Quyết định 247/2006/QĐ-UBND

Quyết định 247/2006/QĐ-UBND Quy định tạm thời về phòng, chống các tệ nạn xã hội trong kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống tỉnh Bình Dương

Quyết định 247/2006/QĐ-UBND chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh nhà hàng ăn uống Bình Dương đã được thay thế bởi Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân Bình Dương và được áp dụng kể từ ngày 21/09/2018.

Nội dung toàn văn Quyết định 247/2006/QĐ-UBND chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh nhà hàng ăn uống Bình Dương


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 247/2006/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 24 tháng 11 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ, NHÀ HÀNG ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm;

Căn cứ Nghi định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ quy định về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;

Căn cứ Chi thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường;

Căn cứ Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT hướng dẫn bổ sung một số quy định về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng tại Quy chế ban hành kèm Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ;

- Xét đề nghị của Sở Thương mại và Du lịch tại Tờ trình số: 365/STMDL-QLDL ngày 14/11/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về phòng, chống các tệ nạn xã hội trong kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 269/2005/QĐ-UBND ngày 05/12/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Thương mại và Du lịch, Văn hóa-Thông tin, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế; Giám đốc Công an tỉnh; Đội trưởng Đội kiểm tra liên ngành 814 của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT- UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Sở Tư pháp;
-LĐVP.N.TH, Công báo;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ, NHÀ HÀNG ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 247/2006/QĐ-UBND ngày 24/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

Điều 1. Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, làng du lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, cán hộ kinh doanh du lịch, bài cắm trại du lịch, nhà nghỉ có kinh doanh du lịch, phòng xông hơi- xoa bóp, nhà nghỉ trọ bình dân (gọi chung là cơ sở lưu trú) và các nhà hàng, quán ăn, quán bar, vũ trường, karaoke, quán cà phê giải khát các loại, kể cả quán cà phê chòi, cà phê sân vườn (gọi chung là nhà hàng ăn uống) trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện quy định này.

Điều 2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây ở các cơ sở lưu trú và nhà hàng ăn uống:

1. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường sinh thái.

2. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.

3. Lưu hành phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hoá sản xuất, nhập khẩu trái phép, các sản phẩm văn hoá có quyết định đình chi lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; kinh doanh dịch vụ văn hoá mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép theo quy định.

4. Nghiêm cấm các hành vi nhảy múa thoát y hoặc các hành vi khác có tính chất khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma túy và các chất kích thích khác.

5. Đánh bạc, cá cược.

6. Các tệ nạn xã hội khác.

Điều 3. Những cơ sở kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép mới được tổ chức hoạt động xông hơi-xoa bóp, phải thực hiện đúng theo các quy định sau:

1. Trang bị đồng phục quần áo cho các kỹ thuật viên xoa bóp phải kín đáo, không hở hang lộ liễu, nhân viên xoa bóp phải đeo bảng tên.

2. Khách hàng được mặc quần đùi khi xoa bóp.

3. Nhân viên bảo vệ và kỹ thuật viên có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng khi vào xông hơi-xoa bóp từ việc bảo đảm an toàn tư trang tại phòng xoa bóp đến việc xông hơi, tắm và thực hiện kỹ thuật chuyên môn.

4. Ở mỗi phòng khi thực hiện xoa bóp cho khách hàng phải bố trí 02 ký thuật viên để kiểm soát, giám sát hỗ trợ kỹ thuật và hạn chế hành vi quá khích của khách hàng.

5. Kỹ thuật viên phục vụ xoa bóp phải được đảo tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp, vật lý trị liệu và được cấp giấy chứng nhận, các nhân viên xoa bóp phải có hợp đồng lao động và đăng ký danh sách lao động với cơ quan lao động địa phương (Phòng Lao động-Thương binh - Xã hội huyện, thị), nghiêm cấm việc lợi dụng cơ sở xoa bóp để tiến hành các hình thức khiêu dâm, kích dục và các hoạt động mua bán dâm.

Điều 4. Những cơ sở kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép mới được tổ chức hoạt động vũ trường, phải thực hiện theo đúng các quy định như sau:

1. Vũ trường phải có sàn khiêu vũ từ 80m2 trở lên, bảo đảm các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Phù hợp với quy hoạch vũ trường tại địa phương.

2. Sàn khiêu vũ phải cách trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hoá, cơ quan hành chính nhà nước từ, 200m trở lên, trừ các trường hợp cấp phép trước ngày Thông tư số 35/TT-BVHTT ngày 20/12/2002 của Bộ Văn hoá -Thông tin có hiệu lực trước ngày 05-01-2003.

3. Người điều hành hoạt động trực tiếp tại sản khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên ngành về văn hoá nghệ thuật trở lên.

4. Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ phải đảm bảo chất lượng âm thanh.

5. Có nội quy hoạt động được niêm yết công khai ở nơi thuận tiện để mọi người nhận biết và thực hiện. Nội quy phải ghi rõ về thời gian hoạt động, độ tuổi và trang phục của người khiêu vũ, những quy định cấm của người ở trong vũ trường.

6. Không phát hành vé quá sức chứa theo thiết kế cho phép của sàn khiêu vũ.

7. Các vũ trường sử dụng vũ công phải có hợp đồng lao động và quản lý hoạt động của vũ công theo nội dung hợp động.

8. Chủ vũ trường phải bảo đảm các điều kiện về an ninh trật tự quy định tại điều 4 Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

9. Bảo đảm âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949:1998) được đo tại cửa số và cửa ra vào như sau:

+ Từ 8h00’ đến dưới 18h00’ không quá 60 đề-xi-ben.

+ Từ 18h00’ đến dưới 22h00’ không quá 55 đề-xi-ben.

+Từ 22h00’ đến 24h00’ không quá 50 đề-xi-ben.

10. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng.

11. Đảm bảo ánh sáng trong phòng khiêu vũ với độ sáng trung bình trên 10 lux tương đương 1 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2

12. Các tác phẩm âm nhạc được sử dụng phải là các tác phẩm được phép lưu hành, có nội dung không vi phạm các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/TT-PC ngày 08/01/1996 cua Bộ Văn Hoá -Thông Tin.

13. Không để người say rượu, bia, người sử dụng các chất ma túy và các chất kích thích bị cấm sử dụng trong vũ trường.

14. Không cho người dưới 18 tuổi vào làm việc và khiêu vũ tại vũ trường.

Điều 5. Những cơ sở kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép mới được tổ chức hoạt động dịch vụ karaoke, phải thực hiện theo đúng các quy định sau:

1. Phòng karaoke phải có diện tích từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ. Đối với phòng karaoke đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày ban hành Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ có diện tích sử dụng từ 14m2 trở lên, đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hoá, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề và phù hợp với quy hoạch về karaoke của địa phương.

2. Trang thiết bị, phương tiện hoạt động trong phòng karaoke đảm bảo chất lượng màu sắc, âm thanh, hình ảnh.

3. Nhân viên phục vụ tại phòng karaoke phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo nội dung hợp đồng lao động. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên.

4. Không để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.

5. Chủ nhà hàng karaoke phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

6. Bảo đảm âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ổn tối đa cho phép (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949:1998) được đo tại cửa sổ và cửa ra vào như sau:

+Từ 8h00’ đến dưới 18h00’ không quá 60 đề-xi-ben.

+Từ 18h00’ đến dưới 22h00’ không quá 55 đê-xi-ben.

+Từ 22h00’ đển 24h00’ không quá 50 đề-xi-ben.

7. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng.

8. Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 lux tương đương 1 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

9. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn rõ toàn bộ phòng. Không được đặt khoá, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

10. Băng, đĩa karaoke sử dụng tại phòng karaoke phải dán nhãn kiểm soát của Cục nghệ thuật biểu diễn, Cục điện ảnh. Nếu sử dụng đầu máy IC chips phải có danh mục bài hát dã được Sở Văn hoá -Thông tin cho phép sử dụng và đóng dấu đỏ từng trang.

Điều 6. Mỗi cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống phải tự xây dựng nội quy quản lý nhân viên và hướng dẫn khách theo đúng với quy định tạm thời này. Tất cả các cơ sở lưu trú đều phải đăng ký khách lưu trú, khách nghỉ tại cơ sở lưu trú phải có giấy tờ tùy thân (giấy chứng minh nhân dân hoặc loại giấy tờ khác có dán ảnh nhưng phải do cơ quan Nhà nước cấp) phải thực hiện đúng trách nhiệm và phạm vi quản lý theo chế độ quy định, không để tệ nạn xã hội xảy ra tại cơ sở kinh doanh.

Điều 7. Tiếp viên, nhân viên, phục vụ tại các cơ sở lưu trú và nhà hàng ăn uống phải có hợp đồng lao động và đăng ký danh sách lao động với Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện, thị; phải từ 18 tuổi trở lên, có sức khoẻ tốt, mỗi phòng karaoke chỉ được phép sử dụng 01 (một) nhân viên để phục vụ bưng nước giải khát và chỉnh máy, tuyệt đối không được ngồi chung với khách, phải đeo bảng tên có dán ảnh màu 3 x 4 do chủ cơ sở cấp theo quy định. Tuyệt đối không được cho người say rượu, bia vào phòng karaoke, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng.

Đối với quán cà phê giải khát (cả các quán cà phê vườn, lùm, chòi...) mái lợp phải cao ráo. Có từ 1 đến 3 bàn chỉ được phép sử dụng 2 tiếp viên để phục vụ bưng, bê nước giải khát; có từ 4 đến 5 bàn chi được phép sử dụng 3 tiếp viên để phục vụ bưng, bê nước giải khát; có từ 5 bàn trở lên chỉ được phép sử dụng 4 tiếp viên để phục vụ bưng, bê nước giải khát.

Điều 8. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để xảy ra các hành vi nghiêm cấm tại Điều 2 quy định này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ sở kinh doanh, người trực tiếp vi phạm và nhân viên quản lý phải chịu xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 9. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú, vũ trường, karaoke và nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh, nếu vi phạm quy định tạm thời được nêu trong những điều, khoản được quy định như trên sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ; Các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng trên địa bàn tỉnh thì bị xử lý theo Nghị định số 88/CP ngày 14-12-1995 của Chính phủ; Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/1/2006 của Chính phủ; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ; Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; Thông tư Liên tịch số 21/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09/12/2004 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Y tế (quy định các ngành, nghề không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi và mức xử phạt đối với hành vi này) và những quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 10. Trong quá trình thực hiện, nếu có sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất kỳ điều khoản nào của quy định này, Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 247/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu247/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/11/2006
Ngày hiệu lực04/12/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/09/2018
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 247/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 247/2006/QĐ-UBND chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh nhà hàng ăn uống Bình Dương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 247/2006/QĐ-UBND chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh nhà hàng ăn uống Bình Dương
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu247/2006/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Dương
              Người kýNguyễn Hoàng Sơn
              Ngày ban hành24/11/2006
              Ngày hiệu lực04/12/2006
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/09/2018
              Cập nhật6 năm trước

              Văn bản gốc Quyết định 247/2006/QĐ-UBND chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh nhà hàng ăn uống Bình Dương

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 247/2006/QĐ-UBND chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh nhà hàng ăn uống Bình Dương