Quyết định 321/QĐ-UB

Quyết định 321/QĐ-UB năm 1989 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động Phòng Nông nghiệp – thuỷ lợi huyện của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Quyết định 321/QĐ-UB quy chế tổ chức và hoạt động Phòng Nông nghiệp – thuỷ lợi huyện đã được thay thế bởi Quyết định 4340/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 21/08/1998.

Nội dung toàn văn Quyết định 321/QĐ-UB quy chế tổ chức và hoạt động Phòng Nông nghiệp – thuỷ lợi huyện


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 321/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 6 năm 1989

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP - THỦY LỢI HUYỆN”

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983;
- Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-UB ngày 24-5-1988 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố (tờ trình số 104/TCCQ, ngày 08-4-1989) sau khi đã trao đổi với các cơ Sở quản lý ngành liên quan:

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. – Ban hành kèm theo quyết định này “Bản quy chế tổ chức và hoạt động Phòng Nông nghiệp – thuỷ lợi” trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện

Điều 2. – Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây của thành phố trái với quyết định này.

Điều 3. – Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc các Sở Nông nghiệp, Thủy lợi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Trưởng ban quản lý ruộng đất thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Cương

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP - THỦY LỢI TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 321/QĐ-UB ngày 03 tháng 6 năm 1989 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP - THỦY LỢI

Điều 1. – CHỨC NĂNG

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, nghề cá, quản lý đất đai) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở chuyên ngành thành phố: Nông nghiệp, Thủy lợi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Ban quản lý ruộng đất.

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi có chức năng giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước đối với ngành Nông nghiệp, Thủy lợi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Ban quản lý đất đai, bao gồm các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, tư doanh, cá thể, kinh tế gia đình) trong địa bàn huyện.

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.

Điều 2. – NHIỆM VỤ

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi có nhiệm vụ:

1. Căn cứ các quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, thủy lợi của thành phố và quy hoạch tổng thể của huyện; Phòng xây dựng quy hoạch các ngành khối nông nghiệp ở địa phương và hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành, các xã xây dựng kế hoạch để tổng hợp cân đối kế hoạch ngành trong huyện.

2. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị thuộc các ngành khối nông nghiệp và các xã thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt; đồng thời giúp Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở quản lý ngành thuộc khối nông nghiệp thành phố trên địa bàn huyện.

3. Xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác khai hoang, phục hóa đất đai và diện tích sông, hồ, mặt nước còn bỏ hoang để đưa vào sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, các loại tôm, cá…dưới các hình thức thích hợp; đồng thời kiểm tra việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho khai hoang phát triển sản xuất theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước.

4. Giúp Ủy ban nhân dân huyện sắp xếp tổ chức lại sản xuất các ngành thuộc khối nông nghiệp của huyện phát huy sử dụng các thành phần kinh tế không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất XHCN, xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp với các cơ quan đoàn thể của huyện, các xã, vận động, tổ chức, chỉ đạo phong trào trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây trên các trục đường giao thông, cây phủ đồi, cây bảo vệ đồng ruộng v.v…

Những huyện có quy hoạch trồng rừng, Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi quản lý, chỉ đạo việc trồng chăm sóc và bảo vệ rừng theo phân cấp của Sở Lâm nghiệp thành phố.

5. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước đối với đất đai trong huyện theo quy định của Luật đất đai và các quy định của Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý ruộng đất thành phố hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

- Phân cấp và hướng dẫn các xã về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc quản lý đất đai theo pháp luật.

- Thực hiện quản lý ngành đối với các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh có hoạt động về nông, lâm, thủy lợi, thủy sản trong địa phương; tổng hợp tình hình sản xuất – kinh doanh của các thành phần này để có kế hoạch phát triển, cải tạo XHCN và tổ chức lại sản xuất trên địa bàn huyện.

6. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các luật lệ, chính sách, chế độ về nông, lâm, thuỷ lợi, thủy sản, quản lý đất đai trong địa phương. Phổ biến các quy định và tổ chức vận động nhân dân xây dựng và bảo vệ các công trình nông, lâm, thuỷ lợi trong địa bàn huyện.

Điều 3. – QUYỀN HẠN

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi có quyền hạn:

1. Triệu tập các cuộc họp để triển khai các nhiệm vụ công tác do Phòng quản lý có liên quan đến các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện và các đơn vị của Trung ương, thành phố đóng trên huyện.

2. Ký các văn bản giao dịch, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết những công việc được Ủy ban nhân dân Huyện ủy quyền.

3. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc ngành ở xã, các đơn vị sản xuất – kinh doanh thuộc ngành của huyện và ngành cấp trên về các biện pháp giải quyết các vấn đề lệch lạc trong việc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ, công tác về các ngành thuộc khối nông nghiệp ở địa phương.

Ngoài những quyền hạn trên, Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi được Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn xét thấy cần thiết, do ủy ban nhân dân Huyện ủy quyền bằng văn bản.

II. – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ VÀ TỔ CHỨC CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP - THỦY LỢI:

Điều 4. – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi do một Trưởng phòng phụ trách và có từ 1 đến 2 Phó Trưởng phòng giúp việc. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Phòng trước Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu trách nhiệm trước các Sở chuyên ngành thành phố (Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Ban Quản lý ruộng đất) về các mặt công tác do Phòng quản lý.

Phó trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng được Trưởng phòng phân công một số công việc cụ thể của Phòng và liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về những phần việc được phân công phụ trách và được thay mặt Trưởng phòng khi Trưởng phòng đi vắng.

Trưởng phòng và Phó trưởng phòng do Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định bổ nhiệm theo quy định phân cấp quản lý cán bộ.

Cơ cấu tổ chức của Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi gồm các cán bộ được phân công, theo dõi, thực hiện các mặt công tác:

- Quy hoạch, kế hoạch, thống kê

- Thủy lợi, quản lý ruộng đất

- Chăn nuôi (có cán bộ theo dõi nghề cá), thú y

- Trồng trọt (có cán bộ theo dõi nghề rừng)

- Quản lý tập đoàn, hợp tác xã và khai hoang, cải tạo đồng ruộng

- Thanh tra chính sách và pháp chế

- Hành chánh tổng hợp

Biên chế của Phòng do Ủy ban nhân dân huyện quyết định căn cứ vào nội dung khối lượng công việc cụ thể, tình hình cán bộ của địa phương, xác định chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức trong chỉ tiêu chung, biên chế quản lý Nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố giao cho quận, huyện hàng năm.

Trưởng phòng có trách nhiệm quy định lề lối làm việc, các chế độ sinh hoạt, hội họp, báo cáo của phòng.

III. – MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP - THUỶ LỢI

Điều 5. – MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện :

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện về toàn bộ công tác thuộc chức năng nhiệm vụ của Phòng. Phòng có trách nhiệm báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác do Ủy ban nhân dân huyện giao.

2. Đối với các Sở chuyên ngành thành phố

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi chịu sự hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chánh sách, chế độ của các Sở chuyên ngành thành phố (Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Ban Quản lý ruộng đất) và báo cáo kết quả công tác cho các sở theo chuyên ngành.

3. Đối với các Phòng, Ban, Tổ chuyên môn và đoàn thể thuộc Ủy ban nhân dân huyện

Quan hệ giữa Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi và các phòng, ban, tổ chuyên môn và đoàn thể của huyện là mối quan hệ phối hợp, phục vụ lẫn nhau dưới sự điều hoà công vụ của Ủy ban nhân dân huyện nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trước khi trình văn bản, đề án cho Ủy ban nhân dân huyện quyết định, Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi phải chủ động trao đổi, thảo luận với các phòng, ban, tổ chuyên môn hay đoàn thể, nếu vấn đề có liên quan đến các đơn vị này

4. Đối với các đơn vị sự nghiệp, sản xuất – kinh doanh của ngành trực thuộc UBND huyện và các đơn vị của thành phố, trung ương đóng trong huyện

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các chế độ, thủ tục chuyên môn đối với các đơn vị thuộc huyện quản lý. Đối với các đơn vị thuộc Trung ương, thành phố có hoạt động sản xuất – kinh doanh về nông – lâm thủy lợi, thủy sản, Phòng được Uỷ ban nhân dân huyện ủy quyền quản lý Nhà nước các đơn vị này theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố cho quận, huyện.

5. Đối với các UBND xã, thị trấn

Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giúp đỡ ý kiến để Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chỉ đạo thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và quản lý đất đai ở địa phương.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 6. – Căn cứ vào quy chế này, Trưởng Phòng Nông nghiệp – Thủy lợi huyện xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng người theo chức danh viên chức Nhà nước trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định để thi hành. Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này. Giám đốc các Sở Nông nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản, Lâm nghiệp, Trưởng Ban quản lý ruộng đất thành phố có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế, cùng với Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp tình hình báo cáo UBND thành phố những kiến nghị, bổ sung, sửa đổi khi cần thiết.

 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HCM

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 321/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu321/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/06/1989
Ngày hiệu lực03/06/1989
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/11/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 321/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 321/QĐ-UB quy chế tổ chức và hoạt động Phòng Nông nghiệp – thuỷ lợi huyện


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 321/QĐ-UB quy chế tổ chức và hoạt động Phòng Nông nghiệp – thuỷ lợi huyện
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu321/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýVõ Văn Cương
                Ngày ban hành03/06/1989
                Ngày hiệu lực03/06/1989
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/11/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 321/QĐ-UB quy chế tổ chức và hoạt động Phòng Nông nghiệp – thuỷ lợi huyện

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 321/QĐ-UB quy chế tổ chức và hoạt động Phòng Nông nghiệp – thuỷ lợi huyện