Quyết định 23/QĐ-UB

Quyết định 23/QĐ-UB năm 1982 về việc tổ chức hoạt động của Phòng Công nghiệp quận, huyện do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Quyết định 23/QĐ-UB tổ chức hoạt động của Phòng Công nghiệp quận, huyện đã được thay thế bởi Quyết định 5986/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực lĩnh vực tổ chức bộ máy do UBND thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 11/11/1998.

Nội dung toàn văn Quyết định 23/QĐ-UB tổ chức hoạt động của Phòng Công nghiệp quận, huyện


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 23/QĐ-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 02 năm 1982

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THƯƠNG NGHIỆP QUẬN, HUYỆN

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn Cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27-10-1962 ;
- Tiếp theo Quyết định số 100 / QĐ-UB ngày 28/5/ 19 81 về việc chuyển Tổ công nghiệp thuộc ban Công nghiệp – Giao thông vận tải Quận, huyện thành Phòng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện ;
- Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền, Giám đốc Sở Công nghiệp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, huyện,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. - Phòng Công nghiệp là cơ quan chuyên môn làm tham mưu gíup Ủy ban nhân dân Quận, huyện quản lý hành chánh – kinh tế ngành công nghiệp và TCN - TCN của Quận, Huyện theo quy hoạch, kế hoạch và chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố. Phòng Công nghiệp chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Quận, huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Công nghiệp.

Phòng Công nghiệp được phép sử dụng con dấu riêng, và mở tài khoản ở Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.

Điều 2. - Phòng Công nghiệp có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân Quận, huyện tổ chức thực hiện các việc sau đây :

1. Nắm vững tình hình sản xuất và khả năng của các cơ sở sản xuất công nghiệp TCN - TCN của Quận, huyện (bao gồm cơ sở quốc doanh, công tư hợp doanh của Quận, huyện, hợp tác xã và tổ sản xuất tập thể, cơ sở tư doanh, cơ sở cá thể gia đình) ; giúp Ủy ban chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch tổ chức lại sản xuất, đầu tư trang bị phát triển sản xuất công nghiệp TCN - TCN phù hợp với quy hoạch công nghiệp TCN - TCN chung của thành phố và đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể ở từng Quận, huyện.

2. Căn cứ vào số kiểm tra kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Quận, huyện và quy hoạch phát triển công nghiệp TCN - TCN của Quận, huyện, Phòng công nghiệp kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp TCN -TCN của Quận, huyện, các phường xã xây dựng kế hoạch sản xuất từ cơ sở lên, tham gia với Ban Kế hoạch tổng hợp dự án kế hoạch chung công nghiệp TCN - TCN của Quận, huyện.

Theo dõi tổng hợp tình hình giúp Ủy ban nhân dân Quận, huyện chỉ đạo các cơ sở sản xuất công nghiệp TCN - TCN thực hiện kế hoạch, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về sản xuất, gia công, thu mua và tiêu thụ sản phẩm theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước và kế hoạch được giao.

Giám sát kiểm tra giúp đỡ, giải quyết khó khăn mắc mứu, các mặt mất cân đối cho các đơn vị sản xuất công nghiệp TCN - TCN của Quận, huyện trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Giúp Ủy ban nhân dân Quận, huyện chỉ đạo việc hợp tác sản xuất và giải quyết các mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị quốc doanh, công tư hợp doanh của Quận, huyện với các cơ sở sản xuất tập thể tư doanh và cá thể sản xuất TCN - TCN của Quận, huyện với các đơn vị sản xuất của thành phố và của Trung ương đóng trên địa bàn Quận, huyện.

3. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của các ngành Trung ương và các quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố về quy trình quy phạm kỹ thuật tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, về phòng hộ lao động, bảo vệ môi trường môi sinh. Nghiên cứu đề xuất để Ủy ban nhân dân Quận, huyện quyết định áp dụng tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất công nghiệp TCN - TCN trong Quận, huyện.

4. Kiểm tra việc sử dụng vật tư, nguyên liệu, nhiên liêu trong sản xuất công nghiệp TCN - TCN theo đúng chính sách và định mức sử dụng đã được Nhà nước, các ngành Trung ương, Sở quản lý ngành quy định.

Giúp đỡ các cơ sở sảan xuất công nghiệp TCN - TCN quan hệ hợp đồng kinh tế mua vật tư nguyên liệu, phế liệu phé thải bảo đảm sản xuất phát triển. Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân Quận, huyện quyết định hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố quyết định các định mức vật tư mà Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố chưa quy định.

Cùng với Ban Kế hạoch Quận, huyện giúp Ủy ban nhân dân Quận, huyện xét duyệt cấp vật tư nguyên liệu, nhiên liệu do Nhà nước quản lý cho sản xuất công nghiệp TCN - TCN của Quận, huyện.

5. Tham gia với các Phòng ban chức năng của Quận, huyện giám sát, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở công nghiệp TCN - TCN của Quận, huyện chấp hành đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà nước về : đăng ký kinh doanh, thuế, bán sản phẩm cho Nhà nước, giá cả, tín dụng, tiền mặt, chế độ tiền lương, trích nộp ngân sách, trích lập và sử dụng 3 quỹ.

Nghiên cứu kiến nghị các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung hoặc cụ thể hóa để vận dụng các chủ trương chính sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chánh của nhà nước nhằm tháo gỡ những ràng buộc mắc mứu để kích thích sản xuất bung ra đúng hướng kế hợp đúng đắn 3 lợi ích.

6. Tham gia phối hợp với Ban Cải tạo Công thương nghiệp, Ban Tài chánh – giá cả và các Phòng ban chức năng khác nghiên cứu giúp Ủy ban nhân dân Quận, huyện giải quyết các việc sau đây theo đúng chính sách của Nhà nước và chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố :

- Xử lý, tổ chức lại sản xuất các cơ sở sản xuất TCN - TCN vắng chủ.

- Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp TCN - TCN tư doanh.

- Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

7. Cùng với Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp Quận, huyện giúp Ủy ban nhân dân Quận, huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã quản lý hành chính – kinh tế đối với các cơ sở sản xuất TCN-TCN tập thể, cá thể trên địa bàn phường, xã theo quyết định số 53/QĐ-UB ngày 20/3/1981 của Ủy ban nhân dân thành phố về phân công phân cấp quản lý cho phường, xã.

8. Được Ủy ban nhân dân Quận, huyện ủy quyền quản lý chỉ đạo các cơ sở công nghiệp TCN quốc daonh, công tư hợp doanh của Quận, huyện.

9. Quản ly tổ chức, biên chế, kinh phí, tài sản của Phòng theo đúng quy định của Nhà nước.

II.- CƠ CẤU TỔ CHỨC :

Điều 3. -

1. Phòng Công nghiệp do một Trưởng phòng phụ trách, có một Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng (Quận, huyện nào có nhiều xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh thì có thể có hai Phó Trưởng phòng). Trưởng và các Phó Trưởng phòng do Ủy ban nhân dân Quận, huyện đề nghị sau khi trao đổi nhất trí với Sở Công nghiệp và Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định bổ nhiệm.

2. Phòng Công nghiệp làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với bàn bạc tập thể trước khi Trưởng phòng quyết định các công việc quan trọng.

Trưởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Quận, huyện điều hành mọi công tác của Phòng.

Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và được Trưởng phòng ủy quyền giải quyết một số mặt công tác về chuyên môn, nghiệu vụ thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

3. Nhằm đảm bảo mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Công nghiệp và Liên hiệp xã TCN - TCN quận, huyện, Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng công nghiệp được Ủy ban nhân dân Quận, huyện giới thiệu để Đại hội Liên hiệp xxã TCN - TCN bầu vào Ban Chủ nhiệm Liên hiệp xã TCN - TCN Quận, huyện.

4. Tổ chức bộ máy, biên chế của Phòng Công nghiệp do Ủy ban nhân dân Quận, huyện quyết định trên nguyên tắc tổ chức tinh gọn, có hiệu lực, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế lao động và quỹ tiền lương chung khu vực không sản xuất vật chất mà Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ cho Quận, huyện hàng năm. Trước mắc quy định biên chế Phòng công nghiệp có từ 4 đến 6 cán bộ công nhân viên (tùy theo quy mô khối lượng công tác mà Ủy ban nhân dân Quận, huyện quyết định cụ thể).

5. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân Quận, huyện ủy quyền cho Phòng Công nghiệp quản lý gồm :

+ Các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh, các cơ sở tư nhân có quy mô từ 30 công nhân trở lên.

Các cđơn vị sản xuất, kinh doanh nêu trên có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn và mở tài khoản ở ngân hàng theo quy định của Nhà nước, do Ủy ban nhân dân Quận, huyện đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định thành lập từng đơn vị sau khi xét có đủ điều kiện hoạt động bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế, ngân sách nhà nước không bao cấp.

III.- MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC :

Điều 4. -

1. Phòng Công nghiệp chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ và chấp hành các chủ trương công tác của Sở Công nghiệp. Trường hợp có sự khác nhau giữa sự chỉ đạo của Sở Công nghiệp và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Quận, huyện, Phòng công nghiệp phải báo cáo với Ủy ban nhân dân Quận, huyện để Ủy ban trực tiếp bàn bạc với Sở Công nghiệp cùng giải quyết. Nếu là vấn đề quan trọng thuộc về chủ trương, chính sách thì Ủy ban nhân dân Quận, huyện phải báo cáo lên Ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết.

2. Quan hệ giữa Phòng Công nghiệp với các Phòng ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận, huyện là quan hệ bình đẳng, hợp tác xã hội chủ nghĩa, có trách nhiệnm giúp đỡ phục vụ lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau hoàn thành tốt các mặt công tác của Quận, huyện.

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng công nghiệp : là cơ quan Nhà nước (cơ quan chuyên môn tham mưu của Ủy ban nhân dân) được quy định ở điều 1 và điều 2 quyết định này ; của Liên hiệp xã TCN - TCN, là tổ chức kinh tế tập thể được quy định trong Nghị định 279/CP ngày 2/11/1978 của Hội đồngg Chính phủ và Quyết định 14/QĐ-UB ngày 18/1/1979 của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình thực hiện chức năng nghiệm vụ, quyền hạn của mình, Phòng Công nghiệp cần quan hệ chặt chẽ với Liên hiệp xã TCN - TCN, hết sức tránh sự trùng lập chồng chéo của 2 cơ quan đối với cơ sở sản xuất, đối với chánh quyền phường xã. Phòng Công nghiệp thực hiện việc nắm tổng hợp tình hình thông qua cơ quan Liên hiệp xã và báo cáo của chánh quyền phường xã.

4. Phòng công nghiệp quan hệ chặt chẽ, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân phường xã và bộ phận chuyên trách về TCN - TCN phường xã để Ủy ban nhân dân phường xã thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chánh - kinh tế theo quy định phân công phân cấp (Quyết định 53/QĐ-UB) đối với sản xuất TCN - TCN trên địa bàn phường xã.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH :

Điều 5. - Quyết địnnh này có giá trị thi hành kể từ ngày ký ban hành. Việc sửa đổi bổ sung các điều trong quyết định này do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

Các quy định của thành phố ban hành trước đây trái với quyết định này nay bãi bỏ.

Điều 6. - Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Tổ chức chánh quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Q uận, huyện, Giám đốc Sở Công nghiệp, Chủ nhiệm Liên hiệp xã TCN - TCN thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận :
-Như điều 6
-TT/TU - TT/UB
“để báo cáo”
-Các Ban của Thành ủy
(Tổ chức, Công nghiệp, Kinh tế)
-VP/TU – Ban TCCQ (3b)
-LĐVPUB + c ác Khối – Lưu
k.100b

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Chánh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 23/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu23/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/02/1982
Ngày hiệu lực18/02/1982
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/11/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 23/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 23/QĐ-UB tổ chức hoạt động của Phòng Công nghiệp quận, huyện


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 23/QĐ-UB tổ chức hoạt động của Phòng Công nghiệp quận, huyện
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu23/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Quang Chánh
                Ngày ban hành18/02/1982
                Ngày hiệu lực18/02/1982
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/11/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 23/QĐ-UB tổ chức hoạt động của Phòng Công nghiệp quận, huyện

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 23/QĐ-UB tổ chức hoạt động của Phòng Công nghiệp quận, huyện