Nội dung toàn văn Quyết định 2799/QĐ-TCHQ 2018 Quy chế kiểm tra công vụ đối với công chức ngành Hải quan
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2799/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA CÔNG VỤ VÀ XỬ LÝ, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Phòng chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 ngày 04/8/2007 và Luật số 27/2012/QH12 ngày 23/11/2012;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015;
Căn cứ Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Nghị định 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 2435/QĐ-TCHQ ngày 19/8/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định trách nhiệm của công chức hải quan khi thực hiện nghiệp vụ hải quan và xử lý công chức hải quan có hành vi vi phạm nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
QUY CHẾ
KIỂM TRA CÔNG VỤ VÀ XỬ LÝ, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về hoạt động kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành Hải quan (sau đây gọi tắt là công chức Hải quan) có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy chế, quy định của ngành Hải quan nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Người vi phạm là công chức Hải quan có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy chế, quy định của ngành Hải quan, bị phát hiện và phải bị xử lý theo quy định của Quy chế này.
2. Vi phạm nhiều lần là trường hợp người vi phạm thực hiện hành vi vi phạm mà trước đó đã thực hiện nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
3. Tái phạm là trường hợp người vi phạm mà trước đó đã thực hiện hành , vi vi phạm đã bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý, nay tiếp tục vi phạm.
4. Vi phạm có tổ chức là trường hợp cá nhân này cấu kết với tổ chức, cá nhân khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm.
5. Cố ý vi phạm là trường hợp cá nhân nhận thức được hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện.
6. Nhũng nhiễu là lời nói, thái độ cử chỉ hách dịch, cửa quyền của công chức Hải quan khi thực thi công vụ gây khó khăn phiền hà, làm tăng thủ tục hành chính, làm phát sinh các chi phí ngoài quy định hoặc kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hải quan và các thủ tục khác đối với cá nhân, tổ chức.
7. Tham nhũng là hành vi của công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao khi thực hiện công vụ hoặc cố tình làm trái các quy định của pháp luật vì vụ lợi.
8. Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà công chức Hải quan đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng.
9. Lệnh kiểm tra là văn bản của người có thẩm quyền cho phép tiến hành việc kiểm tra đột xuất mang tính cấp thiết để phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và nhiệm vụ chính trị của đơn vị tại thời điểm kiểm tra mà không ban hành quyết định.
10. Kiểm tra công khai là cách thức trực tiếp nghe báo cáo tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra, kiểm tra hồ sơ, tài liệu, hệ thống thông tin, nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
11. Kiểm tra bí mật là hình thức hóa trang, bí mật sử dụng các phương tiện, kỹ thuật như: Máy ghi hình (camera), máy chụp ảnh, máy ghi âm để ghi lại hình ảnh, âm thanh về hành vi vi phạm của công chức Hải quan.
Điều 3. Thời hiệu, thời hạn, thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý vi phạm.
Thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm áp dụng theo quy định hiện hành của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Nguyên tắc kiểm tra: Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nguyên tắc xử lý vi phạm.
a) Mọi hành vi vi phạm được phát hiện phải ngăn chặn và xử lý kịp thời, khách quan, nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật; hành vi vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán hoặc được ghi nhận tại biên bản cuộc họp của đơn vị.
b) Công chức Hải quan có trách nhiệm báo cáo, thông tin về các hành vi vi phạm do mình phát hiện đến người có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm hoặc lãnh đạo trực tiếp.
c) Việc xử lý người vi phạm phải được tiến hành công khai tại cơ quan, đơn vị nơi người vi phạm đang công tác.
d) Người vi phạm đã luân chuyển, điều động vẫn bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm.
đ) Người vi phạm có hành vi vi phạm chưa tới mức bị xử lý kỷ luật, tùy theo mức độ vi phạm thì nhắc nhở, phê bình hoặc hạ mức xếp loại công chức tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hoặc thời điểm hành vi vi phạm bị phát hiện.
e) Các hành vi vi phạm chưa được quy định tại Quy chế này thì căn cứ vào các văn bản có liên quan để xử lý theo quy định.
Điều 5. Các trường hợp được miễn xử lý, chưa xem xét xử lý
Các trường hợp được miễn xử lý, chưa xem xét xử lý hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức và Điều 5, Điều 6 Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Điều 6. Các trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử lý vi phạm
1. Các tình tiết giảm nhẹ
a) Người vi phạm đã chủ động báo cáo hành vi vi phạm, tự giác nhận khuyết điểm.
b) Chủ động khắc phục hậu quả vi phạm; tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
c) Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo.
2. Các tình tiết tăng nặng
a) Không tự giác nhận khuyết điểm, che dấu hành vi vi phạm do mình gây ra.
b) Cản trở, cố tình hủy tài liệu, chứng cứ gây khó khăn trong công tác kiểm tra.
c) Vi phạm nhiều lần; tái phạm; thực hiện nhiều hành vi vi phạm; vi phạm có tổ chức.
3. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
a) Những tình tiết là căn cứ xử lý, kỷ luật thì không áp dụng là tình tiết tăng nặng.
b) Khi có những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều này nhiều hơn so với các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 Điều này từ 02 tình tiết trở lên thì được xử lý, kỷ luật nhẹ hơn một mức. Nếu hình thức xử lý kỷ luật là Khiển trách thì có thể không xử lý kỷ luật mà hạ mức xếp loại công chức của tháng có hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm.
c) Khi có những tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều này bằng hoặc nhiều hơn so với các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều này thì không được giảm nhẹ hình thức xử lý, kỷ luật.
d) Khi có 02 tình tiết tăng nặng trở lên mà không có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét xử lý, kỷ luật nặng hơn một mức.
Điều 7. Xác định lỗi, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm
1. Việc xác định lỗi, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do người có thẩm quyền quyết định trên cơ sở ý kiến Hội đồng kỷ luật (nếu có) và theo quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành, thiệt hại xảy ra trên thực tế, mức độ ảnh hưởng xấu đến uy tín của Ngành.
2. Việc xác định lỗi, tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm chưa đến mức xử lý kỷ luật do người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định.
Điều 8. Các hình thức xử lý hành vi vi phạm
1. Người có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, nếu là công chức thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 8 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ và theo quy định tại Quy chế này.
2. Người có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, nếu là viên chức thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ và theo quy định tại Quy chế này.
3. Người vi phạm có hành vi vi phạm chưa tới mức bị xử lý kỷ luật, thì tùy theo mức độ vi phạm bị nhắc nhở, phê bình hoặc hạ mức xếp loại công chức.
4. Người có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật còn bị áp dụng bổ sung các hình thức xử lý sau:
a) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (nếu có) theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, các văn bản pháp, luật liên quan và quy định tại Quy chế này.
b) Đánh giá, phân loại: xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (loại D): 01 tháng kể từ khi quyết định kỷ luật có hiệu lực. Hạ một mức phân loại đánh giá công chức bị kỷ luật ở năm tương ứng.
c) Đưa ra khỏi quy hoạch (nếu công chức trong quy hoạch cán bộ); không giới thiệu vào quy hoạch cán bộ trong thời hạn 01 năm đối với hình thức khiển trách, 02 năm đối với hình thức cảnh cáo, 03 năm đối với hình thức hạ bậc lương trở lên (trừ trường hợp kỷ luật buộc thôi việc), kể từ khi quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
d) Không bố trí làm nghiệp vụ hải quan trong thời hạn 01 năm đối với hình thức Khiển trách, 02 năm đối với hình thức Cảnh cáo, 03 năm đối với hình thức Hạ bậc lương trở lên (trừ trường hợp kỷ luật buộc thôi việc), kể từ khi quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
đ) Công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật từ 03 lần trở lên trong thời hạn 03 năm nhưng chưa đến mức Buộc thôi việc thì đưa vào diện tinh giản biên chế.
Chương II
QUY TRÌNH KIỂM TRA
Điều 9. Thẩm quyền quyết định kiểm tra
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra và kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký ban hành Quyết định kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra và kế hoạch kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được ủy quyền cho cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp.
Điều 10. Tiêu chuẩn của Thành viên Đoàn kiểm tra.
1. Là công chức ở ngạch Kiểm tra viên hải quan và tương đương trở lên.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có bản lĩnh chính trị, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
3. Nắm chắc pháp luật hải quan và các pháp luật có liên quan, thông thạo nghiệp vụ hải quan, am hiểu về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; có khả năng thu thập, phân tích thông tin, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của ngành.
Điều 11. Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn kiểm tra, người được cấp Lệnh kiểm tra.
1. Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn kiểm tra đối với cuộc kiểm tra theo kế hoạch:
a) Như tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
b) Có khả năng tổ chức, chỉ đạo Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra được giao.
c) Đã công tác trong ngành Hải quan từ 05 năm trở lên.
2. Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn kiểm và người được cấp Lệnh kiểm tra đối với cuộc kiểm tra đột xuất.
a) Như tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Đang là lãnh đạo cấp Phòng/Chi cục hoặc tương đương trở lên hoặc đang giữ ngạch Kiểm tra viên chính/tương đương trở lên.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra; người được cấp Lệnh kiểm tra.
1. Nhiệm vụ của Trưởng đoàn kiểm tra; người được cấp Lệnh kiểm tra.
a) Xây dựng kế hoạch và dự thảo Quyết định kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt đối với cuộc kiểm tra theo yêu cầu quản lý.
b) Dự thảo Quyết định hoặc Lệnh kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra ký ban hành đối với cuộc kiểm tra đột xuất. Sau khi được cấp Lệnh kiểm tra thì Trưởng đoàn gửi kế hoạch kiểm tra cho người cấp Lệnh kiểm tra phê duyệt.
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn kiểm tra.
d) Chỉ đạo các thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, phạm vi, thời hạn ghi trong Quyết định kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra.
đ) Báo cáo tiến độ thực hiện, các trường hợp vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền đến người ra quyết định kiểm tra để có chỉ đạo, xử lý kịp thời.
e) Lập và ký biên bản kiểm tra; Báo cáo với người ra Quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
f) Bàn giao hồ sơ kiểm tra.
2. Quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra, người được cấp Lệnh kiểm tra.
a) Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tại địa điểm, khu vực, nơi công chức hải quan thực hiện quy trình, quy chế, quy định về pháp luật hải quan theo chức trách nhiệm vụ, quyền hạn được giao để phát hiện hành vi vi phạm.
b) Yêu cầu đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu, hình ảnh; cấp quyền truy cập để kiểm tra trên các Hệ thống nghiệp vụ hải quan điện tử; sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác như ghi hình, ghi âm, chụp ảnh...
