Quyết định 22/2009/QĐ-UBND

Quyết định 22/2009/QĐ-UBND về chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra

Quyết định 22/2009/QĐ-UBND trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước Bắc Ninh đã được thay thế bởi Quyết định 275/2013/QĐ-UBND chế độ trách nhiệm Người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị Bắc Ninh và được áp dụng kể từ ngày 05/08/2013.

Nội dung toàn văn Quyết định 22/2009/QĐ-UBND trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước Bắc Ninh


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2009/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 04 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH, KẾT LUẬN SAU THANH TRA, KIỂM TRA’’

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005;

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ Quy định chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ;

Căn cứ Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức;

Căn cứ Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chế độ trách nhiệm Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các Quyết định, Kết luận sau thanh tra, kiểm tra”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trần Văn Túy

 

QUY ĐỊNH

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH, KẾT LUẬN SAU THANH TRA, KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh )

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Văn bản này quy định chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo (KN-TC) và Luật Thanh tra.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Quy định này áp dụng đối với Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:

1. Các sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Sở ); các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở;

2. UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND huyện ); các Phòng, Ban và đơn vị, tổ chức tương đương thuộc UBND cấp huyện;

3. UBND các xã, phường, thị trấn;

4. Các tổng công ty, công ty của Nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp nhà nước) do tỉnh quản lý và các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

5. Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước;

6. Các cơ quan tổ chức đơn vị khác có liên quan đến việc giải quyết KN-TC và thực hiện quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra (gồm các cơ quan thuộc tỉnh và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh)

Điều 3. Giải thích từ ngữ.

Chế độ trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước là các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được Nhà nước giao cho người đứng đầu về các lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra kiểm tra. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và các quy định của văn bản này.

Điều 4. Nguyên tắc xác định chế độ trách nhiệm, khen thưởng và xử lý kỷ luật

1. Phải khách quan, đúng người, đúng việc; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Người đứng đầu.

2. Khi xem xét trách nhiệm của Người đứng đầu căn cứ vào quy định của pháp luật và các điều kiện cụ thể trong việc tổ chức thực hiện ở địa phương đơn vị. Tùy theo tính chất mức độ để xử lý trách nhiệm trong việc để tồn đọng đơn thư, vi phạm pháp Luật KN - TC để khiếu kiện vượt cấp kéo dài, thực hiện không dứt điểm các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

3.Việc khen thưởng, xử lý Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước được thực hiện theo các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và các quy định tại văn bản này.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. Nội dung chế độ trách nhiệm của Người đứng đầu trong việc giải quyết đơn thư KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

Điều 5. Người đứng đầu phải thực hiện chế độ trách nhiệm trên các nội dung công việc chủ yếu sau đây:

1. Xác định trách nhiệm thực hiện:

Giải quyết KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra, các cấp, các ngành phải xác định công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng vừa thường xuyên, vừa cấp bách theo yêu cầu nhiệm vụ công việc đặt ra. Coi kết quả thực hiện công tác này là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực hiệu quả công tác của Người đứng đầu cơ quan đơn vị và cán bộ công chức có trách nhiệm, là một tiêu chuẩn để đánh giá thi đua hàng năm của cơ quan đơn vị. Nếu vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Công tác tiếp dân giải quyết đơn thư KN-TC:

a. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhất là pháp luật về KN-TC để nhân dân hiểu và thực hiện quyền KN-TC của mình theo đúng quy định của pháp luật, KN-TC đúng nơi đúng cấp có thẩm quyền giải quyết. Tiếp tục thực hiện Chương trình 212 của Chính phủ về phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2005 - 2012.

b. Cơ quan đơn vị phải có nơi tiếp dân và trang bị cơ sở vật chất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền KN-TC và kiến nghị phản ánh với cơ quan nhà nước. Nơi tiếp dân phải có đầy đủ nội quy, quy chế, lịch tiếp dân, có cán bộ thường trực tiếp dân theo quy định của luật KN-TC.

c. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm định kỳ tiếp dân theo quy định của pháp luật KN-TC, lịch tiếp dân phải cho dân biết. Ngoài tiếp dân định kỳ Người đứng đầu cơ quan phải tiếp dân khi có yêu cầu khẩn thiết.

d. Việc tiếp nhận giải quyết đơn thư KN-TC phải giải quyết kịp thời đúng trình tự quy định của pháp luật. Những đơn thư thuộc thẩm quyền của địa phương, hàng năm đơn vị phải giải quyết đạt 80% trở lên, không có đơn thư tồn đọng nhiều năm (từ 3 năm trở lên).

đ. Không để tình trạng tái khiếu, tái tố nhiều lần, khiếu kiện đông người có diễn biến phức tạp kéo dài do giải quyết không đúng quy định của pháp luật, thuộc trách nhiệm của chủ quan của cơ quan, đơn vị phải giải quyết. Những khiếu kiện liên quan đến dự án thu hồi đất phải tập chung giải quyết dứt điểm đảm bảo đúng thời gian quy định. Nếu có khiếu vượt cấp lên Tỉnh và Trung ương cơ quan phải cử lãnh đạo phối hợp với cơ quan tiếp dân cấp trên để hướng dẫn công dân về địa phương giải quyết.

e. Thực hiện nghiêm túc các vụ việc giải quyết KN-TC cấp trên giao và báo cáo kết quả đúng thời gian quy định

g. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trách nhiệm Thủ trưởng cơ quan cấp dưới, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém sai phạm để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác giải quyết KN-TC

3. Thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra

Yêu cầu Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải thực hiện các quy định sau:

a. Hàng năm phải có kế hoạch và đề ra các biện pháp thiết thực để thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị.

b. Các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra phải giải quyết dứt điểm trong năm không để tình trạng tồn đọng kéo dài nhiều năm (từ 3 năm trở lên). Không để công dân khiếu kiện đông người vượt cấp do không thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra. Hàng năm ít nhất phải giải quyết được 80% số vụ đã có quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra trên địa bàn địa phương đơn vị (bao gồm cả quyết định, kết luận theo thẩm quyền và quyết định, kết luận của cấp trên) trừ những quyết định, kết luận đang trong thời gian quy định phải thực hiện.

c. Những quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện cần phải điều chỉnh, cải sửa phải được thực hiện kịp thời. Nếu là quyết định, kết luận của cấp trên thì phải kiến nghị, đề nghị cấp trên xem xét quyết định. Quyết định, kết luận của cấp nào thì cấp ấy có trách nhiệm xem xét quyết định cải sửa và điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Không để tình trạng thiếu tính khả thi trong tổ chức thực hiện, để chậm chễ kéo dài.

d. Có trách nhiệm xử lý kiên quyết đồng bộ về kinh tế, về xử lý kỷ luật hành chính và xử lý pháp luật theo theo quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

đ. Những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của cấp trên và cấp có thẩm quyền Người đứng đầu cơ quan phải tổ chức thực hiện áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, không đùn đẩy trách nhiệm hoặc chồng chéo trong tổ chức thực hiện.

e. Có kế hoạch trong việc kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và đề xuất biện pháp giải quyết với cơ quan có thẩm quyền để xem xét quyết định và phối hợp thực hiện.

g. Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quyết định và kiến nghị kết luận về thanh tra, kiểm tra theo quy định của Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật.

Mục 2. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Điều 6. Các mức độ đánh giá trách nhiệm của Người đứng đầu.

Trên cơ sở kết quả thực hiện việc giải quyết KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra ở từng cơ quan đơn vị để xem xét trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan đơn vị theo các mức sau đây:

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Thực hiện tốt việc giải quyết đơn thư KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điều 5 của Quy định này. Không có khiếu kiện vượt cấp đông người kéo dài. Giải quyết đơn thư KN-TC và thực hiện quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra đạt 85% trở lên số vụ phải giải quyết thuộc thẩm quyền. Không có vi phạm quy định tại Điều 8 của Quy định này.

2. Hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành việc giải quyết đơn thư KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra. Không có khiếu kiện vượt cấp đông người kéo dài nhiều năm. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều 5 và không có vi phạm quy định tại Điều 8 của Quy định này.

3. Không hoàn thành nhiệm vụ: Khi có một trong các nhiệm vụ giao không hoàn thành theo quy định tại Điều 5 của quy định này. Có tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài, phức tạp. Còn tồn đọng nhiều quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra gây hậu quả nghiêm trọng. Có vi phạm theo quy định tại Điều 8 của quy định này.

Điều 7. Khen thưởng

Người đứng đầu cơ quan đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và chấp hành nghiêm quy định chế độ trách nhiệm này thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 8. Những trường hợp xử lý vi phạm

Người đứng đầu cơ quan bị xử lý khi vi phạm các quy định sau:

1. Vi phạm các quy định của Luật KN-TC, Luật thanh tra và những quy định tại Điều 5 Mục 1 của quy định này.

2. Thủ trưởng cơ quan Nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, nhiều lần để xảy ra vi phạm pháp luật về KN-TC do cơ quan mình quản lý.

3. Không áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện các quyết định về KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra để gây ra hậu quả nghiêm trọng.

4. Ra các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra trái pháp luật gây hậu quả phải xem xét trách nhiệm .

5. Thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp dân, vi phạm quy chế dân phải xử lý theo quy định của Luật KN-TC.

6. Lợi dụng chức vụ quyền hạn, có hành vi trái pháp luật, cố ý kết luận sai sự thật trong thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện.

7. Thiếu trách nhiệm, không có kế hoạch và biện pháp thiết thực tổ chức thực hiện để tồn đọng kéo dài các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

8. Để Thủ Trưởng cơ quan cấp dưới hoặc người ủy quyền làm trái chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đã giao cho Người đứng đầu về giải quyết KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

Điều 9. Hình thức xử lý vi phạm

Người đứng đầu cơ quan Nhà nước vi phạm quy định của Luật KN-TC, Luật Thanh tra và vi phạm những quy định tại Điều 5, Điều 8 của quy định này thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm và hậu quả gây ra mà áp dụng các hình thức kỷ luật theo Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17.03.2005 của Chính phủ về việc xử lý cán bộ, công chức và áp dụng các hình thức khác nhau như sau:

1. Phê bình: Đối với những trường hợp vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 8 của quy định này nhưng chưa gây hậu quả, phải thông báo nhắc nhở.

2. Khiển trách: Đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ có vi phạm phải kiểm điểm.

3. Cảnh cáo: Đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ có nhiều sai phạm phải kiểm điểm. Thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để tồn đọng nhiều quyết định về KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra gây hậu quả phải xem xem xét.

4. Tạm đình chỉ công tác để xem xét, xử lý: Đối với những trường hợp thiếu trách nhiệm thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết, có nhiều vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Yêu cầu phải đình chỉ để tập trung giải quyết theo yêu cầu của cấp trên.

Ngoài ra có thể áp dụng các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trình tự thủ tục xử lý thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm triển khai và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định về pháp luật và quy định này về công tác giải quyết KN-TC và thực hiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

Điều 11. Chế độ thông tin, báo cáo.

Người đứng đầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm báo cáo định kỳ kết quả thực hiện quy định này lên cơ quan cấp trên trực tiếp đối với cấp tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh).

Điều 12. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện quy định này, tổng hợp tình hình, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định;

Điều 13. Sửa đổi và bổ sung quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, đơn vị báo cáo, phản ánh về UBND tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 22/2009/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu22/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/03/2009
Ngày hiệu lực14/03/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Vi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/08/2013
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 22/2009/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 22/2009/QĐ-UBND trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước Bắc Ninh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 22/2009/QĐ-UBND trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước Bắc Ninh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu22/2009/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bắc Ninh
                Người kýTrần Văn Túy
                Ngày ban hành04/03/2009
                Ngày hiệu lực14/03/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Vi phạm hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/08/2013
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 22/2009/QĐ-UBND trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước Bắc Ninh

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 22/2009/QĐ-UBND trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Nhà nước Bắc Ninh