Quyết định 27/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2009/QĐ-UBND đã được thay thế bởi Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang và được áp dụng kể từ ngày 24/12/2014.
Nội dung toàn văn Quyết định 27/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2009/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2011/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2009/QĐ-UBND NGÀY 18/8/2009 CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá XVII, kỳ họp thứ 3 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 13/2009/NQ-HĐND ngày 23/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1529/TTr-SNN ngày 22 tháng 10 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 18/8/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 18/8/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục I ‘‘Danh mục và quy mô chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung’’ (chi tiết có Phụ lục I kèm theo).
2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục II ‘‘Quy mô của dự án trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung’’ (Chi tiết có Phụ lục II kèm theo).
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
‘‘Điều 7. Hỗ trợ đầu tư
7.1. Về cây trồng: Hỗ trợ một lần giá trị giống cho sản xuất vụ đầu, mức hỗ trợ tối đa cho từng loại cây trồng cụ thể như sau:
a) Cây lúa chất lượng cao, cây lạc, cây đậu tương, cây rau (khoai tây, cà chua, rau khác):
- Cây lúa chất lượng cao: 1.700.000 đồng/ha;
- Cây lạc: 6.000.000 đồng/ha;
- Cây đậu tương: 1.300.000 đồng/ha;
- Khoai tây: 18.000.000 đồng/ha;
- Cà chua: 4.000.000 đồng/ha;
- Rau khác: 4.300.000 đồng/ha.
b) Cây cam, cây bưởi và cây chuối:
- Cây cam: 11.000.000 đồng/ha;
- Bưởi: 6.600.000 đồng/ha;
- Cây chuối: 5.200.000 đồng/ha.
7.2. Về vật nuôi: Hỗ trợ một lần cho tổ chức, cá nhân chăn nuôi trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cụ thể:
a) Chăn nuôi lợn:
- Chăn nuôi lợn sinh sản: Mức hỗ trợ tối đa 1.500.000 đồng/con lợn nái sinh sản; 3.000.000 đồng/con lợn đực giống ngoại (đủ tiêu chuẩn giống theo quy định).
- Chăn nuôi lợn thịt hướng nạc: Mức hỗ trợ tối đa 200.000 đồng/con.
b) Chăn nuôi trâu, bò:
- Hỗ trợ kinh phí giám định, bình tuyển chất lượng đàn trâu, bò đực; trâu, bò cái sinh sản phục vụ công tác cải tạo, nâng cao chất lượng đàn trâu, bò. Mức hỗ trợ 10.000 đồng/con.
- Hỗ trợ mua trâu, bò đực giống (đủ tiêu chuẩn giống theo quy định): Mức hỗ trợ tối đa 10.000.000 đồng/con trâu, 7.000.000 đồng/con bò.
- Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò (trâu, bò cái sinh sản; trâu, bò thương phẩm): Mức hỗ trợ tối đa 2.000.000 đồng/con; trồng mới cỏ cho chăn nuôi trâu, bò, mức hỗ trợ tối đa 15.000.000 đồng/ha.
c) Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng):
- Gia cầm sản xuất giống: Hỗ trợ một lần tối đa 20.000 đồng/con.
7.3. Về nuôi trồng thuỷ sản
a) Đối với nuôi thuỷ sản bằng lồng trên mặt nước lớn (sông, hồ thuỷ điện Tuyên Quang, hồ thuỷ lợi có diện tích mặt nước từ 05 ha trở lên). Hỗ trợ một lần giá trị về giống, mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/lồng đối với lồng nuôi cá truyền thống; 1.600.000 đồng/lồng đối với lồng nuôi cá đặc sản (cá Chiên, cá Bỗng).
b) Đối với nuôi cá ruộng: hỗ trợ một lần giá trị về giống cho sản xuất vụ đầu. Mức hỗ trợ tối đa 4.500.000 đồng/ha.
c) Đối với nuôi cá ở eo ngách trên hồ thuỷ điện Tuyên Quang (có diện tích mặt thoáng từ 03 ha trở lên): Hỗ trợ một lần giá trị về giống, mức hỗ trợ tối đa 7.000.000 đồng/ha, nhưng không quá 70.000.000 đồng/eo ngách.
7.4. Về thiệt hại do sâu bệnh, dịch bệnh, thiên tai
Nhà nước hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân thực hiện dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh".
4. Sửa đổi khoản 8.1, bổ sung khoản 8.2 Điều 8 như sau:
"Điều 8. Về khuyến nông
8.1. Kinh phí tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất vận dụng theo mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ: Tài Chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.
Số lượng người được tập huấn: 100% số chủ dự án và chủ hộ thực hiện dự án.
8.2. Hỗ trợ chi phí quản lý dự án: Mức hỗ trợ bằng 2% kinh phí ngân sách cấp cho thực hiện dự án, tối đa 10.000.000 đồng/dự án trong đó: Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố 1%, Uỷ ban nhân dân xã 1%. Nếu chủ dự án là tổ chức thì hỗ trợ thêm 1% cho chủ dự án, mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/dự án".
