyến xe.

11. Phù hiệu xe là phù hiệu cấp cho xe kinh doanh vận chuyển khách theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, phù hiệu có mầu sắc, kích thước, thời hạn hiệu lực và được gắn lên kính xe theo quy định.

12. Vé xe khách là hoá đơn bán sản phẩm vận tải của Doanh nghiệp vận tải khách.

13. Ô tô taxi là loại xe ôtô có không quá 8 ghế (kể cả người lái xe).

14. Kinh doanh vận tải khách bằng taxi là kinh doanh vận tải khách bằng ôtô có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền.

15. Điểm đỗ xe taxi là nơi cơ quan có thẩm quyền quy định cho xe taxi được đỗ chờ đón khách hoặc đỗ trong thời gian ngừng vận hành.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Doanh nghiệp được kinh doanh vận tải gồm:

Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã có đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ và thỏa mãn Quy chế này được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách công cộng.

Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

1. Ban hành văn bản chấp thuận tuyến theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT đối với loại hình kinh doanh vận tải theo tuyến cố định;

2. Cấp phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo quy định tại Điều 15, Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT đối với loại hình vận tải khách theo hợp đồng;

3. Cấp phù hiệu “XE VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH” theo quy định tại Điều 17, Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT đối với loại hình vận tải khách du lịch;

4. Cấp phù hiệu “XE TAXI” theo quy định tại Điều 9, Điều 12 của Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT đối với loại hình vận tải khách bằng taxi.

Điều 5. Các Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô phải đảm bảo điều kiện chung theo quy định tại Điều 5 và điều kiện riêng theo quy định tại Điều 6, 8, 9, 10 Nghị định số 110/2006/NĐ-CP.

Điều 6. Thẩm định đăng ký, chấp thuận đăng ký tuyến cố định và cấp phù hiệu:

Các Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái, nếu đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước sẽ được Sở Giao thông vận tải ký văn bản chấp thuận và phê duyệt biểu đồ chạy xe trên các tuyến cố định; cấp phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”, phù hiệu “XE VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH”, phù hiệu “XE TAXI” theo đúng trình tự và thời gian quy định.

Điều 7. Nội quy khai thác tuyến:

1. Phương tiện chở khách phải có hợp đồng ra vào bến đón, trả khách với bến xe khách tại hai đầu bến nơi đi và nơi đến. Phải kinh doanh ổn định trên một tuyến nhất định, trong thời gian tối thiểu là 6 tháng. Những xe bỏ tuyến, chạy sai nốt, không vào bến đón trả khách theo quy định, không chấp hành các quy định của bến xe, chạy vòng vo, chạy rùa, đưa thêm xe vào chạy, tranh khách, bán khách, thu cước không đúng, ý thức, chất lượng phục vụ hành khách thiếu văn minh lịch sự; căn cứ báo cáo định kỳ của các bến xe và cơ quan thanh tra, kiểm tra, tuần tra kiểm soát sẽ bị Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái đình chỉ kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định.

2. Xe khách chạy trên các tuyến đường trong đô thị không được dùng còi hơi; không được bấm còi, rú ga trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 05 giờ; được dùng còi điện nhưng phải có âm lượng trong khoảng 100m nghe đồng giọng và âm lượng không lớn hơn 115 Đề xi ben.

3. Tốc độ tối đa của xe kinh doanh vận tải hành khách theo đúng quy định Pháp luật của Nhà nước và hệ thống báo hiệu trên đường bộ.

4. Tốc độ trung bình của xe khách chạy trên các tuyến đường trong đô thị thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, sau khi xuất bến bắt đầu hành trình xe phải đạt tốc độ tối thiểu không được nhỏ hơn 20 km/h, trừ trường hợp sự cố đường, ùn tắc giao thông .

Điều 8. Ký hợp đồng khai thác tuyến giữa Bến xe và Doanh nghiệp:

1. Trước khi ký hợp đồng với bến xe đơn vị kinh doanh phải được cơ quan quản lý tuyến Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái ra văn bản chấp thuận tuyến, chấp thuận bổ sung xe, thay xe và phê duyệt phân công số chuyến và giờ chạy xe trong biểu đồ chạy xe.

2. Hợp đồng thường niên được ký vào tháng 11 hàng năm, giá trị hợp đồng là 12 tháng. Căn cứ vào kết quả hội nghị hiệp thương và biểu đồ chạy xe đã được Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái phê duyệt.

3. Hợp đồng tăng chuyến: Khi nhu cầu hành khách trên tuyến tăng lên trong một thời gian nhất định như lễ, tết, kỳ tuyển sinh đại học hoặc do yêu cầu đặc biệt, cơ quan quản lý tuyến sẽ thay đổi biểu đồ chạy xe, chỉ định Doanh nghiệp tăng chuyến hoặc chấp thuận đăng ký của Doanh nghiệp bổ sung khai thác trên tuyến bằng văn bản chấp thuận trong thời gian đó.

Điều 9. Các đầu tuyến thuộc các địa danh tại các địa phương chưa có bến xe Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái uỷ quyền cho bến xe khách trên địa bàn huyện phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đầu tuyến đó thu lệ phí, đóng dấu sổ nhật trình theo quy định và báo cáo biểu đồ thực tế xe hoạt động tháng trước vào ngày 05 tháng sau.

Điều 10. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia khai thác vận tải hành khách bằng ôtô theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng ôtô nếu vi phạm những quy định tại Chương III, Chương IV của Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT sẽ bị thu hồi phù hiệu và đình chỉ hoạt động phương tiện.

Điều 11. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi phải chấp hành những quy định tại Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT và tổ chức đỗ xe chờ đón khách đúng những điểm đỗ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Nếu Doanh nghiệp vi phạm những quy định sẽ bị thu hồi phù hiệu và đình chỉ kinh doanh.

Điều 12. Cơ quan, đơn vị đăng kiểm xe cơ giới chỉ kiểm định cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, dán “tem kinh doanh” (tem xanh) cho xe khách tham gia kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch.

Xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách vi phạm bị đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải khách không được kiểm định cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan:

1. Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái căn cứ vào hoạt động kinh tế xã hội, nhu cầu lưu thông trên các vùng, địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức quản lý phân luồng tuyến cho các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách công cộng theo kế hoạch hàng năm. Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, trật tự vận tải, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

2. Lực lượng thanh tra Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, thường xuyên kiểm tra phát hiện, xử lý xe kinh doanh vận tải hành khách vi phạm.

3. Các bến xe, tăng cường công tác quản lý tại bến xe, có chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất, bảo đảm trật tự vận tải.

4. Cơ quan, đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tăng cường quản lý đối với xe kinh doanh vận tải hành khách, chấp hành việc xử lý đình chỉ lưu hành xe vi phạm./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2147/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2147/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/11/2007
Ngày hiệu lực06/12/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2011
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2147/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2147/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý vận tải hành khách bằng ôtô


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2147/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý vận tải hành khách bằng ôtô
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2147/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Yên Bái
                Người kýHoàng Xuân Lộc
                Ngày ban hành26/11/2007
                Ngày hiệu lực06/12/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2011
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 2147/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý vận tải hành khách bằng ôtô

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 2147/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý vận tải hành khách bằng ôtô