Quyết định 2554/QĐ-UBND

Quyết định 2554/QĐ-UBND năm 2009 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ

Quyết định 2554/QĐ-UBND 2009 công bố Bộ thủ tục hành chính Sở Giáo dục Đào tạo đã được thay thế bởi Quyết định 1671/QĐ-UBND Công bố sửa đổi, bổ sung Bộ thủ tục hành chính và được áp dụng kể từ ngày 24/06/2010.

Nội dung toàn văn Quyết định 2554/QĐ-UBND 2009 công bố Bộ thủ tục hành chính Sở Giáo dục Đào tạo


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2554/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 20 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1776/TTr-SGD-ĐT ngày 12 tháng 8 năm 2009 và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân thành phố,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở, Thủ trưởng Ban, ngành thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Thanh Mẫn

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Công bố kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Phần I . DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC

1

Công nhận Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

2

Công nhận Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

3

Công nhận Trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

4

Công nhận Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia

5

Thành lập Trường trung học phổ thông tư thục

6

Sáp nhập, chia tách Trường trung học phổ thông tư thục

7

Thành lập Trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

8

Sáp nhập, chia tách Trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

9

Thành lập Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ngoài công lập

10

Cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và các chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khác … theo chương trình giáo dục thường xuyên

11

Cấp phép dạy thêm cấp trung học phổ thông

12

Liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

13

Đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

II. LĨNH VỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC

1

Tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên trung học phổ thông

2

Thuyên chuyển giáo viên trong, ngoài thành phố

III. QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1

Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước cấp trung học phổ thông

2

Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

3

Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

4

Chuyển học sinh chuyên sang trường khác

IV. HỆ THỐNG VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

1

Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc (cấp phổ thông trung học)

2

Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do có nhiều Giấy khai sinh khác nhau trường hợp các Giấy khai sinh đều có tên trong Sổ bộ lưu

3

Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do có nhiều Giấy khai sinh khác nhau trường hợp các Giấy khai sinh đều không có tên trong Sổ bộ lưu

4

Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do có nhiều Giấy khai sinh khác nhau trường hợp một Giấy khai sinh có trong Sổ bộ lưu, một không có trong Sổ bộ lưu

5

Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do cải chính hộ tịch

6

Điều chỉnh chi tiết hộ tịch trên văn bằng, chứng chỉ

V. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

1

Tiếp công dân

2

Xử lý Đơn

3

Giải quyết khiếu nại lần đầu

4

Giải quyết khiếu nại lần hai

5

Giải quyết tố cáo

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC

1. Công nhận Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

a) Trình tự thực hiện :

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì trình ký

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở và thẩm định lại vào năm tiếp theo.

- Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; Trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy Giới thiệu của cơ quan.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Báo cáo của nhà trường, nhà trẻ về quá trình xây dựng Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo quy định;

+ Văn bản đề nghị công nhận Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Chủ tịch UBND cấp huyện ký;

+ Biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra cấp huyện.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 38 ngày, Văn phòng UBND thành phố 07 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Nhà trường, nhà trẻ đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia được quyền đề nghị cấp có thẩm quyền kiểm tra, xét duyệt và công nhận đạt chuẩn quốc gia. Nhà trường, nhà trẻ qua kiểm tra chưa đạt chuẩn sẽ chỉ được đề nghị kiểm tra lại vào năm học sau.

- Đạt các tiêu chuẩn quy định trong Quy chế công nhận Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

2. Công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì trình ký.

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở và thẩm định lại vào năm tiếp theo.

- Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của cơ quan.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Báo cáo của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định về xây dựng Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

+ Văn bản đề nghị công nhận Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Chủ tịch UBND quận, huyện.

+ Biên bản kiểm tra Mức chất lượng tối thiểu.

+ Biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra cấp quận, huyện.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 38 ngày, Văn phòng UBND thành phố 07 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trường tiểu học được đề nghị cấp trên xét để kiểm tra công nhận đạt chuẩn phải có cơ sở vật chất độc lập, có đủ các khối lớp của toàn cấp học và đạt danh hiệu trường tiểu học tiên tiến của năm học trước.

- Đạt các tiêu chuẩn quy định trong Quy chế công nhận Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

- Quyết định số 55/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định mức chất lượng tối thiểu của Trường tiểu học.