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
d) Lập biên bản đối với công chức hải quan có hành vi cản trở, không thực hiện yêu cầu của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra.
đ) Yêu cầu người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm để xác minh làm căn cứ cho việc kết luận, xử lý.
e) Quyết định tạm dừng công việc đối với người vi phạm để phục vụ công tác kiểm tra (theo mẫu số 02/QĐ-TDCV) và hủy bỏ Quyết định tạm dừng (theo mẫu số 03/QĐ-HTDCV).
f) Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức hải quan sai phạm và công chức hải quan có liên quan.
g) Đối với cuộc kiểm tra đột xuất được quyền yêu cầu Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan nâng mức độ kiểm tra hoặc dừng đưa hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra thực tế đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm; giám sát quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa.
h) Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các Thành viên Đoàn kiểm tra; quản lý các Thành viên Đoàn kiểm tra trong thời gian thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; đề nghị người ra Quyết định kiểm tra thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để giải quyết các kiến nghị của Thành viên Đoàn kiểm tra.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thành viên đoàn kiểm tra
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra, báo cáo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Trong quá trình kiểm tra nếu cần các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, các thành viên Đoàn kiểm tra phải đề xuất với Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra lập phiếu yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp.
3. Kiến nghị Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra theo quy định của pháp luật và quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy chế này.
4. Kiểm tra, giám sát tại địa điểm, khu vực, nơi công chức Hải quan thực hiện quy trình, quy chế, quy định về pháp luật hải quan theo chức trách nhiệm vụ, quyền hạn được giao để phát hiện hành vi vi phạm.
5. Khi thực hiện kiểm tra nếu phát hiện sai sót của đối tượng kiểm tra, các Thành viên đoàn kiểm tra phải phản ánh ngay với Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
6. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo. Kiến nghị việc xử lý những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.
7. Tham gia xây dựng biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra.
8. Thực hiện các công việc khác liên quan đến cuộc kiểm tra khi được Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra giao.
Điều 14. Trách nhiệm của đơn vị và cá nhân chịu sự kiểm tra
1. Đối với Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra:
a) Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng thời gian đối với những nội dung công việc theo yêu cầu của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra.
b) Nghiêm cấm việc bao che, tác động làm sai lệch hoặc thiếu khách quan bản chất sự việc.
c) Tổ chức, triển khai công tác bảo đảm an toàn tính mạng, tài liệu, trang thiết bị nghiệp vụ của Đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra đang thực hiện kiểm tra tại đơn vị mình khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết.
d) Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ do Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra cung cấp. Gửi báo cáo kết quả xử lý vụ việc cho người ra quyết định kiểm tra; Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra.
2. Đối với công chức Hải quan:
a) Thực hiện ngay các yêu cầu của Đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra; cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan; báo cáo giải trình bằng văn bản về vụ việc sai phạm do mình gây ra gửi Đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra. Đồng thời báo cáo việc thực hiện đến lãnh đạo theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
b) Nghiêm cấm hành vi mua chuộc, gây cản trở cho Đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra; tác động, can thiệp gây phức tạp tình hình; báo cáo, thông tin không đúng sự thật làm sai lệch bản chất vụ việc.
Điều 15. Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra thường xuyên được thực hiện theo kế hoạch để phục vụ yêu cầu công tác quản lý.
2. Kiểm tra đột xuất là hoạt động kiểm tra ngoài kế hoạch theo yêu cầu công tác của cơ quan, đơn vị.
3. Tự kiểm tra áp dụng đối với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan và tương đương tự tiến hành kiểm theo yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra và phục vụ công tác quản lý.
Điều 16. Cách thức, trình tự kiểm tra
1. Cách thức kiểm tra.
a) Kiểm tra thường xuyên được thực hiện bằng Quyết định kiểm tra. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Quyết định kiểm tra theo mẫu số 03/QĐ-Ktr kèm theo Quyết định số 1086/QĐ-TCHQ ngày 04/4/2014 của Tổng cục Hải quan.
b) Kiểm tra đột xuất được thực hiện bằng Quyết định kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra. Lệnh kiểm tra được ban hành theo mẫu số 01/LKT kèm theo Quy chế này.
2. Trình tự kiểm tra.
a) Kiểm tra thường xuyên được thực hiện theo Quyết định số 1086/QĐ-TCHQ ngày 04/4/2014 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình kiểm tra nội bộ trong ngành Hải quan.
b) Kiểm tra đột xuất thực hiện theo trình tự sau:
b1. Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra thông báo việc kiểm tra, kèm giấy chứng minh hải quan để yêu cầu công chức Hải quan có mặt và liên quan thực hiện ngay các nội dung yêu cầu;
b2. Sử dụng biện pháp kiểm tra công khai hoặc bí mật để thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm;
b3. Quyết định kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra có thể được thông báo trước hoặc sau khi kiểm tra với Thủ trưởng đơn vị nơi tiến hành kiểm tra;
b4. Sau khi đã phát hiện và ngăn chặn được hành vi vi phạm, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra yêu cầu tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý và báo cáo theo đúng quy định. Kết quả xử lý phải báo cáo cho Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được cấp Lệnh kiểm tra.
Điều 17. Thời hạn kiểm tra
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra thì thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết có thể gia hạn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra thì thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
3. Thời hạn của cuộc kiểm tra được tính từ ngày công bố Quyết định kiểm tra hoặc bắt đầu tiến hành kiểm tra theo Lệnh kiểm tra tại trụ sở hoặc nơi làm việc của đối tượng kiểm tra.
Điều 18. Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức Hải quan.
a) Việc tổ chức, điều hành, quản lý của lãnh đạo các cấp trong khi thực thi công vụ và quản lý công chức Hải quan thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Thực hiện các quy định về pháp luật hải quan, quy trình, quy chế của Ngành về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Kiểm tra việc chấp hành Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 188/QĐ-TCHQ ngày 02/02/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam.
3. Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng; quy định về quản lý, sử dụng tài chính; công tác tổ chức cán bộ; thi đua khen thưởng; công tác thanh tra kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; mua sắm tài sản, trang thiết bị; đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng tài sản, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ và các nội dung khác theo yêu cầu quản lý.
Điều 19. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm tra
Thực hiện theo Quyết định số 235/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy định về xử lý sau thanh tra, kiểm tra trong ngành Hải quan.
Chương III
CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
Điều 20. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm về kỷ cương, kỷ luật, quy tắc ứng xử.
1. Các hành vi vi phạm về kỷ cương, kỷ luật, quy tắc ứng xử của công chức Hải quan chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì được xử lý theo Phụ lục I kèm theo Quy chế này.
2. Người vi phạm một trong những hành vi sau đây gây hậu quả ít nghiêm trọng thì xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức Khiển trách:
a) Tự ý phát ngôn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, của Ngành.
b) Gây bè phái, mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
c) Không thực hiện các quy định về an toàn phòng chống cháy, nổ.
d) Uống rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; hút thuốc tại nơi có quy định cấm trong cơ quan; vi phạm luật giao thông hoặc các tệ nạn xã hội gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc đến mức bị cơ quan có thẩm quyền thông báo về cơ quan tổ chức đơn vị nơi công chức Hải quan đang công tác hoặc bị đăng tải trên phương tiện thông tin làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của Ngành; tự ý bỏ việc, nghỉ việc không xin phép hoặc đã xin phép nhưng chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền theo quy định.
đ) Đưa, ép buộc hoặc hẹn gặp người dân, doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức ngoài Ngành đến những nơi, vị trí ngoài công sở, không phải là địa điểm, vị trí được quy định dùng để giải quyết công việc, để tiếp dân, doanh nghiệp hoặc ngoài giờ làm việc với mục đích gây phiền hà, sách nhiễu, gợi ý đưa tiền, quà biếu hoặc lợi ích khác.
e) Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về kỷ cương, kỷ luật và quy tắc ứng xử của công chức Hải quan.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cố ý kéo dài thời gian cung cấp tài liệu, không ký biên bản thanh tra, kiểm tra khi là đối tượng thanh tra, kiểm tra hoặc là người đại diện cho tổ chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra.
b) Bán, cầm cố, tặng, cho mượn trang phục, phù hiệu, giấy chứng minh hải quan dẫn đến người khác sử dụng vào việc trái pháp luật; mang mặc trang phục hải quan khi ăn, uống ở hàng quán; viết, vẽ lên trang phục; sửa chữa, thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của trang phục; sử dụng trang phục sai mục đích.
c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 2 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương việc đối với một trong các trường hợp sau:
a) Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật, sử dụng thông tin tài liệu liên quan đến nghiệp vụ hải quan để vụ lợi.
b) Lợi dụng trách nhiệm, nhiệm vụ được giao nhũng nhiễu, vòi vĩnh, nhận tiền, quà hoặc các lợi ích khác ngoài quy định gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Ngành.
c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 3 Điều này nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật Giáng chức, Cách chức, Buộc thôi việc đối với vi phạm một trong những quy định tại khoản 4 Điều này nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 21. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
1. Người thực hiện một trong những hành vi vi phạm được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy chế này mà chưa gây hậu quả thì bị hạ mức phân loại công chức của tháng có hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm.
2. Người có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức Khiển trách:
a) Vi phạm một trong các quy định về quy trình, thủ tục hải quan được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy chế này.
b) Cố ý gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
c) Không thực hiện yêu cầu phối hợp công tác của đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan đến công việc được giao khi đã được lãnh đạo cơ quan, đơn vị đồng ý mà không có lý do chính đáng.
d) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ sự phân công công tác, mệnh lệnh, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc tự ý bỏ vị trí làm việc, ca trực.
đ) Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ thông tin, số liệu, tình hình thuộc lĩnh vực, công việc của mình được giao đảm nhiệm.
e) Có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu phối hợp, hợp tác đối với người khai hải quan, các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan.
f) Trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc; giải quyết, xử lý công việc được giao không đúng quy trình, thủ tục, thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng.
g) Quan liêu, nghiên cứu không kỹ, qua loa đại khái dẫn đến nội dung tham mưu, đề xuất, ban hành (văn bản nghiệp vụ; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ; xử lý, giải quyết công việc...) thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao không đúng quy định.
h) Sửa chữa, làm thay đổi bản chất, nội dung tờ trình, văn bản, quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ hải quan khi đã có phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị.
i) Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Cảnh cáo đến Hạ bậc lương đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 2 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất với người có thẩm quyền ban hành các quyết định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới không đúng quy định.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Cách chức đối với một trong những hành vi quy định tại khoản 3 Điều này nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật Buộc thôi việc đối với một trong những hành vi quy định tại khoản 3 Điều này nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 22. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong lĩnh vực Kiểm soát hải quan và Điều tra chống buôn lậu
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục III kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi, việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 23. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Kiểm tra sau thông quan
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 24. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong lĩnh vực Quản lý rủi ro
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 25. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Kiểm định hải quan
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 26. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Thanh tra, kiểm tra nội bộ
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục VII kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 27. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Trực ban, Giám sát trực tuyến
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lượng đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 28. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục IX kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 29. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong lĩnh vực Kế toán
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục X kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 30. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong lĩnh vực Mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công.
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục XI kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả nhưng ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 31. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong lĩnh vực Đấu thầu
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục XII kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 32. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 33. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Phòng chống tham nhũng
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục XIV kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
6. Người có hành vi tham nhũng trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc.
Điều 34. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong lĩnh vực Khiếu nại, tố cáo
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục XV kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 35. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Tổ chức cán bộ
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục XVI kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 36. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Lãnh đạo, quản lý
1. Vi phạm một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả ít nghiêm trọng thì áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách:
a) Không xây dựng, quán triệt, triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định, chỉ thị, quyết định, kết luận, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên.
b) Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khi cấp dưới đã báo cáo, xin chỉ đạo bằng văn bản hoặc để mặc cấp dưới thực hiện không đúng quy định.
c) Giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ, không đúng quyền hạn dẫn đến cấp dưới vi phạm.
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm chế độ thông tin, báo cáo theo quy định hoặc có báo cáo nhưng không chính xác, đầy đủ, kịp thời.
đ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác lãnh đạo, quản lý.
2. Vi phạm một trong những hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo đến Hạ bậc lương:
a) Bao che cho cấp dưới hoặc người được mình ủy quyền làm trái quy định;
b) Chỉ đạo trái thẩm quyền, không đúng căn cứ pháp luật đối với cấp dưới;
c) Không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật với cấp có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật;
d) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người có một trong những vi phạm sau đây gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật Giáng chức, Cách chức:
a) Bố trí bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (chồng), vợ (chồng), con, anh chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và làm những công việc trong cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định, đã được người có thẩm quyền yêu cầu thực hiện đúng nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;
b) Xúi giục, giúp sức cho hành vi vi phạm của cấp dưới;
c) Để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra phức tạp, kéo dài trong địa bàn quản lý mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền.
d) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 2 Điều này nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Buộc thôi việc đối với những vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 37. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Thi đua, khen thưởng
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục XVII kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 38. Xử lý, kỷ luật đối với vi phạm trong công tác Văn thư lưu trữ; bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật ngành Hải quan
Người vi phạm một trong các hành vi được quy định tại Phụ lục XVIII kèm theo Quy chế này thì bị xử lý như sau:
1. Áp dụng hình thức hạ mức phân loại của tháng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp chưa gây hậu quả.
2. Áp dụng hình thức kỷ luật Khiển trách đối với trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Áp dụng hình thức kỷ luật Hạ bậc lương đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng.
5. Áp dụng hình thức kỷ luật từ Giáng chức đến Buộc thôi việc đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 39. Xử lý, kỷ luật vi phạm trong lĩnh vực thực hiện dân chủ trong ngành Hải quan
1. Người có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức Khiển trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Bị xúi giục, kích động, lôi kéo, cưỡng ép người khác tham gia vào những việc làm trái nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; vi phạm quy chế dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người chất vấn, góp ý, phê bình, tố cáo mình dưới mọi hình thức; phê bình, góp ý cho đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới không trên tinh thần xây dựng hoặc lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.
d) Phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
2. Người có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo đến Cách chức:
a) Vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phủ quyết ý kiến của đa số thành viên khi thông qua nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận thuộc thẩm quyền của tập thể.
c) Lợi dụng quyền dân chủ để bè phái, lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ gây mất đoàn kết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi mình sinh hoạt.
d) Ban hành văn bản hoặc có việc làm trái với nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của cấp ủy, tổ chức đảng.
đ) Không chấp hành các quyết định lãnh đạo, chỉ đạo, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của tổ chức đảng cấp trên và cấp mình.
3. Người có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức Buộc thôi việc
a) Lừa dối cấp trên, báo cáo sai, xuyên tạc sự thật; che giấu khuyết điểm, vi phạm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức.
b) Trả thù người góp ý, đấu tranh, phê bình, tố cáo hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vi phạm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân mình.
c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 2 Điều này nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 40. Khen thưởng và kỷ luật
Qua công tác kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được giao chủ trì việc kiểm tra căn cứ vào việc thực hiện của các đơn vị Hải quan, công chức Hải quan, đơn vị có liên quan để đề xuất với người có thẩm quyền quyết định khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc kiến nghị xem xét thi hành kỷ luật đơn vị, cá nhân có sai phạm. Thực hiện công tác khen thưởng và kỷ luật theo quy định hiện hành.
Điều 41. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm phổ biến quán triệt Quy chế này và tổ chức thực hiện trong phạm vi đơn vị mình quản lý.
2. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc cách thức Tự kiểm tra cụ thể cho phù hợp nhưng không được trái với Quy chế này.
3. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các đơn vị phản ánh về Tổng cục Hải quan (qua Vụ Thanh tra - Kiểm tra) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Mẫu số 01/LKT
(1) ……………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TCHQ-LKT | Địa danh, ngày …. tháng … năm… |
LỆNH KIỂM TRA
Về việc kiểm tra tại …..(tên đơn vị được kiểm tra)...
1. Cấp cho: ………… (3)/ chức danh/đơn vị/ số chứng minh hải quan
2. Thành viên đoàn kiểm tra:
- Ông (bà): | /chức danh/đơn vị: Thành viên |
- Ông (bà): | /chức danh/đơn vị: Thành viên |
- Ông (bà): | /chức danh/đơn vị: Thành viên |
------
3. Thực hiện kiểm tra đối với ………(4)………(5)
4. Nội dung kiểm tra:
5. Thời gian kiểm tra
6. Yêu cầu đối tượng kiểm tra, tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc quyền quản lý nghiêm túc chấp hành Lệnh kiểm tra./.
| CHỨC DANH NGƯỜI KÝ LỆNH (6) |
(1) Tên cơ quan cấp trên của cơ quan ban hành Lệnh kiểm tra;
(2) Đơn vị ban hành Lệnh kiểm tra;
(3) Người chịu trách nhiệm trực tiếp;
(4) Đối tượng kiểm tra;
(5) Địa điểm kiểm tra;
(6) Chức danh người có thẩm quyền ký.
MẪU SỐ 02/TD-KTr
(1) ………………………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ- …..(3) | …………, ngày ….. tháng ….. năm …… |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tạm dừng phân công công việc đối với………(4)
…………………………………………. (5)
Căn cứ Quyết định số ……../QĐ-TCHQ ngày ..../…./….. về việc ban hành Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật trong ngành Hải quan;
Căn cứ …………………………………………………………………………………………(6);
Căn cứ Quyết định kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra số …... ngày …../…../……. của …………………………………………………………………………………....(7)
về việc…………………………………………………………………………………………..(8)
Xét đề nghị của ………………………………………………………………………………..(9)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm dừng phân công công việc đối với …………………………….…………...(4),
do …………………………………………………………………………………….………..(10)
thực hiện tại ………………………………………………………………………………….(11),
thời gian tạm dừng công việc từ …………. giờ ……… ngày ………/………/………. cho đến khi có quyết định hủy bỏ việc tạm dừng này./.
Điều 2. (4), (12) và (13) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| …………………..(5) |
_________________
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan ra quyết định tạm dừng.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định tạm dừng.
(4) Tên công chức có hành vi vi phạm
(5) Chức danh của người ra quyết định tạm dừng.
(6) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có).
(7) Chức danh của người ra quyết định kiểm tra/ Lệnh kiểm tra.
(8) Tên cuộc kiểm tra/Lệnh kiểm tra.
(9) Trưởng đoàn kiểm tra (trường hợp Trưởng đoàn kiểm tra ra quyết định thì bỏ nội dung này).
(10) Lý do tạm dừng.
(11) Địa điểm diễn ra việc làm bị tạm dừng.
(12) Cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ thi hành quyết định tạm dừng hành vi vi phạm.
(13) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
MẪU SỐ …../QĐ-KTr
(1) ………………………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ- …..(3) | …………, ngày ….. tháng ….. năm …… |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hủy bỏ quyết định tạm dừng phân công công việc đối với………….(4)
....................................................................... (5)
Căn cứ Quyết định số ………/QĐ-TCHQ ngày ..../…./……. về việc ban hành Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý, kỷ luật trong ngành Hải quan;
Căn cứ ………………………………………………………………………………………..(6);
Căn cứ Quyết định kiểm tra hoặc Lệnh kiểm tra số ….. ngày …../….../…………
của …………………………………………………………………………………………….(7)
về việc ……………………………………………………………..…………………………(8);
Xét đề nghị của …………………………………………………………………….……….(9),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định số ….. ngày..../...../…….. của ……………………………….(5)
về việc tạm dừng phân công công việc đối với …………………………………………...(4)
…………………………………………………………………………………….................(10).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……./……../……… /.
| ………………………… (5) |
_________________
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan ra quyết định hủy bỏ quyết định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định hủy bỏ quyết định.
(4) Tên công chức được hủy bỏ quyết định tạm dừng phân công công việc.
(5) Chức danh của người ra quyết định hủy bỏ quyết định.
(6) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có).
(7) Chức danh của người ra quyết định kiểm tra.
(8) Tên cuộc kiểm tra.
(9) Trưởng đoàn kiểm tra (trường hợp Trưởng đoàn kiểm tra ra quyết định hủy bỏ quyết định thì bỏ nội dung này).
(10) Lý do của việc hủy bỏ.
