Quyết định 2714/QĐ-UBND

Quyết định 2714/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Chiến lược bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Nội dung toàn văn Quyết định 2714/QĐ-UBND bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2714/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 14 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 27 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 24 tháng 06 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;

Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch 44/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Ban An toàn giao thông tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bảo đảm an toàn giao thông trước hết nhm bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động một cách đng bộ, thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, các yếu tố xã hội, phục vụ hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế.

2. Chiến lược an toàn giao thông đường bộ phải phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển giao thông vận tải và các chiến lược, quy hoạch liên quan của tỉnh.

3. Thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông.

4. Bảo đảm an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan chức năng nhà nước và trách nhiệm của người tham gia giao thông.

5. Bảo đảm an toàn giao thông dựa trên sức mạnh của toàn xã hội thông qua thúc đy xã hội hóa công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

6. Có các giải pháp mạnh, đột phá, đồng bộ, thực hiện từng bước, liên tục, quyết liệt, kiên trì và bn vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tăng cường điều kiện an toàn của kết cu hạ tng giao thông; phát triển bn vững các giải pháp và chính sách an toàn giao thông đường bộ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2016 - 2020

- Đến năm 2020, giảm sngười chết do tai nạn giao thông đường bộ hàng năm từ 5-10%; xóa bỏ 100% các đim đen và các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông đường bộ; lp đặt đy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ và các công trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

- Tăng quỹ đất để xây dựng hạ tầng giao thông tại các đô thị, bao gồm giao thông động và giao thông tĩnh; đến năm 2020 đất dành cho giao thông thành phố Nam Định - Đô thị loại I đạt 23 - 25%, các đô thị còn lại đạt 16 - 20%, trong đó giao thông tĩnh đt 5 - 7%.

- Loại bỏ 100% xe ô tô quá niên hạn sử dụng; kiểm soát, loại bỏ dần các phương tiện tự chế;

- 100% người điều khiển xe mô tô có giấy phép; 100% người tham gia giao thông được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; 100% xã, phường có t tun tra, kim soát và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; 100% xã có đội sơ cấp cứu tai nạn giao thông.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

- Giai đoạn 2021 - 2030, hàng năm kiềm chế ba tiêu chí về tai nạn giao thông đường bộ, phn đu giảm hàng năm khoảng 5% số người chết. Hệ thống quản lý an toàn giao thông được thiết lập một cách hiệu quả và ổn định. Kết cu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn giao thông.

- Nâng cao ý thức tự giác chp hành pháp luật của người tham gia giao thông;

- Hệ thống quốc lộ được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình bảo đảm an toàn giao thông; tiếp tục xóa bỏ 100% các đim đen và các đim tim n gây tai nạn giao thông.

- Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến được các trung tâm, thị trấn, thị xã.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, cơ chế tổ chức bộ máy quản lý an toàn giao thông; nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật.

- Xây dựng đầy đủ hệ thống các trạm cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ theo yêu cầu.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Quản lý nhà nước về an toàn giao thông

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp theo Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.

- Tăng cường vai trò của Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban an toàn giao thông các cấp, các Sở, Ban ngành và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

- Ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản chỉ đạo điều hành trong vấn đề bảo đảm trật tự an toàn giao thông đúng, đủ và kịp thời phù hợp với tình hình phát triển về kinh tế - xã hội và giao thông của tỉnh.

- Ban hành cơ chế bổ sung kinh phí từ ngân sách cho các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; thực hiện khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến.

- Hoàn thiện các quy định về tổ chức giao thông, quản lý giao thông đô thị, quy hoạch hệ thống bến, bãi đỗ xe, điểm dừng xe; quy định tuyến đường một chiều, đưng hai chiều; quy định tuyến tránh, tuyến vành đai cho xe khách liên tỉnh, xe tải nặng, xe chở hàng siêu trường, siêu trọng, chở hàng nguy hiểm.

- Nâng cao năng lực và trang thiết bị cho Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông cp huyện, cấp xã, phường trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn giao thông tại Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.

2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

• Tuyên truyền, phổ biến an toàn giao thông

- Nâng cao chất lượng và đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông bng hình ảnh trực quan, sinh động.

- Tăng thời lượng phát sóng chuyên mục an toàn giao thông; thông tin các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt trong việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, trên hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn.