5. Sửa đổi Điều 10 như sau:
‘‘Điều 10. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
10.1. Hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng thương hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm (khi sản phẩm được công nhận). Mức hỗ trợ tối đa 100.000.000 đồng.
10.2. Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung chi phí thuê gian hàng khi tham gia Hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm của vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn. Mức hỗ trợ tối đa 4.000.000 đồng/lần/năm đối với hội chợ cấp tỉnh tổ chức, 10.000.000 đồng/lần/năm đối với hội chợ ngoại tỉnh, hỗ trợ tham gia hội chợ quốc tế tuỳ theo chương trình cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt’’.
6. Sửa đổi, khoản 1, khoản 2, Điều 11 như sau:
"Điều 11. Thẩm định dự toán, quản lý, thanh quyết toán vốn
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố lập dự toán kinh phí thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn, tổng hợp vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước tháng 10 hàng năm.
b) Thẩm định, phê duyệt, quyết toán kinh phí hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp kinh phí thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung của các huyện, thành phố vào dự toán ngân sách hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để cấp huyện chủ động tổ chức thực hiện".
7. Bổ sung điểm d khoản 4 và khoản 6 Điều 12
"Điều 12: Trách nhiệm của các cấp, các ngành
4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
d) Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 12 hàg năm để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
6. Sở Tài chính hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về trình tự, thủ tục cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện dự án trên địa bàn huyện, thành phố; hướng dẫn các chủ dự án lập thủ tục tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và quyết toán đúng quy định hiện hành của Nhà nước bảo đảm chặt chẽ, đơn giản, dễ thực hiện."
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC VÀ QUY MÔ
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung
| Loại cây trồng, vật nuôi | ĐVT | Quy mô vùng | Điều kiện khác |
A | CÂY TRỒNG |
|
|
|
1 | Cây lạc | ha | >50 |
|
2 | Cây đậu tương | ha | >50 |
|
3 | Cây cam | ha | >20 |
|
4 | Cây bưởi | ha | > 20 |
|
5 | Rau | ha | >20 |
|
6 | Cây chuối | ha | >50 |
|
7 | Cây lúa chất lượng | ha | >200 |
|
B | VẬT NUÔI |
|
|
|
1 | Giống lợn nái sinh sản | con | từ 30 con trở lên | Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân, HTX, Doanh nghiệp) nuôi theo hình thức tập trung không hỗ trợ nuôi theo nhóm hộ |
2 | Giống trâu, bò | con | từ 15 con trở lên | |
3 | Lợn thịt hướng nạc | con | từ 150 con trở lên | |
4 | Lợn đực giống ngoại | con | từ 2 con trở lên | |
5 | Gia cầm sản xuất giống nuôi thường xuyên (không tính gia cầm dưới 7 ngày tuổi) | con | từ 300 con trở lên | |
C | THỦY SẢN |
|
|
|
1 | Cá lồng | lồng | >30 | Lồng có thể tích hữu ích từ 9m3 trở lên |
2 | Cá ruộng | ha | >3 |
|
3 | Cá nuôi ở eo ngách lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang | ha/eo ngách | >3 |
|
PHỤ LỤC II
QUY MÔ DỰ ÁN
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung
TT | Loại cây trồng | ĐVT | Quy mô của dự án trong vùng sản xuất | Điều kiện khác |
A | CÂY TRỒNG |
|
|
|
1 | Cây lạc | ha | >10 | Nhóm hộ |
2 | Cây đậu tương | ha | >10 | |
3 | Cây cam | ha | >5 | Hộ, cá nhân thuộc dự án có từ 0,5 ha trở lên |
4 | Cây bưởi | ha | > 5 | |
5 | Rau | ha | >5 | Nhóm hộ |
6 | Cây chuối | ha | >25 | |
7 | Cây lúa chất lượng | ha | >50 | |
B | VẬT NUÔI |
|
|
|
1 | Giống lợn nái sinh sản | con | từ 30 con trở lên | Chủ đầu tư phải nuôi theo hình thức tập trung không hỗ trợ theo nhóm hộ |
2 | Giống trâu, bò | con | từ 15 con trở lên | |
3 | Lợn thịt hướng nạc | con | từ 150 con trở lên | |
4 | Lợn đực giống ngoại | con | từ 2 con trở lên | |
5 | Gia cầm sản xuất giống nuôi thường xuyên (không tính gia cầm dưới 7 ngày tuổi) | con | từ 300 con trở lên | |
C | THỦY SẢN |
|
|
|
1 | Cá lồng | lồng | 30 đến 100 | Hộ, cá nhân vùng sản xuất hàng hóa tập trung có từ 3 lồng cá trở lên |
2 | Cá ruộng | ha | 3 đến 20 | Hộ, cá nhân thuộc dự án có từ 0,5 ha trở lên liền khoảnh |
3 | Cá nuôi ở eo ngách lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang | ha/eo ngách | 3 đến 10 |
|