Quyết định 25/2011/QĐ-UBND

Quyết định 25/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành

Quyết định 25/2011/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp đã được thay thế bởi Quyết định 31/2016/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ học nghề lao động thuộc diện chính sách xã hội Đà Nẵng và được áp dụng kể từ ngày 20/10/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 25/2011/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp


UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 25/2011/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH, XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật dạy nghề số 76/2006/QH 11 ngày 29 tháng 4 năm 2006;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 44/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định nêu trên.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2009 của UBND thành phố Quy định chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp đối với người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Minh

 

QUY ĐỊNH

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH, XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này điều chỉnh về đối tượng, chính sách hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện hỗ trợ lao động diện chính sách, xã hội học nghề trình độ sơ cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Lao động thuộc diện chính sách, xã hội bao gồm các đối tượng sau:

1. Nhóm 1: Lao động thuộc hộ nghèo.

2. Nhóm 2:

- Lao động là thân nhân chủ yếu thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;

- Lao động là người dân tộc thiểu số;

- Lao động là bộ đội xuất ngũ;

- Lao động là người khuyết tật;

- Lao động là người nghiện ma túy đã được cai nghiện, người mại dâm đã được giáo dục chữa bệnh đang hòa nhập tại cộng đồng.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Mỗi lao động là đối tượng của Chính sách chỉ được hỗ trợ học nghề một lần để giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề.

2. Việc hỗ trợ kinh phí dạy nghề thông qua cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có đăng ký hoạt động dạy nghề và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước, được thành phố lựa chọn tham gia dạy nghề cho người lao động.

3. Trong trường hợp lao động là đối tượng của Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề của nhiều chương trình thì được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc chương trình nào có mức hỗ trợ cao nhất; trường hợp lao động là đối tượng của Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ bằng nguồn kinh phí Trung ương thì hưởng chính sách hỗ trợ bằng nguồn kinh phí Trung ương.

Điều 4. Nghề đào tạo và mức hỗ trợ

1. Danh mục nghề đào tạo và mức hỗ trợ tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

2. Căn cứ nhu cầu việc làm và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo từng giai đoạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục nghề và mức hỗ trợ cho phù hợp.

Chương II

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Điều 5. Hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề)

Người lao động là đối tượng của Quyết định, có hộ khẩu thường trú tại thành phố Đà Nẵng, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề, đủ điều kiện xét tuyển vào các khóa học nghề trình độ sơ cấp, được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.

Điều 6. Hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại

Người lao động là đối tượng thuộc nhóm 1 của Quyết định, được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người (mức tối đa không quá 450.000 đồng/người/tháng); hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Nguồn kinh phí hỗ trợ

Từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách thành phố và các nguồn vận động tài trợ hợp pháp.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kinh phí để triển khai thực hiện.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động là đối tượng của Quyết định.

3. Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố danh sách các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề miễn phí theo chính sách của thành phố.

4. Phối hợp với Sở Ngoại vụ, các ngành liên quan và các địa phương vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho lao động là đối tượng của Quyết định.

5. Phối hợp với các ngành, địa phương, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất, Ban Quản lý các Dự án đền bù giải tỏa, Bản quản lý Khu công nghệ cao vận động các doanh nghiệp được giao đất tại các khu công nghiệp, địa bàn giải tỏa ưu tiên tiếp nhận lao động là đối tượng của Quyết định tại địa phương đủ điều kiện vào làm việc tại doanh nghiệp.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện chương trình.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí dạy nghề miễn phí hàng năm theo đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện phân luồng học sinh để phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tuyên truyền, vận động học sinh thuộc đối tượng của Quyết định tham gia học nghề, giải quyết việc làm.

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ

Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan và các địa phương vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho lao động là đối tượng của Quyết định.

Điều 13. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ người lao động trong Quyết định này, vận động người lao động là đối tượng của Quyết định tham gia học nghề, giải quyết việc làm.

Điều 14. Trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất, Ban quản lý các Dự án giải tỏa đền bù, Ban quản lý Khu Công nghệ cao

Vận động doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao tại Đà Nẵng và doanh nghiệp được giao đất tại các vùng di dời, giải tỏa tiếp nhận lao động là đối tượng của Quyết định vào làm việc.

Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng của Quyết định hàng năm và 05 năm để phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Điều 16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố trong phạm vi hoạt động của mình vận động hướng dẫn đoàn viên, hội viên học nghề, tạo việc làm.

Điều 17. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định; định kỳ 6 tháng (10/7) và hàng năm (10/01 năm sau) đánh giá kết quả thực hiện; gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NGHỀ VÀ MỨC HỖ TRỢ HỌC NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TẠI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

TT

Danh mục nghề

Thời gian đào tạo tối thiểu

(tháng/khoá)

Mức hỗ trợ

(đồng/người/khóa)

01

May công nghiệp

3,0

1.000.000

02

May dân dụng

4,0

1.400.000

03

Điện công nghiệp

4,0

2.700.000

04

Điện dân dụng

4,0

2.700.000

05

Điện tử

6,0

2.400.000

06

Điện lạnh

6,0

2.400.000

07

Cơ khí (tiện, phay, bào)

5,0

2.500.000

08

3,0

1.200.000

09

Hàn

3,0

2.000.000

10

Lễ tân

3,0

1.500.000

11

Nấu ăn

3,0

2.100.000

12

Bartender, buồng, bàn

4,0

2.000.000

13

Mộc công nghiệp và dân dụng

5,0

2.500.000

14

Thủ công mỹ nghệ (đan,thêu)

3,0

1.600.000

15

Trồng hoa cây cảnh

4,0

1.100.000

16

Nuôi trồng chế biến nấm ăn

3,0

800.000

17

Kỹ thuật xây dựng (nề)

6,0

2.700.000

18

Điêu khắc đá mỹ nghệ

5,0

2.000.000

19

Vận hành máy thi công

6,0

2.500.000

20

Sữa chữa xe gắn máy

6,0

2.700.000

21

Sữa chữa điện thoại di động

5,0

2.000.000

22

Sữa chữa máy vi tính

5,0

2.000.000

23

Dịch vụ chăm sóc gia đình,

Chăm sóc người già,…

3,0

1.000.000

24

Chăm sóc sắc đẹp

3,0

1.500.000

25

Bảo vệ chuyên nghiệp (vệ sĩ)

3,0

1.000.000

26

Nuôi trồng, khai thác thủy sản

5,0

2.500.000

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 25/2011/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu25/2011/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/08/2011
Ngày hiệu lực01/09/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 20/10/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 25/2011/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 25/2011/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Quyết định 25/2011/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp
            Loại văn bảnQuyết định
            Số hiệu25/2011/QĐ-UBND
            Cơ quan ban hànhThành phố Đà Nẵng
            Người kýTrần Văn Minh
            Ngày ban hành22/08/2011
            Ngày hiệu lực01/09/2011
            Ngày công báo...
            Số công báo
            Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
            Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 20/10/2016
            Cập nhật7 năm trước

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 25/2011/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 25/2011/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp