Quyết định 28/2009/QĐ-UBND

Quyết định 28/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

Quyết định 28/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015 đã được thay thế bởi Quyết định 378/QĐ-UBND 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật Hà Nam và được áp dụng kể từ ngày 05/03/2018.

Nội dung toàn văn Quyết định 28/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 28/2009/QĐ-UBND

Phủ Lý, ngày 29 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010;
Căn cứ nội dung của Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2010 - 2015 đã được chỉnh sửa, bổ sung theo góp ý của các Sở, ngành, địa phương tại Hội nghị thảo luận ngày 16 và 17 tháng 12 năm 2008;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 240/TTr-STN&MT ngày 08 tháng 9 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là bản Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2010 - 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Tân

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện kế hoạch công tác năm 2008 của Hợp phần KSON tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA), Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch hành động KSON môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2010-2015, cụ thể như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ NAM

1. Môi trường tự nhiên tỉnh Hà Nam

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Tỉnh Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ phía nam của Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình có toạ độ như sau:

1050 45'

-

1060 10'

Kinh độ đông

200 21'

-

200 43'

Vĩ độ bắc

Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính: thành phố Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.

Hà Nam nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 38. Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường Quốc lộ, Tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, hơn 200km đường thủy với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa.

1.2. Đặc điểm địa chất khoáng sản tỉnh Hà Nam

Theo kết quả các nghiên cứu trên địa bàn tỉnh có các loại khoáng sản chính sau:

1.2.1. Đá vôi

Tổng trữ lượng đá vôi ở Hà Nam khoảng 4.619,8 triệu tấn, bao gồm:

* Đá vôi sử dụng cho công nghiệp sản xuất xi măng (27 mỏ) với tổng trữ lượng khoảng 4.193,6 triệu tấn;

* Đá vôi cho công nghiệp hóa chất (6 mỏ) với tổng trữ lượng 426,2 triệu tấn;

Tài nguyên đá vôi tập trung chủ yếu ở các xã Liên Sơn, Thanh Sơn, Tượng Lĩnh, Tân Sơn, Khả Phong, Ba Sao và một phần nhỏ ở xã Thi Sơn huyện Kim Bảng; Huyện Thanh Liêm phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Thuỷ, Thanh Tân, Thanh Nghị và một phần nhỏ ở thị trấn Kiện Khê và xã Thanh Hải.

1.2.2. Đất sét

- Đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng: trữ lượng khoảng 537,637 triệu tấn. Trong đó các mỏ sét ở huyện Thanh Liêm (9 mỏ) có trữ lượng 330,31 triệu tấn, các mỏ sét xi măng ở huyện Kim Bảng (4 mỏ) có trữ lượng 207,327 triệu tấn.

- Đất sét làm gạch ngói: theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 13 triệu m3.

Ở Hà Nam các mỏ sét chính là các mỏ sét xi măng Thanh Tân (Thanh Liêm), Khả Phong (Kim Bảng), Đồng Ao (Thanh Liêm), các mỏ sét gạch ngói Ba Sao, Thụy Lôi (Kim Bảng), Yên Kinh (Xuân Khê, Lý Nhân), mỏ sét gốm Đồng Văn (Duy Tiên), sét gạch Duy Hải (Duy Tiên)… Sét xi măng tại huyện Thanh Liêm có chất lượng cao hơn tại huyện Kim Bảng, chất lượng tốt nhất là tại các mỏ thuộc khu vực Khe Non.

1.2.3. Đá xây dựng thông thường và đất đá san lấp

Tập trung ở 2 huyện Kim Bảng, Thanh Liêm với tổng trữ lượng đá xây dựng thông thường là 1.089,9 triệu m3, đất đá san lấp là 290,944 triệu m3.

1.2.4. Dolomit

Tài nguyên khoáng sản dolomit của tỉnh Hà Nam khá lớn với tổng trữ lượng là 203,938 triệu tấn tập trung chủ yếu ở hai huyện Kim Bảng (trữ lượng 155,567 triệu tấn) và huyện Thanh Liêm (trữ lượng 48,371 triệu tấn). Dolomit được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu chịu lửa dolomi, gốm sứ, luyện kim, thuỷ tinh, thức ăn cho tôm và xử lý môi trường nước nuôi tôm...

Các mỏ dolomit lớn gồm: mỏ Tân Lang, Dốc Ba Chồm, Tây Thung Hoàng Khiêm, Nam Hồng Sơn, Bút Sơn (huyện Kim Bảng) và mỏ Thanh Bồng, Núi Hâm - Núi Tây Hà (huyện Thanh Liêm).

1.2.5. Than bùn phân bón

Trên địa bàn Hà Nam đã khoanh định 02 mỏ than bùn ở huyện Kim Bảng với tổng trữ lượng khoảng 7,568 triệu tấn, bao gồm:

* Mỏ than bùn Ba Sao: có trữ lượng khoảng 262.000 tấn.

Than bùn Ba Sao có màu xám đen, thành phần gồm: N 1,29%; P2O5 0,814%; K2O 1,48%; axit humic 1,96%; độ ẩm (Wa) 13,14 - 13,82%; độ tro (AC) 20,86 - 30,90%; độ chất bốc (Vc) 48,34 - 48,78%; nhiệt lượng chung (QC) 3.572 - 4.331 kcal/kg; nhiệt lượng riêng (QR) 5.199 - 5.253 kcal/kg.

Kết quả trên cho thấy, than bùn Ba Sao có hàm lượng tro cao, độ chất bốc và nhiệt lượng thấp, sử dụng làm chất đốt kém hiệu quả. Nhưng lại có hàm lượng N, P, K, axit humic đáp ứng yêu cầu chất lượng để sản xuất phân bón.

* Mỏ than bùn Hồ Liên Sơn: có trữ lượng khoảng 7,296 triệu tấn. Than bùn Hồ Liên Sơn có màu đen, xám đen, chứa nhiều thực vật chưa phân huỷ tương tự than bùn ở mỏ Ba Sao vì vậy có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón.

1.2.6. Cát xây dựng, cát sét san lấp

Các mỏ cát xây dựng, cát sét làm vật liệu san lấp phân bố dọc sông Hồng có trữ lượng khoảng 6,971 triệu m3. Tuy các mỏ này có quy mô nhỏ, nhưng lại luôn được bồi hoàn hàng năm sau mùa mưa lũ.

1.2.7. Nguyên liệu khoáng làm phụ gia trong sản xuất xi măng

Trên địa tỉnh Hà Nam có 2 loại phụ gia xi măng là phụ gia bù silic và phụ gia đầy. Cả hai loại này chỉ xuất hiện ở huyện Thanh Liêm, tập trung chủ yếu ở vùng đồi thấp thuộc các xã Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Lưu, Thanh Hương, Thanh Tâm, Liêm Sơn. Trữ lượng sét làm phụ gia đầy là 47,808 triệu tấn, trữ lượng cát kết làm phụ gia điều chỉnh silic, kiềm là 145,908 triệu tấn.

1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Hà Nam

Trên địa bàn tỉnh có ba dạng địa hình: Địa hình núi đá vôi, địa hình đồi thấp và địa hình đồng bằng.

- Địa hình núi đá vôi: chiếm diện tích lớn, độ cao tuyệt đối lớn nhất 419m, mức địa hình cơ sở địa phương khoảng 10 đến 14m. Đây là một bộ phận của dải đá vôi kéo dài từ Mỹ Đức - Hà Nội qua Kim Bảng đến vùng Đồng Giao - Ninh Bình. Địa hình phân cắt mạnh, nhiều sườn dốc đứng, nhiều đỉnh nhọn cao hiểm trở. Bề mặt phát triển nhiều kiếm trúc trạm trổ phức tạp.

- Địa hình đồi thấp: gồm các dải đồi bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa hình núi đá vôi, tạo thành một dải (dải thôn Non - Chanh Thượng) hoặc các chỏm độc lập ở các xã Thanh Bình, Thanh Lưu. Điểm chung của dạng địa hình đồi thấp là đỉnh tròn, sườn thoải (độ dốc sườn 10 - 15o), đa số là các đồi trọc hoặc trồng cây lương thực, cây công nghiệp. Cấu thành nên dạng địa hình này là các thành tạo lục nguyên cát kết, bột kết , có vỏ phong hoá dày từ 5 - 15m. Nhiều chỗ do quá trình sói lở đá gốc rắn chắc lộ ngay trên bề mặt. Đặc biệt một phần của dạng địa hình này được cấu thành từ các đá trầm tích dolomit, mà tiêu biểu là dãy Bút Sơn - Kiện Khê.

- Địa hình đồng bằng: chiếm diện tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân, thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm. Các diện tích mặt bằng bao quanh hai dạng địa hình núi đá vôi, đồi thấp cũng được xếp vào dạng địa hình này (như thung lũng Ba Sao với diện tích khoảng 5 - 6km2, thung Đôn, thung Dược, thung Thanh Bồng...). Thực chất đó là các thung lũng castơ được bồi lấp bởi các vật liệu trầm tích. Độ cao tuyệt đối của địa hình đồng bằng khoảng 5 - 10m, thấp dần về phía đông, đông nam.

1.4. Đặc điểm khí hậu tỉnh Hà Nam

Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Đặc điểm khí hậu thời tiết được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1. Số liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2007

Tháng

Nhiệt độ TB (0C)

Số giờ nắng (h)

Lượng mưa (mm)

Độ ẩm

(%)

Tốc độ gió

(m/s)

1

16,5

62,9

1,6

72

1,9

2

21,3

46,2

59,6

87

1,7

3

20,9

9,3

47,9

92

2

4

22,8

82,6

51,7

85

1,7

5

26,4

145,9

329,5

83

1,6

6

29,8

232,2

53

80

1,5

7

29,9

233,9

269,3

80

1,9

8

28,5

126,2

228,9

86

1,2

9

26,6

125,5

231,8

85

1,7

10

24,5

88,8

285,4

83

1,8

11

20,7

114,6

11,6

73

2,1

12

20,1

31,7

11,8

83

1,6

TB năm

24

1300

132

82,42

1,73

(Nguồn: Trung Tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Nam 2007)

Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc về mùa Đông, gió Đông Nam về mùa hè, số giờ nắng trong năm khoảng 1300 giờ, nhiệt độ trung bình năm 240C. Chế độ mưa thay đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa hè bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 10, tổng lượng mưa trong năm là 1582mm. Độ ẩm trung bình cũng như nhiều khu vực khác ở đồng bằng sông Hồng khoảng 72 - 92%.

1.5. Đặc điểm chế độ thủy văn tỉnh Hà Nam

Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Sông Châu Giang…

Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng có vai trò tưới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.

Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ Hà Nam. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà Nam sông Đáy có chiều dài 47,6 km. Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý.

Sông Châu Giang khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục. Sông Sắt là chi lưu của sông Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục.

Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột... Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư.

2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam

2.1. Tình hình dân số

Theo thống kê mới nhất, dân số Hà Nam là 831.020 người, mật độ dân số là 967 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 8,22%o. Trong đó dân số nông thôn là 784.960 người, dân số đô thị là 82.060 người (chiếm 9,87%). Số người trong độ tuổi lao động năm 2006 là 450.325 người. Số lao động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là hơn 450.100 người, chiếm gần 97,7% nguồn lao động toàn tỉnh. Phần đông lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Năm 2007, đã giải quyết việc làm mới cho 13.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 2.020 người; số hộ thoát nghèo 3.316 hộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo 32,3%. Hơn 60% lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Hàng năm dân số Hà Nam tăng thêm khoảng 8-9 nghìn người, tạo thêm nguồn lao động dồi dào, bổ sung cho nền kinh tế quốc dân. Về trình độ dân trí, Hà Nam đã được công nhận là tỉnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bình quân số năm học của một lao động là 8,1 năm/người (hệ 12 năm).

2.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Nam trong 5 năm gần đây

Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh qua những năm gần đây

STT

Các chỉ tiêu

2004

2005

2007

01-09/2008

1

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP), %

9,86

10,23

12,01

14,34

2

GDP bình quân đầu người (triệu đồng)

4,43

5,14

7,46

6,77

3

Cơ cấu kinh tế, %:

+Nông lâm nghiệp

+ Công nghiệp – xây dựng

+ Dịch vụ

 

31,72

36,74

31,54

 

28,63

39,83

31,54

 

26,21

41,83

31,96

 

4

Giá trị sản xuất công nghiệp, %

20,3

21,96

21,89

26,2

5

Giá trị sản xuất nông nghiệp, %

4,8

1,46

4,6

4,49

6

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, %

 

 

18,7

28,8

7

Tỷ lệ hộ nghèo giẳm còn, %

10

7

10,64

9,1

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn, %

25

24

21

20,6

9

Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh đạt, %

58

60

63

 

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm 2004, 2005, 2007, 9 tháng đầu năm 2008)

Từ khi tái lập tỉnh (1997), kinh tế xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng. Tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh đạt bình quân 11,1%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cả nước và một số tỉnh trong vùng. Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,1%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,3%/năm và các ngành dịch vụ tăng 7,3%/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giống mới, trồng cây xuất khẩu, sản xuất lúa giống và nhiều mô hình sản xuất mới như sản xuất trên vùng đất trũng, kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi... tạo cho kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,74% năm 2004 lên 41,83% năm 2007, dịch vụ tăng từ 31,54% năm 2004 lên 31,96% năm 2007, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 31,72% năm 2004 xuống còn 26,21% năm 2007. Quá trình đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt động kinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế khác trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

2.3. Tình hình sức khoẻ và đói nghèo

2.3.1. Tình hình y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong những năm qua, công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được duy trì, đã khống chế kịp thời dịch bệnh tiêu chảy cấp, cúm A H5N1… không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn tỉnh. Thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có thẻ BHYT đảm bảo đúng chế độ. Công tác dân số KHHGĐ, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em được duy trì ổn định. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 20,6%.

