Quyết định 23/2006/QĐ-UBND

Quyết định 23/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Quyết định 23/2006/QĐ-UBND Quy chế quản lý di tích lịch sử văn hoá đã được thay thế bởi Quyết định 28/2010/QĐ-UBND Quy chế quản lý bảo vệ phát huy giá trị và được áp dụng kể từ ngày 06/12/2010.

Nội dung toàn văn Quyết định 23/2006/QĐ-UBND Quy chế quản lý di tích lịch sử văn hoá


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 23/2006/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 03 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Di sản Văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Di sản Văn hóa;

Căn cứ Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tại Tờ trình số 19/TTr-VHTT ngày 06/4/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Thị Thanh Lâm

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-UBND ngày 03/5/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng

1. Quy chế này quy định về quản lý, hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi có liên quan đến di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích, di vật thuộc di tích đó và các di tích có giá trị tiêu biểu chưa được cơ quan thẩm quyền quyết định xếp hạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Di tích được xếp hạng

1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xếp hạng.

2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin quyết định xếp hạng.

3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng.

4. Di sản văn hóa thế giới là di tích tiêu biểu của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào danh mục Di sản thế giới.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 3.

1. UBND tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh.

3. Nội dung quản lý Nhà nước về di tích bao gồm:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, tu bổ và phát huy các giá trị của di tích.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích.

- Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị di tích.

- Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị di tích.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích.

Điều 4.

1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

2. Trung tâm Bảo tồn Di sản - Di tích tỉnh Quảng Nam trực tiếp quản lý, tu bổ, phục hồi và khai thác các di tích lịch sử - văn hóa dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh.

3. Các di tích khác (di tích chưa được cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng) giao UBND huyện, thị xã có Quy chế quản lý phù hợp.

Điều 5. Cấp quản lý trực tiếp di tích có trách nhiệm thành lập Ban quản lý, Tổ quản lý (hoặc có hình thức quản lý hợp lý) để tổ chức bảo vệ, tu bổ, phục hồi và khai thác di tích một cách hiệu quả.

Điều 6. Phân công trách nhiệm trong việc lập hồ sơ xếp hạng di tích

1. Phòng Văn hoá Thông tin - Thể thao huyện, thị xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND huyện, thị xã lập hồ sơ khoa học gửi Sở Văn hóa Thông tin thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh.

2. Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND tỉnh lập hồ sơ khoa học trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia.

Điều 7. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể liên quan theo chức năng và nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với ngành Văn hoá Thông tin và chính quyền các cấp trong thực hiện công tác quản lý Nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh và tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ, tu bổ, phát huy giá trị của di tích trong đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương.

Điều 8. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại những giá trị văn hóa hiện hữu của di tích và khu vực bảo vệ di tích.

Nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra khỏi địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 9. Di tích sử dụng vào mục đích tham quan, nghiên cứu ... phải có nội quy, quy chế cụ thể. Các dịch vụ liên quan đến di tích phải được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Chương III

TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH

Điều 10.

1. Việc tu bổ, tôn tạo di tích được áp dụng đối với các di tích đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích và các di vật thuộc di tích đó.

2. Quá trình tu bổ, tôn tạo phải đảm bảo giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và các giá trị chuẩn xác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, vật liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng, nội ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích.

3. Chỉ tiến hành tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích trong trường hợp cần thiết và phải lập dự án. Dự án tu bổ, tôn tạo di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia phải được các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh và Trung ương thẩm định, phê duyệt.

Hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế tu bổ, tôn tạo di tích (do UBND huyện, thị xã hoặc tổ chức, cá nhân làm chủ đầu tư) đề nghị Sở Văn hóa Thông tin thỏa thuận về mặt chuyên môn, gồm có:

a) Hồ sơ dự án và thiết kế; dự toán và tổng dự toán.

b) Công văn của tổ chức, cá nhân thực hiện dự án.

c) Công văn đề nghị của Phòng Văn hoá Thông tin - Thể thao huyện, thị xã.

d) Công văn đề nghị của UBND huyện, thị xã.

đ) Các tài liệu khác có liên quan.

4. Đối với các di tích do Trung tâm Bảo tồn Di sản - Di tích Quảng Nam trực tiếp quản lý, khi thực hiện việc tu bổ, tôn tạo phải có văn bản (kèm hồ sơ dự án) gửi Sở Văn hóa Thông tin để đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin có ý kiến thoả thuận.

5. Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm thẩm định và trả lời bằng văn bản không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

6. Tuỳ theo quy mô dự án, tính chất nguồn vốn, cấp có thẩm quyền quyết định phân công đơn vị làm chủ đầu tư các dự án. Việc tu bổ, tôn tạo di tích phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

Điều 11. UBND tỉnh khuyến khích sự đóng góp của nhân dân, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức quốc tế trong việc tu bổ, tôn tạo di tích nhằm đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác bảo tồn di tích.

Chương IV

SỬ DỤNG, KHAI THÁC

Điều 12. Di tích phải được sử dụng vào mục đích giáo dục truyền thống, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

Điều 13. Các địa phương có thể nghiên cứu, đề xuất những hình thức tổ chức Lễ hội phù hợp ở từng di tích theo truyền thống, tránh hình thức, phô trương, lãng phí. Nghiêm cấm các hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan làm tổn hại đến di tích.

Điều 14. Các nguồn thu từ di tích phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định hiện hành và ưu tiên cho việc bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Chương V

CHẾ ĐỘ THANH TRA, KIỂM TRA

Điều 15. Sở Văn hoá Thông tin thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý, tu bổ, khai thác di tích trên phạm vi toàn tỉnh. Khi phát hiện sai phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật, nếu xét thấy cần thiết có quyền đình chỉ những hành vi sai phạm trong thời hạn 15 ngày; đồng thời, báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp xử lý.

Điều 16. UBND các huyện, thị xã thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý, tu bổ, khai thác di tích trên địa bàn huyện, thị xã. Khi phát hiện sai phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Sở Văn hóa Thông tin và UBND tỉnh.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17.

1. Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.

2. Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có kế hoạch phối hợp với ngành Văn hóa Thông tin triển khai thực hiện Quy chế.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 23/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu23/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/05/2006
Ngày hiệu lực13/05/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/04/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 23/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 23/2006/QĐ-UBND Quy chế quản lý di tích lịch sử văn hoá


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 23/2006/QĐ-UBND Quy chế quản lý di tích lịch sử văn hoá
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu23/2006/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Nam
                Người kýHồ Thị Thanh Lâm
                Ngày ban hành03/05/2006
                Ngày hiệu lực13/05/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/04/2012
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 23/2006/QĐ-UBND Quy chế quản lý di tích lịch sử văn hoá

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 23/2006/QĐ-UBND Quy chế quản lý di tích lịch sử văn hoá