3. Công nhận Trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở và thẩm định lại vào năm tiếp theo.

- Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản đề nghị được xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định, kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

+ Biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra cấp quận, huyện.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 38 ngày, Văn phòng UBND thành phố 07 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, các trường trung học công lập, bán công, dân lập, tư thục đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia được quyền tự đánh giá và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn quốc gia.

- Đạt các tiêu chuẩn quy định trong Quy chế công nhận Trường trung học đạt chuẩn quốc gia

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận Trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/03/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế công nhận Trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT.

4. Công nhận Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở và thẩm định lại vào năm tiếp theo.

- Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của cơ quan.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản đề nghị được xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định, kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

+ Biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra cấp thành phố lập.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 38 ngày, Văn phòng UBND thành phố 07 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, các trường trung học công lập, bán công, dân lập, tư thục đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia được quyền tự đánh giá và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn quốc gia.

- Đạt các tiêu chuẩn quy định trong Quy chế công nhận Trường trung học đạt chuẩn quốc gia

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận Trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/03/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế công nhận Trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT.

5. Thành lập Trường trung học phổ thông tư thục

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở; nhà trường thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định lại (thẩm định lần thứ hai).

- Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin thành lập trường;

+ Luận chứng khả thi;

+ Đề án tổ chức và hoạt động;

+ Hồ sơ về cơ sở vật chất;

+ Hồ sơ về nhân sự:

* Hiệu trưởng

* Danh sách giáo viên cơ hữu.

+ Văn bản xác nhận về khả năng tài chính để thực hiện dự án xây dựng trường;

+ Cam kết xây dựng trường;

+ Dự thảo “Nội quy tổ chức và hoạt động của trường”;

+ Các văn bản khác có liên quan (Giấy phép đầu tư, Giấy đăng ký kinh doanh, ...) (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 06 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 38 ngày, Văn phòng UBND thành phố 07 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Việc mở trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mở trường có luận chứng khả thi bảo đảm:

+ Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông;

+ Có cơ sở vật chất và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục và thực hiện các quy định tại chương VI của Điều lệ Trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học.

7. Sáp nhập, chia tách Trường trung học phổ thông tư thục

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin sáp nhập, chia, tách trường;

+ Luận chứng khả thi;

+ Đề án tổ chức và hoạt động;

+ Hồ sơ về cơ sở vật chất;

+ Hồ sơ về nhân sự:

* Hiệu trưởng

* Danh sách giáo viên

+ Danh sách giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng (trường tư thục, dân lập);

+ Danh sách Hội đồng quản trị (trường tư thục, dân lập);

+ Văn bản xác nhận về khả năng tài chính để thực hiện dự án xây dựng trường;

+ Cam kết xây dựng trường;

+ Dự thảo “Nội quy tổ chức và hoạt động của trường”;

+ Các văn bản khác có liên quan (Giấy phép đầu tư, Giấy đăng ký kinh doanh, ...) (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 38 ngày, Văn phòng UBND thành phố 07 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trường trung học.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo đảm quyền lợi nhà giáo và người học.

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học.

9. Thành lập Trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở; nhà trường thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định lại (thẩm định lần thứ hai).

- Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình về việc thành lập trường

+ Đề án thành lập trường với những nội dung chủ yếu sau

* Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trường;

* Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

* Ngành hoặc chuyên ngành dự kiến đào tạo;

* Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

* Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

* Các yếu tố cần thiết để đảm bảo nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ ngành và chuyên ngành đào tạo của trường;

* Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng;

* Các văn bản giấy tờ liên quan đến sở hữu đất đai, tài sản của nhà trường;

* Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (Sở Giáo dục và Đào tạo 30 ngày, UBND thành phố 15 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo 15 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường trung cấp chuyên nghiệp.

10. Sáp nhập, chia tách Trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở; nhà trường thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định lại (thẩm định lần thứ hai).

- Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình về việc thành lập trường;

+ Đề án thành lập Trường với những nội dung chủ yếu sau:

* Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trường;

* Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

* Ngành hoặc chuyên ngành dự kiến đào tạo;

* Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

* Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

* Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ ngành và chuyên ngành đào tạo của trường;

* Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng;

* Các văn bản giấy tờ liên quan đến sở hữu đất đai, tài sản của nhà trường.

+ Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 38 ngày, Văn phòng UBND thành phố 07 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005.

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

- Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường trung cấp chuyên nghiệp.

12. Thành lập Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ngoài công lập

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở; nhà trường thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định lại (thẩm định lần thứ hai).

- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình xin thành lập trung tâm.

+ Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:

* Mục đích, yêu cầu thành lập trung tâm;

* Tên trung tâm, địa chỉ, số điện thoại, Email, Fax;

* Dự kiến các chương trình giảng dạy, quy mô học viên trong năm đầu và ba năm tiếp theo;

* Bản thuyết minh về các điều kiện thành lập trung tâm, trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc Hợp đồng thuê) đất, nhà, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành và nguồn tài chính đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

* Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng (họ tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, chức vụ hiện tại, cơ quan công tác);

* Bản thống kê về cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành và các trang thiết bị, phương tiện, học liệu.

+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm;

+ Văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, bản sao có chứng thực.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005.

- Nghị định số 75/2005/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

- Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.

- Quyết định số 1689/QĐ-UBND ngày 24/7/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ủy quyền thành lập trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, bổ nhiệm, bãi nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.

13. Cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và các chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khác... theo chương trình giáo dục thường xuyên

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở; nhà trường thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định lại (thẩm định lần thứ hai).

- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: ( ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị mở cơ sở (hoặc lớp học) ngoại ngữ - tin học;

+ Danh sách giáo viên, nhân viên trích ngang kèm theo bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ (theo mẫu quy định);

+ Bảng kê khai phương tiện dạy học (theo mẫu quy định);

+ Kế hoạch và chương trình giảng dạy;

+ Hợp đồng thuê mướn mặt bằng, bản sao có chứng thực (nếu cơ sở không đặt tại nhà ở);

+ Biên bản phòng cháy chửa cháy, bản sao photo.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Danh sách Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (Phụ lục I);

- Bảng khai kê phương tiện dạy học (Phụ lục II).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ - tin học.

- Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

- Công văn số 2183/BGDĐT-GDTX ngày 19/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quản lý dạy-học ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

- Công văn số 3021/UBND-VX ngày 19/6/2009 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành hướng dẫn quản lý các cơ sở giảng dạy ngoại ngữ - tin học trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Hướng dẫn số 1455/HD-SGDĐT ngày 26/6/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên đối với các cơ sở ngoại ngữ - tin học chưa đủ điều kiện thành lập trung tâm trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

14. Cấp phép dạy thêm cấp trung học phổ thông

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định tại cơ sở

+ Trường hợp thẩm định “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp thẩm định “Không đạt” thì yêu cầu cơ sở phải khắc phục những thiếu sót được nhắc nhở; nhà trường thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định lại

(thẩm định lần thứ hai).

- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị mở cơ sở hoặc lớp dạy thêm-luyện thi;

+ Danh sách cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kèm theo bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ (theo mẫu quy định);

+ Bảng kê khai phương tiện dạy học (theo mẫu quy định);

+ Kế hoạch và chương trình giảng dạy;

+ Hợp đồng thuê mướn mặt bằng, bản sao có chứng thực (nếu cơ sở không đặt tại nhà ở);

+ Biên bản Phòng cháy chữa cháy, bản sao photo.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Danh sách Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (Phụ lục I);

- Bảng kê khai phương tiện dạy học (Phụ lục I).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tiêu chuẩn người dạy:

+ Giáo viên đang giảng dạy tại các trường, cơ sở giáo dục khác có nhu cầu dạy thêm phải đạt trình độ chuẩn đào tạo.

+ Giáo viên đã nghỉ hưu, nghỉ việc có nhu cầu dạy thêm, phải đạt trình độ chuẩn đào tạo và có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) về tư cách đạo đức và được cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên xác nhận sức khỏe bình thường.

- Cơ sở vật chất: Thực hiện theo quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về: diện tích, độ thông thoáng, mức độ tiếng ồn, ánh sáng. Ngoài ra, còn đảm bảo các yêu cầu:

+ Có nơi để xe cho người học, không gây ách tắc giao thông, không gây phiền hà cho khu vực.

+ Có phương tiện phòng cháy, chữa cháy (nước, cát và ít nhất 1 bình chữa cháy).

+ Cầu thang, lối đi thoát hiểm đầy đủ.

+ Nhà vệ sinh bảo đảm đủ cho giáo viên và học sinh sử dụng.

+ Số lượng ở mỗi lớp học thêm không được quá 45 học sinh.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo về quy định dạy thêm học thêm.

- Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

- Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về: diện tích, độ thông thoáng, mức độ tiếng ồn, ánh sáng.

- Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 22/5/2008 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy chế quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

15. Liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: ( ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

+ Danh sách dự kiến, cán bộ tham gia giảng dạy;

+ Bản kê cơ sở vật chất, thiết bị.

- Số lượng: 02 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 37 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 15 ngày, Văn phòng UBND thành phố 07 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo 15 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đối với đơn vị chủ trì đào tạo:

+ Đã có văn bản cho phép mở ngành đào tạo đối với ngành dự định liên kết;

+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu đào tạo;

+ Đảm bảo yêu cầu về đội ngũ giảng viên (giáo viên), cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy theo quy định, phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học.

- Đối với đơn vị phối hợp đào tạo:

+ Xác định được nhu cầu đào tạo về: số lượng, ngành nghề và trình độ đào tạo.

+ Xác định được địa điểm đặt lớp:

Đối với các khoá liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải là các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

Đối với các khoá liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, địa điểm đặt lớp phải là các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện.

- Đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, đảm bảo môi trường sư phạm, có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

16. Đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.

- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân;

yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo (theo mẫu quy định);

+ Đề án án mở ngành đào tạo (Đề án mở ngành được đóng bìa và có dấu giáp lai) bao gồm:

* Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (theo mẫu quy định);

* Chương trình môn học thuộc ngành đào tạo (theo mẫu quy định);

* Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

. Danh sách giáo viên tham gia đào tạo (theo mẫu quy định);

. Hồ sơ trích ngang của giáo viên thỉnh giảng (theo mẫu quy định);

. Bảng kêu cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục (theo mẫu quy định);

+ Phụ trương đề án:

* Hợp đồng giáo viên thỉnh giảng;

* Hợp đồng liên kết với các đối tác khác (nếu có). Các bản hợp đồng có xác nhận của nhà trường (nếu phụ trương có từ 3 văn bản trở lên thì lập bảng kê).

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo 15 ngày, Văn phòng UBND thành phố 15 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo 15 ngày)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo (mẫu số 2);

- Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (mẫu số 4);

- Chương trình môn học thuộc ngành đào tạo (mẫu số 5);

- Danh sách giáo viên tham gia đào tạo (mẫu số 6);

- Hồ sơ trích ngang của giáo viên thỉnh giảng (mẫu số 7);

- Bảng kêu cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục (mẫu số 8).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT ngày 09/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai áp dụng thí điểm cơ chế “một cửa” tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Công văn số 2065/BGD&ĐT-GDCN ngày 17/3/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.

II. LĨNH VỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC

1. Tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên trung học phổ thông

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Phiếu đăng ký dự tuyển;

+ Sơ yếu lý lịch 2a (dán ảnh 4 x 6) (theo mẫu quy định), có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập;

+ Bản sao giấy khai sinh;

+ Các văn bằng, chứng chỉ, và bảng kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển, giấy chứng nhận thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên trong tuyển dụng, bản sao photo (nếu có);

+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (mẫu 2a).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Là công dân Việt Nam, có nơi thường trú tại Việt Nam; có nguyện vọng làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Tuổi đời của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi. Các đối tượng sau đây, tuổi đời dự tuyển có thể trên 45 tuổi nhưng không quá 50 tuổi:

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng đang làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước;

+ Cán bộ, công chức cấp xã bao gồm các chức danh quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

- Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ.

- Về trình độ: Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành tương ứng với ngạch giáo viên dự tuyển. Cụ thể:

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.

+ Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.

Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thực hiện như đối với cơ sở giáo dục phổ thông theo cấp học tương ứng.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

- Điều kiện bổ sung:

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, loại hình, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ và đặc điểm, điều kiện phát triển giáo dục của địa phương, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện dự tuyển cho phù hợp như: năng khiếu, trình độ đào tạo trên chuẩn của ngạch tuyển dụng Điều kiện bổ sung không thấp hơn hoặc trái với quy định hiện hành của Nhà nước và người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng chịu trách nhiệm về các điều kiện bổ sung.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

- Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Thuyên chuyển giáo viên trong, ngoài thành phố

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị thuyên chuyển;

+ Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (theo mẫu quy định);

+ Bản sao văn bằng chuyên môn;

+ Văn bản đồng ý cho đi của đơn vị quản lý trực tiếp;

+ Phiếu nhận xét, đánh giá công chức, viên chức hay bản tự kiểm cá nhân đến thời điểm chuyển công tác;

+ Quyết định tuyển dụng (nếu công tác từ 09 năm trở lên thì không cần quyết định này);

+ Quyết định lương hiện hưởng.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (mẫu 2a).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

- Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.

- Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.

III. QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1. Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước cấp trung học phổ thông

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;

+ Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt);

+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt);

+ Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có);

+ Giấy khai sinh (kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài), bản sao photo;

+ Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, bản sao photo.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2. Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: ( ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin học lại do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đứng đơn;

+ Học bạ;

+ Giấy chứng nhận trúng tuyển lớp 10, học bạ cấp dưới;

+ Phiếu xác nhận kết quả học tập;

+ Hộ khẩu hoặc chứng nhận tạm trú tại địa phương, bản sao có chứng thực.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở.

3. Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị chuyển trường có xác nhận của trường chuyển đi và trường chuyển đến;

+ Học bạ;

+ Giấy chứng nhận trúng tuyển lớp 10;

+ Phiếu xác nhận kết quả học tập nếu chuyển trường giữa năm học;

+ Hộ khẩu hoặc chứng nhận tạm trú tại địa phương, bản sao có chứng thực.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp, nếu học sinh chuyển ngoài tỉnh.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Chuyển học sinh chuyên sang trường khác

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân;

yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: ( ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị chuyển trường có xác nhận của trường chuyển đi và trường chuyển đến;

+ Học bạ;

+ Giấy chứng nhận trúng tuyển lớp 10;

+ Phiếu xác nhận kết quả học tập nếu chuyển trường giữa năm học;

+ Hộ khẩu hoặc chứng nhận tạm trú tại địa phương, bản sao photo.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

IV. HỆ THỐNG VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ

1. Cấp Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc (cấp trung học phổ thông)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) hoặc gửi qua hệ thống

Bưu chính. Khi đến nộp hồ sơ, người nộp phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác. Trường hợp gửi hồ sơ thông qua hệ thống Bưu chính thì phải ghi rõ loại văn bằng, chứng chỉ cần cấp bản sao; số lượng; lệ phí; kèm bao thư có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận.

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ (nếu yêu cầu thông qua hệ thống Bưu chính thì gửi Phiếu hướng dẫn theo địa chỉ người nhận qua đường Bưu điện).

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) hoặc qua hệ thống Bưu chính theo địa chỉ người nhận.

+ Công chức trả kết quả viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận kết quả nộp tiền, ký nhận vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút; Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;

- Thông qua hệ thống Bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp bản sao;

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác, bản chính hoặc bản sao có chứng thực (đối với trường hợp yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ thông qua hệ thống Bưu chính).

+ Ảnh 3 x 4 (01 đến 05 tấm) để làm bằng

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong ngày làm việc đối với trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp;

- 03 ngày làm việc đối với trường hợp gửi hồ sơ qua đường Bưu điện.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bằng, chứng chỉ

h) Lệ phí: 3000 đồng/bản sao

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 04/02/2009 của UBND thành phố về lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.

2. Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do có nhiều Giấy khai sinh khác nhau trường hợp các Giấy khai sinh đều có tên trong Sổ bộ lưu

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân;

yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: ( ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của trường hoặc chính quyền điạ phương nơi cư trú;

+ Quyết định của UBND quận (huyện) thu hồi hủy bỏ Giấy khai sinh cấp sau, cho sử dụng Giấy khai sinh còn lại;

+ Giấy khai sinh còn lại làm căn cứ để điều chỉnh văn bằng (chứng chỉ) mới, bản sao photo;

+ Văn bằng bản gốc;

+ Ảnh 3 x 4 (01 đến 05 tấm) giống ảnh trên Đơn để làm bằng

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bằng, chứng chỉ

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/08/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.

3. Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do có nhiều Giấy khai sinh khác nhau trường hợp các Giấy khai sinh đều không có tên trong Sổ bộ lưu

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3 - 2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; Trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: ( ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của trường hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú;

+ Quyết định của UBND quận (huyện) thu hồi hủy bỏ Giấy khai sinh không có tên trong Sổ bộ lưu và cho làm lại Giấy khai sinh mới (nếu Giấy khai sinh bị mất thì Phòng Tư pháp quận/huyện xác nhận các Giấy khai sinh không có trong Sổ bộ lưu và cho làm lại Giấy khai sinh mới).

+Giấy Khai sinh mới (có Hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân kèm theo);

+ Văn bằng bản gốc;

+ Ảnh 3 x 4 (01 tấm ảnh /01 bản sao).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bằng, chứng chỉ

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định ban hành quy chế, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/08/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.

4. Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do có nhiều Giấy khai sinh khác nhau trường hợp một Giấy khai sinh có trong Sổ bộ lưu, một không có trong Sổ bộ lưu

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; Trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của Trường hoặc chính quyền điạ phương nơi cư trú;

+ Quyết định của UBND quận (huyện) thu hồi hủy bỏ Giấy khai sinh không có tên trong Sổ bộ lưu và cho sử dụng Giấy khai sinh còn lại (nếu Giấy khai sinh bị mất thì thay bằng xác nhận của phòng Tư Pháp là Giấy khai sinh không có trong Sổ bộ lưu);

+ Giấy khai sinh phù hợp với Quyết định nêu trên dùng để sửa trên văn bằng, chứng chỉ mới, bản sao photo;

+ Văn bằng bản gốc;

+ Ảnh 3 x 4 (01 tấm ảnh/01bản sao).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bằng, chứng chỉ

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định ban hành quy chế, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/08/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.

5. Điều chỉnh văn bằng, chứng chỉ do cải chính hộ tịch

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; Trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của Trường hoặc chính quyền điạ phương nơi cư trú;

+ Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch của UBND phường (xã);

+ Giấy khai sinh phù hợp với quyết định nêu trên, bản sao photo;

+ Văn bằng bản gốc;

+ Ảnh 3 x 4 (01 tấm ảnh/01bản sao).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bằng, chứng chỉ

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định ban hành quy chế, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/08/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.

6. Điều chỉnh chi tiết hộ tịch trên văn bằng, chứng chỉ

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân;

yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút,

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của trường hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú;

+ Văn bằng, chứng chỉ gốc được cấp ở cấp học trước và khai sinh khớp nhau về hộ tịch;

+ Văn bằng, chứng chỉ bản gốc có chi tiết khác với văn bằng, chứng chỉ và khai sinh nêu trên;

+ Ảnh 3x4, 01 tấm.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bằng, chứng chỉ

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định ban hành quy chế, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 02/08/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.

- Công văn số 12338/THPT ngày 30/12/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thay đổi tên, ngày, tháng, năm sinh trên bằng tốt nghiệp và văn bằng liên thông giữa Sở Tư pháp và Sở Giáo dục - Đào tạo.

V. LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

1. Tiếp công dân:

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

+ Địa điểm: Phòng Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

+ Đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tùy thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể ủy quyền cho người đại diện hợp pháp; người này phải có Giấy ủy quyền, có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi người ủy quyền cư trú.

- Bước 2: Quá trình làm việc

+ Yêu cầu công dân trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

+ Trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

+ Cán bộ tiếp dân lắng nghe, ghi chép vào Sổ Tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày.

+ Công chức tiếp công dân tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp và viết Phiếu nhận hồ sơ các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.

+ Xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân:

* Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết thành Đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

* Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, tiếp nhận tài liệu liên quan, phân loại đơn và xử lý theo thủ tục xử lý đơn thư.

- Bước 3: Kết thúc tiếp công dân, người tiếp công dân phải thông báo cho công dân biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết để họ liên hệ sau này.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;

- Thông qua hệ thống Bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại, Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân (theo mẫu quy định);

+ Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp;

+ Giấy ủy quyền (nếu có) (theo mẫu quy định).

- Số lượng: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thụ lý Đơn, Phiếu hướng dẫn

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn khiếu nại (mẫu số 32);

- Đơn tố cáo (mẫu số 46);

- Giấy ủy quyền (mẫu số 41);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân có quyền:

+ Từ chối không tiếp những những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có Quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.

+ Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm Quy chế, Nội quy nơi tiếp công dân.

+ Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005.

- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Xử lý Đơn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo thì viết Phiếu hướng dẫn người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Bước 3: Nhận kết quả qua đường Bưu điện theo đúng địa chỉ ghi trong hồ sơ.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút

Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;

- Thông qua hệ thống Bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại (theo mẫu quy định);

+ Đơn tố cáo (theo mẫu quy định);

+ Các tài liệu khác chứng minh có liên quan đến việc khiếu nại (nếu có), bản sao photo;

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp người khiếu nại không tự mình khiếu nại mà khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp) (theo mẫu quy định), bản sao photo.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thụ lý Đơn

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn khiếu nại (mẫu số 32);

- Đơn tố cáo (mẫu số 46);

- Giấy ủy quyền (mẫu số 41);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

+ Người đại diện không hợp pháp;

+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;

+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

+ Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có Bản án, Quyết định của Tòa án.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005.

- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Giải quyết khiếu nại lần đầu

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) hoặc gửi qua đường Bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Đối với Đơn nhận trực tiếp:

* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ hẹn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, người khiếu nại sẽ nhận được văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thụ lý hồ sơ.

* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

* Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Đối với Đơn nhận qua đường Bưu điện:

* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận giải quyết.

* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ hoặc không đúng thẩm quyền giải quyết thì có Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ hoặc hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Bước 3: Nhận kết quả qua đường Bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;

- Thông qua hệ thống Bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại (theo mẫu quy định);

+ Quyết định hành chính bị khiếu nại, bản sao photo;

+ Giấy ủy quyền (nếu có) (theo mẫu quy định), bản sao photo;

+ Các tài liệu có liên quan (nếu có), bản sao photo.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

- Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

- Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết lần đầu không quá 45 ngày, những vụ phức tạp kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn khiếu nại (mẫu số 32);

- Giấy ủy quyền (mẫu số 41).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

+ Người đại diện không hợp pháp;

+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;

+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải Quyết khiếu nại lần hai;

+ Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có Bản án, Quyết định của Tòa án.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005.

- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Giải quyết khiếu nại lần hai

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) hoặc gửi qua đường Bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Đối với Đơn nhận trực tiếp:

* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ hẹn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, người khiếu nại sẽ nhận được văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thụ lý hồ sơ.

* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

+ Đối với Đơn nhận qua đường Bưu điện:

* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận giải quyết.

* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì có Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Nhận kết quả qua đường Bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;

- Thông qua hệ thống Bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại (theo mẫu quy định);

+ Quyết định hành chính bị khiếu nại (nếu có), bản sao photo;

+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, bản sao photo;

+ Biên bản triển khai Quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản sao photo;

+ Giấy ủy quyền (nếu có) (theo mẫu quy định), bản sao photo;

+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có), bản sao photo.

- Số lượng, hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

- Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết.

- Trường hợp vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn khiếu nại (mẫu số 32);

- Giấy ủy quyền (mẫu số 41).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

+ Người đại diện không hợp pháp;

+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;

+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải Quyết khiếu nại lần hai;

+ Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có Bản án, Quyết định của Tòa án.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005.

- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.

5. Giải quyết tố cáo

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo

(số 39, đường 3-2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) hoặc gửi qua đường Bưu điện.

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Đối với Đơn nhận trực tiếp:

* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ hẹn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, người khiếu nại sẽ nhận được văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thụ lý hồ sơ.

* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

* Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Đối với Đơn nhận qua đường Bưu điện:

* Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận giải quyết.

* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ hoặc không đúng thẩm quyền giải quyết thì có Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Bước 3: Nhận kết quả qua đường Bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)

+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước;

- Thông qua hệ thống Bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ

+ Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lời tố cáo (theo mẫu quy định);

+ Các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung tố cáo, bản sao photo.

- Số lượng, hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả giải quyết tố cáo

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm

- Đơn tố cáo (mẫu số 46).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo, phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ tên địa chỉ người tố cáo có chữ ký của người tố cáo.

- Không xem xét giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ chữ ký trực tiếp mà sao chép chữ ký hoặc có những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết, nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005.

- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2554/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2554/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/08/2009
Ngày hiệu lực20/08/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 24/06/2010
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2554/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2554/QĐ-UBND 2009 công bố Bộ thủ tục hành chính Sở Giáo dục Đào tạo


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2554/QĐ-UBND 2009 công bố Bộ thủ tục hành chính Sở Giáo dục Đào tạo
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2554/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Cần Thơ
                Người kýTrần Thanh Mẫn
                Ngày ban hành20/08/2009
                Ngày hiệu lực20/08/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 24/06/2010
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 2554/QĐ-UBND 2009 công bố Bộ thủ tục hành chính Sở Giáo dục Đào tạo

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 2554/QĐ-UBND 2009 công bố Bộ thủ tục hành chính Sở Giáo dục Đào tạo