Các cấp, ngành, đoàn thể thực hiện tốt chính sách xã hội. 9 tháng đầu năm 2008 toàn tỉnh đã trợ cấp xã hội cho 10.843 đối tượng bảo trợ xã hội; miễn giảm tiền học phí, tiền xây dựng trường học cho 100% con em hộ nghèo; mua và cấp BHYT cho 58.360 người nghèo; cấp thẻ BHYT cho 4.163 người hoạt động kháng chiến không được hưởng chế độ của Nhà nước; điều dưỡng luân phiên cho 2.631 lượt đối tượng là TB, thân nhân LS và người có công; cấp 8.006 thẻ KCB miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; trợ cấp 70,56 triệu đồng cho trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn ở Thanh Liêm và Bình Lục.

2.3.2. Tình hình thực hiện các chính sách xã hội

Trong những năm qua, Chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, đào tạo nghề được chú trọng. Riêng 9 tháng đầu năm 2008 đã thẩm định cho vay vốn hỗ trợ việc làm 194 dự án với tổng số tiền 9,5 tỷ đồng, đào tạo nghề cho hơn 6.700 lượt người, góp phần giải quyết việc làm mới cho 9.500 lao động, đạt 70,3% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động 830 người, đạt 41% kế hoạch và giải quyết việc làm thêm khoảng 14.000 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,1% (giảm được 1,54%, tương đương 3.255 hộ thoát nghèo).

3. Hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam

3.1. Hiện trạng môi trường không khí

Khu vực khai thác chế biến khoáng sản, khu vực sản xuất xi măng, khu vực có các phương tiện giao thông với mật độ lớn như: khu vực La Mát - Kiện Khê, khu vực Bút Sơn, thị trấn Đồng Văn, thị trấn Hoà Mạc, ngã 3 quốc lộ 1A và đường 21A, đầu cầu Phủ Lý, hàm lượng bụi đều vượt 1,2 - 4,6 lần so với TCVN 5937- 2005. Một số điểm ô nhiễm cao như các khu vực đầu cầu Phủ Lý, ngã tư quốc lộ 1A và 21A, khu vực thị trấn Hòa Mạc, thị trấn Đồng Văn... có hàm lượng bụi vượt từ 1,44 - 4,6 lần so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 -2005).

Nguyên nhân gây ô nhiễm: do hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông với mật độ cao, trở hàng quá tải, do hoạt động sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp; 08 nhà máy sản xuất xi măng đang hoạt động; 07 lò gạch tuynen, khoảng 219 lò gạch thủ công, khoảng 175 cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản, các hoạt động giao thông, các hoạt động sinh hoạt của người dân... Tải lượng nồng độ phát thải của một số chất trong năm 2007: Bụi khoảng 31.300 tấn/năm, CO khoảng 8.400 tấn/năm, NOx khoảng 7.300 tấn/năm, SO2 khoảng 13.800 tấn/năm, VOC khoảng 600 tấn/năm.

3.2 Hiện trạng môi trường nước

3.2.1 Hiện trạng môi trường nước mặt

Môi trường nước mặt tại các sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Sắt có các chỉ tiêu như: COD, amoni, nitrit tại các điểm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép như chỉ tiêu Amoni vượt 194 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, cột A. Tần suất ô nhiễm hàng năm từ 6 đến 11 lần vào các mùa cạn kiệt. Ngoài ra có khoảng 2.078 ha mặt nước ao, hồ trong tỉnh cũng có nguy cơ bị ô nhiễm, do nguồn nước không có lưu thông cộng với nước thải sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ dân và nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề và các bệnh viện...

Nguồn gây ô nhiễm ngoại tỉnh

Lượng nước thải từ Hà Nội chưa được xử lý đổ thẳng ra lưu vực sông Nhuệ - Đáy ngày càng tăng về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm, dự báo đến năm 2010 lượng nước thải sẽ tăng lên khoảng gần 700.000 m3/ng.đ là nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước mặt của sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang.

Nguồn gây ô nhiễm nội tỉnh

Hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và y tế trên địa bàn tỉnh hàng năm cũng là nguyên nhân góp phần tác động gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Lượng nước thải của một số lĩnh vực năm 2007 như: nước thải sinh hoạt khoảng 22.00 m3/năm, nước thải sản xuất công nghiệp khoảng 15.000 m3/năm, Nước thải y tế khoảng 350 m3/năm, nước thải chăn nuôi khoảng 7.500 m3/năm, nước thải của sản xuất làng nghề khoảng 193.621 m3/năm.

3.2.2. Hiện trạng môi trường nước dưới đất

Nguồn nước dưới đất ở nhiều nơi có hàm lượng sắt, nitrit, nitrat và asen cao hơn tiêu chuẩn cho phép (đối với nguồn nước dùng cho mục đích sinh hoạt). Tại một số xã của huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân và Duy Tiên có nguồn nước dưới đất bị nhiễm Asen cao, có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO và của Bộ Y tế tới 73 lần.

Theo báo cáo của các địa phương đến năm 2007 toàn tỉnh có khoảng 70.200 giếng khoan đang sử dụng, 2.712 giếng khoan không sử dụng, 58.000 giếng đào. Việc khai thác nước dưới đất tràn lan ccộng với việc các giếng ngừng sử dụng không được trám lấp đúng quy định, có giếng nằm ở gần chuồng trại chăn nuôi, gần nguồn nước thải, bãi rác thải là nguyên nhân có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất.

3.3. Hiện trạng chất thải rắn

Tổng lượng rác thải phát thải trong năm 2007 trên địa bàn tỉnh khoảng 422.000 tấn/năm, trong đó: chất thải rắn sinh hoạt bình quân tại các đô thị là 25.648 tấn/năm, rác thải sinh hoạt nông thôn khoảng 135.940 tấn/năm, chất thải rắn y tế không nguy hại khoảng 1.125 tấn/năm, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại khoảng 263.300 tấn/năm, chất thải rắn trong chăn nuôi khoảng 714.936 tấn/năm, chất thải rắn trong sản xuất làng nghề 9.900 tấn/năm.

Nguồn phát sinh và tính chất của rác thải: rác thải sinh hoạt trong khu dân cư vùng đô thị và nông thôn; hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động sản xuất trong nông nghiệp... Chất thải rắn nông thôn có thành phần chất hữu cơ cao chiếm khoảng 52-69%, rác thải tái chế: 7-16% và các loại chất thải khác.

3.4. Hiện trạng chất thải rắn nguy hại

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lượng chất thải nguy hại phát sinh càng nhiều và đa dạng về các nguồn thải. Chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong năm 2007 khoảng 160 tấn/năm, trong đó: ngành y tế khoảng 140 tấn/năm, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật khoảng 3,6 tấn/năm.

3.5. Thực trạng môi trường đất

Hiện nay, môi trường đất của Hà Nam chưa bị tác động nhiều của các hoạt động kinh tế - xã hội. Điều này có thể thấy qua một số kết quả phân tích mẫu đất dưới đây:

Bảng 3: Kết quả phân tích một số mẫu đất

TT

Các chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

TCVN 7209-2002

 

 

 

Đ01

Đ02

Đ03

Đ04

Đ05

1

pHKCl

-

5,1

5,3

5,6

5,1

5,77

 

2

Tổng số chất hữu cơ

%

3,46

4,01

3,17

4,01

2,56

 

3

Tổng Nitơ (tính theo N)

%

0,11

0,06

0,15

0,08

0,335

 

4

Tổng photpho (tính theo P2O5)

%

0,06

0,06

0,1

0,08

0,198

 

5

As trong đất

mg/kg

0,6

1,12

1,16

1,12

0,55

12

Ghi chú:

- Đ01: Cánh đồng cạnh UBND xã Liêm Tuyền - Thanh Liêm

- Đ02: Cánh đồng xóm 2 - Thanh Tuyền - Thanh Liêm

- Đ03: Cánh đồng gần QL1A - Hòa Ngãi - Thanh Hà - Thanh Liêm

- Đ04: Cạnh nhà máy mây tre đan - Thanh Hà - Thanh Liêm

- Đ05: Cánh đồng có tọa độ 20037’52”N; 105055’19”N thuộc huyện Duy Tiên.

- Nguồn số liệu Đ01, Đ02, Đ03, Đ04: Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững; Thời gian lấy mẫu tháng 7/2008.

- Nguồn số liệu Đ05: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng công trình nhà máy bia Vinashin Hà Nam; Thời gian lấy mẫu: tháng 7/2007.

Nhận xét: Đất canh tác tại các vị trí lấy mẫu thuộc loại chua ít (pHKCl khoảng từ 5-5,5). Nitơ tổng, P tổng, Độ mùn thuộc loại trung bình. Có lượng As trong đất. Tuy nhiên hàm lượng kim loại này vẫn ở trong khoảng sử dụng được cho đất nông nghiệp.

3.6. Thực trạng môi trường sinh thái

3.6.1. Hệ sinh thái tự nhiên

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi: Các khu vực có diện tích đá vôi lớn trong tỉnh là Kim Bảng, Thanh Liêm. Các núi đá vôi có độ cao không lớn, dưới 400 m, chia cắt sâu và ngang đều lớn. Thảm thực vật này không còn nhiều chủ yếu có ở Thanh Sơn (Kim Bảng). Theo thống kê chưa đầy đủ tại đây có tới 40 loài thú, 113 loài chim, 14 loài bò sát và lưỡng cư.

- Hệ sinh thái trảng cây bụi cỏ trên đất: Tập trung phía Tây Nam của tỉnh. Thảm thực vật gồm trảng cây bụi, cỏ được tái sinh trên các đất canh tác bỏ hoang và được hình thành do rừng bị khai phá lấy đất canh tác rồi bỏ hoang. Động vật ở hệ sinh thái trảng cây bụi, cỏ bị thu hẹp, dẫn đến sự hạn chế số lượng đơn vị phân loại cũng như cá thể loài động vật.

- Hệ sinh thái trảng cây bụi, trảng cỏ trên núi đá vôi: trảng cây bụi trên núi đá vôi có ở Kim Bảng và Thanh Liêm cao 2 - 4m, thưa, che phủ 40 - 50%, thường lẫn với các tảng đá. Quần cư động vật ở hệ sinh thái trảng cây bụi, trảng cỏ trên núi đá bị thu hẹp số loài và cá thể so với quần cư động vật trong hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

- Hệ sinh thái các thuỷ vực nước ngọt: thuỷ vực nước lặng được chia theo mức độ sâu nông của mực nước ngập. Ven bờ các thuỷ vực có trảng cỏ chịu ngập. Nơi nước nông có các quần xã thuỷ sinh nước ngọt. Thực vật trôi nổi trên có rong, rêu, bèo cái, bèo tây....

Theo báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội mã số QGTĐ 0603, tỉnh Hà Nam có 51 loài thực vật bậc cao có mạch có biên độ sinh thái khác nhau, chia thành các nhóm sau:

* Nhóm các loài thực vật sống chìm trong nước:Gồm các loài rong mái chèo, rau mác thon, rau bát, rong đuôi chó. Tất cả những loài này là thực vật chỉ thị cho môi trường nước sạch. Hiện nay chúng phân bố nhiều nhất trên thượng nguồn sông những nơi môi trường nước chưa bị ô nhiễm, nhất là thượng nguồn sông Đáy.

* Nhóm các loài thực vật sống trôi nổi trên mặt nước: bao gồm các loài: Bèo tây, Bèo cái, Bèo ong, Bèo tai chuột, Rau muống, Rau ngổ. Chúng có tác dụng làm lắng đọng các chất thải rắn trôi nổi trong nguồn nước chảy qua cống Nhật Tựu nhờ hệ rễ của các cá thể trong quần xã. Tuy nhiên sự phát triển của nó cũng làm hạn chế dòng chảy nên mỗi đợt nước thải đổ về đều bị cản trở dòng chảy và làm nước thải ô nhiễm lan rộng vào các dải đất ven sông.

* Nhóm các loài thực vật chịu ngập: Là những loài tạo nên các quần xã thực vật đặc sắc nhất cả về ý nghĩa sinh thái lẫn cảnh quan của khu vực. Một số loài còn sót lại trên những dải ngập ven sông, nơi còn tầng phù sa lắng đọng và được xem là những quần xã nguyên sinh còn sót lại trong khi một số loài khác tạo thành các quần xã thứ sinh trên những diện tích ô nhiễm nặng.

3.6.2. Hệ sinh thái nhân tạo

* Hệ sinh thái nông nghiệp: chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, được tạo lập trên nền đất phù sa ngập nước. Trong cả một quá trình rất dài, từ đắp đê ngăn lũ, xây dựng hệ thống tưới, tiêu... hệ sinh thái này đã thoát khỏi chế độ ngập và bồi đắp phù sa thường xuyên. Thảm thực vật bao gồm nhiều quần xã cây trồng trên các địa hình với các kỹ thuật chăm bón, canh tác, mùa vụ khác nhau.

* Lúa nước và hoa màu: Đây là các quần xã cây trồng chính. Lúa được trồng ở các nơi có địa thế thấp, 2 vụ một năm. Nơi có địa thế cao thường trồng lúa một vụ, một vụ màu. Các cây màu chính có ngô, khoai, các loại đậu, vừng, lạc, sắn, trồng vụ đông có khoai tây…

* Hệ sinh thái khu dân cư có 2 loại: hệ sinh thái dân cư đô thị, khu công nghiệp và hệ sinh thái dân cư nông thôn. Hệ sinh thái dân cư đô thị và khu công nghiệp: phân bố thành từng cụm, điển hình và đáng lưu tâm là các hệ sinh thái đô thị thành phố Phủ Lý, các thị trấn thị tứ của huyện lỵ. Đặc trưng của hệ sinh thái này là mật độ dân cao, không gian xanh đô thị rất hạn chế, nguồn chất thải sinh hoạt và công nghiệp lớn. Hệ sinh thái dân cư nông thôn phân bố tập trung thành các thôn, làng, xã trên các địa thế đất cao của đồng bằng.

* Hệ sinh thái rừng trồng: chiếm một diện tích nhỏ ở vùng đồi núi. Cấu trúc của rừng trồng thay đổi theo tuổi. Các rừng trồng thường phân bố lân cận các rừng tự nhiên và trảng cây bụi nên thường có mặt của các động vật thuộc hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái trảng cây bụi, do sự xuất hiện thường xuyên của nguời và tác động của các kỹ thuật chăm sóc (tỉa cành, làm cỏ...) chúng thường chỉ kiếm ăn chứ không cư trú.

4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật BVMT

4.1. Hạ tầng kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí

Công nghệ xử lý khí thải của các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh (gồm thiết bị lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện) thường nhập từ Trung Quốc, trừ nhà máy xi măng Bút Sơn có hệ thống xử lý khí thải được nhập từ Đức.

Khí thải lò hơi, lò đốt chất thải y tế của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được xử lý bằng công nghệ và thiết bị của Việt Nam.

Khí thải của một số lò đốt gạch thủ công đang áp dụng công nghệ xử lý của Việt Nam. Đây là công nghệ xử lý bằng nước vôi trong và đã được triển khai rộng.

Các cơ sở sản xuất nghiền bột đá đều đầu tư hệ thống xử lý khí thải bằng lọc bụi túi của Trung Quốc nhưng do không bảo dưỡng thường xuyên và cải tiến theo công suất sản xuất nên hiệu quả xử lý không cao.

Nhìn chung các cơ sở sản xuất kinh doanh từ trước năm 2000 trừ công ty xi măng Bút Sơn, còn lại các cơ sở sản xuất đều áp dung công nghệ xử lý khí theo công nghệ cũ, hoặc công nghệ của Trung Quốc, việc xử lý khí thải đôi khi không đồng bộ với công nghệ sản xuất. Còn từ năm 2003 đến nay các cơ sở sản xuất đầu tư mới đều đầu tư hệ thống xử lý khí theo công nghệ mới, tiên tiến.

4.2. Hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải

Nước thải của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh hiện nay hầu hết không có biện pháp xử lý hiệu quả (thường chỉ có hố ga và tự ngấm ra môi trường xung quanh), trừ 04 bệnh viện Đa khoa tỉnh, Lao, Đa khoa Bình Lục, Đa khoa Kim Bảng. Trong 3/4 bệnh viện này áp dụng công nghệ xử lý yếm, hiếu khí, khử trùng của Việt Nam để xử lý còn bệnh viện Kim Bảng áp dụng công nghệ của DEWAST.

Nước thải của các khu vực đô thị - thương mại hầu hết chưa áp dụng công nghệ xử lý nào, trừ nước thải chợ Chấn (Phủ Lý) tuy nhiên đến nay công trình này hoạt động kém hiệu quả và không được vận hành xử lý thường xuyên. Nước thải đô thị Phủ Lý đang xây dựng theo công nghệ của Bỉ, công suất 2500m3/ngày; nước thải nhà máy chế biến rác tỉnh Hà Nam đang xây dựng theo công nghệ theo công nghệ hợp khối công suất 250m3/ngày.

Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hầu hết mới xử lý sơ bộ không theo một công nghệ nào. Một số khác đã đầu tư hệ thống xử lý tuy nhiên thiết bị, máy móc của hệ thống được sản xuất tại Việt Nam hoặc Trung Quốc trừ hệ thống xử lý nước thải của Công ty Dutch Lady Việt Nam theo công nghệ Hà Lan.

4.3. Hạ tầng kỹ thuật trong việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn

Rác thải của Phủ Lý và một số vùng lân cận được Công ty Công trình Đô thị Hà Nam thu gom và đem đi xử lý tại nhà máy xử lý rác ở Thanh Thủy. Rác thải của thị trấn Đồng Văn và một số thôn của xã Duy Minh, Hoàng Đông được Công ty TNHH Đô thị Đồng Văn thu gom và đem xử lý tại nhà máy xử lý rác trong Khu công nghiệp Đồng Văn I. Khu vực nông thôn đa số đều có tổ thu gom rác, tuy nhiên việc xử lý rác vẫn chưa đảm bảo hợp vệ sinh thường là đốt thủ công hoặc chôn lấp tạm.

Toàn tỉnh hiện có 03 dự án xây dựng nhà máy xử lý rác (trong đó 01 nhà máy đã đi vào hoạt động) và khoảng 40% số xã có bãi chôn lấp rác tạm (các bãi chôn lấp này thường được xây dựng gần khu vực sản xuất nông nghiệp, không đúng kỹ thuật chôn lấp).

Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hà Nam của UBND thành phố Phủ Lý đặt tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm có công suất 120 tấn/ngày với thiết bị và công nghệ của hãng Menart – Vương quốc Bỉ. Đây là công nghệ ủ hiếu khí, chế biến thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ, phần còn lại chôn lấp hợp vệ sinh. Từ khi nhà máy này đi vào hoạt động đã xử lý khoảng 80% rác thải sinh hoạt cho thành phố Phủ Lý và các vùng lân cận. Tuy nhiên, công nghệ này có nhược điểm tỷ lệ rác đem chôn cao (khoảng 40%) nên tính thân thiện với môi trường của nhà máy không cao.

4.4. Hạ tầng kỹ thuật bảo tồn đa dạng sinh học

Hiện nay tỉnh ta chưa có hạ tầng kỹ thuật để bảo tồn đa dạng sinh học.

4.5. Hệ thống thuỷ lợi

Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp nằm trong lưu vực sông Đáy, có diện tích đất tự nhiên là 851,7 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 45.000 ha nên hệ thống công trình thuỷ lợi (CTTL), đặc biệt là công trình đầu mối các trạm bơm đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

Hệ thống CTTL tỉnh hiện có 50 trạm bơm; 309 máy bơm, công suất mỗi máy từ 1.000 - 27.000 m3/h do các Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi quản lý; hơn 4.500 km kênh mương các loại ; hơn 1.200 cống, đập, cầu máng, xi phông, hàng trăm trạm bơm nhỏ do Hợp tác xã Nông nghiệp quản lý. Hàng năm, hệ thống này phục vụ tưới tiêu cho hơn 68.000 ha đất canh tác và tiêu cho hơn 75.000 ha phục vụ dân sinh kinh tế. Trong những năm qua, tỉnh đã cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới được 18 trạm bơm, trong đó có nhiều trạm bơm lớn như: Giáp Ba, Quế II, Điệp Sơn, Yên Lệnh…và hiện đang xây dựng trạm bơm Lạc Tràng II với quy mô 12 x 4.000 m3/h.

Các CTTL bước đầu đã đảm bảo công tác tiêu úng, điều tiết nước kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong tương lai để khắc phục tình trạng nước sông ô nhiễm các CTTL phải được nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới.

5. Thực trạng công tác quản lý và KSON

5.1. Công tác điều tra, giám sát môi trường

Việc chấp hành Công tác giám sát môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thường xuyên, tỷ lệ các cơ sở đo giám sát môi trường còn thấp. Năm 2006 chỉ có 17 cơ sở thực hiện. Từ đầu năm 2008 đến hết tháng 11, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành giám sát đo KSON môi trường 36 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

5.2. Công tác quan trắc môi trường

Công tác quan trắc có tần suất 4 lần/năm, môi trường nước là 26 điểm (18 điểm nước mặt, 8 điểm nước dưới đất), môi trường không khí là 23 điểm. Ngoài ra còn thường xuyên quan trắc các vùng có nguy cơ ô nhiễm cao như sông Đáy, sông Nhuệ, các làng nghề, khu vực chăn nuôi, khu vực đông dân nghèo, khu vực khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất xi măng, sản xuất gạch ngói, vùng nhiễm Asen…

5.3. Công tác đánh giá tác động môi trường và áp dụng các công cụ khác

Thực hiện Luật BVMT 2005, tỉnh Hà Nam đã thẩm định và phê duyệt được 43 báo cáo đánh giá tác động môi trường (41 báo cáo do Sở TN&MT tổ chức, 02 báo cáo do Ban quản lý các KCN tỉnh tổ chức) và xác nhận được 130 giấy xác nhận cam kết BVMT. Tuy nhiên, chất lượng thẩm định, xác nhận còn hạn chế đặc biệt là ở cấp cơ sở do ở đây cán bộ quản lý về môi trường còn kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chính quy về môi trường.

Việc tổ chức thu phí nước thải công nghiệp đã được tiến hành. Tính đến hết ngày 30 tháng 10 năm 2008 đã thông báo thu phí cho 82 cơ sở. Tuy nhiên việc chấp hành nộp phí của các cơ sở chưa cao, số phí thu về chiếm khoảng 83% tổng số phí phải thu, các cơ sở đã nộp là 62.718.600đồng/75.541.700 đồng thông báo.

5.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị, nông thôn

Cho đến nay, rác thải sinh hoạt đô thị mới thu gom được khoảng 80%; rác thải sinh hoạt nông thôn khoảng 40%. Toàn tỉnh có 336 tổ thu gom rác thải. Công tác phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn còn nhiều bất cập, xã hội hoá quản lý chất thải rắn còn ở tình trạng manh mún, tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn quá lớn, các bãi chôn lấp của tỉnh chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.

5.5. Thực trạng xử lý ô nhiễm không khí

Theo các kết quả đo giám sát môi trường 6 tháng cuối năm 2008 của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cho thấy 5/24 cơ sở có một số chỉ tiêu khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu khí thải vượt tiêu chuẩn chủ yếu là tiếng ồn và bụi.

5.6. Thực trạng xử lý nước thải

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hệ thống xử lý nước thải gồm:

- Các công trình xử lý nước thải công ích có 05 công trình như: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện đa khoa Kim Bảng, Bệnh viện đa khoa Bình Lục, Bệnh viện Lao, Trạm xử lý nước thải chợ Chấn (Phủ Lý).

- Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp: có 05 nhà máy xây dựng hệ thống xử lý nước thải là Công ty chi nhánh thực phẩm Trung Thành, Công ty giấy Ngọc Hải, Cty TNHH Phương Nam Việt Nam, Cty TNHH Nam Sơn, Công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Hà Nam.

- Có 08 công trình xử lý nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp là: Công ty bia Sài Gòn – Hà Nam, Công ty may Grace sun, Công ty thiết bị và kết cấu thép, Trang trại chăn nuôi Tuấn Hiền, Trang trại chăn nuôi Hoàn Dương, Công ty khoáng sản VLXD Tiên Tân, Cty liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng Hà Nam, Công ty TNHH Đông Việt Hải.

Theo kết quả giám sát chất lượng môi trường 6 tháng cuối năm 2008 của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cho thấy 7/24 cơ sở có một số chỉ tiêu nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu nước thải vượt tiêu chuẩn chủ yếu là BOD5, COD…

Về xử lý nước thải trong chăn nuôi: có 5.000 hộ đầu tư hầm Biogas/86.000 hộ chăn nuôi đạt 5,8% hộ có hầm biogas để xử lý nước thải và tách phân gia súc trước khi xả thải ra mương.

5.7. Thực trạng thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại trong ngành y tế hầu hết được thu gom, quản lý tuy nhiên mới xử lý được khoảng 22% bằng phương pháp đốt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Lao và bệnh viện Đa khoa Bình Lục có lò đốt rác thải y tế), số còn lại được đốt thủ công tại khuôn viên các bệnh viện hoặc được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt của khu vực.

Chất thải nguy hại trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt mới dừng lại ở việc thu gom, chưa có biện pháp xử lý. Chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp hầu hết được thu gom vào 1.758 bể thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng; Chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp được thu gom, quản lý tại cơ sở; chất thải nguy hại trong sinh hoạt được thu gom cùng với chất thải sinh hoạt.

Tính đến hết tháng 11 năm 2008, toàn tỉnh mới có 18 đơn vị đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số chất thải nguy hại). Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại cũng như chưa có trạm xử lý hay nhà máy xử lý chất thải nguy hại tập trung.

5.8. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong BVMT

Trong những năm qua, tỉnh đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy hoạch BVMT tỉnh Hà Nam giai đoạn 2001-2010; đầu tư lò đốt rác thải độc hại, xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Bình Lục, bệnh viện Kim Bảng và trạm xử lý nước thải chợ Chấn – Phủ Lý; thực hiện các đề tài liên quan đến BVMT như: Hoàn thiện mô hình ứng dụng công nghệ Biogas của Trung Quốc quy mô hộ gia đình tại xã Vũ Bản, huyện Bình Lục; xây dụng mô hình sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý chất thải chăn nuôi gia súc…

 Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hầu hết đều chưa ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải, rác thải, khí thải. Một số cơ sở xử lý nước thải theo công nghệ của Bỉ như Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại Thanh Thuỷ - Thanh Liêm và trạm xử lý nước thải thành phố Phủ Lý, một cơ sở xử lý nước thải theo công nghệ Hà Lan còn lại hầu hết các nhà máy xử lý nước thải không theo một công nghệ nào.

Công nghệ xử lý khí thải của các nhà máy xi măng chủ yếu là công nghệ Trung Quốc trừ nhà máy xi măng Bút Sơn là công nghệ của Đức.

Công nghệ xử lý khí thải của các lò đốt gạch thủ công là công nghệ xử lý bằng nước vôi trong. Đây là công nghệ đã được nghiệm thu trong đề tài ứng dụng của tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

5.9. Công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật môi trường trong những năm qua luôn được chú trọng. Các cơ quan làm công tác quản lý thường xuyên tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Số lượng các lớp tập huấn về phổ biến luật, chính sách: 03.

Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT ngày 12/9/2005 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các Ngành, Sở và các tổ chức chính trị có liên quan, hàng năm các đơn vị đều phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức BVMT. Số lượng các lớp tập huấn cho các đơn vị phối hợp: 13 lớp.

5.10. Công tác tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý

Tỉnh đã có lực lượng cảnh sát môi trường song hiện nay số lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh còn mỏng đặc biệt là ở cấp cơ sở trong khi chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Để đáp ứng được yêu cầu BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa rất cần tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý môi trường.

Công tác này đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, tuy nhiên các chính sách đãi ngộ vẫn chưa khuyến khích cán bộ học tập và nâng cao năng lực.

5.11. Thực trạng tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT trên địa bàn tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường đã cùng với Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên có chương trình Nghị Quyết liên tịch về thực hiện công tác BVMT. Sự liên kết giữa các cấp các ngành tạo ra một phong trào rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, các cán bộ công nhân viên cùng nhau tham gia BVMT.

6. Ô nhiễm môi trường tác động đến phát triển kinh tế – xã hội

Tác động của ô nhiễm môi trường nước trong những năm qua đã ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sông Nhuệ - sông Đáy ô nhiễm đã làm hàng loạt các lồng cá trên sông mất trắng, các loài cá, tôm, ốc, hến bị giảm số lượng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân đặc biệt là những người kiếm tiền từ việc đánh bắt trên sông, làm giảm khả năng thu hút đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến kinh tế, ô nhiễm môi trường nước còn ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho hân dân cũng như tác động đến sức khỏe nhân dân, làm gia tăng tỷ lệ người bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mắt, phụ khoa… Khu vực có các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước phát sinh những mâu thuẫn giữa cơ sở với người dân địa phương, gây mất trật tự xã hội.

7. Hiện trạng hệ thống văn bản pháp luật môi trường

7.1. Các văn bản pháp luật cấp Trung ương        

+ Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005.

+ Luật tài nguyên nước năm 1998.

+ Luật đất đai năm 2003.

+ Luật tài nguyên rừng năm 1997.

+ Nghị định số 80/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.

+ Nghị định số 21/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 80/NĐ-CP.

+ Nghị định số 81/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT.

+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

+ Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc BVMT trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

+ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

+ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và Khu công nghiệp.

+ Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT.

+ Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/09/2008 hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án BVMT.

+ Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

+ Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia KSON môi trường đến năm 2010;

+ Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020.

+ Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.

+ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

+ Quyết định số 13/2007/QĐ-BXD ngày 23/4/2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị.

+ Quyết định số 18/2007/QĐ-BTNMT ngày 5/11/2007 của Bộ Tài nguyên môi trường về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường.

+ Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.

+ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.

+ Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp pháp hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

+ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 30/7/2007 của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý.

+ Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc BVMT trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

+ Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ công thương - Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn thực hiện điều 43 Luật BVMT về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu.

+ Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

+ Thông tư 59/2007/NĐ-CP">13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

7.2. Các văn bản pháp luật cấp địa phương

Các văn bản pháp luật về BVMT của tỉnh:

+ Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 30/5/2005 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 16 tháng 1 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Nam về ban hành Quy định BVMT tỉnh Hà Nam.

+ Kế hoạch hành động số 453/KH-UBND ngày 31/5/2005 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, chương trình hành động của Chính phủ và Chỉ thị số 25-CT/TU của Tỉnh uỷ Hà Nam về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chỉ thị số 13/2006/CT-UBND ngày 18/5/2006 của UBDN tỉnh về tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

+ Quyết định số 876/2005/QĐ-UBND ngày 18/5/2005 của UBND tỉnh về Banh hành quy định ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

+ Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 29/9/2006 của UBND tỉnh về thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

+ Quyết định số 919 /2004/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2004 ban hành quy định tạm thời hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ủy quyền cho BQL các KCN thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực xây dựng, BVMT, lao động.

Các văn bản triển khai công việc có liên quan tới công tác BVMT:

+ Quyết định số 438/QĐ-UB ngày 02/4/2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Nam giai đoạn 2003-1010 và định hướng đến năm 2020.

+ Quyết định số 891/QĐ-UB ngày 13/8/2003 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Phủ Lý tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

+ Quyết định số 1071/2006/QĐ-UBND ngày 23/10/2006 về phê duyệt kết quả nghiên cứu đề tài khoanh vùng khoáng sản chủ yếu làm cơ sở cho việc quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tỉnh Hà Nam.

+ Quyết định số 1072/2006/QĐ-UBND ngày 23/10/2006 về phê duyệt quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Hà Nam.

+ Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 24/11/2006 về việc phê duyệt đề án BVMT giai đoạn 2006-2010.

+ Quyết định 842/QĐ-UBND ngày 14/8/2006 của UBND tỉnh Hà Nam về Giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các dự án xử lý các điểm bức xúc ô nhiễm môi trường năm 2007-2008.

+ Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2007 về việc phê duyệt phương án phòng tránh và khắc phục ô nhiễm môi trường do lũ bão gây ra giai đoạn 2006-2010.

+ Quyết định số 1100/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

7.3. Những tồn tại bất cập trong quản lý môi trường

7.3.1. Những tồn tại và bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật

- Những quy định trong công tác kiểm tra, thanh tra chưa tạo điều kiện cho nhà quản lý phát hiện các sai phạm trong lĩnh vực BVMT.

- Các văn bản pháp luật BVMT chưa đủ mạnh để xử phạt, răn đe.

- Các văn bản hướng dẫn của cấp trung ương và địa phương còn chồng chéo như cấp phép xả thải là phòng Khoáng sản - Nước nhưng quản lý cơ sở nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp là Chi cục BVMT; Hướng dẫn làm thủ tục ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên là phòng Khoáng sản - Nước nhưng kiểm tra công nhận phục hồi môi trường là Chi cục BVMT... cũng như những bất cập trong quy định chế độ độc hại, lưu động, làm ngoài giờ... cho cán bộ quản lý;

7.3.2. Những tồn tại và bất cập trong quản lý BVMT

Việc triển khai các văn bản hướng dẫn còn chậm. Vấn đề hiểu và thực thi các văn bản pháp luật của các cấp còn khác nhau.

Tiến độ thực hiện các dự án môi trường của tỉnh còn chậm.

7.4. Các đề xuất bổ sung hoàn thiện

 - Pháp luật về kiểm tra, thanh tra trong công tác BVMT cần sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho nhà quản lý phát hiện các sai phạm.

- Hình thức xử phạt phải đủ nặng để có tính răn đe.

8. Nguyên nhân các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay

8.1. Nhóm nguyên nhân về chính sách phát triển kinh tế - xã hội:

- Các cấp các ngành vẫn coi nhẹ yếu tố môi trường mà chú trọng đến kinh tế.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa gắn với công tác BVMT.

8.2. Nhóm nguyên nhân về nguồn lực

- Nhân lực, vật lực trong công tác BVMT còn hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức.

- Nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường còn ít.

- Khối lượng công việc lớn trong khi chính sách pháp luật có nhiều thay đổi (như Luật Môi trường), các văn bản hướng dẫn thi hành chưa kịp thời, cán bộ chuyên môn chưa được tập huấn, hướng dẫn đầy đủ.

- Việc thực hiện các văn bản pháp luật BVMT có nơi chưa nghiêm.

8.3. Do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Đầu tư cho công tác BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng: nhân lực, công nghệ và thiết bị giảm thiểu ô nhiễm.

- Nhận thức của cộng đồng còn thấp.

- Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh còn chưa tự giác thực hiện các biện pháp BVMT.

8.4. Nhóm nguyên nhân khách quan khác

Nguồn ô nhiễm môi trường nước mặt chủ yếu do lượng nước thải từ Hà Nội đổ về và một phần do các nguồn ô nhiễm trong tỉnh. Nguồn nhiễm nước ngầm do cấu tạo địa chất phát sinh.

9. Dự báo xu thế diễn biến môi trường

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 dân số 849.000 người, tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 12%/năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế về công nghiệp - xây dựng 49,4%, nông lâm nghiệp, thuỷ sản 22,3%, dịch vụ 28,3%…dân số đến năm 2015 khoảng 1.121.000 người.

Đô thị và các khu công nghiệp:

Đến năm 2020, tổng cộng toàn tỉnh có 17 đô thị, trong đó: 02 đô thị loại III, IV; 15 thị trấn cấp huyện. Dân số đô thị: năm 2010 là 239.000 người chiếm 27% dân số toàn tỉnh, năm 2015 là 358.000 người chiếm 36,5% dân số toàn tỉnh, năm 2020 là 490.000 người chiếm 49% dân số toàn tỉnh.

Quy hoạch đến năm 2010 toàn tỉnh có 9 KCN với tổng diện tích là 2913,5 ha và đến năm 2020 là 12 KCN với tổng diện tích là 4463,5 ha và tổng cụm công nghiệp, cụm TTCN, TTCN làng nghề, Cụm CN-TTCN là 20 cụm.

Nông thôn:

Dân số nông thôn: năm 2010 là 646.200 người, năm 2015 là 623.000 người.

Bảng 4: Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt và chỉ tiêu thu dọn đến năm 2020

Loại đô thị

Chỉ tiêu rác thải (kg/người.ngày)

Chỉ tiêu thụ dọn (%)

III

1-1,2

90-100

IV

0,9-1

80

V

0,7-0,8

60-70

Bảng 5: Chỉ tiêu cấp nước dân cư đô thị

Đô thị

2010

2020

Thị xã

100 lit/người/ngày đêm

130 lit/người/ngày đêm

Thị trấn

80 lit/người/ngày đêm

120 lit/người/ngày đêm

Thị tứ

60 lit/người/ngày đêm

80 lit/người/ngày đêm

(theo Quyết định số 1100/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020)

Dự báo một số chất thải trong các năm tới trên địa bàn tỉnh:

Bảng 6: Dự báo nước thải đến năm 2015

TT

Ngành nghề thải ra môi trường

lưu lượng (nghìn m3/năm)

Năm 2010

Năm 2015

1

Nước thải sinh hoạt

25.504

35.040

2

Nước thải trong chăn nuôi

12.577

18.591

3

Nước thải sản xuất công nghiệp

47.610

66.654

4

Nước thải y tế

370

396

Bảng 7: Dự báo chất thải rắn phát sinh đến năm 2015

Diễn giải

Lượng rác thải phát sinh (tấn/năm)

Năm 2010

Năm 2015

Chất thải sinh hoạt

234.500

319.500

Chất thải trong công nghiệp

5.840

10.680

Chất thải trong sản xuất nông nghiệp

186.680

220.118

Chất thải y tế không nguy hại

1.160

1.270

Chất thải y tế nguy hại

290

320

Bảng 8: Dự báo các chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ các hoạt động đến năm 2010 - 1015:

TT

Nănm

Chất ô nhiễm

Đơn vị đo

Lĩnh vực hoạt động

Tổng

Sản xuất xi măng

Giao thông

Sinh hoạt

Đốt gạch

Sử dụng nồi hơi

1

2010

CO

Tấn/năm

8000

5.200

165

852

25

14.242

2

NOx

Tấn/năm

400

900

4.800

876

420

7.396

3

SO2

Tấn/năm

2.880

420

7.600

2.735

670

14.305

4

Bụi

Tấn/năm

4.160

735

19.000

9.760

1.100

34.755

5

VOC

Tấn/năm

-

 

27

-

4

31

6

2015

CO

Tấn/năm

12000

7.400

160

852

45

20.457

7

NOx

Tấn/năm

600

1.200

4.600

876

760

8.036

8

SO2

Tấn/năm

4.200

620

7.200

2.735

1.200

15.955

9

Bụi

Tấn/năm

6.300

900

17.650

9.760

1.700

36.310

10

VOC

Tấn/năm

-

 

24

-

6

30

Ghi chú: tính theo phương pháp xác định các nguồn thải ô nhiễm không khí của các ngành kinh tế của Giáo sư Phạm Ngọc Đăng.

Với tổng lượng phát thải của nước thải, khí thải, rác thải theo dự báo trên nếu không có biện pháp quản lý và xử lý phù hợp thì môi trường sẽ bị ô nhiễm rất nhanh, nhiều nơi tới mức độ nghiêm trọng.

Phần II

NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐỊA PHƯƠNG

1. Căn cứ pháp lý

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia KSON môi trường đến năm 2010;

- Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020.

- Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 30/5/2005 của Tỉnh uỷ về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

- Kế hoạch hành động số 453/KH-UBND ngày 31/5/2005 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, chương trình hành động của Chính phủ và Chỉ thị số 25-CT/TU của Tỉnh uỷ Hà Nam về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Chỉ thị số 05/CT-UB ngày 26 tháng 2 năm 1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc cấm đánh bắt và buôn bán các loại động vật ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường.

- Quyết định 1212/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Đề án BVMT tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2010.

- Quyết định 842/QĐ-UBND ngày 14/8/2006 của UBND tỉnh Hà Nam về Giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các dự án xử lý các điểm bức xúc ô nhiễm môi trường năm 2007-2008.

- Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 16 tháng 1 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định BVMT trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2. Nguyên tắc chỉ đạo

- Kiếm soát ô nhiễm môi trường phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với khả năng điều kiện thực tế và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của từng ngành, từng địa phương và của tỉnh trong từng thời kỳ.

- KSON môi trường phải lấy phòng ngừa làm chủ đạo, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường là trọng tâm, coi khoa học và công nghệ là công cụ quan trọng, lấy tiêu chuẩn môi trường làm căn cứ.

- KSON môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi cấp, mọi ngành, của địa phương, tổ chức và cá nhân. Nhà nước khuyến khích xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải.

3. Một sô định hướng cơ bản của Kế hoạch

- BVMT trên địa bàn toàn tỉnh phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương. Đây là công việc khó khăn, phải làm lâu dài vì tính liên ngành, liên vùng và là công việc của cả cộng đồng trên địa bàn tỉnh, của nhiều ngành và phải tiến hành trong nhiều năm mới đạt được.

- Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, xử lý chất thải từ đầu nguồn, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Việt Nam cho phép mới được thải xuống lưu vực sông và môi trường xung quanh.

- Coi trọng tuyên truyền vận động, thực hiện xã hội hoá làm gốc, ưu tiên các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, thực hiện BVMT ngay trong quá trình lập và triển khai các chương trình, quy hoạch, kế hoạc đầu tư khác.

- Quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu sinh thái; bảo vệ và phát triển các nguồn gen quý; bảo vệ đa dạng sinh học và rừng.

- Áp dụng tối ưu các giải pháp công nghệ sản xuất sạch hơn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng khung thể chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh và của Việt Nam.

4. Tầm nhìn của địa phương

Đưa ra ý tưởng của một môi trường tương lai lý tưởng về:

- Phấn đấu hoàn thành việc điều tra, thống kê, xử lý và quản lý các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải nói chung trên phạm vi cả tỉnh.

- Kiểm soát cơ bản tình hình ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng, vùng nhạy cảm và ngăn chặn được sự lan toả của chúng.

- Năng lực kiểm soát ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải ở khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề và khu vực đông dân nghèo.

- Thể chế hoá và thực thi có hiệu quả các chương trình quốc gia về BVMT.

5. Mục tiêu

5.1. Mục tiêu tổng quát

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ nguồn nước, sinh thái và cảnh quan.

5.2. Mục tiêu cụ thể

5.2.1. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm

- 100% các quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động… của các ngành, các cấp phải lồng ghép nội dung BVMT.

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường bức xúc theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- 75% các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn tỉnh được điều tra, thống kê, xử lý và quản lý.

- 75% chất thải nguy hại được thu gom và xử lý.

- 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khu công nghiệp được thu gom, vận chuyển và xử lý.

- 100% nước thải sinh hoạt đô thị của các thị trấn (Bình Mỹ, Vĩnh Trụ, Kiện Khê, Hòa Mạc, Đồng Văn, Quế) được thu gom và xử lý.

- Tỷ lệ làng nghề, làng bị ô nhiễm nặng có công trình xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tăng từ 30% lên 50%.

- 100% các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp xây dựng mới và cũ được xử lý nước thải.

- 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới xây dựng phải được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

- 10% các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động được cấp chứng chỉ ISO 14001.

5.2.2. Cải thiện chất lượng môi trường

- 80% hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% các trạm xử lý nước cấp được cải tạo và nâng cấp.

- Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, đoạn sông chảy qua các đô thị đã bị suy thoái nặng.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu KSON trên lưu vực.

5.2.3. Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao

- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng. Hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tổng kết, đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học, hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường kinh phí để quản lý và mở rộng các khu bảo tồn, phân cấp quản lý cho các cấp các ngành vào năm 2015.

- Bảo vệ bền vững tài nguyên nước, giữ cho dòng sông chính đủ nước và ổn định về chất lượng, bảo vệ tốt các hồ hiện có và xây dựng thêm các hồ chứa nước mới nhằm giữ nước, cắt lũ và cải thiện môi trường sinh thái cho lưu vực.

- Tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi trọc từ 13% năm 2010 đến 15% năm 2015

- Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay đặc biệt là các khu bảo tồn vùng đất ngập nước như: Thung Tay Ngai, rừng Thanh Sơn - Kim Bảng…

5.2.4. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá

- 100% sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen trên địa bàn toàn tỉnh được kiểm soát.

- 70% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001.

6. Nhiệm vụ BVMT đến năm 2015

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và tránh nhiệm BVMT, tạo thành một phong trào rộng lớn trong nhân dân, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội tự giác thực hiện BVMT.

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng BVMT. Đưa các nội dung BVMT vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục. Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thông tin về môi trường như một biện pháp cơ bản BVMT. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về BVMT. Động viên, hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống sạch, hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng.

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng BVMT như phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, Vườn - Ao - Chuồng (VAC), Vườn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR), tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, gia đình văn hoá, vệ sinh tốt...

2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh về công tác BVMT

Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về BVMT từ cấp tỉnh đến từng xã, phường: Tạo điều kiện cần thiết về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan này đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý môi trường, kết hợp chặt chẽ với việc tư vấn hoạch định các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi thuỷ sản. Sửa đổi các văn bản cũ cho phù hợp, ban hành các văn bản mới phục vụ cho việc nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, có sự phân công phân cấp hợp lý giữa tỉnh, huyện, xã, các sở, ngành tạo sự thống nhất chung quản lý môi trường.

3. Quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với BVMT, bảo đảm phát triển bền vững

BVMT phải được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan quản lý có thẩm quyền duyệt theo quy định.

4. Áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và khắc phục suy thoái môi trường, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến

Tiến hành điều tra, thống kê, xử lý và quản lý các nguồn thải, loại hình thải và lượng phát thải.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến, lựa chọn các giải pháp khoa học xử lý môi trường phù hợp với các loại hình sản xuất và điều kiện của tỉnh. Có cơ chế phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xử lý môi trường ngay tại nguồn, đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bắt buộc phải xử lý triệt để. Đối với các dự án mới bắt buộc phải có biện pháp xử lý bảo đảm môi trường. Từng bước khắc phục suy thoái môi trường và cải thiện môi trường.

5. Đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Thực hiện nghiêm Đề án phát triển nước sạch nông thôn do UBND tỉnh ban hành.

- Các thôn xóm phải có quy định trong hương ước về nước sạch và vệ sinh môi trường, thành lập tổ thu gom rác về nơi quy định của địa phương; phát động phong trào xây dựng hố xí hợp vệ sinh; các hộ chăn nuôi có từ 8 con trâu, bò hoặc lợn trở lên phải xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi.

6. Phát triển, bảo vệ rừng

- Hiện nay, diện tích rừng cả sau khi rà soát quy hoạch lại là 8.769 ha, trong đó rừng phòng hộ 6.279 ha; rừng sản xuất 2.489 ha; đến năm 2010 thực hiện khoảng 295 ha, năm 2015 khoảng 340 ha đất trống đồi trọc được phủ xanh.

- Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, hạn chế việc khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã.

7. Phối hợp với các tỉnh trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, tổ chức thực hiện tốt đề án tổng thể BVMT sông Nhuệ - sông Đáy và quản lý lưu vực.

- Phối hợp với các tỉnh trong lưu vực, các bộ ngành Trung ương thực hiện đề án tổng thể về BVMT lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.

- Đề nghị Chính phủ thành lập Ban quản lý lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và có thể chế, chính sách quản lý phù hợp.

- Đề nghị Chính phủ sớm đầu tư các công trình lấy nước sông Hồng từ cống Hát Môn, cống Tác Giang, cống Bến Mắm bổ sung nước cho sông Đáy và pha loãng nước sông Nhuệ.

- Xử lý nước thải làng nghề, đô thị, khu công nghiệp và nước thải bãi rác trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đảm bảo giới hạn cho phép theo quy định trước khi thải ra sông.

7. Thể chế

Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong công tác KSON môi trường đã được quy định rõ trong Quy định BVMT tỉnh Hà Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Nam). Ngoài ra trong bản Kế hoạch KSON tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2010 quy định trách nhiệm của Trung tâm Khí tượng thủy văn:

- Cung cấp số liệu kịp thời về lưu lượng nước trên các sông vào mùa cạn kiệt, các số liệu khí tượng để làm cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm.

Phần III

CÁC DỰ ÁN VÀ HÀNH ĐỘNG

1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động

Các dự án và hành động được phân tích lựa chọn trong các vấn đề sau:

1.1. Quy hoạch

Vấn đề môi trường của tỉnh nổi cộm lên là chất thải rắn, chất thải nguy hại chưa được xử lý, tài nguyên nước và khoáng sản sử dụng chưa có tính bền vững, người dân thiếu nước sạch, nước hợp vệ sinh để sinh hoạt. Để giải quyết các vấn đề này đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội với môi trường nhất thiết phải tiến hành lập các quy hoạch điểm xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, khu nghĩa trang, khu chôn lấp gia súc, gia cầm; quy hoạch nguồn tài nguyên nước mặt, quy hoạch hệ thống cấp nước, quy hoạch môi trường…

1.2. Các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và các vấn đề ô nhiễm cụ thể

1.2.1. Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và nông thôn

Chất thải nông nghiệp từ các ngành nghề chăn nuôi gia cầm ở nông thôn chiếm phần lớn chất thải trong tỉnh. Các chất thải này nếu không được xử lý sẽ tác động không nhỏ đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ môi trường ở khu vực này.

1.2.2. Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế sẽ kéo theo sự gia tăng chất thải trong đó có chất thải rắn và chất thải nguy hại. KSON đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại bao gồm nhiều hành động cụ thể như giảm lượng chất thải phát sinh tại nguồn, cải tiến/mở rộng hệ thống thu gom, cải thiện các khu xử lý, tổ chức tái chế chất thải …nhằm giảm khối lượng chôn lấp, giảm tác động môi trường do chất thải gây ra, nâng cao hiệu quả tái chế tái sử dụng chất thải, tăng phạm vi phục vụ dân cư được hưởng dịch vụ thu gom, nâng cao hiệu suất sử dụng bãi chôn lấp…

1.2.3. Xử lý nước thải đô thị và các khu công nghiệp

Nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân trong tỉnh là nước sông Nhuệ - sông Đáy. Vấn đề ô nhiễm nước sông Nhuệ - sông Đáy ảnh hưởng rất lớn tới đời sông người dân trong tỉnh. Để hạn chế mức độ ô nhiễm sông Nhuệ - sông Đáy tỉnh Hà Nam cần KSON chặt các nguồn xả nước thải đồng thời phải có các biện pháp tăng cường tự làm sạch nguồn nước.

1.2.4. Quản lý và kiểm soát các làng nghề thủ công

Hiện nay, cơ cấu kinh tế - xã hội của các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh còn yếu nên rất cần có các hành động để KSON môi trường ở khu vực này như di dời các cơ sở sản xuất ra khu tập trung, xây dựng chương trình quan trắc môi trường, ban hành các hướng dẫn thu gom, xử lý chất thải…

1.3. Sự tham gia của cộng đồng

Công tác KSON môi trường trên địa bàn tỉnh đạt kết quả không thể thiếu vai trò giám sát, hỗ trợ của cộng đồng. Giáo dục và nâng cao nhận thức về BVMT là công cụ được sử dụng để thu hút sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng.

1.4. Nâng cao năng lực quản lý, điều tra, thanh tra và giám sát môi trường cho cán bộ quản lý môi trường

Ngành tài nguyên – môi trường còn non trẻ nên vấn đề thiếu cán bộ có trình độ, chuyên môn về quản lý, điều tra, thanh tra và giám sát môi trường là không tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này nhằm thực hiện KSON đạt kết quả tốt, tỉnh cần có các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường.

1.5. Hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật và các công cụ BVMT

Hiện nay đã có khá nhiều các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách liên quan phục vụ công tác KSON. Tuy nhiên ở tỉnh ta rất cần ban hành các cơ chế chính sách đối với việc ô nhiễm từ các làng nghề xuất phát từ đặc thù kinh tế - xã hội của mỗi làng nghề; các tiêu chuẩn khí thải, nước thải đối với những lĩnh vực, vùng nhạy cảm.

1.6. Giải pháp thông qua hợp tác liên ngành

Để đảm bảo thành công cũng như tính bền vững trong việc KSON môi trường, UBND tỉnh phải chỉ đạo xây dựng một khối đoàn kết, thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan hay các bên có liên quan trong và ngoài tỉnh, từ địa phương đến trung ương.

1.7. Công tác quan trắc

Đây là việc làm thường xuyên và định kỳ giúp cho việc xác định các điểm, khu vực ô nhiễm, sự cố môi trường để từ đó các nhà quản lý xây dựng các giải pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý kịp thời.

2. Xác định lựa chọn dự án

2.1. Các dự án và hành động để đạt được mục tiêu ngắn hạn (thời gian thực hiện từ 2009-2010)

- Quy hoạch các điểm xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, khu nghĩa trang, khu chôn lấp gia súc, gia cầm bị chết do dịch bệnh; quy hoạch hệ thống thu gom, địa điểm xử lý nước thải cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực ven sông.

- Xây dựng đề án BVMT huyện (thành phố) giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015.

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo QĐ 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bức xúc.

- Điều tra thống kê nguồn thải, các loại bệnh liên quan đến môi trường

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho đô thị cũ của thành phố Phủ Lý.

- Xây dựng các công trình xử lý nước thải, rác thải cho các bệnh viện.

- Thực hiện các dự án cải tạo các công trình thuỷ lợi nhằm bổ cập nước, cải thiện chất lượng nước.

- Thực hiện dự án quy hoạch BVMT, vùng khai thác vật liệu xây dựng, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thuỷ lợi.

2.2. Các dự án và hành động để đạt được mục tiêu trung hạn(thời gian thực hiện từ 2009-2014)

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho đô thị mở rộng của thành phố Phủ Lý.

- Xử lý nước thải cho các thị trấn trong tỉnh.

- Thực hiện lập quy hoạch hệ thống cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn; triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn, đô thị.

2.3. Các dự án và hành động để đạt được mục tiêu dài hạn(thời gian thực hiện từ 2009-2015)

- Xử lý môi trường cho các làng nghề.

- Lập quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng

- Nâng cao năng lực, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các hoạt động BVMT cho cộng đồng trên lưu vực.

- Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch.

- Xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc và xây dựng trung tâm dữ liệu tài nguyên môi trường trên lưu vực sông.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các KCN, CCN-TTCN.

3. Lựa chọn các hành động

Danh sách các hành động, dự án được lựa chọn xem phần phụ lục.

Phần IV

TÍNH TOÁN CHI PHÍ CHO CÁC HÀNH ĐỘNG ĐỀ XUẤT

(Có bản các dự án/hành động đề xuất và kinh phí hoạt động cho các dự án/hành động kèm theo)

Trên cơ sở nội dung kế hoạch nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành liên quan bố trí nguồn vốn làm cơ sở để giao nhiệm vụ cho các Sở, Ngành liên quan của tỉnh xây dựng đề cương, dự toán chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, việc tính toán chi phí cho các hoạt động, dự án đề xuất phải xác định được một số nội dung sau:

1. Vốn và chi phí vận hành và bảo dưỡng

- Xác định được vốn cho hành động hay dự án đó, bao gồm: vốn xây dựng, đất đai, luật pháp…

- Xác định được chi phí vận hành và bão dưỡng bao gồm chi phí nhân sự, năng lượng, nguyên liệu…

2. Phân tích chi phí - lợi ích

Tính toán một số chi phí nhằm xác định giá trị đầu tư thực. Việc xác định, định lượng và đánh giá tất cả các thông số liên quan dựa trên một số phương pháp luận chắc chắn, đảm bảo có tính đến tất cả yếu tố liên quan.

Những yếu tố dưới đây thường được xác định và đánh giá:

- Đánh giá khu vực dự án:

+ Khu vực ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp;

+ Môi trường tự nhiên

+ Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, dân số…

- Chất lượng môi trường:

+ Nguồn ô nhiễm/tải lượng

+ Tác động sức khỏe - môi trường

+ Các phương pháp hỗ trợ kế hoạch KSON đã có

- Phân tích chi phí:

+ Cạn kiệt tài nguyên

+ Tác động tiêu cực tới sức khỏe

+ Đầu tư cho KSON kết hợp với chi phí vận hành và bảo dưỡng

+ Giám sát ô nhiễm

- Xác định - định lượng lợi nhuận:

+ Nâng cao các hoạt động giải trí, du lịch và sản xuất

+ Các tác động tích cực đối với sức khỏe

+ Tăng giá đất…

3. Nguồn tài chính

3.1. Vốn đầu tư

Các vốn đầu tư cho việc thực hiện các hành động, dự án có thể huy động từ Quỹ BVMT, hỗ trợ của các chương trình, dự án nước ngoài, trong nước, từ ngân sách nhà nước hoặc từ đóng góp của người dân…Tuy nhiên, đối với việc xin hỗ trợ tài chính cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thống kê chi tiết các chương trình tài chính đang diễn ra do các đơn vị tài trợ quốc tế, trong nước thực hiện…

- Đánh giá tình hình để nộp báo cáo (hạn chót, thời gian biểu thực hiện dự án, phần trăm tài trợ, giai đoạn trả tiền vay…)

- Kiểm tra theo các điều kiện bắt buộc xem dự án có phù hợp không để xin hỗ trợ tài chính

- Miêu tả chính xác các đặc điểm của dự án và tính toán chi phí theo yêu cầu của chương trình.

3.2. Doanh thu

Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người dùng chịu chi phí vận hành và bảo dưỡng. Thực tế này khá rõ ràng đối với các hoạt động công nghiệp nhưng gây nhiều khó khăn cho chính quyền, ví dụ phí nước cấp tăng cao bù vào chi phí xử lý nước thải. Trong trường hợp này các trang thiết bị vận hành đơn giản không chỉ là yếu tố tích cực đối với mục đích kỹ thuật và môi trường mà còn cả mục đích kinh tế.

Việc ứng dụng công nghệ sạch và phương pháp tái chế sẽ làm tăng thu nhập, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng do bảo toàn năng lượng và phục hồi phụ phẩm.

Vì vậy việc tiếp cận mang tính ngăn ngừa thay thế cho xử lý cuối đường ống không chỉ là xu thế nhằm BVMT mà còn có lợi ích cho kinh tế. Việc thu các phí môi trường phải được lập kế hoạch cẩn thận và lưu ý tới các hiện trạng như:

- Hiện trạng khung hành chính/pháp luật.

- Giảm lượng xả thải ô nhiễm

- Xu thế phát triển trong khu vực

- Yêu cầu nộp phí (trả lại chi phí đầu tư, chi phí vận hành – bảo dưỡng)

- Sự hỗ trợ chính quyền/ các cơ quan liên quan

- Cơ chế tìm kiếm doanh thu đều đặn.

- Nhận thức cộng đồng, thông tin của người sử dụng

Phần V

LỰA CHỌN CÁC ƯU TIÊN

1. Các tiêu chí lựa chọn ưu tiên

Lựa chọn các hành động, dự án ưu tiên thực hiện trên cơ sở các tiêu chí sau:

- Giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay trên địa bàn tỉnh.

- Nhanh chóng đạt mục tiêu của Kế hoạch KSON đề ra.

- Hành động, dự án được các chương trình, dự án quốc tế, trong nước hỗ trợ.

- Chi phí thực hiện dự án thấp nhưng hiệu quả dự án cao.

- Có các giải pháp kỹ thuật khả thi cao.

2. Cách lựa chọn ưu tiên

Xem xét hành động, dự án trên các khía cạnh sau:

- Đánh giá mức độ khả thi về tài chính của dự án

- Đánh giá mức độ kỹ thuật của dự án

- Mức độ đồng ý của chủ đất

- Địa điểm có phù hợp với hoạt động, dự án không

- Dự án có được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng không?

- Có nguồn tài trợ không?

- Những thay đổi để dự án thành công là gì?

- Cần bao nhiêu giờ tình nguyện để thực hiện?

- Hành động, dự án được vận hành và duy trì như thế nào?

- Khi thiết kế dự án có lưu tâm tới vấn đề cân bằng giới, đói nghèo… không?

3. Tiêu chí thông qua dự án

- Dự án thực hiện các mục tiêu chung về giới hạn xả thải vào nước, không khí và đất.

- Dự án cải thiện chất lượng môi trường được xác định trong kế hoạch KSON

- Dự án nhằm vào một loại dự án chung do Bộ TN&MT phê chuẩn.

- Dự án thực hiện các phương pháp quản lý bên cạnh các giải pháp kỹ thuật phù hợp

- Dự án ngăn chặn việc suy thoái chất lượng môi trường hoặc phục hồi chất lượng môi trường và sức khỏe con người một cách hiệu quả và đúng kỹ thuật.

- Dự án sẽ cải thiện chất lượng môi trường và bao gồm các chỉ số thành công.

- Dự án trình diễn sự hợp tác giữa các bên liên quan trong tỉnh/huyện/xã và đóng góp hiệu quả cho công tác quản lý môi trường.

- Dự án góp phần giảm thiểu ô nhiễm các nguồn tập trung và phân tán trong khuôn khổ dự án và có thể áp dụng trong toàn tỉnh và đất nước.

- Dự án có chi phí hợp lý và nguồn tài trợ phù hợp.

- Người đề xuất dự án phải trình bày khả năng thành công của dự án.

- Dự án có thể xác định mối liên qua trực tiếp tới việc thực hiện Quyết định 328.

- Đối với dự án do Danida tài trợ, dự án đề xuất phải trực tiếp hoặc gián tiếp giúp ích cho khu vực đông dân nghèo và đáp ứng được các vấn đề của Danida (giới, HIV-AIDS và quản lý tốt).

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giải pháp thực hiện

1.1. Giải pháp cơ chế chính sách

+ Cơ cấu, chính sách vốn: Ngoài nguồn vốn về sự nghiệp môi trường, tăng cường thu hút đầu tư từ các nguồn vốn nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân cũng như các tổ chức. Ngoài ra còn nguồn vốn đóng góp của nhân dân vùng thực hiện dự án (đảm bảo, 80% vốn cho các dự án từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài, 20 % của nhân dân địa phương đóng góp).

+ Cơ chế chính sách đất: tỉnh cần có các chính sách về đất đai cho các dự án về môi trường.

+ Cơ cấu chính sách thuế: Có cơ chế ưu đãi thuế cho các nhà máy, chương trình, dự án xây dựng các nhà máy thân thiện môi trường hoặc các nhà máy xử lý chất thải ô nhiễm môi trường.

+ Có chính sách khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ mới, các công nghệ sản xuất sạch hơn, các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, phù hợp với Việt Nam, kể cả nhập khẩu công nghệ, đồng thời ưu tiên xét trao thưởng sáng tạo định kỳ cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp đưa kỹ thuật mới vào công tác BVMT: Giải thưởng môi trường xanh…

+ Cơ cấu chính sách thành phần tham gia kiểm soát môi trường: Các cơ chế cần đầy đủ các thành phần liên quan tới vấn đề môi trường phát sinh.

+ Các cơ chế, chính sách khác.

1.2. Giải pháp nguồn lực

* Chi phí vốn, chi phí vận hành bảo dưỡng: đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT, cảnh quan trên toàn vùng lãnh thổ đặc biệt là những vùng thực hiện dự án.

+ Đảm bảo nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp BVMT và ứng phó sự cố môi trường kịp thời (không dưới 1% ngân sách cho sự nghiệp BVMT) và các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác. Tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ nguồn vốn của Trung ương.

+ Ưu tiên dành nguồn Ngân sách nhà nước để đầu tư xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, chất thải y tế, nước thải của các bệnh viện. Cần khoanh vùng xử lý, ưu tiên xử lý những điểm ô nhiễm bức xúc để tránh phát tán ra diện rộng.

+ Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động BVMT bằng những chính sách, phương thức đầu tư phù hợp. Trong đó cần lưu ý nguồn tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng bảo đảm tính khả thi các dự án BVMT và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cần có những chính sách khuyến khích xã hội hoá phù hợp thực tiễn nhằm khuyến khích phát huy nội lực và cơ chế huy động mọi nguồn vốn từ các ngành, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cho lĩnh vực xử lý môi trường và của đông đảo người dân cho việc bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan. Tìm kiếm, khai thác các nguốn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong công tác BVMT.

* Nguồn nhân lực: Tăng cường hỗ trợ các Sở, Ngành, UBND cấp huyện, thành phố về nguồn nhân lực, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các chương trình, dự án được đề xuất.

1.3. Giải pháp kỹ thuật

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học công nghệ:

- Xây dựng các đề tài, chương trình, dự án khoa học công nghệ về bảo vệ các nguồn tài nguyên (tài nguyên nước, hệ sinh thái, tài nguyên rừng, tài nguyên đất…).

- Xây dựng các mô hình tiên tiến, gắn khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội về quy hoạch phát triển, quy hoạch hạ tầng, mô hình phát triển kinh tế ở các vùng đông dân nghèo, mô hình công nghệ sạch tạo ra các sản phẩm tối ưu…

1.4. Giải pháp cưỡng chế

Đối với từng dự án cụ thể, cần có các giải pháp cưỡng chế như bắt buộc tuân thủ các quy định trong luật BVMT như thực hiện các nội dung của đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, cũng như việc thực hiện các công tác về quản lý và KSON môi trường.

1.5. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức và biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức về BVMT và khai thác bền vững các thành phần môi trường cho các nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng, tập trung vào nông dân, trong đó chú ý yếu tố giới tính trong quá trình thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức

- Triển khai các hoạt động đào tạo môi trường, xây dựng mạng lwois tuyên truyền viên nhằm giáo dục, phổ biến, nâng cao nhận thức môi trường với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xa hội như : Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh…

- Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng BVMT như phong trào: Xanh - Sạch - Đẹp, tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh tốt…

1.6. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường

- Xây dựng và thực hiện chương trình tập huấn về BVMT nói chung và BVMT sống nói riêng (bảo vệ nguồn nước, bảo vệ không khí...) cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách từ cấp tỉnh, thành phố đến huyện, quận, phường, xã, thị trấn; đây là những người trực tiếp để thực hiện các dự án của các cấp, các ngành khác nhau.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh về công tác BVMT. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các Sở, Ban, Ngành, các cấp huyện, thành phố.

- Tăng cường năng lực kỹ thuật để đáp ứng được các hoạt động quản lý môi trường: năng lực KSON và chất thải, thanh tra, kiểm tra và vận hành hệ thống quan trắc môi trường. Đầu tư chiều sâu, hoàn thiện các phòng thí nghiệm có khả năng quan trắc môi trường, mở rộng mạng lưới để chia sẻ thông tin và cơ sở dữ liệu môi trường trên địa bàn.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Giám sát môi trường ở các cấp khác nhau

Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, các địa phương trong công tác giám sát môi trường:

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực, tham mưu cho Tỉnh uỷ và UBND việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ BVMT cũng như thực hiện các chương trình, dự án; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện các dự án báo cáo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện thành tổ chức việc lập các dự án và triển khai thực hiện các dự án thuộc ngành và địa phương, đơn vị mình quản lý (đề xuất). Khi xây dựng và phê duyệt quy hoạch và các dự án phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liến với các giải pháp BVMT.

Đài phát thanh truyền hình, Báo, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các gương tốt, việc tốt trong công tác BVMT, phê phán các đơn vị, cá nhân không thực hiện tốt công tác BVMT. Các tổ chức chính trị, các sở ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền nâng cao kiến thức BVMT cho cộng đồng và tổ chức các hoạt động hưởn ứng chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, UBND huyện, thành phố lập kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án đã được đề xuất.

Sở Tài chính hàng năm bố trí đủ 1% chi phí ngân sách cho sự nghiệp môi trường, đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện các dự án đã được đề xuất trong kê hoạch hành động KSON tỉnh Hà Nam đúng tiến độ.

2.2. Thủ tục thi hành

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố lập dự án cũng như lập kế hoạch thực hiện dự án. Các thủ tục thi hành cần được thiết lập cùng với lập dự án.

Định kỳ 6 tháng 1 lần, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố có dự án gửi báo cáo tiến độ thực hiện cùng những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai về Sở TN&MT trước ngày 15 tháng 7 và 15 tháng 12 hàng năm.

Phần VII

THỰC HIỆN GIÁM SÁT, QUAN TRẮC

1. Đối tượng giám sát/quan trắc

1.1. Môi trường nước:

Các đối tượng cần giám sát, quan trắc bao gồm

* Môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy:

+ Lưu lượng nước: Mùa mưa, mùa khô, khả năng gây ngập úng….

+ Chất lượng nước: Thành phần các chất ô nhiễm trong nguồn nước

+ Nguồn gây ô nhiễm: Nước thải thành phố Hà Nội; Nước thải và rác thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cộng đồng dân cư trên lưu vực (Đặc biệt nước thải các KCN, Cụm CN – TTCN trên địa bàn tỉnh)

* Nước dưới đất: Những vùng có nồng độ Asen trong nước cao: một số vùng của Lý Nhân, Bình Lục, Kim Bảng…

* Hệ thống nước mặt như hệ thống ao hồ: Mật độ, mức độ ô nhiễm hiện tại (Số lượng ao, hồ, kênh mương,… đã bị phú dưỡng không còn khả năng tự làm sạch); Nguồn gây ô nhiễm (đặc biệt là nước thải, rác thải các làng nghề, chăn nuôi, sinh hoạt).

1.2. Môi trường không khí

- Các điểm quan trắc:

+ Khu vực khai thác đá, sản xuất vôi, xi măng: Thanh Nghị, Kiện Khê (Thanh Liêm), các vùng núi đá vôi huyện Kim Bảng,…

+ Các nút giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh, hoặc các khu công nghiệp và các vùng thực hiện các dự án.

- Các chỉ tiêu giám sát: bụi tổng số, tiếng ồn, hydrocacbon, CO,SO2, NOx và một số chỉ tiêu khác.

1.3. Môi trường đất

- Các điểm quan trắc:

+ Khu vực các khu công nghiệp, làng nghề, các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, bức xúc.

+ Khu vực tập trung đông dân cư và một số cánh đồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Các chỉ tiêu giám sát: Hàm lượng các kim loại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và một số chỉ tiêu khác.

1.4. Hệ sinh thái

- Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Số lượng loài hoang dã.

- Các nguồn gen quý.

2. Cách thức sử dụng dữ liệu

Khi thực hiện chế độ giám sát, quan trắc thường xuyên các đối tượng nêu trên sẽ hình thành một hệ thống các dữ liệu về điều kiện môi trường nền, có tính chất cảnh báo cao. Hệ thống các dữ liệu đó có một số chức năng sau:

+ Nâng cao nhận thức cộng đồng (giáo dục): Với những dữ liệu quan trắc được, giúp cộng đồng dân cư cũng như các cấp quản lý nhận thức được các vấn đề môi trường hiện tại trên địa bàn tỉnh đang diễn ra như thế nào.

+ Xác định những vấn đề hiện taị: Trong quá trình xây dựng các chương trình/dự án, hành động, các vấn đề môi trường hiện tại cần được đề cập và đánh giá tác động môi trường cộng hưởng cùng với môi trường hiện tại.

+ Giúp ra quyết định của địa phương: ví dụ như hiện nay hệ thống các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do chúng phân bố phân tán trong các khu dân cư, không tập trung được nên việc xử lý các chất thải gặp nhiều khó khăn. Vậy quyết định của địa phương là tập trung di dời các hộ gia đình sản xuất này ra nơi sản xuất tập trung.

3. Các nguồn lực đã có

* Hệ thống quan trắc: Hiện nay trên địa bàn tỉnh, Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đặt 49 điểm quan trắc môi trường, trong đó:

- 26 điểm quan trắc môi trường nước: môi trường nước mặt là 18 điểm (đặc biệt dọc sông Nhuệ - sông Đáy có 10 điểm quan trắc, còn lại ở hệ thống sông, ao hồ khác). Môi trường nước dưới đất là 08 điểm (đặc biệt là vùng ô nhiễm nặng do Asen)

- 23 điểm quan trắc môi trường không khí:

* Trang thiết bị: Trên địa bàn tỉnh có 02 trung tâm có khả năng đo quan trắc môi trường là : Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên và môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm - Sở Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra hàng năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ký kết với các đơn vị tư vấn bên ngoài tiến hành đo quan trắc môi trường tại một số doanh nghiệp. Trang thiết bị của các trung tâm này là tương đối đầy đủ.

* Nguồn nhân lực: Các cán bộ phụ trách các trang thiết bị đã được tập huấn, trang bị các kiến thức về vận hành thiết bị, máy móc.

4. Đánh giá, thiết kế chương trình giám sát/ quan trắc

Các hoạt động giám sát bao gồm:

+ Môi trường nước mặt: Đánh giá sự biến động các yếu tố vật lý (tính toán các thông số như dòng chảy, độ đục hay cặn; độ trong cảu nước, độ sâu hay đặc tình lưu vực tại ao hồ); Phân tích các thành phân hoá học của nước

+ Môi trường nước dưới đất:

+ Môi trường không khí:

+ Môi trường sinh thái: Sự dao động về thành phần và số lượng các loài động vật, thực vật và vi sinh vật.

5. Quy trình giám sát/quan trắc:

Thực hiện theo các quy trình giám sát đã được phê chuẩn và chấp nhận rộng rãi.

6. Đảm bảo chất lượng

Kế hoạch kiểm soát các vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh

* Môi trường nước:

+ Nước hệ thống lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Kiểm soát được các nguồn ô nhiễm (ngăn cấm việc xả thải nước thải của Hà Nội qua hệ thống đập Thanh Liệt, kiểm soát các nguồn ô nhiễm do địa phương như: Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xả nước thải trực tiếp ra sông Nhuệ - sông Đáy, sông Châu Giang phải xử lý đạt tiêu chuẩn loại A trước khi xả thải theo đúng Quy định BVMT trên địa bàn tỉnh)

+ Nước ao hồ: Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước ao, hồ

+ Nước dưới đất: Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất.

* Môi trường không khí: Ngoài các điểm quan trắc tại các nút giao thông, các địa điểm ô nhiễm, cần yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đo kiểm soát môi trường. Tần suất giám sát theo quy định BVMT hiện hành.

* Môi trường đất: Kiểm soát hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

* Môi trường hệ sinh thái: kiểm soát số lượng, thành phần loài động, thực vật, vi sinh vật.

7. Giám sát/quan trắc chất thải rắn

Để giám sát tình hình chất thải rắn phải thực hiện giám sát các yếu tố sau:

+ Giám sát thành phần và tính chất của chất thải rắn

+ Hiệu quả công tác thu gom: hệ thống thu gom tại từng thôn, xã, huyện

+ Các phương tiện lưu trữ trong thu gom: Các xe thu gom tự tạo, xe đẩy tay, các thùng rác nơi công cộng, hệ thống các hố tự đào...

+ Các phương pháp lưu giữ trong xử lý: Nhà mái che, các hố đào đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh,....

+ Địa điểm và khu vực trữ rác và nước thải hở: Hệ thống các bãi rác không hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh (tại các thôn, làng, xã, huyện...); Các nhà máy xử lý rác thải.

+ Xây dựng và củng cố năng lực chôn lấp chất thải rắn và vận hành xử lý nước thải: Tất cả các nhà máy xử lý rác thải đều phải có hệ thống xử lý nước rỉ rác (nếu có) theo đúng quy định. Các tiêu chuẩn về xây dựng bãi rác hợp vệ sinh phải được áp dụng

8. Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả)

Mỗi dự án, hành động được đề xuất đều phải chỉ ra được đầu ra của kết quả là gì, các chỉ tiêu để đánh giá kết quả là gì?

9. Thông tin phản hồi:

Kinh nghiệm có được qua việc thực hiện một hoạt động có thể được sử dụng lại cho các hoạt động khác./.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KSON

Kiểm soát ô nhiễm

PCDA

Kiểm soát ô nhiễm tại các khu đông dân cư nghèo

GDP

Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân

BHYT

Bảo hiểm y tế

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình

TB

Thương binh

LS

Liệt sỹ

KCB

Khám chữa bệnh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

UBND

Uỷ ban nhân dân

QL

Quốc lộ

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTTL

Công trình thuỷ lợi

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

KCN

Khu công nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VLXD

Vật liệu xây dựng

CCN-TTCN

Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

VAC

Vườn - ao - chuồng

VACR

Vườn - ao - chuồng - rừng


PHỤ LỤC

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí dự kiến

(triệu đồng)

Số lượng dự án thành phần

Thứ tự ưu tiên

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn

Nhóm 1: Giảm thiểu và khống chế mưc độ gia tăng ô nhiễm môi trường lưu vực:

Dự án ưu tiên số 1: Điều tra, kiểm kê các nguồn thải, hiện trạng môi trường và những tác động đến môi trường trên toàn lưu vực sông Nhuệ -Đáy;

1

Điều tra thống kê nguồn thải, các loại bệnh liên quan đến môi trường và Lập quy hoạch BVMT giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh.

Sở TN&MT

- Các Sở Xây dựng, Y tế, NN&PTNT, KH&ĐT, GTVT, Công thương…

- UBND huyện, thành phố

-Một số cơ quan chuyên môn tư vấn về môi trường

2.500

 

 

2009-2010

80% Trung ương; 20% tỉnh

1.1

Điều tra thống kê nguồn thải và những tác động đến môi trường trên địa bàn tỉnh

Sở TN&MT

nt

500

 

1

2009

nt

1.2

Điều tra thống kê các bệnh liên quan đến môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Sở Y tế

- Các Sở TN&MT, KH&CN, Công thương, GD&ĐT

500

 

1

2009

nt

1.3

Lập quy hoạch BVMT giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh.

Sở TN&MT

nt

1.500

 

1

2010

nt

2

Quy hoạch địa điểm xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại; địa điểm các khu nghĩa trang cho nông thôn; địa điểm xây dựng khu chôn lấp gia súc, gia cầm bị dịch bệnh trên toàn tỉnh.

Sở Xây dựng

- Các Sở TN&MT, Y tế, NN&PTNT, KH&ĐT

- UBND huyện, thành phố, xã/phường

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn về môi trường

2.300

 

1

2009

80% Trung ương; 20% tỉnh

3

Quy hoạch hệ thống thu gom, địa điểm xử lý nước thải cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực ven sông.

2.000

 

1

2009

nt

4

Xây dựng đề án BVMT huyện (thành phố) giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015

UBND huyện, thành phố

- Sở TN&MT

- Một số cơ quan, viện tư vấn về môi trường

600

6

1

2009

nt

5

Quy hoạch hệ thống cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn

Sở Xây dựng

- Các Sở TN&MT, Công thương, KH&ĐT

- UBND các huyện, thành phố

1.000

 

4

2009-2010

80% Trung ương; 20% tỉnh

6

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thuỷ lợi tỉnh phục vụ tưới tiêu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Sở NN&PTNT

 

500

 

2

2009-2010

nt

7

Quy hoạch vùng khai thác vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản.

Sở Xây dựng

- Các Sở TN&MT, Y tế, NN&PTNT, KH&ĐT, GTVT, Công thương

- UBND huyện, thành phố

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn về môi trường

1.000

 

2

2009

nt

Dự án ưu tiên số 2: Xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên lưc vực sông Nhuệ - Đáy theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ và các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc khác.

8

Xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề dệt nhuộm Nha Xá – Duy Tiên

UBND huyện Duy Tiên

Sở TN&MT, Sở xây dựng, Công thương…

10.000

 

2

2008-2009

Trung ương

9

Dự án xử lý nước thải và rác thải bệnh viện

 

 

22.807,185

 

 

2009-2010

 

9.1

Dự án xử lý nước thải, rác thải y tế bệnh viện tuyến huyện (Thành phố Phủ Lý, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Kim Bảng (bệnh viện Kim Bảng chỉ xử lý rác thải)); bệnh viện tuyến tỉnh (Tâm thần, Mắt, Y học cổ truyền)

Sở TN&MT

- Các Sở Y tế, KH&CN

20.307,185

8

1

2009-2010

Trung ương

9.2

Dự án xử lý nước thải và rác thải y tế bệnh viện Phong & Da liễu

Sở Y tế

- Các Sở TN&MT, KH&CN

2.500

1

1

2009-2010

80% Trung ương, 20% tỉnh

10

Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Kim Bảng

UBND huyện

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

30.000

 

1

2009

nt

11

Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Thị trấn Đồng Văn và Hoà Mạc)

UBND huyện

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

45.000

2

1

2009-2010

nt

12

Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Phủ Lý

UBND Thành phố Phủ Lý

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

123.000

3

1

2009-2014

nt

12.1

Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt trạm Mễ

UBND Thành phố Phủ Lý

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

28.000

 

1

2009-2010

nt

12.2

Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phía Tây sông Đáy

UBND Thành phố Phủ Lý

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

45.000

 

1

2009-2012

nt

12.3

Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt xã Phù Vân

nt

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

30.000

 

1

2009-2013

nt

12.4

Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phía Bắc sông Châu (xã Lam Hạ)

nt

nt

20.000

 

1

2009-2014

nt

13

Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại thị trấn Bình Mỹ

UBND Bình Lục

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

2.500

 

1

2009-2011

Trung ương

14

Xử lý ô nhiễm môi trường trong các làng nghề

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

96.000

10

1

2009-2014

80% Trung ương, 10% tỉnh, 10% đóng góp của dân, cơ sở sản xuất

14.1

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề dũa Đại Phu – Bình Lục

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

2.000

1

1

2009-2011

nt

14.2

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề thêu An Hoà và Hoà Ngãi

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

10.000

1

1

2009-2011

nt

14.3

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề dệt Đại Hoàng – Lý Nhân

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

15.000

1

1

2009-2011

nt

14.4

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề bánh đa Đầm Tái – Thanh Liêm

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

8.000

1

1

2009-2011

nt

14.5

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề bún, bánh đa Kim Lũ – Thanh Liêm

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

10.000

1

1

2011-2014

nt

14.6

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề Bún Đinh – Bình Lục

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

10.000

1

1

2011-2014

nt

14.7

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề nấu rượu Vọc – Bình Lục

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

15.000

1

1

2011-2014

nt

14.8

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề sừng Đô Hai– Bình Lục

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

8.000

1

1

2011-2014

nt

14.9

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề bánh đa nem xã Nguyên Lý – Lý Nhân

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

10.000

1

1

2011-2014

nt

14.10

Xử lý ô nhiễm môi trường trong làng nghề đan cót xã Đạo Lý – Lý Nhân

Sở Công thương

- Các Sở TN&MT

- UBND huyện

- Một số cơ quan chuyên môn tư vấn.

8.000

1

1

2011-2014

nt

Dự án ưu tiên số 3: Lập quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên nước và BVMT lưu vực sông Nhuệ -Đáy đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

15

Lập quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

Sở TN&MT

- Sở NN&PTNT, Sở xây dựng

- UBND các huyện, thành phố

- Một số cơ quan, viện tư vấn về môi trường

1.000

 

5

2009

80% Trung ương, 20% tỉnh

Nhóm 2: Giữ gìn, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy

Dự án ưu tiên số 1: Dự án đầu tư thực hiện một số phương án cải tạo, nạo vét, khai thông, bổ cập nước, cải thiện chất lượng nước trên hệ thống các sông, kênh, mương thuộc lưu vực sông Nhuệ -Đáy.

16

Sử dung chế phẩm sinh học cải tạo môi trường nước ở các ao hồ... bị ô nhiễm nặng

Sở NN&PTNT

- Chính quyền địa phương nơi dự án đi qua

20.000

 

1

2009-2010

80% Trung ương, 20% tỉnh

17

Cải tạo nâng cấp một số trạm bơm của tỉnh

Sở NN&PTNT

- Chính quyền địa phương nơi dự án đi qua

95.000

3

1

2008-2010

nt

Dự án ưu tiên số 2: Dự án đầu tư thực hiện các phương án tái tạo môi trường tự nhiên, sinh thái trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

18

Dự án khu bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Ba Sao – Kim Bảng

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, UBND huyện Kim Bảng, UBND xã Ba Sao

2.000

 

3

2011-2015

80% Trung ương, 20% tỉnh

19

Dự án bảo tồn đa dạng sinh học rừng Thanh Sơn – Kim Bảng

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, UBND huyện Kim Bảng, UBND xã Thanh Sơn

5.000

 

3

2011-2015

nt

Nhóm 3: Khắc phục, cải tạo những khu vực, đoạn sông bị ô nhiễm nặng:

Dự án ưu tiên số 1: Dự án đầu tư các công trình xử lý nước thải của các đô thị và KCN tại các tỉnh, thành trên lưu vực sông theo quy hoạch được duyệt.

20

Xử lý nước thải một số làng nghề, khu vực sản xuất nông nghiệp, khu vực đông dân nghèo bị ô nhiễm nặng (Hoàng Đông, Hoàng Tây, Nhật Tân, Bạch Thượng, Đọi Tam, Liêm Tuyền, Mỹ Thọ, Phù Vân)

UBND huyện, xã nơi có dự án

- Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Công thương, Tài chính

25.000

8

1

2009-2015

80% Trung ương, 15% tỉnh, 5% đóng góp của dân, cơ sở sản xuất

21

Dự án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt các thị trấn của tỉnh (Quế, Kiện Khê, Vĩnh Trụ)

UBND các huyện

- Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

60.000

3

1

2009-2013

80% Trung ương, 20% tỉnh

22

Dự án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực Thị trấn Đồng Văn và Hoà Mạc)

UBND huyện Duy Tên

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

45.000

2

1

2009-2012

nt

23

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đầu mối tại các khu công nghiệp, CCN-TTCN

 

 

600.000

 

 

 

 

23.1

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đầu mối tại các khu công nghiệp

BQL các KCN

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

300.000

15

 

2010-2015

Ngân sách Nhà nước (các KCN do tỉnh đầu tư)

Tập đoàn đầu tư (các KCN không do tỉnh đầu tư)

23.2

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đầu mối tại các CCN-TTCN

Cơ quan quản lý CCN-TTCN

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

300.000

20

 

2010-2015

Ngân sách Nhà nước (các CCN-TTCN do tỉnh đầu tư)

Tập đoàn/Công ty đầu tư (các CCN-TTCN không do tỉnh đầu tư)

Dự án ưu tiên số 2: Dự án đầu tư các công trình xử lý CTR tại các tỉnh thành trên lưu vực sông theo quy hoạch được duyệt.

24

Xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở các huyện trên địa bàn tỉnh

UBND các huyện

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

60.000

2

1

2010-2012

80% Trung ương, 20% tỉnh

24.1

Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Bình Lục

UBND huyện

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

20.000

 

1

2010-2012

nt

24.2

Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Lý Nhân

UBND huyện

Các Sở Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Tài chính

40.000

 

1

2010-2012

nt

25

Xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại

Sở Xây dựng

- Các Sở TN&MT, KH&CN

7.000

1

1

2009-2012

nt

Nhóm 4: Nâng cao năng lực tổ chức quản lý BVMT lưu vực sông Nhuệ -Đáy

Dự án ưu tiên số 2: Dự án nâng cao năng lực quản lý môi trường, thanh tra, kiểm tra, giám sát và phát triển các hoạt động BVMT cho cộng đồng trên toàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

26

Nâng cao năng lực, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các hoạt động BVMT trên toàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy thuộc tỉnh Hà Nam.

Sở TN&MT

Các Sở TN&MT trên lưu vực

5.000

 

4

2008-2010

80% Trung ương, 20% tỉnh

27

Nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực công tác bảo vệ rừng, BVMT

Sở TN&MT

UB MTTQ, Sở Giáo dục, LĐLĐ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội LHPN tỉnh, Hội Nông dân, Hội CCB

5.000

 

4

2008-2015

nt

Dự án ưu tiên số 3: Xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường, đầu tư nâng cao năng lực hệ thống quan trắc và phân tích môi trường trên lưu vực

28

Nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường của Trung tâm QTPTTN&MT để đáp ứng yêu cầu quan trắc, KSON trên lưu vực

Sở TN&MT

Các trường Đại học có khoa phân tích môi trường, các Sở TN&MT trong lưu vực

400

 

5

2008-2011

80% Trung ương, 20% tỉnh

29

Đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh

Sở TN&MT

Phòng TN&MT các huyện, thành phố

2.000

 

5

2010-2012

80% Trung ương, 20% tỉnh

Dự án ưu tiên số 4: Dự án đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu tài nguyên – môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

30

Xây dựng hệ thống thông tin môi trường lưu vực sông

Sở TN&MT

Các Sở ngành có liên quan, Phòng TN&MT các huyện, thành phố

10.000

 

5

2010-2013

Trung ương

Nhóm 5: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại một số khu vực đô thị và nông thôn trên lưu vực

31

Nâng cấp, cải tạo công trình cấp nước sinh hoạt cho thành phố Phủ Lý

UBND thành phố

Các Sở Xây dựng, TN&MT, Tài chính, KH&ĐT

10.000

01

3

2010-2012

80% Trung ương, 20% tỉnh

32

Nâng cấp, cải tạo và ứng dụng công nghệ mới cho 46 trạm cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn

UBND huyện

Các Sở NN&PTNT, Xây dựng, TN&MT, Y tế, Tài chính, KH&ĐT

160.000

46

 

2009-2010

80% Trung ương, 20% tỉnh

32.1

Huyện Duy Tiên

nt

nt

7.000

02

3

nt

nt

32.2

Huyện Kim Bảng

nt

nt

83.000

24

3

nt

nt

32.3

Huyện Lý Nhân

nt

nt

18.000

05

3

nt

nt

32.4

Huyện Thanh Liêm

nt

nt

20.000

06

3

nt

nt

32.5

Huyện Bình Lục

nt

nt

28.000

08

3

nt

nt

32.6

Thành phố Phủ Lý

UBND thành phố

nt

4.000

01

3

nt

nt

33

Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Hoà Mạc và Đồng Văn

UBND huyện Duy Tiên

Các Sở Xây dựng, TN&MT, Tài chính, KH&ĐT, NN&PTNT

30.000

1

4

2012-2015

80% Trung ương, 20% tỉnh

34

Xây dựng công trình cấp nước sạch cho các thị trấn của tỉnh (Vĩnh Trụ, Kiện Khê, Thanh Lưu; Quế)

UBND các huyện nơi có dự án

Các Sở TN&MT, NN&PTNT, Y tế, Xây dựng, KH&CN

60.000

4

4

2010-2015

nt

35

Công trình cấp nước sạch cho khu vực nông thôn cho 3 khu vực: Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm với 100.000 người

Sở NN&PTNT

Các Sở TN&MT, Y tế, Xây dựng, KH&CN

140.000

 

4

2008-2010

nt

Tổng kinh phí dự kiến: 1.681.607,185 triệu đồng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 28/2009/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 28/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 29/09/2009
Ngày hiệu lực 09/10/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 05/03/2018
Cập nhật 4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 28/2009/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 28/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 28/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 28/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Lê Văn Tân
Ngày ban hành 29/09/2009
Ngày hiệu lực 09/10/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 05/03/2018
Cập nhật 4 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 28/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015

Lịch sử hiệu lực Quyết định 28/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2015