PHỤ LỤC I
NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT TRONG VIỆC THỰC HIỆN KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT, QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Số lần vi phạm | Hình thức xử lý |
1 | a) Không chấp hành đúng nội quy về thời gian làm việc của cơ quan, đơn vị quản lý công chức (trừ trường hợp có lý do được thủ trưởng cơ quan, đơn vị chấp thuận có lý do chính đáng hoặc trường hợp phụ nữ trong thời kỳ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi); tự ý ra ngoài làm việc riêng trong giờ làm việc. b) Không tham gia hội nghị, cuộc họp, chào cờ thường xuyên, định kỳ của cơ quan, đơn vị nơi làm việc; đến muộn, bỏ không dự họp hoặc cử dự họp không đúng thành phần triệu tập của Ban tổ chức hoặc người chủ trì; không tôn trọng ý kiến phát biểu của người khác, có thái độ đả kích, châm chọc hoặc phản ứng tiêu cực, ngắt lời hoặc nói chen ngang khi có người khác đang phát biểu; nội dung phát biểu thể hiện thái độ tiêu cực không có tinh thần xây dựng, đóng góp cho nội dung cuộc họp hoặc nội dung phát biểu ngoài lề, không có liên quan đến mục đích, mục tiêu của cuộc họp; nghe điện thoại trong cuộc họp, tự ý bỏ ngang cuộc họp khi chưa có ý kiến đồng ý của chủ tọa hay ban tổ chức. c) Không thực hiện đúng quy định về trang chế phục Hải quan khi thi hành công vụ mà không có lý do chính đáng. d) Không thực hiện nghiêm túc quy chế về ứng xử như chào hỏi, xưng hô, tư thế, tác phong khi giao tiếp trong công việc; để quên việc, sót việc, chậm trễ xử lý công việc nhưng không gây hậu quả, ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân. đ) Đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang, kính đen, đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi mặc trang phục hải quan (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ hoặc khi làm việc ngoài trời nắng để bảo vệ mắt), cho tay vào túi quần hoặc túi áo; nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân màu sặc sỡ; móng tay, móng chân để dài; công chức nam để tóc dài trùm tai, trùm gáy, để râu, ria ở cằm, ở cổ và trên mặt; công chức nữ để tóc không gọn gàng; bàn làm việc, tủ tài liệu, vị trí làm việc không sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ; đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. e) Mê tín, bói toán, lập bàn thờ, để bát hương, thắp hương trong phạm vi trụ sở đơn vị hải quan. f) Quảng cáo thương mại và thực hiện các hành vi mua bán tại công sở, nơi làm việc; tổ chức đun, nấu nướng, tụ tập ăn uống tại nơi làm việc, trò chuyện gây ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh; đưa người không có phận sự vào trụ sở đơn vị khi chưa được phép của lãnh đạo đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền; tự ý tháo lắp, thay đổi hiện trạng hoặc làm biến dạng các trang thiết bị, phương tiện được trang cấp phục vụ công việc. | Lần 1 | Nhắc nhở |
Lần 2 | Phê bình | ||
Lần 3 | Xếp loại B | ||
Lần 4 | Xếp loại C | ||
Lần 5 trở lên | Xếp loại D | ||
2 | a) Vi phạm văn hóa giao tiếp ở công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân, với đồng nghiệp qua cử chỉ, lời nói, hành vi, điện thoại và các biểu hiện khác. b) Uống rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; hút thuốc tại nơi có quy định cấm trong cơ quan, tự ý bỏ vị trí công tác mà không gây hậu quả; mang mặc trang phục hải quan khi ăn, uống ở hàng quán; gây mất an ninh, trật tự trong khu vực cơ quan, nơi làm việc; mang chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại nguy hiểm vào cơ quan. c) Không thực hiện các quy định về an toàn phòng chống cháy, nổ mà chưa gây ra hậu quả đến mức bị xử lý theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật; d) Không xuất trình được giấy chứng minh hải quan, dấu số hiệu công chức khi có yêu cầu của người có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng. đ) Để người thân lợi dụng danh nghĩa, chức vụ của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân; tổ chức các hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân và gia đình xa hoa, lãng phí, vì mục đích vụ lợi; vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng; can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội. e) Vi phạm các quy định khác về kỷ cương, kỷ luật, quy tắc ứng xử, văn minh công sở của cán bộ công chức. | Lần 1 | Xếp loại B |
Lần 2 | Xếp loại C | ||
Lần 3 | Xếp loại D |
Ghi chú: Hình thức xử lý hành vi vi phạm trong tháng hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG QUY TRÌNH, THỦ TỤC HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
Nhóm hành vi vi phạm | Hành vi vi phạm cụ thể | Ghi chú |
I. Vi phạm quy định về kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại cửa khẩu | 1. Vi phạm quy định về kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu trong việc thông báo, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cảng. 2. Vi phạm quy định về xác định lô hàng có hoặc không có dấu hiệu vi phạm. 3. Vi phạm quy định về cập nhật kết quả kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra. |
|
II. Vi phạm quy định về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu | 1. Vi phạm quy định về trao đổi thông tin, truyền nhận dữ liệu; kiểm tra, rà soát, cập nhật thông tin, dữ liệu dẫn đến Hệ thống không tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan hoặc Hệ thống không tự động từ chối việc đăng ký tờ khai của các trường hợp người khai hải quan bị từ chối theo quy định. 2. Vi phạm các quy định về việc xử lý vướng mắc trong trường hợp người khai hải quan không đăng ký được tờ khai do trục trặc của hệ thống. 3. Vi phạm các quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan: a) Phân công, chỉ đạo nội dung kiểm tra, phê duyệt đề xuất, phê duyệt hồ sơ không đúng quy định. b) Không thực hiện chỉ đạo, không thực hiện các chỉ dẫn nghiệp vụ và các thông tin có liên quan trên các Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiệp vụ hải quan trong quá trình kiểm tra hoặc thực hiện không đầy đủ, có sai sót. c) Không thực hiện kiểm tra các thông tin khai báo trên tờ khai hải quan, thông tin trên hệ thống, các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan theo quy định về tên hàng, mã số, thuế suất, trị giá, xuất xứ, giấy phép, chính sách thuế, loại hình, niêm phong... hoặc thực hiện không đầy đủ, có sai sót. d) Không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định kết quả kiểm tra hồ sơ, cập nhật ý kiến của công chức trên Hệ thống đối với các trường hợp thông quan, giải phóng hàng, đưa hàng về bảo quản, chuyển về địa điểm kiểm tra. đ) Không thông báo cho người khai hải quan bằng chỉ thị thông qua Hệ thống đối với trường hợp hồ sơ khai không đầy đủ, có sự sai lệch, chưa phù hợp theo quy định. e) Vi phạm quy định về thời gian kiểm tra hồ sơ. 4. Vi phạm các quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa: a) Quyết định, phân công việc kiểm tra thực tế hàng hóa; quyết định hình thức, mức độ kiểm tra; quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra không đúng quy định. b) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng theo quy định về hình thức, mức độ kiểm tra, lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa, tên hàng, mã số, mức thuế, xuất xứ... hoặc thực hiện không đầy đủ, có sai sót. c) Xử lý kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, cập nhật ý kiến của công chức xử lý trên Hệ thống không đúng quy định đối với các trường hợp thông quan, giải phóng hàng, đưa hàng về bảo quản, kết quả kiểm tra thực tế không đúng so với khai báo, chuyển cửa khẩu. d) Vi phạm quy định về thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa. 5. Vi phạm các quy định về kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí: a) Kiểm tra chứng từ, cập nhật thông tin vào Hệ thống, lưu trữ chứng từ nộp tiền thuế không đúng quy định đối với trường hợp Hệ thống không tự động xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của tờ khai hải quan. b) Tổ chức theo dõi và thu lệ phí hải quan, lệ phí thu hộ không đúng quy định. 6. Vi phạm các quy định về quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ: a) Không thực hiện theo quy định về phân công nhiệm vụ xử lý vướng mắc, hoàn chỉnh, quản lý hồ sơ. b) Không thực hiện theo quy định về theo dõi, hoàn chỉnh, quản lý hồ sơ hoặc thực hiện không đầy đủ, có sai sót. 7. Vi phạm các quy định về kiểm hóa hộ: a) Phê duyệt, cập nhật thông tin vào Hệ thống, xử lý kết quả kiểm hóa hộ không đúng quy định. b) Phân công, chỉ đạo hình thức, mức độ kiểm tra không đúng quy định; thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, cập nhật kết quả kiểm tra không đúng quy định hoặc thực hiện không đầy đủ, có sai sót. 8. Vi phạm các quy định về khai bổ sung hồ sơ hải quan: a) Chấp nhận việc khai bổ sung của người khai hải quan đối với các trường hợp không được khai bổ sung, các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung. b) Thực hiện không đúng quy định về kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ, lưu chứng từ, cập nhật nội dung khai bổ sung vào Hệ thống. c) Không ra quyết định ấn định thuế theo quy định; không xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp bị xử lý khi khai bổ sung. 9. Vi phạm các quy định về hủy tờ khai hải quan: a) Không thực hiện thủ tục hủy tờ khai đối với các trường hợp hủy tờ khai theo quy định. b) Không thực hiện thủ tục hủy các nghĩa vụ thuế, phí trên Hệ thống; không điều chỉnh lượng hàng tương ứng của tờ khai tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hủy theo quy định. c) Không thông báo cho Cục Thuế nội địa, Chi cục Hải quan đối với trường hợp hủy tờ khai hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước hoặc nhập khẩu để theo dõi, xử lý hoàn thuế, không thu thuế. 10. Vi phạm các quy định về chuyển luồng tờ khai, dừng đưa hàng qua khu vực giám sát: a) Thực hiện chuyển luồng, dừng đưa hàng qua khu vực giám sát các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu trên Hệ thống mà không có dấu hiệu, căn cứ cụ thể hoặc không thực hiện chuyển luồng, dừng đưa hàng qua khu vực giám sát các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu trên Hệ thống khi có dấu hiệu, căn cứ cụ thể. b) Không thực hiện dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo chỉ đạo của cơ quan hải quan cấp trên. c) Xử lý kết quả kiểm tra bổ sung không đúng quy định. d) Không thông báo kết quả xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát cho các đơn vị liên quan; không cập nhật kết quả xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát vào Hệ thống quản lý rủi ro đối với trường hợp vi phạm. 11. Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy: a) Chấp nhận tiếp nhận, đăng ký tờ khai đối với hàng hóa không thuộc các trường hợp được áp dụng khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy. b) Không thực hiện các bước nghiệp vụ thủ tục đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy theo quy định. c) Không cập nhật các thông tin trên tờ khai giấy, hồ sơ hải quan vào Hệ thống khi hệ thống được phục hồi (đối với trường hợp Hệ thống gặp sự cố). d) Vi phạm quy định về thời gian xử lý hồ sơ đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy theo quy định. |
|
III. Vi phạm các quy định về quy trình quản lý đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất | 1. Không bố trí, phân công nhân lực thực hiện các việc sau: quản lý, theo dõi tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu; tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; thu thập, phân tích, đánh giá thông tin để xác định các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất, kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư và các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán; định kỳ báo cáo các công tác quản lý doanh nghiệp, tiếp nhận thông báo. 2. Thực hiện việc tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất không đúng quy định về kiểm tra tính đầy đủ của thông tin khai báo, cấp số, ký xác nhận, đề xuất kiểm tra có sở sản xuất, cập nhật kết quả kiểm tra. 3. Vi phạm các quy định về kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất; tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng xuất khẩu: a) Không thực hiện kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất; tình hình sử dụng sử dụng, tồn kho đối với các trường hợp phải kiểm tra theo quy định. b) Thực hiện không đúng quy định về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất; tình hình sử dụng, tồn kho. 4. Vi phạm các quy định về xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn: a) Giải quyết thủ tục hải quan không đúng loại hình, chính sách thuế đối với các hình thức xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn. b) Thực hiện giám sát việc tiêu hủy không đúng quy định. c) Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định về thời hạn xử lý, hình thức xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn. 5. Vi phạm các quy định về tiếp nhận, kiểm tra, xử lý báo cáo quyết toán: a) Không thực hiện việc kiểm tra xác định thời hạn nộp báo cáo quyết toán, kiểm tra đối chiếu thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin số liệu trên hệ thống. b) Không triển khai việc kiểm tra báo cáo quyết toán đối với các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán. c) Thực hiện không đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra báo cáo quyết toán. d) Xác định không cụ thể, chính xác tính phù hợp của việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc với sản phẩm xuất khẩu; chứng từ, tài liệu, hàng hóa tồn với chứng từ sổ sách kế toán, với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu. đ) Không xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp phát hiện vi phạm qua kiểm tra. |
