Quyết định 24/2010/QĐ-UBND

Quyết định 24/2010/QĐ-UBND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 do tỉnh Điện Biên ban hành

Quyết định 24/2010/QĐ-UBND mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương 2011 đã được thay thế bởi Quyết định 665/QĐ-UBND 2012 danh mục văn bản hết hiệu lực Điện Biên và được áp dụng kể từ ngày 26/07/2012.

Nội dung toàn văn Quyết định 24/2010/QĐ-UBND mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương 2011


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2010/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 15 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2011

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIÊN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết ngân sách địa phương; Thông tư số 60/2003/NĐ-CP">59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011;

Căn cứ Nghị quyết số 205/2010/NQ-HĐND ngày 12/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011,

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011.

Điều 2. định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương quy định tại Quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong năm ngân sách 2011 và trong thời kỳ ổn định ngân sách.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ  ngày ký. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nhân

 

ĐỊNH MỨC

PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2011 VÀ THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên)

I. Nguyên tắc xây dựng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách:

1. Kế thừa những kết quả đã đạt được của định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 69/2006/NQ-HĐND ngày 11/11/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 18/2006/QĐ-UBND ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh.

2. Tăng tính công khai minh bạch trong phương án phân bổ ngân sách tỉnh và ngân sách từng huyện, thị xã, thành phố.

3. Đảm bảo phù hợp với định hướng tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý hoạt động, cơ chế tài chính các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và cải cách tiền lương thời gian tới; đảm bảo phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

4. Đối với ngân sách tỉnh: chỉ xác định định mức đối với một số lĩnh vực chi có phạm vi điều chỉnh rộng, mang tính thường xuyên; không ban hành định mức đối với một số lĩnh vực chi thường xuyên có tính chất đặc thù cao, mang tính chất riêng có (chỉ do 1 ngành hoặc 1 số ít ngành thực hiện).

5. Đối với ngân sách huyện: Xây dựng hệ thống định mức cho 4 nhóm theo quy mô dân số và các định mức theo các tiêu chí (gồm tiêu chí chính và tiêu chí bổ trợ), lấy dân số là tiêu chí chính.

6. Đảm bảo dự toán chi thường xuyên năm 2011 của các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách không thấp hơn dự toán giao năm 2010 và có mức tăng hợp lý; tạo điều kiện để các cấp, các ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh địa phương, đặc biệt là các chương trình trọng điểm nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

7. Đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách Trung ương và địa phương đã ban hành (đến thời điểm ban hành định mức) và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng, sắp xếp các khoản chi để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện tốt các chính sách đặc thù của tỉnh đã được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh quyết định.

8. Hệ thống định mức phân bổ NSĐP năm 2011 phải phù hợp khả năng cân đối của NSĐP 2011 và giai đoạn 2011-2015. Việc quyết định các chính sách mới tăng thêm phải trên cơ sở cân đối nguồn ngân sách.

9. Trong các định mức phân bổ phải đảm bảo ưu tiên cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, khoa học công nghệ, vệ sinh môi trường bằng hoặc cao hơn định mức Chính phủ quy định; Định mức phân bổ các khoản chi ngoài các nội dung trên có thể thấp hơn định mức chung để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội đã được HĐND tỉnh Quyết định.

10. Định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2011 là định mức tối thiểu. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố; UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng định mức phân bổ ngân sách huyện, thị xã, thành phố trình HĐND phê duyệt để làm cơ sở phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn.

II. Tiêu chí xây dựng định mức phân bổ ngân sách địa phương

1. Đối với định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh

- Định mức phân bổ chi quản lý hành chính: căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao có phân bậc theo nhóm biên chế.

- Định mức phân bổ chi các lĩnh vực sự nghiệp: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quá trình phân bổ có xem xét đến tính chất đặc thù và tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị.

2. Đối với định mức phân bổ dự toán chi ngân sách huyện, thị xã, thành phố:

- Dân số là tiêu chí cơ bản trong xây dựng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện). Dân số từng huyện được xác định theo số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh.

- Để định mức phân bổ ngân sách đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chi và phù hợp tình hình thực tế của địa phương; Đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong phân bổ ngân sách giữa các huyện, định mức phân bổ tính toán thêm một số tiêu chí bổ sung, bao gồm:

+ Biên chế, quỹ tiền lương;

+ Qui mô dân số;

+ Số lượng xã, thôn, bản, tổ dân phố;

+ Số xã biên giới, xã thuộc vùng khó khăn;

+ Đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội;

+ Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách của từng huyện.

III. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2011:

A. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh:

1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính:

STT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh

Đơn vị tính

Định mức

1

Đơn vị dưới 30 biên chế

1.000đ/người/năm

20.000

2

Đơn vị từ 30 đến 50 biên chế

19.000

3

Đơn vị từ 51 đến 70 biên chế

18.000

4

Đơn vị từ 71 biên chế trở lên

17.000

5

Các hội (được giao biên chế)

16.000

Định mức phân bổ nêu trên:

a. Đã bao gồm:

- Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên của bộ máy các cơ quan hành chính phát sinh hàng năm (đã bao gồm các khoản khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí, đoàn ra, đoàn vào, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu,...).

- Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên hàng năm (đã bao gồm chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; Chi thực hiện chỉ đạo kiểm tra; chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, công tác cải cách hành chính,...).

- Các khoản kinh phí mua sắm, thay thế thường xuyên thiết bị, phương tiện làm việc; kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản.

- Các khoản chi khác gồm: Chi các khoản phí, lệ phí; chi tiếp khách; bảo hiểm phương tiện; kinh phí hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng; kinh phí hoạt động của các tổ chức đoàn thể, của Ban Thanh tra nhân dân; kinh phí thực hiện Luật dân quân tự vệ,… và các khoản chi khác phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị.

b. Chưa bao gồm:

- Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn);

- Chi đặc thù đảm bảo hoạt động của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Chi bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử HĐND các cấp;

- Chi đại hội nhiệm kỳ của các đoàn thể;

- Chi kinh phí đối ứng của các dự án;

- Chi hoạt động của các Ban chỉ đạo, ban quản lý, tổ công tác liên ngành,...;

- Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt phát sinh thường xuyên hoặc không thường xuyên của các ngành, đơn vị;

- Chi mua ô tô; mua sắm, sửa chữa lớn trụ sở, tài sản, phương tiện làm việc; mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức mới được bổ sung biên chế;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ được tỉnh giao ngoài kế hoạch.

2. Định mức chi sự nghiệp giáo dục:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên hàng năm cho các đơn vị giáo dục trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu phí và nguồn khác của mình để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm công khai, minh bạch mức kinh phí cấp cho các đơn vị trực thuộc.

3. Phân bổ dự toán chi sự nghiệp đào tạo:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên hàng năm cho các đơn vị đào tạo trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu phí và nguồn khác của mình để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước.

4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên hàng năm cho các đơn vị Y tế trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu phí và nguồn khác của mình để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm công khai, minh bạch mức kinh phí cấp cho các đơn vị trực thuộc.

5. Đối với các lĩnh vực chi khác (khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, đảm bảo xã hội, quốc phòng an ninh, sự nghiệp kinh tế, trợ giá trợ cước, sự nghiệp môi trường):

Không xây dựng định mức phân bổ do mỗi lĩnh vực chỉ có một ngành thực hiện nhiệm vụ hoặc trong lĩnh vực lại có nhiều nhiệm vụ chi khác nhau và mỗi nhiệm vụ chi lại có đặc thù khác nhau. Căn cứ quy định hiện hành về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định mức chi cụ thể của từng lĩnh vực.

6. Dự toán các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách: đối với các lĩnh vực chi thuộc ngân sách cấp tỉnh được điều chỉnh tăng thêm hàng năm trong phương án phân bổ NSĐP do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định căn cứ khả năng tăng thu của NSĐP và nguồn bổ sung của ngân sách trung ương.

B. Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách huyện, thị xã, thành phố (đã bao gồm cả ngân sách xã, phường, thị trấn):

1. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục:

- Phân bổ theo chỉ tiêu biên chế: Đảm bảo tính đủ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Tiền lương tính theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Nghị định 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ. Các khoản phụ cấp lương theo quy định hiện hành.

- Đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương là 85%, các nội dung chi thường xuyên khác để chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục 15% trong tổng chi sự nghiệp giáo dục các huyện, thị xã, thành phố.

- Định mức phân bổ nêu trên chưa bao gồm:

+ Chi hỗ trợ học bổng học sinh dân tộc bán trú.

+ Kinh phí học tập cho các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hỗ trợ chi phí học tập, ngân sách tỉnh sẽ bổ sung cho các huyện thực hiện theo chế độ quy định từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu cho NSĐP.

2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo:

- Phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Dân số

Định mức phân bổ

Dưới 30.000 dân (Thị xã Mường Lay)

75.600

Từ 30.000 dân đến dưới 55.000 dân (TPĐBP, MA, TC)

31.600

Từ 55.000 dân đến dưới 70.000 dân (MN, ĐBĐ, MC)

30.200

Từ 70.000 dân trở lên (Điện Biên, Tuần giáo)

22.800

- Định mức phân bổ trên đã bao gồm kinh phí chi bộ máy, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, bồi dưỡng trình độ lý luận cho cán bộ cơ sở của Trung tâm bồi dưỡng chính trị; kinh phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã, thành phố và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn.

3. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế:

Để thực hiện nhiệm vụ chi bảo vệ chăm sóc sức khỏe đối với các cán bộ, đối tượng chính sách do các huyện, thị xã, thành phố quản lý (theo chính sách quy định của tỉnh). Mức phân bổ do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ NSĐP trên cơ sở số đối tượng quản lý của từng huyện.

4. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính:

a. Đảm bảo chi tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,...) theo quy định hiện hành.

b. Đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương là 75%; các nội dung chi thường xuyên khác để đảm bảo hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể cấp huyện, các xã, phường, thị trấn là 25% trong tổng chi quản lý hành chính các huyện, thị xã, thành phố.

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm: Kinh phí chi hoạt động đặc thù của các cấp ủy Đảng, Văn phòng HĐND và UBND huyện, các tổ chức chính trị xã hội; Kinh phí hoạt động của HĐND các cấp; chi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, công tác cải cách hành chính; Kinh phí thực hiện Luật dân quân tự vệ; Kinh phí hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng theo Quyết định 84/QĐ-TW ngày 01/10/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 40/2006/TTLT ngày 12/5/2006 của liên bộ Bộ Tài chính - Ban thường trực Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...;

5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa thông tin:

- Phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Dân s

Định mức phân bổ

Dưới 30.000 dân (Mường Lay)

22.100

Từ 30.000 dân đến dưới 55.000 dân (TP ĐBP, MA, TC)

18.550

Từ 55.000 dân đến dưới 70.000 dân (MNhé, MC, ĐBĐ)

15.200

Từ 70.000 dân trở lên (Điện Biên, Tuần Giáo)

12.800

- Riêng thành phố Điện Biên Phủ ngoài việc được phân bổ theo định mức nêu trên còn được tính bổ sung một số nhiệm vụ chi phục vụ yêu cầu chung của tỉnh. Mức phân bổ cụ thể do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ NSĐP.

- Phân bổ thêm kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Kinh phí thực hiện “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư” đối với các xã thuộc vùng khó khăn: 5 triệu đồng/xã/năm; các xã, phường, thị trấn còn lại: hỗ trợ 3 triệu đồng/xã/năm. Danh sách các xã thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

+ Kinh phí thực hiện “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư” của khu dân cư (thôn, phố, bản): 3 triệu đồng/khu dân cư/năm.

6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh truyền hình: Theo Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của liên bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ thì Đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xã, thành phố là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, do vậy sẽ phân bổ cụ thể kinh phí sau khi có quyết định phân cấp quản lý của tỉnh.

7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao:

- Phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Dưới 30.000 dân (Mường Lay)

15.500

Từ 30.000 dân đến dưới 55.000 dân (TP ĐBP, MA, TC)

6.800

Từ 55.000 dân đến dưới 70.000 dân (MNhé, ĐBĐ, MC)

6.050

Từ 70.000 dân trở lên (Điện Biên, Tuần Giáo)

4.950

- Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm các khoản kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên và các giải thể thao theo quyết định của tỉnh, kinh phí tổ chức các hội thao, đại hội thể dục thể thao phạm vi toàn tỉnh.