- Tăng cường số lượng tin, bài, hình ảnh trên báo giấy, báo điện tử và xây dựng trang thông tin điện tử riêng về an toàn giao thông trên trang website của tỉnh Nam Định; tuyên truyền qua mạng xã hội (facebook, twitter...).

- Lắp đặt hệ thống loa phát thanh tại các ngã ba, ngã tư,... có đèn tín hiệu giao thông tại thành phố Nam Định và thị trấn để tuyên truyền khi người tham gia giao thông dừng chờ đèn.

- Phối hợp với các tổ chức tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành) lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến vào các sự kiện, buổi sinh hoạt tôn giáo ở địa phương.

- Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến vào các buổi sinh hoạt của chi bộ, các tổ chức đoàn thể, làng, thôn, xóm, tổ dân phố. Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến vào chương trình xây dựng Nông thôn mới, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; mở các diễn đàn, tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào các hương ước, quy ước của thôn, xóm và khu dân cư; hàng năm các hộ dân ký cam kết thực hiện.

- Tăng cường các chiến dịch tuyên truyền theo chủ đề và đối tượng tuyên truyền. Thực hiện “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thôngvà “Tuần an toàn giao thông” theo các chuyên đề; tuyên truyền về bảo vệ kết cu hạ tầng đường bộ.

- Đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng của tổ chức đoàn th, cán bộ, công chức, viên chức, hội viên.

- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên an toàn giao thông từ thôn, xóm, tổ dân phố đến cấp xã, phường, thị trấn.

• Giáo dục an toàn giao thông trong trường học

- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy về an toàn giao thông trong trường học; tổ chức tập hun cho giáo viên trực tiếp giảng dạy về an toàn giao thông; tổ chức phát động phong trào công trường xanh, sạch, đẹp và an toàn giao thông ở các cấp học.

- Đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cui năm của học sinh, sinh viên và là một trong những tiêu chí thi đua hàng năm của ngành giáo dục.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Ban an toàn giao thông, Cảnh sát giao thông trong các hoạt động tuyên truyn, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. Phát huy vai trò của các tổ chức Đội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông.

3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

- Tăng cường năng lực, đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông, các lực lượng công an khác và Thanh tra giao thông.

- Áp dụng các phương pháp và hình thức tuần tra, xử phạt mới, hiện đại có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, xử lý vi phạm.

- Xây dựng hệ thng cơ sở dữ liệu về vi phạm giao thông có tích hợp với hệ thống đăng ký và đăng kiểm phương tiện.

4. Kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông

• Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Huy động các nguồn lực đẩy mạnh việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo các quy hoạch đã được phê duyệt với mục tiêu và giải pháp, bao gồm:

- Hệ thống đường bộ cao tốc: Hệ thống đường cao tốc đoạn tuyến đi qua tỉnh Nam Định sẽ được Nhà nước đầu tư xây dựng theo Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

- Hệ thống quốc lộ: Toàn bộ hệ thống quốc lộ phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn, các hành lang vận tải quan trọng.

- Hệ thống đường tỉnh: Phải được hoàn thành đưa vào đúng cp kỹ thuật theo các Quyết định: số 1531/QĐ-UBND ngày 10/10/2012, số 1202/QĐ-UBND ngày 02/7/2014, s228/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định;

- Đường vành đai: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến 2030 để liên kết các trục hướng tâm và trung tâm huyện.

- Tuyến đường bộ ven biển: Thực hiện theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam.

- Các tuyến đường đô thị: Các định hướng phát triển phải phù hợp với các quy hoạch, Điu chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định.

- Quy hoạch xây dựng các bến xe: Theo Quyết định số 1531/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định trong đó có kết hợp với trạm trung chuyển xe buýt.

- Đường giao thông nông thôn:

+ Đến năm 2020, tối thiểu 70% các đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A (theo tiêu chuẩn TCVN 10380:2014) trở lên; tối thiểu 70% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa. Đến năm 2030, 100% đường huyện, đường xã được đưa vào cấp kỹ thuật. 100% đường thôn xóm được cứng hóa. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới.

+ Các công trình cầu, đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo, trước khi đưa vào khai thác phải có đầy đủ hệ thống bo đảm an toàn giao thông theo quy định.

+ Đảm bảo an toàn giao thông cho các tuyến đường kết nối với hệ thống đê của tỉnh.