|
IV. Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập | 1. Vi phạm các quy định về quy trình thủ tục hải quan như quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại mục II của Phụ lục này. 2. Thực hiện thủ tục hải quan không đúng quy định về loại hình tờ khai, điều chỉnh thuế đối với trường hợp khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa. 3. Không thực hiện kiểm tra, rà soát tình trạng các lô hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quá thời hạn chưa làm thủ tục tái xuất, tái nhập. 4. Không theo dõi, giám sát hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập theo quy trình thủ tục của từng phương thức vận chuyển tương ứng. |
|
V. Vi phạm các quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan; phương tiện vận tải neo đậu, dừng đỗ trong địa bàn hoạt động hải quan | 1. Thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu của quy chế phối hợp, hệ thống kết nối giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu và doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng. 2. Không thực hiện giám sát hoặc giám sát không chặt chẽ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra khu vực cửa khẩu, cảng, kho, bãi; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; quá trình xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đủ điều kiện qua khu vực giám sát khi chưa đủ căn cứ, cơ sở. Thực hiện không đúng quy định thủ tục kiểm tra, xác nhận về trạng thái tờ khai, số lượng, số hiệu hàng hóa, xử lý kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm. 4. Xử lý khi Hệ thống gặp sự cố không kịp thời; không hoàn thiện thủ tục ngay sau khi Hệ thống được phục hồi. |
|
VI. Vi phạm các quy định về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan | 1. Phân công kiểm tra hồ sơ, phê duyệt xử lý tờ khai vận chuyển không đúng quy định. 2. Không kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các thông tin khai báo trên tờ khai vận chuyển hàng hóa. Phê duyệt tờ khai vận chuyển trên Hệ thống khi chưa thực hiện theo quy định thủ tục kiểm tra hồ sơ. 3. Thực hiện không đúng thủ tục niêm phong hải quan về kiểm tra, đối chiếu thông tin trạng thái tờ khai, tình trạng hàng hóa, thực hiện niêm phong, lưu và bàn giao hồ sơ. 4. Không theo dõi tình trạng vận chuyển, không tổ chức truy tìm hàng hóa vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan. 5. Xác nhận thông tin hàng hóa đến đích không đúng quy định về kiểm tra trạng thái tờ khai, tình trạng niêm phong, thông tin hàng hóa. 6. Không phê duyệt tờ khai vận chuyển, không xác nhận thông tin hàng hóa đến đích trên Hệ thống khi đã thực hiện thủ tục kiểm tra, đối chiếu theo quy định. 7. Chấp nhận khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển không đúng quy định về thời điểm khai, nội dung khai, chứng từ chứng minh. 8. Không kiểm tra, rà soát để xử lý tờ khai vận chuyển hàng hóa tồn đọng trên Hệ thống. |
|
VII. Vi phạm các quy định về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, kho CFS | 1. Thực hiện không đúng quy định về tiếp nhận thông tin, hồ sơ hải quan; kiểm tra, đối chiếu tình trạng hàng hóa, tình trạng niêm phong; xác nhận trên Hệ thống, hồ sơ; giám sát hàng hóa đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, kho CFS; giám sát các dịch vụ được thực hiện trong kho CFS. 2. Không thực hiện theo dõi hàng hóa nhập, xuất, tồn kho ngoại quan; thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan; tình trạng hàng hóa và tình trạng hoạt động kho ngoại quan hoặc có thực hiện nhưng không cụ thể, có sai sót. 3. Không tiến hành kiểm tra kho ngoại quan định kỳ theo thời hạn quy định; không kiểm tra đột xuất kho ngoại quan khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. |
|
VIII. Vi phạm các quy định về quy trình miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu | 1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế không đầy đủ; phân công xử lý hồ sơ không đúng thời hạn quy định. 2. Kiểm tra hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế không đúng hướng dẫn về hồ sơ tài liệu, thông tin về doanh nghiệp, xác định điều kiện miễn thuế; chấp nhận đăng ký Danh mục miễn thuế đối với hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký; đăng ký Danh mục miễn thuế không đúng thời hạn quy định. 3. Thực hiện thủ tục miễn thuế trong thông quan không đúng hướng dẫn về hồ sơ miễn thuế, kiểm tra căn cứ hồ sơ miễn thuế, xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế hoặc không thuộc đối tượng miễn thuế. |
|
IX. Vi phạm các quy định về quy trình kiểm tra, xác định tên hàng, mã số, mức thuế; kiểm tra, xác định trị giá hải quan; kiểm tra thuế, ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu | 1. Vi phạm các quy định về quy trình kiểm tra, xác định tên hàng, mã số, mức thuế: a) Chấp nhận việc khai báo không đầy đủ các thông tin về hàng hóa dẫn tới khai sai tên hàng, mã số, mức thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thiếu hoặc thừa số thuế phải nộp. b) Chấp nhận hồ sơ hải quan không đầy đủ, các chứng từ có mâu thuẫn, bất hợp lý của người khai hải quan dẫn đến việc xác định sai về tên hàng, mã số, mức thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thiếu hoặc thừa số thuế phải nộp. c) Không kiểm tra hoặc chấp nhận việc áp sai mã số hàng hóa, mức thuế suất đối với những hàng hóa có thông báo kết quả xác định trước mã số, thông báo kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó. 2. Vi phạm các quy định về quy trình kiểm tra, xác định trị giá hải quan: a) Không thực hiện, thực hiện kiểm tra nội dung khai báo không đúng hướng dẫn, chấp nhận trị giá khai báo của doanh nghiệp đối với những trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo. b) Không xác định dấu hiệu nghi vấn đối với mặt hàng có trị giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa giống hệt, tương tự tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, cơ sở dữ liệu trị giá hải quan. c) Không thực hiện tham vấn đúng thời hạn quy định; thực hiện tham vấn không đúng theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục tham vấn. d) Chấp nhận trị giá khai báo sau tham vấn đối với những trường hợp đã có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo. đ) Không thực hiện, thực hiện xác định trị giá không đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về xác định trị giá hải quan. e) Không cập nhật hoặc cập nhật không đầy đủ, không đúng thời hạn quy định kết quả kiểm tra mức giá, kết quả xác định trước trị giá, kết quả tham vấn, kết quả kiểm tra sau thông quan về trị giá, kết quả giải quyết khiếu nại về trị giá, kết quả thanh tra kiểm tra vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá của cơ quan hải quan. f) Quá thời hạn quy định nhưng không thực hiện cung cấp thông tin, không đề xuất bổ sung, sửa đổi mặt hàng, mức giá tham chiếu vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, hoặc không đề xuất hủy bỏ mặt hàng tại Danh mục theo đúng quy định; cung cấp thông tin, đề xuất bổ sung, sửa đổi Danh mục sai lệch, không chính xác, đề xuất không đúng dẫn đến Tổng cục Hải quan không có thông tin kịp thời để xây dựng, sửa đổi, bổ sung danh mục làm ảnh hưởng đến công tác quản lý trị giá hải quan. 3. Vi phạm các quy định về kiểm tra thuế, ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: a) Thực hiện không đúng trình tự thủ tục kiểm tra, xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng xét miễn thuế về kiểm tra khai báo, kiểm tra các yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, số thuế phải nộp, điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế. b) Thực hiện không đúng hướng dẫn về ấn định thuế, ban hành quyết định ấn định thuế, lưu và bàn giao văn bản ấn định thuế, hủy quyết định ấn định thuế. c) Không cập nhật dữ liệu, thông tin về thuế vào Hệ thống đúng thời hạn quy định hoặc cập nhật muộn, không đầy đủ. |
|
X. Một số hành vi vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động, nghiệp vụ hải quan khác | 1. Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ không nằm trong quy định của pháp luật. 2. Thỏa thuận về mã số hàng hóa, mức thuế suất, trị giá hải quan để làm sai lệch số tiền thuế phải nộp. 3. Xác nhận trên hệ thống, tờ khai hải quan và các chứng từ tài liệu có liên quan khi không đủ điều kiện cho phép xác nhận. 4. Không tiến hành lập biên bản, báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 5. Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đúng quy định khi người khai hải quan có yêu cầu được hướng dẫn các nội dung liên quan trực tiếp đến việc khai, làm thủ tục hải quan theo quy định. |
|
XI | Vi phạm các quy định khác về quy trình, thủ tục, hoạt động nghiệp vụ của công chức Hải quan. |
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KIỂM SOÁT HẢI QUAN VÀ ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm cụ thể | Ghi chú |
1 | Không thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động kiểm soát hải quan; không xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan; không xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, quy trình, quy chế về công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (đường bộ, đường biển và đường hàng không) theo đúng quy định. |
|
2 | Không tổ chức thực hiện kiểm soát phòng, chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan; không thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, khủng bố trong lĩnh vực hải quan. |
|
3 | Không tổng hợp, phân tích, dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách, quản lý điều hành và chỉ đạo nghiệp vụ; không cung cấp thông tin cho các tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật. |
|
4 | Không thực hiện nhiệm vụ thành viên các Ban chỉ đạo Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP, Ban chỉ đạo 389/CP), Ủy ban An ninh hàng không, các Dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. |
|
5 | Không tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (đường bộ, đường biển và đường hàng không). |
|
6 | Không thực hiện công tác an toàn về hàng hải, an toàn trong hoạt động trên biển và tại bến, bãi, nơi neo đậu tàu. Không sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn trên biển theo quy định của pháp luật hoặc theo điều động của cấp có thẩm quyền. |
|
7 | Không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn kỹ thuật tàu thuyền, bơi lội, võ thuật, bắn súng và các nhiệm vụ cần thiết khác cho công chức, thuyền viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chống buôn lậu trên biển và trên đất liền. |
|
8 | Không phối hợp đề xuất việc bố trí công chức và trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, chó nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan. |
|
9 | Tiếp nhận thông tin về buôn lậu mà không tiến hành các bước cần thiết theo quy định để xử lý thông tin, tiến hành bắt giữ xử lý vụ việc, cố ý che dấu thông tin về buôn lậu. |
|
10 | Không tiến hành điều tra xác minh đối với vụ việc có dấu hiệu hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc có đủ yếu tố khởi tố thuộc thẩm quyền. |
|
11 | Cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án theo hướng giảm nhẹ hoặc tăng nặng. |
|
12 | Tiết lộ, để lộ thông tin; Bao che, tiếp tay cho các đối tượng thực hiện việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm. |
|
13 | Không thực hiện, thực hiện không đúng việc quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác giám sát hải quan trực tuyến trong ngành Hải quan |
|
14 | Xử lý vi phạm hành chính về hải quan lạm quyền, vượt thẩm quyền, hoặc xử lý không đúng hành vi vi phạm, giảm mức độ hành vi vi phạm hoặc không đúng thời hạn quy định. |
|
15 | Không thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên việc theo dõi, nắm tình hình, phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động tại các đơn vị hải quan các cấp trong việc thực hiện công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, công tác phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan; đề xuất các biện pháp quản lý để Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trên hệ thống dữ liệu tập trung đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định. |
|
16 | Thực hiện việc dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, đồ vật, áp giải người vi phạm không đúng quy định |
|
17 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác Điều tra chống buôn lậu. |
|
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Trao đổi, thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân dự kiến đưa vào hoặc đưa ra kế hoạch kiểm tra sau thông quan nhằm phục vụ lợi ích bất hợp pháp. |
|
2 | Không thực hiện các bước thu thập thông tin hoặc thực hiện không đầy đủ; thực hiện thu thập thông tin không đúng thẩm quyền, hình thức; báo cáo kết quả thu thập thông tin sai lệch dẫn đến lựa chọn đối tượng kiểm tra không hiệu quả. |
|
3 | Khi nhận được văn bản xin lùi thời gian kiểm tra hoặc sửa đổi nội dung, bổ sung nội dung quyết định kiểm tra của đối tượng kiểm tra không thực hiện các bước tiếp theo theo đúng quy định. |
|
4 | Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, đối tượng, thời gian trong kiểm tra sau thông quan. |
|
5 | Tiến hành kiểm tra sau thông quan những nội dung ngoài kế hoạch, vượt thẩm quyền hoặc không tiến hành kiểm tra đầy đủ những nội dung trong kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt; không ghi nhận nội dung sai phạm đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra; làm sai lệch kết quả kiểm tra. |
|
6 | Lợi dụng hoạt động kiểm tra sau thông quan để sách nhiễu, gây khó khăn cho đối tượng kiểm tra hoặc để nhận tiền và lợi ích vật chất bất hợp pháp; lợi dụng vị trí công tác để can thiệp, áp đặt trái quy định vào hoạt động kiểm tra sau thông quan, thực hiện kết luận kiểm tra sau thông quan. |
|
7 | Không thực hiện xử lý, giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động Kiểm tra sau thông quan; tham mưu Lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn Kiểm tra sau thông quan không đúng quy định của pháp luật, trái với quy trình nghiệp vụ; không thực hiện đầy đủ, đúng với ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo; tùy tiện chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra không tuân thủ quy trình nghiệp vụ và quy định của pháp luật. |
|
8 | Che giấu, chiếm giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứng, sửa chữa, thay đổi, làm sai lệch hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra sau thông quan. |
|
9 | Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu về kế hoạch, nội dung kiểm tra sau thông quan hoặc về nội dung kết luận kiểm tra sau thông quan khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. |
|
10 | Báo cáo sai sự thật, kết luận, quyết định hoặc cố ý tham mưu kết luận, quyết định xử lý trái pháp luật để bao che cho người có hành vi vi phạm. |
|
11 | Không tổng hợp các dấu hiệu vi phạm được phát hiện do đơn vị mình kiểm tra sau thông quan, đã thực hiện ấn định thuế; không tiến hành tự rà soát hoặc báo cáo thủ trưởng cơ quan Hải quan chỉ đạo tiến hành rà soát đối với các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trên phạm vi địa bàn quản lý. |
|
12 | Không thực hiện hoặc chậm thực hiện việc cập nhật thông tin, kết quả kiểm tra sau thông quan vào hệ thống thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan (STQ) và các hệ thống khác theo quy định. |
|
13 | Không lập và lưu trữ hồ sơ kiểm tra sau thông quan theo đúng quy định. |
|
14 | Không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định kết quả Kiểm tra sau thông quan trên cơ sở chứng cứ, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra; không ra quyết định ấn định thuế theo đúng quy định; xử lý vi phạm hành chính không đúng quy định, lạm quyền, vượt quyền hoặc không xử lý đúng hành vi vi phạm, mức độ hành vi vi phạm. |
|
15 | Tham mưu, đề xuất người có thẩm quyền công nhận, gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật; không báo cáo, tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục ban hành Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm theo quy định hoặc không còn đáp ứng điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên; không thực hiện đúng trách nhiệm theo hướng dẫn tại Quy trình hướng dẫn thẩm định, công nhận, tạm đình chỉ, đình chỉ và gia hạn chế độ ưu tiên; không cập nhật danh sách doanh nghiệp ưu tiên vào hệ thống STQ 01. |
|
16 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác Kiểm tra sau thông quan. |
|
PHỤ LỤC V
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỦI RO
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Không xây dựng Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin QLRR của ngành Hải quan theo đúng quy định; không thực hiện việc thu thập thông tin hoặc thực hiện không đầy đủ theo kế hoạch được giao. Không cung cấp dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro cho công chức quản lý rủi ro cấp Chi cục theo quy định hoặc không cung cấp những dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan và thông tin khác có liên quan. |
|
2 | Không theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin QLRR tại đơn vị Hải quan các cấp. |
|
3 | Không nhập thông tin vi phạm pháp luật hải quan vào Hệ thống quản lý thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14) hoặc cập nhật không đầy đủ thông tin, sai thông tin, cập nhật chậm thông tin. |
|
4 | Không tiến hành việc thu thập, xử lý thông tin về người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu; không quản lý, lưu giữ thông tin, dữ liệu lịch sử hoạt động của người và phương tiện xuất nhập cảnh theo quy định. |
|
5 | Không thiết lập, áp dụng chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm đang làm thủ tục hải quan hoặc đã được thông quan nhưng chưa đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan. |
|
6 | Không tiếp nhận, xử lý hoặc hướng dẫn xử lý các vướng mắc về phân luồng, chuyển luồng trong quá trình làm thủ tục hải quan từ các Cục Hải quan/Chi cục Hải quan. |
|
7 | Không tham mưu đề xuất, áp dụng chỉ số tiêu chí lựa chọn theo đề nghị của Cục Hải quan/Chi cục Hải quan và đề nghị của công chức hải quan được phân công phân tích, xác định trọng điểm hàng hóa XNK. |
|
8 | Không xử lý hoặc không hướng dẫn xử lý các vướng mắc về xác định trọng điểm, quyết định kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người XNC. |
|
9 | Không tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý hoặc trên phạm vi toàn quốc. |
|
10 | Không thực hiện việc quản lý, áp dụng danh mục hàng hóa rủi ro; không xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro; không thực hiện việc đo lường tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; không xây dựng kế hoạch kiểm soát rủi ro; không tổ chức triển khai thực hiện Chuyên đề kiểm soát rủi ro theo đúng quy định. |
|
11 | Không xây dựng, quản lý, áp dụng hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm tại Tổng cục Hải quan; không thực hiện việc phân tích, xác định trọng điểm trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. |
|
12 | Không kiểm tra việc thực hiện, áp dụng QLRR tại Cục Hải quan/Chi cục Hải quan. Không thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và các nghiệp vụ khác trên cơ sở kết quả phân luồng, cảnh báo rủi ro, thông tin quản lý rủi ro, kế hoạch và phương án kiểm soát rủi ro. |
|
13 | Đề xuất, thiết lập tiêu chí rủi ro không đúng chỉ đạo, không có căn cứ rõ ràng. Tác động làm thay đổi kết quả phân luồng để lọt sai phạm của doanh nghiệp. |
|
14 | Điều chỉnh hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu không đúng quy định; cung cấp thông tin kết quả đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân ngoài ngành khi chưa được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. |
|
15 | Không đánh giá xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo định kỳ đúng thời hạn quy định. |
|
16 | Dừng áp dụng tiêu chí không đúng quy định. Vi phạm các quy định về báo cáo, xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền xử lý đối với thông tin quản lý rủi ro và các vướng mắc về phân luồng, chuyển luồng trong quá trình làm thủ tục hải quan. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc cung cấp, chuyển giao, phản hồi thông tin quản lý rủi ro đến công chức, đơn vị theo quy định. |
|
17 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về lĩnh vực quản lý rủi ro. |
|
PHỤ LỤC VI
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Thực hiện việc lấy mẫu hàng hóa xuất nhập khẩu để phân tích, phân loại không đúng tiêu chuẩn, quy cách, quy trình. |
|
2 | Lấy mẫu không đúng chủng loại cần phân tích, phân loại; lấy mẫu không đúng lô hàng thực nhập, thực xuất để phân tích, phân loại. |
|
3 | Chấp nhận những mẫu không đúng tiêu chuẩn, quy cách để phân tích. Tác động vào mẫu hàng hóa, máy móc thiết bị để làm sai lệch kết quả phân tích. |
|
4 | Chậm ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại theo thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng. |
|
5 | Đối với những hàng hóa phải phân tích, phân loại để xác định mã số nhưng không sử dụng kết quả phân tích, phân loại để thông quan hàng hóa; không rà soát đối với những lô hàng đã được thông quan có cùng tên hàng, bản chất, tính năng, công dụng với thông báo kết quả phân loại. |
|
6 | Không cập nhật thông tin Thông báo kết quả phân tích đầy đủ, kịp thời trên hệ thống MHS. |
|
7 | Yêu cầu lấy mẫu để phân tích, phân loại trái các quy định của phân loại. |
|
8 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác kiểm định trong ngành Hải quan. |
|
PHỤ LỤC VII
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NỘI BỘ
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Làm trái quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. |
|
2 | Tiến hành thanh tra, kiểm tra những nội dung ngoài kế hoạch, vượt thẩm quyền; không ghi nhận nội dung sai phạm đã được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra; làm sai lệch kết quả thanh tra, kiểm tra. |
|
3 | Lợi dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra, kiểm tra. |
|
4 | Cố ý trì hoãn hoặc không cung cấp văn bản, tài liệu, chứng cứ, số liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra hoặc đối phó với đoàn thanh tra, kiểm tra dưới mọi hình thức; không ký biên bản thanh tra, kiểm tra hoặc biên bản làm việc. |
|
5 | Không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện kết luận hoặc kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc của người có thẩm quyền. |
|
6 | Lợi dụng vị trí công tác để can thiệp, áp đặt trái quy định vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra. |
|
7 | Che giấu, chiếm giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứng, sửa chữa, thay đổi, làm sai lệch hồ sơ liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra. |
|
8 | Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu về kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra hoặc về nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. |
|
9 | Báo cáo sai sự thật, kết luận, quyết định hoặc cố ý tham mưu kết luận, quyết định xử lý trái pháp luật để bao che cho người có hành vi vi phạm. |
|
10 | Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người thực thi nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra. |
|
11 | Trao đổi, thỏa thuận với các đối tượng dự kiến đưa vào hoặc đưa ra kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm phục vụ lợi ích bất hợp pháp. |
|
12 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác thanh tra, kiểm tra. |
|
PHỤ LỤC VIII
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC TRỰC BAN, GIÁM SÁT TRỰC TUYẾN
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Lợi dụng thông tin về vi phạm pháp luật hải quan, hành vi vi phạm pháp luật khác phát hiện qua trực ban, giám sát trực tuyến để sách nhiễu, gây khó khăn cho cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. |
|
2 | Không thông báo kịp thời ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục đến các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến hoặc chỉ đạo không đúng, không đầy đủ các bước theo đúng trình tự quy định. |
|
3 | Không ngăn chặn, xử lý kịp thời; xử lý không đúng thẩm quyền, nội dung khi phát hiện các vụ việc có dấu hiệu vi phạm phát sinh trong hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến. |
|
4 | Che dấu, sửa chữa, thay đổi thông tin có dấu hiệu vi phạm phát hiện qua trực ban, giám sát trực tuyến dưới mọi hình thức. |
|
5 | Tiết lộ, cung cấp thông tin từ hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến khi chưa được người có thẩm quyền cho phép. |
|
6 | Báo cáo sai sự thật để bao che cho người có hành vi vi phạm phát hiện từ động trực ban, giám sát trực tuyến. |
|
7 | Trao đổi, thỏa thuận với người có hành vi vi phạm phát hiện từ động trực ban, giám sát trực tuyến nhằm phục vụ lợi ích bất hợp pháp. |
|
8 | Không thực hiện đầy đủ việc ghi chép, theo dõi thông tin, các chế độ báo cáo từ hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến. |
|
9 | Không tuân thủ đúng, đầy đủ theo sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các cấp, Lãnh đạo ca trực và Trực ban. |
|
10 | Không xử lý, báo cáo kịp thời khi phát hiện sự cố của hệ thống giám sát trực tuyến; không đảm bảo hệ thống giám sát trực tuyến thường xuyên liên tục 24h/7ngày trừ trường hợp bất khả kháng). |
|
11 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành trong hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến. |
|
PHỤ LỤC IX
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm cụ thể | Ghi chú |
1 | Truy cập, can thiệp vào hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ hải quan để vụ lợi hoặc gây gián đoạn hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Hải quan. |
|
2 | Khai thác, sử dụng trái phép trên các hệ thống CNTT dẫn đến lộ, lọt thông tin, đường truyền hoặc gây mất an ninh an toàn hệ thống của ngành Hải quan. |
|
3 | Không xử lý sự cố phần mềm thuộc các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Hải quan. |
|
4 | Không thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý, tổng hợp, điều chỉnh, phân tích, đánh giá, dự báo thông tin thống kê hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; không cung cấp và báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời thông tin thống kê hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan theo quy định; điều tra thống kê hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng quy định. |
|
5 | Không thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình truy cập, sử dụng Hệ thống công nghệ thông tin hải quan dẫn đến an ninh an toàn hệ thống không đảm bảo; không đề xuất xử lý kịp thời những hành vi truy cập, sử dụng hệ thống trái quy định. |
|
6 | Không kiểm tra, giám sát, thực hiện các quy định, quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động của Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan; không thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc cho các đối tượng sử dụng hoặc có kết nối, xử lý thông tin với các hệ thống công nghệ thông tin triển khai tại Trung tâm dữ liệu Hải quan theo quy định. |
|
7 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về Công nghệ thông tin và thống kê hải quan. |
|
PHỤ LỤC X
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác. |
|
2 | Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật. |
|
3 | Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán. |
|
4 | Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Luật kế toán. |
|
5 | Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật kế toán. |
|
6 | Bố trí người sai quy định vừa làm kế toán vừa làm thủ kho, thủ quỹ tại đơn vị. |
|
7 | Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định. |
|
8 | Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán. |
|
9 | Ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về vị trí chữ ký của các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán. |
|
10 | Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán. |
|
11 | Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán không đúng quy định. |
|
12 | Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán. |
|
13 | Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. |
|
14 | Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký. |
|
15 | Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. |
|
16 | Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. |
|
17 | Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. |
|
18 | Cố ý không thanh toán, tạm ứng cho cá nhân, tổ chức khi có phát sinh hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được bố trí kinh phí. |
|
19 | Không thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ kế toán và các quy định khác của đơn vị dự toán cấp trên. |
|
20 | Lập sổ kế toán không đầy đủ các nội dung theo quy định như: không ghi tên đơn vị kế toán, tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang, không đóng dấu giáp lai giữa các trang trên sổ kế toán. |
|
21 | Ghi sổ kế toán không đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định. |
|
22 | Vi phạm các quy định về ghi sổ kế toán như ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp. |
|
23 | Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán và thực hiện các thủ tục pháp lý sau khi in sổ ra giấy trong trường hợp thực hiện kế toán trên máy vi tính. |
|
24 | Mở sổ kế toán không theo đúng nguyên tắc chung của một trong các hình thức sổ kế toán theo quy định. |
|
25 | Ghi sổ kế toán không tuân thủ phương pháp quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. |
|
26 | Ghi sổ, khóa sổ kế toán không kịp thời theo quy định; sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định. |
|
27 | Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán. |
|
28 | Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán. |
|
29 | Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ. |
|
30 | Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật về kế toán quy định phải khóa sổ kế toán. |
|
31 | Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên máy vi tính đối với các loại sổ phải in theo quy định, hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in sổ. |
|
32 | Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị; giả mạo sổ kế toán; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán. |
|
33 | Cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị. |
|
34 | Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán. |
|
35 | Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành. |
|
36 | Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị. |
|
37 | Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được Bộ Tài chính và đơn vị dự toán cấp trên quy định. |
|
38 | Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định. |
|
39 | Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định. |
|
40 | Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định. |
|
41 | Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm: Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu chi tài chính khác; tình hình tài sản, nợ phải trả và sử dụng các quỹ, thu nhập của người lao động. |
|
42 | Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định. |
|
43 | Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. |
|
44 | Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính. |
|
45 | Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính. |
|
46 | Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật. |
|
47 | Không chấp hành quyết định kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. |
|
48 | Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra. |
|
49 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác kế toán |
|
PHỤ LỤC XI
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC MUA SẮM, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Thực hiện mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền. |
|
2 | Không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung quy định. |
|
3 | Bố trí, sử dụng tài sản là phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị làm việc vượt về số lượng so với tiêu chuẩn, định mức. |
|
4 | Bố trí, sử dụng tài sản là phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị làm việc đúng về số lượng nhưng vượt về mức giá so với tiêu chuẩn, định mức. |
|
5 | Sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân. |
|
6 | Sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền. |
|
7 | Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao. |
|
8 | Sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn |
|
9 | Bố trí, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc bố trí, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân. |
|
10 | Sử dụng tài sản nhà nước mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. |
|
11 | Có hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản nhà nước không đúng quy định. |
|
12 | Kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý. |
|
13 | Để hư hỏng, thất thoát tài sản; quá thời hạn quy định mà vẫn chưa triển khai thực hiện phương án xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
|
14 | Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc thông báo công khai bán đấu giá tài sản nhà nước theo quy định. |
|
15 | Không nộp hoặc nộp không đúng thời hạn quy định số tiền thu được từ việc bán, chuyển nhượng tài sản vào ngân sách nhà nước. |
|
16 | Sử dụng trái phép tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ hoặc tịch thu. |
|
17 | Mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức. |
|
18 | Đơn vị được trang cấp tài sản khi không có nhu cầu sử dụng nhưng vẫn tiếp nhận mà không có ý kiến phản hồi hoặc bị ép buộc làm văn bản đề xuất có nhu cầu sử dụng nhưng không báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý. |
|
19 | Mua sắm tài sản, trang thiết bị để trang cấp cho cá nhân và tổ chức khi không có nhu cầu sử dụng, chưa có văn bản đề nghị nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân; ép buộc tổ chức, cá nhân làm văn bản đề xuất có nhu cầu sử dụng để mua sắm. |
|
20 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công. |
|
PHỤ LỤC XII
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Thực hiện không đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
2 | Không thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi phê duyệt. |
|
3 | Tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư chưa được phê duyệt. |
|
4 | Chia nhỏ dự án thành các gói thầu không đáp ứng yêu cầu về tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu |
|
5 | Không tổ chức thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước khi phê duyệt. |
|
6 | Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền. |
|
7 | Nêu các điều kiện trái quy định của pháp luật về đấu thầu nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra cạnh tranh không bình đẳng. |
|
8 | Nêu các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với quy mô, tính chất kỹ thuật của gói thầu. |
|
9 | Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đã được phê duyệt. |
|
10 | Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. |
|
11 | Có các hành vi thông thầu sau đây: a. Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu; b. Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu. |
|
12 | Có các hành vi gian lận như sau: a. Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào; b. Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. | - |
13 | Có các hành vi cản trở như sau: a. Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; b. Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. |
|
14 | Có các hành vi không bảo đảm công bằng, minh bạch sau đây: a. Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư; b. Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án; c. Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án; d. Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em một đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu. |
|
15 | Không nêu, nêu không đầy đủ hoặc không chính xác địa chỉ phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu, thư mời thầu. |
|
16 | Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi chưa được yêu cầu. |
|
17 | Không tiếp nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
18 | Không phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển cho nhà thầu, nhà đầu tư theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng. |
|
19 | Không đóng, mở thầu theo đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng. |
|
20 | Không gửi biên bản mở thầu cho nhà thầu. |
|
21 | Không đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
22 | Không thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
23 | Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không đầy đủ nội dung, không chính xác, không đúng thẩm quyền. |
|
24 | Không tổ chức thẩm định danh sách ngắn, danh sách nhà thầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đối với trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ. |
|
25 | Không tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi phê duyệt. |
|
26 | Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
27 | Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
28 | Cho phép nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu dẫn đến làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. |
|
29 | Không tiến hành thương thảo hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu, đàm phán sơ bộ hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư. |
|
30 | Ký hợp đồng trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
31 | Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư muộn hơn so với quy định nhưng trước thời điểm thông báo mời thầu, gửi thư mời thầu gói thầu, dự án thực hiện đầu tiên của kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
32 | Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư sau thời điểm thông báo mời thầu, gửi thư mời thầu gói thầu, dự án thực hiện đầu tiên của kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
33 | Đăng tải thông tin về đấu thầu không đầy đủ nội dung hoặc không đúng thẩm quyền. |
|
34 | Không đăng tải các thông tin về đấu thầu. |
|
35 | Không hoàn trả hoặc không giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư. |
|
36 | Thành lập Tổ chuyên gia có thành phần không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định. |
|
37 | Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo đúng quy định. |
|
38 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về đấu thầu |
|
PHỤ LỤC XIII
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Không tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng đối với công trình theo quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. |
|
2 | Lập dự án đầu tư xây dựng công trình không đầy đủ nội dung theo quy định. |
|
3 | Không trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự án theo quy định. |
|
4 | Không tổ chức phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định. |
|
5 | Không phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định. |
|
6 | Lập hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế không phù hợp theo quy định và không đảm bảo đủ vốn của dự án theo quy định. |
|
7 | Phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình không đúng trình tự, thủ tục hoặc quy cách hồ sơ thiết kế theo quy định. |
|
8 | Không phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định. |
|
9 | Không tổ chức nghiệm thu hoặc tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng không đúng quy định. |
|
10 | Không tổ chức lập hoặc phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình buộc phải lập chỉ dẫn kỹ thuật. |
|
11 | Không tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc đối với các công trình yêu cầu phải thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc. |
|
12 | Không gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định. |
|
13 | Điều chỉnh thiết kế xây dựng mà không được thẩm định hoặc không được phê duyệt lại theo quy định khi thay đổi một trong các yếu tố: Địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình. |
|
14 | Tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc không đúng trình tự, thủ tục, nội dung theo quy định. |
|
15 | Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng không đầy đủ theo quy định. |
|
16 | Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định. |
|
17 | Không kiểm tra dẫn đến nhà thầu thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt. |
|
18 | Không kiểm tra dẫn đến nhà thầu thi công xây dựng công trình không gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi đến thời hạn theo quy định. |
|
19 | Không mua bảo hiểm công trình theo quy định. |
|
20 | Nghiệm thu không đúng trình tự, thủ tục quy định. |
|
21 | Không gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định. |
|
22 | Thanh toán khi chưa có đầy đủ hồ sơ thanh toán theo quy định. |
|
23 | Chậm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng mà không có lý do chính đáng. |
|
24 | Nghiệm thu khi công việc chưa thực hiện hoặc nhiều hơn công việc thực tế thực hiện. |
|
25 | Công trình đã nghiệm thu nhưng không đảm bảo về chất lượng hoặc chủng loại vật liệu theo hồ sơ thiết kế hoặc hồ sơ hoàn thành công trình. |
|
26 | Giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng (trừ khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người quyết định đầu tư cho phép). |
|
27 | Mức tạm ứng hợp đồng vượt quá tỷ lệ % quy định hoặc tạm ứng hợp đồng khi chưa có bảo lãnh tạm ứng theo quy định. |
|
28 | Thanh toán hợp đồng xây dựng không đúng số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán hoặc thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. |
|
29 | Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định khi xảy ra sự cố công trình. |
|
30 | Không tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố công trình hoặc tự ý phá dỡ, thu dọn hiện trường khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. |
|
31 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng |
|
PHỤ LỤC XIV
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (PCTN)
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Chậm xây dựng, ban hành các văn bản về phòng chống tham nhũng của người đứng đầu đơn vị để triển khai, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật phòng chống tham nhũng. |
|
2 | Không ban hành văn bản theo quy định hoặc không triển khai để tổ chức thực hiện kịp thời các quy định của pháp luật phòng chống tham nhũng và các kế hoạch, văn bản chỉ đạo hướng dẫn về phòng chống tham nhũng. |
|
3 | Kê khai tài sản, thu nhập cá nhân không đúng quy định pháp luật. |
|
4 | Vi phạm các quy định phải công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và tại Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ. |
|
5 | Vi phạm các quy định về việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, ban hành, công khai và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ. |
|
6 | Công chức, bộ phận Tổ chức cán bộ vi phạm trong việc xây dựng hồ sơ về minh bạch tài sản, thu nhập không đúng theo quy định tại Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ. |
|
7 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác phòng chống tham nhũng. |
|
PHỤ LỤC XV
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Có trách nhiệm giữ bí mật nhưng tiết lộ trái quy định họ tên, địa chỉ, bút tích, những thông tin khác về người tố cáo; hoặc tiết lộ các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ, việc cho cơ quan hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết. |
|
2 | Gây phiền hà, sách nhiễu trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc cản trở người khác thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. |
|
3 | Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền đối với vấn đề thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. |
|
4 | Trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. |
|
5 | Viết đơn, thư nặc danh, mạo danh, lợi dụng danh nghĩa tập thể để tố cáo không đúng sự thật, gây mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. |
|
6 | Tham gia khiếu kiện đông người không đúng quy định. |
|
7 | Không chấp hành kết luận, quyết định cuối cùng về giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền. |
|
8 | Đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm, vu khống người làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, người phát hiện, báo cáo, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực. |
|
9 | Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo; cố ý báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh không đúng sự thật. |
|
10 | Can thiệp trái quy định vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. |
|
11 | Tổ chức, giúp sức, mua chuộc, cưỡng ép người khác thực hiện khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự công cộng. |
|
12 | Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để cung cấp thông tin hoặc để khiếu nại, tố cáo sai sự thật. |
|
13 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Hải quan. |
|
PHỤ LỤC XVI
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ công chức, viên chức, người lao động; cố ý nhận xét, đánh giá công chức, viên chức, người lao động không có căn cứ. |
|
2 | Thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, nâng ngạch, cử đi học, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại người không đúng, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác, người đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật, đang là đối tượng điều tra, thanh tra, kiểm tra về hành vi vi phạm nhưng chưa được kết luận. |
|
3 | Thực hiện hoặc tham mưu việc khen thưởng, xử lý kỷ luật không đúng quy định. |
|
4 | Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đi học, nâng ngạch, đi nước ngoài trái quy định. |
|
5 | Môi giới, đưa, nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trong tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, bố trí công tác, nâng ngạch, khen thưởng, đề nghị xét phong tặng danh hiệu thi đua trái quy định. |
|
6 | Điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, kỷ luật, miễn nhiệm, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, giải quyết chế độ, chính sách không đúng quy định. |
|
7 | Không chấp hành quyết định điều động, phân công nhiệm vụ, quyết định kỷ luật mà không có lý do chính đáng. |
|
8 | Bao che cho vi phạm của công chức, viên chức, người lao động đang bị điều tra, thanh tra, kiểm tra, bị xem xét kỷ luật. |
|
9 | Khai gian dối về lý lịch cá nhân để được bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác, nâng lương hoặc được hưởng chế độ, chính sách trái quy định. |
|
10 | Làm trái các quy định về luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức, người lao động nhằm trù dập công chức, viên chức, người lao động. |
|
11 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác tổ chức cán bộ. |
|
PHỤ LỤC XVII
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Kê khai gian dối thành tích của bản thân hoặc của tập thể mình phụ trách để được khen thưởng. |
|
2 | Làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ về xét khen thưởng của người khác; cố ý xác nhận sai sự thật về thành tích của cá nhân, tập thể để được khen thưởng. |
|
3 | Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động trái pháp luật đến việc xét thi đua, khen thưởng hoặc việc ra quyết định khen thưởng, việc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng. |
|
4 | Vì động cơ cá nhân không thực hiện đúng quy định hoặc cản trở việc xét khen thưởng, việc chuyển hồ sơ khen thưởng đến cấp có thẩm quyền để quyết định khen thưởng cho cá nhân, tổ chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. |
|
5 | Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra quyết định khen thưởng trái pháp luật. |
|
6 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác thi đua, khen thưởng. |
|
PHỤ LỤC XVIII
DANH MỤC HÀNH VI VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ, BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC VÀ BÍ MẬT NGÀNH HẢI QUAN
(Kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT | Hành vi vi phạm | Ghi chú |
1 | Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật trong việc tiếp nhận, theo dõi, quản lý, chuyển giao, gửi tài liệu được đóng dấu mật, tuyệt mật, tối mật hoặc những việc chưa được phép công bố hoặc công khai. |
|
2 | Làm lộ thông tin chỉ đạo, xử lý nghiệp vụ cho cá nhân, tổ chức không có trách nhiệm. |
|
3 | Mang hồ sơ, tài liệu ra khỏi cơ quan không phục vụ nhiệm vụ được giao mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền. |
|
4 | Cung cấp, tiết lộ trái quy định những thông tin, tài liệu, hiện vật thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước, của ngành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước. |
|
5 | Phổ biến, tuyên truyền, viết, đăng tải thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước, của ngành không đúng đối tượng, phạm vi, thời điểm được phổ biến hoặc công bố. |
|
6 | Phát tán thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung thuộc bí mật của Nhà nước, bí mật của Ngành trên mạng viễn thông, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác. |
|
7 | Không đăng ký vào sổ đăng ký văn bản hoặc cơ sở dữ liệu quản lý văn bản trên máy tính đối với văn bản đến; khi tiếp nhận văn bản không kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có); không kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận. |
|
8 | Không thực hiện việc chuyển giao ngay sau khi nhận được đối với các văn bản có dấu chỉ các mức độ khẩn; không kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trước khi đóng dấu; không lưu văn bản gốc tại Văn thư đơn vị. |
|
9 | Đóng dấu vào giấy không có nội dung, đóng dấu trước khi ký, đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặc đóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền; giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. |
|
10 | Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác văn thư lưu trữ; bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật ngành Hải quan. |
|