8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:

- Phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Dưới 30.000 dân (Mường Lay)

86.450

Từ 30.000 dân đến dưới 55.000 dân (TP ĐBP, MA, TC)

17.640

Từ 55.000 dân đến dưới 70.000 dân (MNhé, ĐBĐông)

15.500

Từ 70.000 dân trở lên (Điện Biên, Tuần Giáo)

13.100

- Định mức phân bổ trên đã bao gồm:

+ Kinh phí thăm hỏi, động viên các đối tượng chính sách như: gia đình thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng,... vào các ngày lễ, tết;

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo xã hội khác trên địa bàn.

- Định mức trên chưa bao gồm:

+ Kinh phí để thực hiện chế độ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

+ Kinh phí tăng thêm để thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (được tính trên cơ sở đối tượng được hưởng do Sở lao động TB và XH thông báo năm 2010).

9. Định mức phân bổ chi quốc phòng:

- Phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Dưới 30.000 dân (Mường Lay)

54.600

Từ 30.000 dân đến dưới 55.000 dân (TP ĐBP, MA, TC)

27.950

Từ 55.000 dân đến dưới 70.000 dân (MNhé, ĐBĐông)

17.500

Từ 70.000 dân trở lên (Điện Biên, Tuần Giáo)

14.700

- Định mức phân bổ trên đã bao gồm các khoản kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, kinh phí thực hiện Luật Dân quân Tự vệ ngày 23/11/2009.

- Đối với các huyện có xã biên giới được bổ sung thêm kinh phí theo số xã biên giới. Mức bổ sung 100 triệu đồng/xã/năm.

- Định mức phân bổ nêu trên chưa bao gồm các khoản kinh phí đặc thù thực hiện nhiệm vụ quốc phòng được tỉnh giao (kinh phí diễn tập phòng thủ khu vực hàng năm, các nhiệm vụ đặc biệt về quốc phòng phát sinh đột xuất v.v..).

10. Định mức phân bổ chi an ninh:

- Phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Dưới 30.000 dân (Mường Lay)

36.600

Từ 30.000 dân đến dưới 55.000 dân (TP ĐBP, MA, TC)

11.200

Từ 55.000 dân đến dưới 70.000 dân (MNhé, ĐBĐông)

7.750

Từ 70.000 dân trở lên (Điện Biên, Tuần Giáo)

5.500

- Định mức phân bổ trên đã bao gồm các khoản kinh phí thực hiện nhiệm vụ an ninh địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, kinh phí thực hiện Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 ngày 21/11/2008; chế độ phụ cấp đối với Bảo vệ dân phố theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh.

- Đối với các huyện có xã biên giới được bổ sung thêm kinh phí theo số xã biên giới. Mức bổ sung 50 triệu đồng/xã/năm.

- Trường hợp phát sinh các nhiệm vụ đặc biệt đảm bảo an ninh biên giới, thực hiện cơ chế ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho các huyện để thực hiện nhiệm vụ.

11. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế:

- Đảm bảo mức bình quân chung chi sự nghiệp kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố được phân bổ tối thiểu đạt 5% tổng chi thường xuyên của các lĩnh vực chi (từ mục 1 đến mục 10 phần II nêu trên) được phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên (đã bao gồm chi các nhiệm vụ, dự án quy hoạch được tỉnh phân cấp).

- Thành phố Điện Biên Phủ và Thị xã Mường Lay được bổ sung thêm: Kinh phí thực hiện công tác sửa chữa, nạo vét cống rãnh, điện chiếu sáng công cộng... Mức phân bổ cụ thể do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ NSĐP.

- Đô thị loại III thuộc tỉnh được bổ sung thêm 7,5 tỷ đồng/năm.

- Định mức phân bổ trên chưa bao gồm các nội dung chi: Chương trình phát triển KTXHVC, thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh, hỗ trợ thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí. Mức phân bổ cụ thể cho từng huyện, thị xã, thành phố do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ NSĐP.

12. Định mức phân bổ chi trợ giá, trợ cước:

Kinh phí phân bổ được xác định trên cơ sở số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ tiền dầu hỏa thắp sáng theo quy định tại Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân; đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và mức hỗ trợ cho mỗi đối tượng theo quy định của Chính phủ.

13. Định mức phân bổ chi sự nghiệp hoạt động môi trường:

Để thực hiện nhiệm vụ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất độc gây ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực; duy tu, sửa chữa các công trình phục vụ công tác bảo vệ môi trường ... Căn cứ dự toán trung ương giao, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ NSĐP.

14. Mức phân bổ chi thường xuyên khác của ngân sách huyện:

Bao gồm các khoản chi ngoại vụ, biên giới, các khoản hỗ trợ khác, tiếp khách, kinh phí khen thưởng (phần chi chung của các cấp ngân sách ngoài số đã bố trí trong định mức chi thường xuyên từng lĩnh vực); kinh phí quan hệ với các địa phương, nước bạn, kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo 160 v.v...

Mức phân bổ tối thiểu bằng 0,5% so với tổng các khoản chi thường xuyên của ngân sách huyện, thị xã, thành phố;

15. Dự phòng ngân sách:

Căn cứ khả năng NSĐP và mức dự phòng ngân sách được trung ương phân bổ, các huyện được phân bổ dự phòng ngân sách theo một tỷ lệ thống nhất đảm bảo quy định của Luật Ngân sách nhà nước tối thiểu bằng 2% tổng chi ngân sách huyện, thị xã, thành phố) nhằm giải quyết kịp thời các nhiệm vụ chi đột xuất phát sinh, chủ động ứng phó với thiên tai.

16. Định mức bổ sung:

Ngoài các nội dung chi theo định mức phân bổ nêu trên. Để tạo điều kiện cho các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; Đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng, phân bổ tăng thêm cho các huyện, thị xã, thành phố:

- Nếu tính theo các định mức phân bổ trên mà dự toán chi thường xuyên năm 2011 thấp hơn dự toán năm 2010 được tính bổ sung, mức tăng chi tối thiểu bằng 2% so với dự toán năm 2010.

- Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào khả năng tăng thu ngân sách địa phương và các nguồn bổ sung, hỗ trợ thêm của ngân sách trung ương, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định mức bổ sung tăng cho từng huyện, thị xã, thành phố và từng lĩnh vực chi cụ thể để giảm bớt khó khăn cho các huyện.

17. Đối với đơn vị hành chính mới thành lập theo Quyết định của cấp có thẩm quyền:

Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách trong thời kỳ ổn định, khi có đơn vị hành chính mới được thành lập theo Quyết định của Chính phủ, căn cứ mức hỗ trợ bổ sung của trung ương ngân sách tỉnh sẽ thực hiện bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ các đơn vị mới được thành lập (kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác di chuyển, thuê chỗ làm việc, sửa chữa, mua sắm bổ sung phương tiện làm việc; chi trả tiền lương, phụ cấp lương cho số biên chế mới tăng thêm,...).

C. Phương pháp xác định một số tiêu chí, căn cứ của định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2011:

1. Về dân số: Dân số của từng huyện, thị xã, thành phố được xác định theo số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh.

2. Số lượng xã, bản:

- Số lượng xã được xác định trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ.

- Số lượng thôn, bản, tổ dân phố, khu dân cư được xác định trên cơ sở các quyết định công nhận thành lập của cấp có thẩm quyền.

3. Số người nghèo: được xác định theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Số người dân thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Nhà nước thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Ban Dân tộc tỉnh xác định.

4. Đối tượng hưởng các chính sách an sinh xã hội (bảo hiểm y tế người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, trợ cấp bảo trợ xã hội): do Sở Lao động thương binh và xã hội xác định.

5. Số đối tượng cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng do Sở Nội vụ cung cấp.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 24/2010/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 24/2010/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 15/12/2010
Ngày hiệu lực 25/12/2010
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 26/07/2012
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 24/2010/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 24/2010/QĐ-UBND mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương 2011


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 24/2010/QĐ-UBND mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương 2011
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 24/2010/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Hoàng Văn Nhân
Ngày ban hành 15/12/2010
Ngày hiệu lực 25/12/2010
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 26/07/2012
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 24/2010/QĐ-UBND mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương 2011

Lịch sử hiệu lực Quyết định 24/2010/QĐ-UBND mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương 2011