Nội dung toàn văn Quyết định 3402/QĐ-UBND 2015 Kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3402/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển;
Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành Trung ương và địa phương;
Căn cứ Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Cơ quan Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Tờ trình số 92/TTr-PCTT ngày 18 tháng 6 năm 2015; ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 2706/STC-HCSN ngày 17 tháng 4 năm 2015 và ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2730/SKHĐT-KT ngày 03 tháng 4 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 5565/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3402/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
I. MỤC TIÊU
1. Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, hoạt động của các cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm sự chỉ đạo, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng để đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra, thống nhất đầu mối chỉ đạo hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
2. Dự kiến một số tình huống thiên tai, tai nạn, thảm họa cơ bản, trên cơ sở đó xác định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng tham gia ứng phó và xác định chủng loại phương tiện, trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
3. Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; định hướng, cân đối kinh phí đầu tư, xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về: lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành để đảm bảo cơ chế chính sách, thống nhất trong chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, ứng phó hiệu quả; khuyến khích, ưu đãi các thành phần tự nguyện tham gia hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Kiện toàn hệ thống tổ chức Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp đảm bảo phù hợp thực tiễn và quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn.
3. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008); Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010); chủ động lồng ghép các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào các chương trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ngành, đơn vị Thành phố và quận - huyện. Phát huy vai trò trách nhiệm của sở, ngành, đơn vị, quận - huyện trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình sự cố, thiên tai và biện pháp phòng tránh; các sở, ngành, đơn vị Thành phố và quận - huyện xác định công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị các cấp.
4. Đẩy mạnh đầu tư phát triển và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Bảo đảm chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước theo thứ tự ưu tiên: mua sắm trang thiết bị phổ thông phục vụ phương châm “bốn tại chỗ”; mua sắm trang thiết bị thiết yếu, chuyên dụng và cơ sở hạ tầng cho các đơn vị chuyên trách thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong từng tình huống cụ thể.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế học tập kinh nghiệm quản lý, chỉ huy, điều hành, huấn luyện, đào tạo, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ; khai thác các nguồn vốn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; từng bước thực hiện xã hội hóa một số khâu thuộc lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ nhằm huy động các nguồn lực hợp pháp để giảm vốn đầu tư tập trung của ngân sách Thành phố.
III. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ MUA SẮM, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐẾN NĂM 2020
1. Định hướng đầu tư:
a) Xây dựng cơ bản: Bộ Tư lệnh Thành phố - cơ quan thường trực về hoạt động tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa; xây dựng bến ca nô, trung tâm đào tạo, huấn luyện và kho quản lý phương tiện, trang thiết bị để tập kết, bố trí và huy động chi viện, sử dụng khi cần thiết.
b) Mua sắm phương tiện, trang thiết bị:
Để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, đảm bảo các loại phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với tai nạn, thảm họa của các lực lượng Thành phố, tiêu chí đầu tư phương tiện, trang thiết bị như sau:
- Năm 2015: tập trung trang bị bổ sung, thay thế các thiết bị hư hỏng, xuống cấp. Ưu tiên trang bị các loại thiết yếu, cấp bách đáp ứng nhu cầu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các vùng trọng điểm thiên tai và các vùng ven biển để sẵn sàng sử dụng khi có tình huống xảy ra, gồm: máy phát điện, máy cắt - đục bê tông, cưa máy, bè phao các loại, nhà bạt cứu sinh các loại, áo phao, phao cứu sinh các loại và các loại trang thiết bị cần thiết.
- Từ năm 2016 đến năm 2020: Từng bước trang bị các loại thiết bị chuyên dụng đặc biệt, như: tàu tìm kiếm cứu nạn đa năng, chuyên dụng có tốc độ cao, tầm hoạt động xa bờ, chịu được gió bão đến cấp 8; tàu đa năng, chuyên dụng ứng phó sự cố tràn dầu, tầm hoạt động xa bờ; thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu; các loại xuồng, ca nô có tốc độ cao và các trang thiết bị chuyên dụng, thông dụng khác phục vụ tìm kiếm cứu nạn.
c) Trường hợp khẩn cấp:
Trưng dụng phương tiện, trang thiết bị của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai theo quy định của Luật phòng chống thiên tai.
2. Quản lý, sử dụng phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:
Việc quản lý, sử dụng phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn được ban hành kèm theo Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nguồn kinh phí thực hiện:
Hàng năm các sở, ngành, đơn vị, quận - huyện liên quan xây dựng kế hoạch, nhu cầu phương tiện, trang thiết bị cần thiết, lập dự toán kinh phí cho lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tổng hợp và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Nguồn kinh phí thực hiện: từ ngân sách Thành phố, nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai Thành phố và nguồn ngân sách quận - huyện.
Ngoài ra, trong trường hợp có nguồn vốn tài trợ, viện trợ của nước ngoài thì tiến hành tổ chức mua sắm theo điều khoản ký kết.
IV. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ
Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ từ cấp Thành phố đến cấp phường - xã - thị trấn như sau:
1. Cấp Thành phố:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy, điều hành: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố.
2. Cấp quận - huyện:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân quận - huyện.
b) Cơ quan chỉ huy, điều hành: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện, Ban Chỉ huy Quân sự quận - huyện, Công an quận - huyện, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận - huyện.
3. Cấp phường - xã, thị trấn:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
b) Cơ quan chỉ huy, điều hành: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phường - xã, thị trấn, Ban Chỉ huy Quân sự phường - xã, thị trấn, Công an phường - xã, thị trấn.
V. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CƠ BẢN: XÁC ĐỊNH CƠ QUAN CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH, LỰC LƯỢNG, TRANG THIẾT BỊ ỨNG PHÓ
1. Tai nạn tàu, thuyền trên biển:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố chủ trì, phối hợp vơi Bộ Tư lệnh Thành phố, Cảng vụ Hàng hải Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị liên quan.
Huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
Xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ven biển.
c) Lực lượng ứng cứu: Các cơ quan chuyên trách ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy bay trực thăng; tàu, thuyền, xuồng, ca nô chuyên dụng; phao và áo phao cứu sinh các loại.
2. Sự cố tràn dầu:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải Thành phố và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi xảy ra sự cố tràn dầu.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn nơi xảy ra sự cố tràn dầu.
c) Lực lượng ứng cứu: Lực lượng chuyên trách của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, doanh nghiệp ứng cứu sự cố tràn dầu chuyên nghiệp và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên dụng và các trang thiết bị khác.
3. Sự cố cháy nổ, cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhà máy, xí nghiệp, đường ống dẫn khí, kho xăng dầu:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố, Khu Công nghệ cao Thành phố và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Công an, Quân đội, Y tế, Chữ thập đỏ, lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ, xe thang, xe hút khói, ống thoát hiểm, máy bơm nước, xe cấp cứu và các trang thiết bị chuyên dụng khác.
4. Sự cố sập đổ nhà cao tầng, công trình xây dựng, công trình ngầm:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Bộ Tư lệnh Thành phố chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Lực lượng chuyên trách, Quân đội, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Y tế, Chữ thập đỏ và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy bay trực thăng, tàu thuyền, cầu phao, máy xúc, máy gạt, xe cẩu, xe thang, xe nâng, kích, xe đầu kéo, máy đục, cắt bê tông, nhà bạt cứu sinh các loại và các phương tiện, trang thiết bị khác.
5. Sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Công an Thành phố, Sở Công Thương, Sở Y tế và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Y tế, Chữ thập đỏ và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: xe, máy đặc chủng, quần áo, mũ phòng hóa, các trang thiết bị chuyên dụng ứng phó sự cố hóa chất độc hại.
6. Sự cố bức xạ:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư lệnh Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Trung tâm Hạt nhân Thành phố, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chợ rẫy, Hội Chữ thập đỏ và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: xe chuyên dụng, thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị đánh dấu, hạn chế nhiễm bẩn phóng xạ và bao bọc chứa các vật thể lạ, trang thiết bị tẩy xạ người và các thiết bị kiểm soát bức xạ chuyên dụng.
7. Sự cố động đất, sóng thần:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Các lực lượng chuyên trách, Sở Y tế, Quân đội, Công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: Các trang thiết bị cứu sập đổ công trình, tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, trang thiết bị y tế và các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
8. Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường hầm đặc biệt nghiêm trọng:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Sở Y tế, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi xảy ra tai nạn.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn nơi xảy ra tai nạn.
c) Lực lượng ứng cứu: Lực lượng chuyên trách, Quân đội, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, dân quân tự vệ, Y tế, Chữ thập đỏ, Thanh niên xung phong và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường hầm và các trang thiết bị chuyên dụng khác.
9. Tai nạn đường sông:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố:
- Tai nạn đường sông thuộc vùng nước cảng biển: Cảng vụ Hàng hải Thành phố chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh. Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố và các đơn vị liên quan.
- Tai nạn đường sông không thuộc vùng nước cảng biển: Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi xảy ra tai nạn.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn nơi xảy ra tai nạn.
c) Lực lượng ứng cứu: Lực lượng chuyên trách, Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Cảnh sát Phòng, cháy và chữa cháy, dân quân tự vệ, Y tế, Chữ thập đỏ, Thanh niên xung phong và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: Ca nô, tàu thuyền, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường sông và các trang thiết bị chuyên dụng khác.
10. Tai nạn máy bay xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Bộ Tư lệnh Thành phố chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Y tế, Chữ thập đỏ và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy bay trực thăng, xe cứu hộ, xe cứu hỏa, các trang thiết bị chuyên dụng và các phương tiện, thiết bị y tế cấp cứu.
11. Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn, lốc xoáy, sự cố vỡ đê bao, bờ bao:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Thanh niên xung phong, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy bay trực thăng, các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, xe lội nước, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị phổ thông và chuyên dụng khác.
12. Sự cố cháy rừng:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy cấp Thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện có rừng.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn có rừng.
c) Lực lượng ứng cứu: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Công an, Quân đội, Kiểm lâm, Y tế, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy bay trực thăng, xe cứu hỏa, máy bơm nước, máy gạt, máy xúc và các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy khác.
13. Sự cố tai nạn nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, đời sống hàng ngày (như người bị điện giật, sét đánh; người tâm thần đang trong tình trạng nguy hiểm; người đang trong tình trạng nguy hiểm dưới ao, hồ, giếng, sông, kênh, rạch...; người đang trong tình trạng nguy hiểm ở trên cao, trên mái nhà, trên cây, trên cột điện...; người bị chết đuối, tự tử; người ốm, bị bệnh, bị thương, người khuyết tật, người thiểu năng trí tuệ mà không tự thoát khỏi khu vực nguy hiểm hoặc căn phòng, căn nhà, thang máy...).
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
Thành phố: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Sở Y tế, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố, Hội Chữ thập đỏ Thành phố và các đơn vị liên quan.
Quận - huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Phường - xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Lực lượng ứng, cứu: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Công an, Quân đội, Y tế, Chữ thập đỏ, Thanh niên xung phong và các lực lượng khác của Thành phố.
d) Phương tiện, trang thiết bị: xe cứu thương, xe cứu hộ, các thiết bị leo nhà cao tầng, thiết bị lặn, phao cứu sinh và các thiết bị y tế, cấp cứu.
VI. DANH MỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN; DANH MỤC ĐẦU TƯ, MUA SẮM PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ THIẾT YẾU, THÔNG DỤNG VÀ CHUYÊN DỤNG PHỤC VỤ ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CỨU HỘ ĐẾN 2020
1. Danh mục đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố đến năm 2020: (Đính kèm Phụ lục I).
2. Danh mục đầu tư mua sắm: phương tiện, trang thiết bị thiết yếu, thông dụng, chuyên dụng phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 cho các lực lượng chuyên trách của Thành phố: (Đính kèm Phụ lục II).
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
b) Căn cứ các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Bộ Tư lệnh Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố, Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho tìm kiếm cứu nạn, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt bảo đảm phù hợp với nhu cầu công tác, không trùng lặp, lãng phí. Đồng thời, đề xuất bổ sung các phương tiện, trang thiết bị cần thiết theo nhu cầu của các quận - huyện, sở, ngành khác hàng năm.
2. Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và cơ quan liên quan xây dựng các văn bản về kiện toàn cơ cấu tổ chức của Ban cho phù hợp với tình hình thực tế.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: căn cứ danh mục tại các phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tổng hợp kế hoạch đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
4. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm để thực hiện các nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố đến năm 2020.
5. Bộ Tư lệnh Thành phố:
a) Xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện; chủ trì phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố, Hội Chữ thập đỏ Thành phố, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa kịp thời, có hiệu quả, đảm bảo lực lượng quân đội là lực lượng chủ lực, nòng cốt.
b) Triển khai Dự án Trung tâm Huấn luyện Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương tại Công văn số 2105/UBND-ĐTMT ngày 31 tháng 12 năm 2013.
c) Huấn luyện và thực hành diễn tập cho lực lượng làm công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa; đảm bảo sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đã được trang cấp.
d) Tham mưu đề xuất việc đầu tư trang bị các phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị về việc quản lý, bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư để đảm bảo sẵn sàng trong các tình huống khẩn cấp.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố:
a) Xây dựng kế hoạch, phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; chủ trì phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức triển khai thực hiện tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển kịp thời, có hiệu quả.
b) Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang thiết bị thông tin, liên lạc, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện tàu, thuyền khi xuất bến hoạt động thủy sản trên địa bàn Thành phố.
7. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố:
a) Tham mưu đề xuất việc đầu tư trang bị các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng, hiện đại, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới như thiết bị dò tìm, quan sát trong đống đổ nát, trong lòng đất, camera quan sát dưới nước, thiết bị dò tìm thân nhiệt, phát hiện nhiệt độ tăng cao... trang bị cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tương xứng ngang tầm với lực lượng cứu hộ, cứu nạn của các nước trong khu vực và trên thế giới.
b) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng, sở, ngành, quận - huyện tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, đảm bảo ứng phó, xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng ngày và khi xảy ra cháy lớn, cháy rừng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản nhà nước và an toàn tính mạng của nhân dân.
c) Xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện và thực hành diễn tập nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng năm cho cán bộ chiến sỹ. Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, liên kết đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
8. Công an Thành phố:
a) Chủ trì lập kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra triển khai ngay kế hoạch bảo vệ, không để kẻ địch, bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng thiên tai, tai nạn, thảm họa để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân.
b) Xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng, chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ trình Bộ Công an và Ủy ban nhân dân Thành phố (theo phân cấp) phê duyệt chủ trương để phân kỳ thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa... các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả trong quá trình tham gia giải quyết các tình huống sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa và chi viện, hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương khác khi có yêu cầu.
c) Tổ chức thực tập, diễn tập các phương án tìm kiếm cứu nạn nhằm ứng phó có hiệu quả khi xảy ra tình huống xấu...; tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
9. Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố: chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư và kinh phí để chủ động tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa; chi viện, hỗ trợ cho quận - huyện khi được yêu cầu.
10. Sở Y tế:
a) Xây dựng hệ thống cấp cứu toàn Thành phố đủ mạnh, hiện đại, triển khai kịp thời trong mọi tình huống; trong đó có việc xây dựng phương án cấp cứu, điều trị nạn nhân khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa.
b) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương làm tốt công tác kết hợp quân - dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố lập kế hoạch, phương án về phòng và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần, ứng phó xử lý, sự cố tràn dầu trên địa bàn Thành phố.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức để phòng ngừa, ứng phó động đất, sóng thần. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc xử lý môi trường do động đất, sóng thần, thiên tai, tai nạn, thảm họa gây ra.
12. Hội Chữ thập đỏ Thành phố:
a) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và quận - huyện tham gia sơ cấp cứu, cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ xã hội khẩn cấp khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra trên địa bàn Thành phố.
b) Củng cố, phát triển, tập huấn, trang bị dụng cụ cho mạng lưới sơ cấp cứu thuộc Hội Chữ thập đỏ.
c) Tổ chức, tham gia diễn tập với các ban ngành có liên quan về cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt diễn tập có số lượng nạn nhân lớn.
13. Các sở, ngành, đơn vị khác:
a) Xây dựng phương án đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, thông dụng của từng Sở, ngành, đơn vị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt thông qua Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ thực tế khách quan, địa bàn hoạt động để quyết định thành lập các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trực thuộc đơn vị. Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của sở, ngành, đơn vị mình.
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch, yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố; chịu trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sở, ngành, đơn vị mình.
14. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
a) Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quận - huyện và chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phường - xã, thị trấn.
b) Xây dựng phương án, kế hoạch hoạt động tìm kiếm cứu nạn, huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.
c) Hàng năm lập dự toán kinh phí đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị, diễn tập, tập huấn phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn thuộc phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
d) Chỉ đạo các đơn vị, phường - xã, thị trấn trực thuộc chủ động tham gia các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa; tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá thiệt hại theo đúng quy định, kịp thời báo cáo và đề xuất cấp trên các biện pháp xử lý, khắc phục./.
PHỤ LỤC I:
DANH MỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Quyết định số 3402/QĐ- UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT | NỘI DUNG | ĐỊA ĐIỂM | QUY MÔ (ha) | THỜI GIAN THỰC HIỆN | GHI CHÚ |
| Bộ Tư lệnh Thành phố |
|
|
|
|
1 | Trung tâm Huấn luyện phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn | Phường An Phú Đông, quận 12 | 2,8265 | Thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020 | Công văn số 7105/UBND-ĐTMT ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
PHỤ LỤC II:
DANH MỤC ĐẦU TƯ MUA SẮM PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ THIẾT YẾU, THÔNG DỤNG, CHUYÊN DỤNG PHỤC VỤ ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VA TÌM KIẾM CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐẾN NĂM 2020 CHO CÁC LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH CỦA TRÀNH PHỐ
(kèm theo Quyết định số 3402/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT | DANH MỤC | ĐVT | DỰ KIẾN PHÂN KỲ ĐẾN NĂM 2020 | ||
SỐ LƯỢNG | GIAI ĐOẠN 2015-2017 | GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 | |||
I | Bộ Tư lệnh Thành phố |
|
|
|
|
1 | Canô vỏ Compozit 600CV | chiếc | 1 |
| 1 |
2 | Canô vỏ Compozit 250CV | chiếc | 2 | 1 | 1 |
3 | Canô vỏ nhôm 600CV | chiếc | 1 |
| 1 |
4 | Xe PTS | chiếc | 1 |
| 1 |
5 | Xe Pab | chiếc | 1 |
| 1 |
6 | Xe DM2 | chiếc | 1 |
| 1 |
7 | Thiết bị lặn đồng bộ | bộ | 10 | 5 | 5 |
8 | Súng bắn đạn tín hiệu | khẩu | 3 | 1 | 2 |
9 | Súng bắn dây mồi | khẩu | 2 | 1 | 1 |
10 | Đạn tín hiệu | viên | 100 | 40 | 60 |
11 | Đạn bắn dây mồi | viên | 50 | 20 | 30 |
12 | Phao áo cứu sinh các loại | cái | 2000 | 1000 | 1000 |
13 | Phao tròn cứu sinh các loại | cái | 200 | 100 | 100 |
14 | Phao bè các loại | cái | 50 | 20 | 30 |
15 | Máy hàn dưới nước | máy | 2 | 1 | 1 |
16 | Xe chữa cháy các loại | chiếc | 2 | 1 | 1 |
17 | Xe thang chữa cháy các loại | chiếc | 1 |
| 1 |
18 | Xe phá dỡ đa năng | chiếc | 1 |
| 1 |
19 | Quạt thổi khói | cái | 10 | 5 | 5 |
20 | Máy bơm chữa cháy các loại | máy | 10 | 5 | 5 |
21 | Thiết bị hút cạn | bộ | 4 | 2 | 2 |
22 | Bể chứa nước di động | cái | 20 | 10 | 10 |
23 | Lăng phun các loại | chiếc | 20 | 10 | 10 |
24 | Bộ chia | bộ | 10 | 5 | 5 |
25 | Vòi chữa cháy các loại | cuộn | 100 | 50 | 50 |
26 | Thiết bị thoát hiểm | bộ | 2 | 1 | 1 |
27 | Thiết bị chữa cháy cầm tay | bộ | 500 | 200 | 300 |
28 | Mặt nạ | bộ | 100 | 50 | 50 |
29 | Mặt nạ bình dưỡng khí | bộ | 100 | 50 | 50 |
30 | Mặt nạ chống khói độc nhìn đêm | bộ | 20 | 10 | 10 |
31 | Trang phục phòng cháy chữa cháy các loại | bộ | 10 |
| 10 |
32 | Xe cứu hộ cứu nạn chuyên dụng | chiếc | 1 |
| 1 |
33 | Xe cẩu các loại | chiếc | 2 | 1 | 1 |
34 | Xe nâng các loại | chiếc | 2 | 1 | 1 |
35 | Máy đào | chiếc | 2 | 1 | 1 |
36 | Máy xúc lật | chiếc | 1 |
| 1 |
37 | Máy xúc đa năng | chiếc | 1 |
| 1 |
38 | Máy ủi, máy gạt đa năng | chiếc | 2 | 1 | 1 |
39 | Máy khoan bê tông | máy | 4 | 2 | 2 |
40 | Máy cắt bê tông | máy | 4 | 2 | 2 |
41 | Bộ đục phá bê tông | bộ | 4 | 2 | 2 |
42 | Bộ dụng cụ phá dỡ | bộ | 4 | 2 | 2 |
43 | Máy cưa các loại | máy | 10 | 5 | 5 |
44 | Bộ thiết bị dò tìm vật nổ | bộ | 2 | 1 | 1 |
45 | Ro bot dò tìm và quan sát | chiếc | 2 | 1 | 1 |
46 | Bộ thiết bị cứu hộ, cứu nạn thủy lực | bộ | 4 | 2 | 2 |
47 | Bộ kích thủy lực | bổ | 2 | 1 | 1 |
48 | Bộ kích túi khí | bộ | 2 | 1 | 1 |
49 | Kích thủy lực các loại | bộ | 4 | 2 | 2 |
50 | Búa chèn | cái | 4 | 2 | 2 |
51 | Đèn công tác cá nhân | cái | 20 | 10 | 10 |
52 | Đèn cứu nạn dưới nước | cái | 5 | 2 | 3 |
53 | Máy ép hơi | máy | 2 | 1 | 1 |
54 | Máy nén khí | máy | 2 | 1 | 1 |
55 | Quạt gió công suất cao | cái | 5 | 2 | 3 |
56 | Xe trinh sát phóng xạ, hóa học, sinh học | chiếc | 1 |
| 1 |
57 | Xe tắm khử trùng | chiếc | 1 |
| 1 |
58 | Xe tiêu tẩy | chiếc | 2 | 1 | 1 |
59 | Khí tài trinh sát phóng xạ | bộ | 2 | 1 | 1 |
60 | Khí tài trinh sát sinh học | bộ | 1 |
| 1 |
61 | Khí tài trinh sát hóa học | bộ | 1 |
| 1 |
62 | Khí tài bảo hộ cá nhân | bộ | 1 |
| 1 |
63 | Khí tài bảo hộ tập thể | bộ | 1 |
| 1 |
64 | Quần áo phòng độc | bộ | 20 | 10 | 10 |
65 | Mặt nạ cách ly | bộ | 50 | 20 | 30 |
66 | Xe chỉ huy PCLB-TKCN các loại | chiếc | 1 |
| 1 |
67 | Xe vận tải các loại | chiếc | 4 | 2 | 2 |
68 | Xe ca | chiếc | 2 | 1 | 1 |
69 | Xe ô tô chở nhiên liệu | chiếc | 1 |
| 1 |
70 | Xe cứu hộ giao thông | chiếc | 2 | 1 | 1 |
71 | Dầm thép BEILAY | chiếc | 20 | 10 | 10 |
72 | Dầm chữ I | chiếc | 10 | 5 | 5 |
73 | Máy thu, phát sóng ngắn | máy | 2 |
| 2 |
74 | Thiết bị thông tin vệ tinh | bộ | 1 |
| 1 |
75 | Tổng đài | bộ | 1 |
| 1 |
76 | Máy điện thoại gọi qua vệ tinh | máy | 10 | 5 | 5 |
77 | Trun king | chiếc | 20 | 10 | 10 |
78 | Thiết bị truyền hình | bộ | 1 |
| 1 |
79 | Trạm Vsat | trạm | 1 |
| 1 |
80 | Xe thông tin cơ động | chiếc | 1 |
| 1 |
81 | Máy siêu âm | máy | 2 |
| 2 |
82 | Máy tạo oxi khí trời có nén khí | máy | 1 |
| 1 |
83 | Cáng bạt cứu thương | cái | 20 | 10 | 10 |
84 | Cáng nổi | cái | 10 |
| 10 |
85 | Cáng nẹp cứng cứu thương | cái | 10 |
| 10 |
86 | Máy định vị vệ tinh | máy | 5 | 2 | 3 |
87 | Máy phát điện các loại | máy | 5 | 2 | 3 |
88 | Máy phát điện có hệ thống đèn pha | máy | 5 | 2 | 3 |
89 | Thiết bị lọc nước | bộ | 20 | 10 | 10 |
90 | Ống nhòm các loại | cái | 20 | 10 | 10 |
91 | Địa bàn | chiếc | 10 | 5 | 5 |
92 | Nhà bạt cứu sinh các loại | bộ | 20 | 10 | 10 |
93 | Võng cá nhân | cái | 50 | 20 | 30 |
94 | Đèn pin | cái | 20 | 10 | 10 |
95 | Đèn chiếu sáng | cái | 10 | 5 | 5 |
96 | Thiết bị nhìn đêm | bộ | 5 | 2 | 3 |
97 | Trang thiết bị bảo đảm huấn luyện tìm kiếm, cứu nạn | bộ | 2 | 1 | 1 |
98 | Thảm, đệm đa năng cơ động (MobiMap) | bộ | 4 | 2 | 2 |
99 | Trang phục lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn | bộ | 20 | 10 | 10 |
100 | Thiết bị bảo hộ cá nhân | bộ | 20 | 10 | 10 |
101 | Camera các loại | cái | 4 | 2 | 2 |
II | Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy |
|
|
|
|
1 | Máy phát điện các loại | máy | 30 | 6 | 24 |
2 | Máy sạc bình điện | máy | 30 | 10 | 20 |
3 | Bộ dây đai có móc khóa | bộ | 250 | 100 | 150 |
4 | Ủng cách điện | đôi | 300 | 100 | 200 |
5 | Găng tay cách điện | đôi | 300 | 100 | 200 |
6 | Thiết bị thông tin liên lạc dưới nước | bộ | 50 | 15 | 35 |
7 | Thiết bị cứu người trong hố sâu (giá ba chân) | bộ | 20 | 6 | 14 |
8 | Găng tay chuyên dụng, sử dụng hoạt động cứu hộ trên cao bằng dây | đôi | 420 | 120 | 300 |
9 | Bồn giảm áp | bộ | 7 | 2 | 5 |
10 | Ròng rọc cứu nạn, cứu hộ | bộ | 25 | 5 | 20 |
11 | Thiết bị phóng thang dây và dây cứu nạn, cứu hộ | bộ | 25 | 5 | 20 |
12 | Tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển có tốc độ cao, thời gian hoạt động liên tục 10 ngày, chịu được gió cấp 8 | chiếc | 2 | 1 | 1 |
13 | Tàu kéo cứu hộ, thời gian hoạt động liên tục 20 ngày đêm, chịu được gió cấp 12 | chiếc | 2 | 1 | 1 |
14 | Xuồng ST450 vỏ nhôm (lắp máy từ 15CV đến 40CV) | chiếc | 8 | 4 | 4 |
15 | Xuồng ST450 vỏ Compozit (lắp máy từ 15CV đến 40CV) | chiếc | 8 | 4 | 4 |
16 | Xuồng ST660 vỏ nhôm (lắp máy từ 60CV đến 125CV) | chiếc | 6 | 3 | 3 |
17 | Xuồng ST660 vỏ Compozit (lắp máy từ 60CV đến 125CV) | chiếc | 6 | 3 | 3 |
18 | Xuồng ST750 vỏ nhôm | chiếc | 6 | 3 | 3 |
19 | Xuồng ST1200 vỏ nhôm | chiếc | 4 | 2 | 2 |
20 | Xuồng CQ vỏ Compozit | chiếc | 10 | 5 | 5 |
21 | Xuồng cao su | chiếc | 20 | 10 | 10 |
22 | Xuồng cao su chèo tay | chiếc | 10 | 5 | 5 |
23 | Xuồng cao su gắn máy | chiếc | 24 | 12 | 12 |
24 | Xuồng cứu sinh 10 người | chiếc | 20 | 10 | 10 |
25 | Xuồng cứu sinh 20 người | chiếc | 20 | 10 | 10 |
26 | Thiết bị lặn đồng bộ | bộ | 300 | 150 | 150 |
27 | Súng bắn đạn tín hiệu | khẩu | 6 | 3 | 3 |
28 | Đạn tín hiệu | viên | 60 | 30 | 30 |
29 | Phao áo cứu sinh các loại | cái | 2000 | 1000 | 1000 |
30 | Phao tròn cứu sinh các loại | cái | 2000 | 1000 | 1000 |
31 | Phao bè các loại | cái | 60 | 30 | 30 |
32 | Xe chữa cháy các loại | chiếc | 30 | 15 | 15 |
33 | Xe thang chữa cháy các loại | chiếc | 20 | 10 | 10 |
34 | Xe phá dỡ đa năng | chiếc | 10 | 5 | 5 |
35 | Máy hút khói | máy | 60 | 30 | 30 |
36 | Xe chuyên dùng hút khói | chiếc | 24 | 12 | 12 |
37 | Quạt thổi khói | cái | 30 | 10 | 20 |
38 | Máy bơm chữa cháy các loại | máy | 50 | 15 | 35 |
39 | Thiết bị hút cạn | bộ | 25 | 10 | 15 |
40 | Thiết bị trộn hóa chất Foam | bộ | 25 | 10 | 15 |
41 | Bể chứa nước di động | chiếc | 30 | 10 | 20 |
42 | Lăng phun các loại | chiếc | 300 | 100 | 200 |
43 | Bộ chia | chiếc | 300 | 100 | 200 |
44 | Vòi chữa cháy các loại | cuộn | 2500 | 1000 | 1500 |
45 | Thiết bị thoát hiểm | bộ | 150 | 50 | 100 |
46 | Thiết bị chữa cháy cầm tay | bổ | 550 | 250 | 300 |
47 | Mặt nạ bình dưỡng khí | bộ | 500 | 200 | 300 |
48 | Mặt nạ chống khói độc nhìn đêm | bộ | 500 | 200 | 300 |
49 | Bộ thở cá nhân | bộ | 500 | 200 | 300 |
50 | Trang phục phòng cháy chữa cháy các loại | bộ | 3000 | 1000 | 2000 |
51 | Xe cứu hộ cứu nạn chuyên dụng | chiếc | 10 | 5 | 5 |
52 | Xe phá dỡ đa năng | chiếc | 25 | 10 | 15 |
53 | Xe cẩu các loại | chiếc | 10 | 5 | 5 |
54 | Xe nâng các loại | chiếc | 10 | 5 | 5 |
55 | Xe đầu kéo các loại | chiếc | 8 | 4 | 4 |
56 | Xe rà phá vật cản IRM-2 | chiếc | 4 | 2 | 2 |
57 | Máy đào | chiếc | 8 | 3 | 5 |
58 | Máy xúc lật | chiếc | 8 | 3 | 5 |
59 | Máy xúc đa năng | chiếc | 8 | 3 | 5 |
60 | Máy ủi, máy gạt đa năng | chiếc | 8 | 3 | 5 |
61 | Máy khoan bê tông | máy | 50 | 25 | 25 |
62 | Máy cắt bê tông | máy | 30 | 10 | 20 |
63 | Máy đục phá bê tông | máy | 30 | 10 | 20 |
64 | Bộ dụng cụ phá dỡ | bộ | 50 | 20 | 30 |
65 | Máy cưa các loại | máy | 50 | 20 | 30 |
66 | Bộ thiết bị dò tìm vật nổ | bộ | 30 | 10 | 20 |
67 | Bộ thiết bị xử lý vật nổ | bộ | 30 | 10 | 20 |
68 | Ro bot dò tìm và quan sát | bộ | 50 | 20 | 30 |
69 | Thiết bị dò tìm tổng hợp | bộ | 50 | 20 | 30 |
70 | Bộ thiết bị cứu hộ, cứu nạn thủy lực | bộ | 60 | 20 | 40 |
71 | Bộ thiết bị cứu hộ, cứu nạn cầm tay | bộ | 100 | 50 | 50 |
72 | Bộ kích thủy lực | bộ | 30 | 10 | 20 |
73 | Bộ kích túi khí | bổ | 30 | 10 | 20 |
74 | Kích chống tường | bộ | 30 | 10 | 20 |
75 | Kích thủy lực các loại | bộ | 30 | 10 | 20 |
76 | Búa chèn | cái | 60 | 20 | 40 |
77 | Đèn công tác cá nhân | cái | 1200 | 500 | 750 |
78 | Đèn cứu nạn dưới nước | cái | 500 | 250 | 250 |
79 | Máy nén khí | máy | 40 | 20 | 20 |
80 | Quạt gió công suất cao | cái | 30 | 10 | 20 |
81 | Thiết bị khoan các loại | bộ | 80 | 30 | 50 |
82 | Thiết bị quan sát dịch chuyển công trình | bộ | 8 | 3 | 5 |
83 | Bộ hàm nghiền bê tông | bộ | 8 | 3 | 5 |
84 | Xe chỉ huy PCLB-TKCN các loại | chiếc | 30 | 15 | 15 |
85 | Xe ô tô chở nhiên liệu | chiếc | 10 | 5 | 5 |
86 | Xe cứu hộ giao thông | chiếc | 10 | 5 | 5 |
87 | Xe kích thủy lực | chiếc | 10 | 5 | 5 |
88 | Trang thiết bị bảo đảm huấn luyện tìm kiếm, cứu nạn | bộ | 80 | 30 | 50 |
89 | Thảm, đệm đa năng cơ động (MobiMap) | bộ | 50 | 20 | 30 |
90 | Trang phục lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn | bộ | 2500 | 1000 | 1500 |
91 | Thiết bị bảo hộ cá nhân | bộ | 2500 | 1000 | 1500 |
92 | Camera các loại | cái | 50 | 10 | 40 |
93 | Máy quét laser | cái | 8 | 3 | 5 |
III | Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố |
|
|
|
|
1 | Tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển có tốc độ cao, thời gian hoạt động liên tục 10 ngày, chịu được gió cấp 8 | chiếc | 1 | 1 |
|
2 | Tàu tìm kiếm, cứu nạn trên biển, thời gian hoạt động liên tục 20 ngày đêm, chịu gió cấp 10 | chiếc | 1 |
| 1 |
3 | Xuồng ST660 vỏ nhôm (lắp máy từ 60CV đến 125CV) | chiếc | 1 | 1 |
|
4 | Xuồng ST660 vỏ Compozit (lắp máy từ 60CV đến 125CV) | chiếc | 1 |
| 1 |
5 | Xuồng ST450 vỏ nhôm (lắp máy từ 15CV đến 40CV) | chiếc | 2 | 1 | 1 |
6 | Xuồng ST450 vỏ Compozit (lắp máy từ 15CV đến 40CV) | chiếc | 2 | 1 | 1 |
7 | Xuồng cao su | chiếc | 5 | 2 | 3 |
8 | Xe Gát 59037 A | chiếc | 1 |
| 1 |
9 | Áo phao cứu sinh các loại | cái | 600 | 300 | 300 |
10 | Phao tròn cứu sinh các loại | cái | 400 | 200 | 200 |
11 | Phao bè các loại | cái | 30 | 15 | 15 |
12 | Súng bắn dây mồi | khẩu | 8 | 4 | 4 |
13 | Đạn bắn dây mồi | viên | 100 | 50 | 50 |
14 | Giấy thấm dầu | m2 | 1500 | 500 | 1000 |
15 | Bộ dụng cụ thu dọn dầu | bộ | 10 | 5 | 5 |
16 | Trang phục ứng phó sự cố tràn dầu | bộ | 80 | 40 | 40 |
17 | Trang phục ứng phó sự cố tràn dầu khác | bộ | 40 | 20 | 20 |
18 | Quần áo phòng độc | bộ | 20 | 10 | 10 |
19 | Thiết bị phòng độc | bộ | 40 | 20 | 20 |
20 | Máy phát điện các loại | máy | 4 | 2 | 2 |
21 | Ống nhòm các loại | cái | 4 | 2 | 2 |
22 | Nhà bạt cứu sinh các loại | bộ | 3 | 1 | 2 |
23 | Võng cá nhân | cái | 150 | 75 | 75 |
24 | Đèn pin | cái | 200 | 100 | 100 |
25 | Máy phát sóng ngắn | máy | 5 | 2 | 3 |
26 | Máy thu sóng ngắn | máy | 5 | 2 | 3 |
27 | Máy thu, phát sóng ngắn | máy | 6 | 1 | 5 |
28 | Máy thu, phát sóng cực ngắn | máy | 50 | 20 | 30 |
29 | Hệ thống truyền số liệu | bộ | 5 | 2 | 3 |
30 | Thiết bị thông tin vệ tinh | bộ | 16 | 6 | 10 |
31 | Thiết bị liên kết mạng thông tin ACU-T | bộ | 2 | 1 | 1 |
32 | Tổng đài | cái | 2 | 1 | 1 |
33 | An ten HF | bộ | 3 | 1 | 2 |
34 | An ten VHF | bộ | 40 | 20 | 20 |
35 | Trun king | chiếc | 2 | 1 | 1 |
36 | Thiết bị truyền hình | bộ | 2 | 1 | 1 |
37 | Thiết bị truyền dẫn | bộ | 2 | 1 | 1 |
38 | Thiết bị nguồn (nguồn máy phát điện 5KW) | bộ | 2 | 1 | 1 |
39 | Trạm Vsat | trạm | 2 | 1 | 1 |
40 | Xe thông tin cơ động | chiếc | 2 | 1 | 1 |
41 | Dây và cáp điện thoại | m | 7000 | 2000 | 5000 |
42 | Máy định vị vệ tinh | máy | 4 | 2 | 2 |
43 | Máy phát điện các loại | máy | 4 | 2 | 2 |
44 | Ống nhòm các loại | cái | 4 | 2 | 2 |
45 | Nhà bạt cứu sinh các loại | bộ | 3 | 1 | 2 |
46 | Võng cá nhân | cái | 150 | 75 | 75 |
47 | Đèn pin | cái | 200 | 100 | 100 |
48 | Thiết bị nhìn đêm | bộ | 10 | 2 | 2 |
49 | Thiết bị lọc nước | bộ | 6 | 3 | 3 |
50 | Máy phát điện có hệ thống đèn pha | máy | 2 | 1 | 1 |
IV | Công an Thành phố |
|
|
|
|
1 | Tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển có tốc độ cao, thời gian hoạt động liên tục 10 ngày, chịu được gió cấp 8 | chiếc | 1 |
| 1 |
2 | Xe lội nước khác | chiếc | 2 | 1 | 1 |
3 | Xuồng ST450 vỏ nhôm (lắp máy từ 15CV đến 40CV) | chiếc | 5 | 2 | 3 |
4 | Xuống ST450 vỏ Compozit (lắp máy từ 15CV đến 40CV) | cái | 2000 | 1000 | 1000 |
5 | Phao tròn cứu sinh các loại | cái | 2000 | 1000 | 1000 |
6 | Máy khoan bê tông | máy | 8 | 4 | 4 |
7 | Máy cắt bê tông | máy | 8 | 4 | 4 |
8 | Máy cưa các loại | máy | 10 | 5 | 5 |
9 | Máy phát điện các loại | máy | 10 | 5 | 5 |
10 | Máy bơm chữa cháy các loại | máy | 10 | 5 | 5 |
11 | Thiết bị bảo hộ cá nhân | bộ | 200 | 100 | 100 |
V | Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
|
|
|
1 | Tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu, thời gian hoạt động đến 10 ngày | chiếc | 1 | 1 |
|
2 | Xà lan chứa dầu các loại | chiếc | 1 | 1 |
|
3 | Chất phân tán | kg | 500 | 500 |
|
4 | Giấy thấm dầu | m2 | 5.000 | 5.000 |
|
5 | Phao quây dâu trên sông | m | 500 | 500 |
|
6 | Thiết bị phun chất phân tán lắp trên tàu | bộ | 1 | 1 |
|
7 | Bơm hút dầu chuyên dụng các loại | bộ | 1 | 1 |
|
8 | Bộ dụng cụ thu dọn dầu | bộ | 1 | 1 |
|
9 | Thùng chứa dầu thu gom cơ động các loại | cái | 50 | 50 |
|
10 | Hệ thống làm sạch dầu áp lực cao các loại | bộ | 1 | 1 |
|
11 | Máy khoan bê tông | máy | 4 | 2 | 2 |
12 | Máy cắt bê tông | máy | 4 | 2 | 2 |
13 | Bộ đục phá bê tông | bộ | 4 | 4 |
|
14 | Bộ dụng cụ phá dỡ | bộ | 4 | 4 |
|
15 | Máy cưa các loại | máy | 6 | 6 |
|
16 | Bộ thiết bị dò tìm vật nổ | bộ | 1 |
| 1 |
17 | Bộ thiết bị xử lý vật nổ | bộ | 1 |
| 1 |
18 | Thiết bị dò tìm tổng hợp | bộ | 1 | 1 |
|
19 | Bộ thiết bị cứu hộ, cứu nạn cầm tay | bộ | 6 | 6 |
|
20 | Kích chống tường | bộ | 10 | 10 |
|
21 | Kích thủy lực các loại | bộ | 6 | 6 |
|
22 | Thiết bị khoan các loại |
|
|
|
|
23 | Trang thiết bị cứu sập đổ công trình khác |
|
|
|
|
VI | Lực lượng Thanh niên xung phong |
|
|
|
|
1 | Xuồng ST450 vỏ nhôm (lắp máy từ 15CV đến 40CV) | chiếc | 1 |
| 1 |
2 | Xuồng ST450 vỏ Compozit (lắp máy từ 15CV đến 40CV) | chiếc | 2 | 1 | 1 |
3 | Phao tròn cứu sinh các loại | cái | 180 | 90 | 90 |
4 | Phao tròn cứu sinh các loại | cái | 180 | 90 | 90 |
5 | Túi cấp cứu lưu động | túi | 18 | 9 | 9 |
6 | Đèn công tác cá nhân | cái | 40 | 20 | 20 |
7 | Bộ đục phá bê tông | bộ | 4 | 2 | 2 |
8 | Máy cắt bê tông | máy | 2 | 1 | 1 |
9 | Cáng bạt cứu thương | cái | 2 | 1 | 1 |
10 | Túi ngủ dã chiến | túi | 20 | 10 | 10 |
11 | Võng cá nhân | cái | 50 | 25 | 25 |
12 | Ống nhòm các loại | cái | 5 | 2 | 3 |
13 | Nhà bạt cứu sinh các loại | bộ | 20 | 10 | 10 |
14 | Áo mưa | cái | 20 | 10 | 10 |
15 | Cuốc, xẻng, dao các loại | cái | 100 | 50 | 50 |
16 | Bộ đàm | cái | 15 | 10 | 5 |
VII | Hội Chữ thập đỏ |
|
|
|
|
1 | Túi cấp cứu lưu động | túi | 240 | 120 | 120 |
2 | Nẹp cố định xương gãy | cái | 240 | 120 | 120 |
3 | Cáng bạt cứu thương | cái | 30 | 15 | 15 |
4 | Nón bảo hộ lao động | cái | 60 | 30 | 30 |
5 | Tấm bạc trải | tấm | 120 | 60 | 60 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