• Các công trình và trang thiết bị bảo đảm an toàn giao thông

Cải tạo điều kiện an toàn giao thông tại các giao cắt, làm gờ giảm tốc từ đường phụ ra đường chính và lắp đặt hệ thống báo hiệu; btrí hệ thống chiếu sáng phù hợp trên các đoạn tuyến đường thường hay xảy ra va chạm và tai nạn vào ban đêm; kinh phí lắp đặt hệ thống biển báo, gờ giảm tốc trên đường giao thông nông thôn tại vị trí đấu ni vào đường chính và tại các vị trí tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

• Công tác bảo trì

Tập trung tăng cường công tác bảo trì đường bộ với sự tham gia đóng góp của người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa, bảo đảm kinh phí bảo trì theo yêu cầu.

• Thẩm định an toàn giao thông

- Thẩm định an toàn giao thông trong giai đoạn thiết kế, xây dựng mới: đến năm 2020 các dự án quốc lộ, đường tỉnh phải được thẩm tra an toàn giao thông; giai đoạn 2021 - 2030 các tuyến đường địa phương trong giai đoạn thiết kế, xây dựng phải được thẩm định an toàn giao thông.

- Thẩm định an toàn giao thông trong giai đoạn khai thác:

+ Đến năm 2020: 50% các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường liên xã đang khai thác phải được thẩm định an toàn giao thông. 100% các tuyến quốc lộ được ủy thác cho tỉnh quản được đề xuất với Bộ Giao thông vận tải tiến hành công tác thm định an toàn giao thông.

+ Đến năm 2030: 100% các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường liên xã đang khai thác phải được thẩm định an toàn giao thông.

• Cải tạo, xử lý điểm đen

- Hàng năm rà soát phát hiện và xử 100% các điểm đen tai nạn giao thông trên hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện và các trục liên xã.

- Tăng cường xóa bỏ 50 - 70% các vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông trên cơ sở kết quả thẩm định an toàn giao thông các tuyến đường tnh, đường huyện và đường trục liên xã.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu theo dõi xử lý điểm đen tai nạn giao thông và các điểm tim n tai nạn giao thông ở cấp tỉnh, huyện và xã.

• Hành lang an toàn đường bộ

Đối với hệ thng đường quốc lộ được ủy thác quản lý:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đường sắt giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch s 77/KH-UBND ngày 12/10/2015 của y ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc Thực hiện lập lại trật tự hành lang đường bộ, đường sắt giai đoạn 2015-2020.

Đối với hệ thống đường địa phương do tỉnh quản lý:

- Xây dựng kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bđến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo.

- Đối với các tuyến đường giao thông nông thôn xây dựng mới tiến hành việc đo đạc, cm mc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

• Tổ chức giao thông trên đường ngoài đô thị

- Phân luồng giao thông: Thực hiện tốt vạch sơn phân luồng, phân n giao thông trên các tuyến đường hiện hữu từ cấp IV trở lên; nghiên cứu xây dựng làn đường dành cho xe mô tô, xe gn máy

- Giới hạn tốc độ: Kiểm soát chặt chẽ tốc độ của ô tô, mô tô, xe gắn máy trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện.

- Tổ chức giao thông ở các nút giao và đường ngang: Bố trí đèn điều khiển giao thông và gờ giảm tốc độ ở các nhánh và tại các điểm giao ct.

- Xây dựng các trạm dừng nghỉ trên hệ thống quốc lộ theo quy hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

- Rà soát, sửa chữa và thay thế biển báo trên hệ thống đường bộ của tỉnh; lắp đặt các gờ giảm tốc tại các vị trí đấu nối từ đường giao thông nông thôn vào đường tỉnh đường quốc lộ.

• Tchức giao thông trong đô thị

- Phân luồng giao thông từ xa và phân luồng xe tải ra vào thành phố; tiến hành rà soát lp đặt thay thế biển báo trên đường đô thị, hoàn thiện sơn vạch kẻ đường, vạch cho người đi bộ; tăng cường điều hành và hướng dẫn giao thông.

- Giải quyết các điểm ùn tắc giao thông; nghiêm cấm và kiên quyết xử lý việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đu cầu, nút giao thông; lắp đặt hệ thống camera kiểm soát giao thông tại một sgiao cắt, tuyến phố có mật độ phương tiện cao.

- Phát triển vận tải hành khách công cộng bng xe buýt; khuyến khích các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,... bố trí xe đưa đón cán bộ, công nhân viên.

5. Phương tiện giao thông

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện đường thủy góp phn giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường”; hoàn thiện và thực hiện chính sách xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới; kiểm soát niên hạn sử dụng đối với tất cả các loại phương tiện cơ giới đường bộ.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kiểm định; chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm.

- Tiến hành tổng kiểm kê phương tiện cơ giới đường bộ tiến tới quản lý phương tiện chính chủ; xây dựng cơ sở dữ liệu về phương tiện giao thông có sự chia sẻ thông tin giữa các Trung tâm Đăng kiểm và các lực lượng chức năng; tăng cường kiểm tra xe quá khổ, quá tải..

- Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện thanh tra kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với công tác vận tải đường bộ, đăng ký, đăng kiểm phương tiện; quản lý các phương tiện xe đạp điện, xe máy điện, xe chở người 4 bánh chạy điện.

6. Đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe

- Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông”; các trung tâm đào tạo cn tiếp tục đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất; nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra việc đào tạo lái xe.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác sát hạch và cấp giấy phép lái xe; quản lý chặt chẽ đội ngũ sát hạch viên, xử lý nghiêm nếu xảy ra tiêu cực.

- Tăng cường công tác tập huấn bổ sung kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp cho lái xe trong đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa.

7. Sơ cấp cứu sau tai nạn

- Tăng cường năng lực, cung cấp trang thiết bị ở các bệnh viện tỉnh, huyện, các trạm y tế xã, phường; xây dựng Tổ sơ cấp cứu sau tai nạn ở mỗi xã, phường; thành lập đường dây nóng cấp cứu tai nạn giao thông.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập về sơ cấp cứu tai nạn giao thông; có các chương trình giáo dục cộng đồng để người dân phối hợp với lực lượng cấp cứu tai nạn tại hiện trưng.

- Sau năm 2020, nghiên cứu xây dựng một trung tâm điều phi thông tin cấp cứu tai nạn giao thông.

8. Nguồn nhân lực

- Tăng cường năng lực, đào tạo, tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm công tác bảo đảm an toàn giao thông.

- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

9. Nguồn kinh phí

Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện và xã, các đơn vị, tổ chức trong và nước ngoài; từ các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân,... dưới nhiều hình thức khác nhau; xây dựng quỹ An toàn giao thông.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban An toàn giao thông tỉnh:

- Tham mưu cho y ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Chiến lược; xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành và các huyện, thành phố xây dựng các chương trình, các chính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng quy chế hoạt động của Quỹ An toàn giao thông trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Sở Giao thông vận tải chủ trì các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng; nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; thẩm định, cải tạo điểm đen và các nội dung khác của Chiến lược thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ.

3. Công an tỉnh chủ trì, thực hiện các nội dung về tuần tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác của Chiến lược thuộc phạm vi chc năng nhiệm vụ.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, thực hiện các nội dung về giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường và các nội dung khác của Chiến lưc thuc phm vi chức năng nhiệm vụ.

5. Sở Thông tin và Truyn thông chủ trì, thực hiện các nội dung về tuyên truyền ph biến an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các ni dung khác của Chiến lược thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ.

6. Sở Y tế chủ trì, thực hiện các nội dung về dịch vụ y tế cấp cứu tai nạn giao thông và các nội dung khác của Chiến lược thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ.

7. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thực hiện các nội dung liên quan đến ngun kinh phí thực hiện Chiến lược và các cơ chế, chính sách; phối hợp trong việc cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định chủ trì, thực hiện các nội dung của Chiến lược thuộc địa bàn quản lý.

9. Các Sở, Ban ngành khác chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nội dung của Chiến lược thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao.

10. Các tổ chức Chính trị - Xã hội, đoàn thể tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục hội viên, đoàn viên chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đ/c Ch
tịch UBND tnh;
- Các đ/c PCT UBND t
nh;
- Như Điều 3;
- Website t
nh, Website VP UBND tnh;
- Lưu: VP1, VP8, VP5
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC





Bùi Đức Long

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2714/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2714/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/12/2015
Ngày hiệu lực14/12/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2714/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2714/QĐ-UBND bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2714/QĐ-UBND bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định 2015
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2714/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nam Định
                Người kýBùi Đức Long
                Ngày ban hành14/12/2015
                Ngày hiệu lực14/12/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 2714/QĐ-UBND bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định 2015

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 2714/QĐ-UBND bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định 2015

                  • 14/12/2015

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 14/12/2015

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực