Nội dung toàn văn Quyết định 3551/QĐ-UBND năm 2017 Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác Lào Cai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3551/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 10 tháng 8 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 1581/TTr-STNMT ngày 07 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Thủ trưởng các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đoàn thể; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, sử dụng đất; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG ÁN
QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
I. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỈNH LÀO CAI.
1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm ở giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc; cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 275 km theo đường bộ cao tốc Hà Nội-Lào Cai.
- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, với 182,086 km đường biên giới; điểm cực Bắc 22°51’ vĩ độ bắc thuộc xã Pha Long, huyện Mường Khương.
- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; điểm cực Nam 21°51’ vĩ độ bắc thuộc xã Nậm Tha, huyện Văn bàn.
- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; điểm cực Đông 104°38’ kinh độ đông thuộc xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên.
- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; điểm cực Tây 103°31’ kinh độ đông, thuộc xã Ý Tý, huyện Bát xát.
Tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 636.403,17 ha (là tỉnh có diện tích đứng thứ 19/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chiếm 1,93% diện tích cả nước); các đơn vị hành chính của tỉnh gồm có 09 đơn vị cấp huyện (08 huyện và 01 thành phố) với tổng số 164 đơn vị hành chính cấp xã (141 xã, 12 phường và 11 thị trấn).
Vị trí địa lý của Lào Cai không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh mà còn có vai trò rất quan trọng đối với cả vùng Trung du miền núi Bắc bộ và cả nước; là đầu mối kinh tế quan trọng của Khu vực mậu dịch tự do Asean - Trung Quốc; thể hiện vai trò đầu tầu, thúc đẩy kinh tế các tỉnh lân cận và các tỉnh lân cận này tạo thành vùng kinh tế vành đai, có tác động bổ trợ cho vùng kinh tế động lực, hình thành thể chế kinh tế liên hoàn toàn vùng.
1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Lào Cai có dân số 674.530 người (số liệu năm 2016). Mật độ dân số bình quân: 106 người/km2.
Toàn tỉnh có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,... Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh Lào Cai luôn duy trì ở mức cao, đạt 14,1%/năm. Năm 2015, thu ngân sách đạt trên 5,5 nghìn tỷ đồng, (tăng 21,1%/năm). GDP bình quân đạt 39,4 triệu đồng/người/năm, (gấp 2,4 lần năm 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp dịch vụ chiếm 84,3%. Mô hình tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển đổi từ chiều rộng sang tăng trưởng hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu. Nông nghiệp, nông thôn tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp phát triển đột phá, Lào Cai có trung tâm công nghiệp, hóa chất lớn của cả nước. Đô thị và kết cấu hạ tầng có bước phát triển vượt bậc. Thương mại nội địa, du lịch, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu tăng trưởng cao là mũi nhọn của nền kinh tế. Môi trường đầu tư tiếp tục cải thiện, thu hút đầu tư cao hơn nhiệm kỳ trước cả về vốn và số doanh nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính, chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của Lào Cai luôn xếp ở thứ hạng cao so với cả nước.
Đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện, giải quyết các vấn đề xã hội luôn được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Tổng thu ngân sách năm 2016 Lào Cai đạt trên 6.200 tỷ đồng, trong đó ngành khai khoáng đã từng bước tăng trưởng mạnh, hàng năm thu ngân sách từ khai thác khoáng sản đạt trên 700 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.
2. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản
Kết quả của công tác điều tra tài nguyên khoáng sản trên diện tích tỉnh Lào Cai đã ghi nhận được 93 mỏ, điểm khoáng sản thuộc 17 loại khoáng sản rắn và một số nguồn nước nóng - nước khoáng tập trung vào các nhóm khoáng sản như sau:
- Nhóm kim loại: sắt, mangan, chì, kẽm, antimon, molipden, đồng, vàng và đất hiếm;
- Nhóm khoáng chất công nghiệp: apatit, mica, serpentin, graphit, đôlômit, cao lanh - felpat.
- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng có: đá vôi, cuội sỏi, sét gạch ngói.
- Nhóm nhiên liệu khoáng có than nâu, than bùn.
- Nước nóng - nước khoáng.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHOÁNG SẢN.
2.1. Đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trong thời gian qua đã được thực hiện tốt và cơ bản đã đi vào nề nếp. UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, tham mưu hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý về khoáng sản để phù hợp với quy định mới của Luật Khoáng sản năm 2010 và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Lào Cai. Đến nay, theo thẩm quyền UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.
- Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền đến người dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như: Mở hội nghị tuyên truyền trực tiếp, trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh, cổng thông tin điện tử); tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về khoáng sản; phối hợp với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 tại tỉnh Lào Cai. Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, mặt trận tổ quốc đã thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép.
- Về quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản:
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Quy hoạch quản lý khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Lào Cai tại Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 03/01/2008.
Quy hoạch khoáng sản của tỉnh về cơ bản bảo đảm phù hợp với quy hoạch khoáng sản của cả nước và quy hoạch vùng, lĩnh vực; gắn với phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, gắn kết chặt chẽ các vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến sâu; bảo đảm vệ sinh, môi trường trên địa bàn tỉnh. Công tác thực hiện quy hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc. Điển hình trên địa bàn tỉnh là đã đầu tư xây dựng và hình thành nên các tổ hợp khai thác, tuyển quặng và chế biến sâu đối với các loại khoáng sản: Apatit, đồng, sắt đến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, như: đồng thỏi, vàng thỏi, bạc, axit sunfuaric, phốt pho vàng, phân bón super lân, NPK, phụ gia thức ăn gia súc, sắt thép,...
Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch: Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, UBND tỉnh Lào Cai đã giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu bổ sung quy hoạch đã ban hành năm 2008 cho phù hợp với tình hình mới (quy hoạch về quản lý, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2020, xét đến năm 2030). Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Lào Cai mới chỉ được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao 05 điểm khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ (caolanh, felspat, mica) nên việc lập, điều chỉnh quy hoạch đang gặp khó khăn. Hiện tại vẫn thực hiện theo các quy hoạch trước đây đã được phê duyệt.
Về quy hoạch vật liệu xây dựng thông thường: UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 3788/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 và Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 09/1/2017 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai hiện nay đã thực hiện xong việc rà soát, bổ sung bản đồ khoanh vùng khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh.
Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Trung ương: Tỉnh Lào Cai đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong công tác rà soát, lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng một số quy hoạch khoáng sản cả nước có liên quan trên địa bàn tỉnh, như: Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipden Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025; Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, fenspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025; Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng apatit giai đoạn 2008 - 2020 có tính đến sau năm 2030; Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, graphit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) đến năm 2015, có xét đến năm 2025; Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2020; quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt,...
Sau khi Quy hoạch quản lý khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được phê duyệt, tỉnh đã tổ chức công bố quy hoạch, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung quy hoạch. Do đó, việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trong thời gian qua bảo đảm phù hợp với quy hoạch.
- Công tác thẩm định, cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn được thực hiện chặt chẽ, phù hợp với quy hoạch và đúng quy định. Dự án xin cấp giấy phép được gắn khai thác với chế biến sâu, ưu tiên cấp mỏ cho các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, có cơ sở chế biến sâu nhằm tăng hiệu quả khai thác, sử dụng khoáng sản, đảm bảo việc khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Việc thẩm định hồ sơ cấp phép đã gắn với trách nhiệm kê khai và nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân xin khai thác.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát khoáng sản đã được tăng cường. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã nâng cao hơn trách nhiệm của các cấp chính quyền. UBND cấp huyện, xã đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp để tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn. Các hoạt động khoáng sản trái phép đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm. Từ năm 2011 đến nay, đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 35 cuộc đối với 204 lượt tổ chức, cá nhân. Qua đó đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 75 tổ chức, cá nhân, với tổng số tiền xử phạt là 3.004.385.505 đồng.
- Về nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội: Hoạt động khai thác đã gắn với chế biến sâu khoáng sản, nhằm sử dụng tối đa quặng nghèo, nâng cao giá trị khoáng sản, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất phân bón, hóa chất và công nghiệp luyện kim trên địa bàn trong tỉnh và trong nước, tạo việc làm bình quân cho khoảng 10.000 lao động, thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ ngày càng cao, tạo nguồn thu cho nhà nước. Tổng nộp ngân sách Nhà nước trong hoạt động khoáng sản (chủ yếu đối với một số khoáng sản chính như: quặng apatit, quặng đồng, quặng sắt,.. ) từ năm 2011 đến 2015 là: 3.000 tỷ đồng (chưa tính đến doanh thu từ các cơ sở chế biến sâu), cụ thể: Năm 2011 là 669,104 tỷ đồng, năm 2012 là 462,112 tỷ đồng, năm 2013 là 471,412 tỷ đồng, năm 2014 là 762 tỷ đồng, năm 2015 là 642 tỷ đồng, năm 2016 là 896,151 tỷ đồng.
- Về hoạt động chế biến và chế biến sâu khoáng sản: Các sản phẩm khai thác khoáng sản được sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn tỉnh và các cơ sở khác trong nước. Tạo ra các sản phẩm phân bón, hóa chất thay thế các sản phẩm nhập khẩu.
- Về công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Thực hiện Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ, tỉnh Lao Cai đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu xác định, thẩm định và đã trình tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với toàn bộ các mỏ khoáng sản đã được cấp giấy phép, về cơ bản các tổ chức cá nhân đã chấp hành nộp và thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ.
- Các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Đề án cải tạo phục hồi môi trường trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Toàn bộ chất thải, chất thải nguy hại (CTNH) được thu gom; đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường. Thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh. Hầu hết, các dự án đều niêm yết công khai thông tin về môi trường tại UBND xã và tại khu vực triển khai dự án để cộng đồng giám sát.
2.2. Đối với hoạt động khoáng sản.
Đến nay, cơ bản các mỏ khoáng sản đưa vào khai thác đều có đầy đủ tài liệu thăm dò và phê duyệt trữ lượng; có thiết kế và tổ chức khai thác theo thiết kế đã được phê duyệt.
Duy trì ổn định việc khai thác và chế biến khoáng sản tại các mỏ đang hoạt động, như: hoạt động khai thác mỏ apatit, mỏ đồng Sin Quyền, mỏ cao lanh-fespat Làng Giàng, mỏ sắt Quý Xa,.... Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản một số dự án lớn như: Khai thác mỏ đồng Vi Kẽm, mỏ đồng Tả Phời, khai thác và tuyển quặng Apatit Làng Phúng - Tam Đỉnh, Phú Nhuận, mỏ apatit khu Bắc Nhạc Sơn, mỏ vàng gốc Minh Lương, Sa Phin và các loại khoáng sản khác theo quy hoạch.
Đã tập trung chế biến sâu, nhằm nâng cao giá trị khoáng sản, tiết kiệm và sử dụng tốt đa quặng nghèo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 nhà máy tuyển quặng apatit với tổng công suất 1.370 nghìn tấn/năm, 03 xưởng tuyển quặng sắt, 01 xưởng tuyển chì - kẽm, 02 xưởng nghiền cao lanh- felspat và các cơ sở chế biến đá xây dựng.
Nhà máy gang thép Lào Cai đã đi vào hoạt động từ tháng 9/2014, với công suất 500.000 tấn/năm, nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng 10.000 tấn/năm, đã khởi công xây dựng nhà máy luyện đồng tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát với công suất là 20.000 tấn/năm; đã đầu tư 08 Nhà máy sản xuất phốt pho vàng với tổng công suất 117.000 tấn/năm, 03 nhà máy sản xuất phân bón với tổng công suất 300.000 tấn/năm, các nhà máy sản xuất axit Phốt pho ríc công suất 100.000 tấn/năm, 02 nhà máy sản xuất DCP với tổng công suất 100.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất DAP công suất 330.000 tấn/năm.
Các khu, cụm công nghiệp đều được đánh giá môi trường chiến lược, các dự án đầu tư đều được lập và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, đến nay trong các khu công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải chung.
Đối với hoạt động khai thác, tuyển quặng apatit, hiện nay trên địa bàn tỉnh có Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam thực hiện nhiệm vụ này; 02 đơn vị mới được cấp giấy phép khai thác apatit (Công ty CP Đầu tư Vạn Thắng khai thác quặng apatit tại khu Làng Mô, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng và Công ty CP ĐT Apatit Tam Đỉnh khai thác apatit tại khu vực Tam Đỉnh - Làng Phúng, huyện Văn Bàn) hiện chỉ có hoạt động khai thác, không có nhà máy tuyển quặng. Định hướng trong thời gian tới sẽ triển khai việc liên doanh liên kết với Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam trong khâu tiêu thụ, tuyển quặng nghèo giữa các đơn vị được cấp giấy phép khai thác.
2.3. Đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
Thời gian qua, công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được các ngành, địa phương thực hiện tốt, thường xuyên kiểm tra, giải tỏa các khu vực khai thác khoáng sản trái phép, như khu vực vàng gốc Minh Lương và Nậm Xây, huyện Văn Bàn, vàng khu vực Tả Phời,...; đã giải tỏa dứt điểm tình trạng tàu cuốc khai thác vàng sa khoáng trái phép trên sông, suối thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai. Đến nay, các điểm khai thác trái phép cơ bản đã được giải tỏa.
2.4. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
- Tồn tại, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thời gian qua công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra trên địa bàn như: Khai thác cát trái phép trên sông, suối thuộc địa bàn các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Bắc Hà và Si Ma Cai. Khai thác quặng vàng gốc tại khu vực Minh Lương, Nậm Xé, Sa Phìn (huyện Văn Bàn); khu vực Tả Phời (vùng giáp ranh thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bát Xát); khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Chảy, sông Hồng (huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn),....Các hoạt động khoáng sản trái phép nêu trên làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương.
- Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nêu trên là do chính quyền địa phương chưa làm hết trách nhiệm được giao trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; chưa kịp thời phát hiện, tổ chức lực lượng kiên quyết ngăn chặn dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; việc xử lý đối với các hành vi vi phạm còn chưa nghiêm; một số địa phương còn tự ý thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng trái pháp luật, qua đó thu ngân sách cho địa phương không đúng theo quy định.
Ngoài ra, trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác các địa phương còn một số khó khăn như: Kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác chưa được xác định cụ thể; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số; địa bàn rộng, khoáng sản chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, khoáng sản phân bố không tập trung, hình thức khai thác không đòi hỏi máy móc thiết bị phức tạp và lao động trình độ cao, vì vậy rất khó khăn trong công tác bảo vệ như cát, sỏi, theo các sông, suối,...; công tác phối hợp, trao đổi thông tin liên quan đến công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép giữa các địa phương giáp ranh còn hạn chế.
2.5. Tổng hợp giấy phép hoạt động khoáng sản còn hiệu lực, giấy phép đã thu hồi; các khu vực đã đóng cửa mỏ; khu vực cấm, tạm thời cấm; các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khu vực khoáng sản dữ trữ quốc gia,...
2.5.1. Về giấy phép hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản:
- Tính đến hết tháng 5/2017, trên địa bàn tỉnh có 87 tổ chức, cá nhân được cấp 98 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản (còn hiệu lực). Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 22 giấy phép (chủ yếu là quặng apatit, sắt, đồng, vàng, serpentin, molipden, felspat, graphit,...), UBND tỉnh cấp 76 giấy phép (chủ yếu là mỏ khoáng sản nhỏ lẻ và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường).
(Danh sách các giấy phép còn hiệu lực có Phụ lục 1 kèm theo)
Ranh giới, diện tích, tọa độ các mỏ đã được cấp giấy phép và còn hiệu lực nêu trên được thể hiện trong bảng tổng hợp tại phụ lục số 01 nêu trên và trong giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
- Từ năm 2011 đến nay UBND tỉnh đã thu hồi 06 giấy phép khai thác khoáng sản do vi phạm quy định và cho phép trả lại 02 giấy phép.
(Danh sách các giấy phép thu hồi và trả lại có Phụ lục 2 kèm theo)
2.5.2. Về các khu vực đã hết hạn, trả lại và đóng cửa mỏ
- Một số mỏ hết hạn giấy phép, trả lại khai thác đã hoàn thành việc đóng cửa mỏ: 04 điểm mỏ (02 mỏ đá tại huyện Văn Bàn của Công ty CP Khai khoáng Minh Đức và Công ty TNHH XDTH Minh Đức); 01 mỏ đá Bản Cầm của Công ty Thịnh Hoàn; 01 phần mỏ vàng sa khoáng tại huyện Văn Bàn.
Đối với các mỏ sau khi đã thực hiện và có Quyết định đóng cửa mỏ được bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý và có kế hoạch sử dụng đất vào các mục đích khác theo quy hoạch.
- Một số mỏ hết hạn khai thác nhưng chưa hoàn thành việc đóng cửa mỏ (đang thực hiện đóng cửa mỏ): 04 mỏ, cụ thể: 01 mỏ đá tại Sa Pa; 01 mỏ đá tại huyện Mường Khương và 01 mỏ chì, kẽm tại Si Ma Cai; một phần mỏ vàng sa khoáng tại huyện Văn Bàn đang thực hiện công tác đóng cửa mỏ và một số mỏ sắt, chì kẽm đã cấp phép trước ngày 01/7/2011 (ngày Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực): Đa số các mỏ nêu trên trước đây đều đang khai thác dở dang, nay đã hết thời hạn khai thác, nhưng vẫn còn lại một phần trữ lượng chưa khai thác hết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu và UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt thuộc khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, bàn giao cho tỉnh để quản lý cấp giấy phép gia hạn. Tuy nhiên, chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt. Kể từ khi giấy phép hết hạn các doanh nghiệp phải dừng hoạt động theo quy định; nếu yêu cầu làm thủ tục đóng cửa mỏ thì sẽ phải cải tạo, san gạt và chôn lấp số quặng còn lại, gây lãng phí tài nguyên khoáng sản, mặt khác khi tổ chức khai thác trở lại chi phí bóc đất sẽ rất lớn và không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 thì không thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Lào Cai. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định vào khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ làm căn cứ để rà soát, điều chỉnh quy hoạch và cấp lại giấy phép theo quy định.
2.5.3. Khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực không đấu giá; khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: đã được ban hành và khoanh định cụ thể về ranh giới, diện tích, tọa độ tại Quyết định số 1407/QĐ- UBND ngày 19/5/2015.
- Khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được khoanh định và ban hành tại Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 26/02/2014.
- Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh phê duyệt và ban hành danh mục tại Kế hoạch đấu giá năm 2016 theo Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 12/8/2016.
2.6. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ:
Theo Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 25/7/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 05 mỏ, điểm mỏ cao lanh, mica, felspat thuộc khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
(Danh mục, diện tích, tọa độ các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ có phụ lục số 03 kèm theo)
2.7. Khu vực khoáng sản dự trữ quốc gia:
Theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ thì Lào Cai có 03 vùng quặng apatit và 01 mỏ đất hiếm Mường Hum thuộc khu vực khoáng sản dữ trữ quốc gia.
(Danh mục, diện tích, tọa độ các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ có phụ lục số 03 kèm theo)
Các khu vực khoáng sản dữ trữ quốc gia (quặng apatit đã được cắm mốc giới và bàn giao cho các địa phương theo biên bản tháng 9/2016 (từ ngày 14 đến 16/9/2016).
III. SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN
1. Sự cần thiết ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và chấn chỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn các huyện, thành phố; kịp thời ngăn chặn dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.
2. Quan điểm
- Thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Chỉ cho phép tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản khi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản. Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã không được thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật dưới mọi hình thức. Không cho phép bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng việc triển khai Dự án đầu tư khác hoặc lợi dụng việc được phép sử dụng đất để thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật.
- Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật; người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
3. Mục tiêu
- Quản lý chặt chẽ, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản.
- Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật.
- Xây dựng cơ chế phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
1. Đối tượng cần bảo vệ: Khoáng sản chưa khai thác, kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa được bảo vệ theo quy định của Luật Khoáng sản.
2. Cơ chế phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh:
2.1. Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa các huyện trong và ngoài tỉnh, giữa các xã trong và ngoài huyện phải có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin trong trường hợp phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp, tổ chức lực lượng trong công tác ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép khi có đề nghị của địa phương giáp ranh.
2.2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xây dựng cụ thể Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh, trong đó quy định rõ cách thức phối hợp, cơ quan thường trực là đầu mối chịu trách nhiệm liên hệ, cung cấp thông tin trong công tác phối hợp, triển khai cụ thể chương trình phối hợp tới Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trường trực tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai các vấn đề liên quan đến cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với các cơ quan đồng cấp của tỉnh giáp ranh.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
4. Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nếu để hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật.
6. Kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác:
Nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
1.1. Hàng năm xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý, kiểm điểm hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
1.2. Tham gia ý kiến đối với Kế hoạch bảo vệ khoáng sản, dự toán kinh phí bảo vệ khoáng sản cụ thể theo từng địa bàn của UBND các huyện, thành phố lập hàng năm.
1.3. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tham mưu, quản lý việc thu hồi, tận dụng sản phẩm đối với các hoạt động, dự án nạo vét khơi thông luồng đường thủy, nạo vét lòng hồ,....
1.4. Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với các tỉnh giáp ranh.
2. Sở Công Thương, Sở Xây dựng:
2.1. Rà soát quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó chú ý đến các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp trong thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.
2.2. Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ, buôn lậu, gian lận thương mại; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
2.3. Sở Xây dựng tham mưu về quy hoạch các bến bãi, tập kết, các khu vực phụ trợ để tập kết vật liệu (đá, cát, sỏi) gắn với Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn đã được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của các tổ chức, cá nhân, UBND các huyện, thành phố; chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thực hiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế mỏ đối với các mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường; kiên quyết không nghiệm thu, quyết toán đối với các công trình có sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường không có nguồn gốc hợp pháp.
3. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đề nghị của UBND các huyện, thành phố, tổng hợp phương án phân bổ chi ngân sách trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; tăng cường kiểm tra công tác thanh, quyết toán công trình tránh tình trạng mua bán hóa đơn,...
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng cường công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân nắm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản và theo Phương án này.
5. Sở Giao thông và Vận tải: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan kiểm tra giám sát hoạt động và nghiệm thu đối với các dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội.
6. Công an tỉnh: Tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ngăn chặn hiệu quả các hoạt động khoáng sản trái phép. Thường xuyên tuần tra kiểm soát, nhất là những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép, bảo đảm an ninh, trật tự; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác, buôn bán, vận chuyển khoáng sản trái phép.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo các lực lượng liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép, nhất là các khu vực khoáng sản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp tuyên truyền, vận động người dân không tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:
8.1. Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Triển khai, quy định rõ trách nhiệm của các Phòng, ban, đơn vị có liên quan, đặc biệt Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện Phương án này.
8.2. Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
8.3. Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn.
8.4. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
8.5. Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cụ thể tại địa phương, đồng thời lập dự toán chi cho các nhiệm vụ theo kế hoạch cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến trước khi trình Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
8.6. Xây dựng Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh.
8.7. Hằng năm xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp xã; tăng cường kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền đối với các đơn vị được cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; xử lý, kiểm điểm hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
8.8. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản xác định vị trí, khu vực quy hoạch bến bãi tập kết vật liệu, sản phẩm sau khai thác; tiến hành rà soát, báo cáo, đề xuất gửi Sở Xây dựng xem xét đưa vào quy hoạch.
8.9. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm gửi UBND cấp tỉnh báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương.
8.10. Thực hiện triển khai một số biện pháp ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép:
- Khi phát hiện hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép phải chủ động huy động, tổ chức ngay lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; xử lý theo thẩm quyền (xử lý hành vi thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép theo quy định của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các quy định khác có liên quan), trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý hành chính, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.
- Đối với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể giải quyết phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.
- Quản lý đối với các trường hợp được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản:
Chỉ cho phép tổ chức, cá nhân (được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực) thăm dò khoáng sản khi đã thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản; thông báo bằng văn bản kế hoạch thăm dò cho UBND tỉnh trước khi thực hiện và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quản lý đối với các trường hợp được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:
Chỉ cho phép tổ chức, cá nhân (được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực) khai thác khoáng sản khi đã thực hiện các thủ tục sau:
+ Hoàn tất các thủ tục thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp);
+ Cắm mốc điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản;
+ Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
+ Ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường và thực hiện các biện pháp, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Bổ nhiệm và thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
+ Lập, phê duyệt và nộp thiết kế mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản (ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản);
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực mà tổ chức, cá nhân vẫn tiến hành thăm dò, khai thác khoáng sản là hoạt động khoáng sản trái phép.
8. Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm quản lý, bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp giấy phép; thăm dò khoáng sản theo Đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt và Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản theo đúng dự án đầu tư đã được phê duyệt, thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện có khoáng sản khác ngoài khoáng sản được phép khai thác phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
9. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng (kể cả khoáng sản trong lòng đất). Không được tự ý khai thác khoáng sản nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác.
Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó. Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.
10. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/ Bộ Tài nguyên và Môi trường tùy theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản về các vấn đề liên quan đến khoáng sản trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. Khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
11. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp tốt với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và Phương án này.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Phương án này.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan lập chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Phương án này, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Phương án này, hàng năm tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh./.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI CÒN HIỆU LỰC (TÍNH ĐẾN HẾT THÁNG 5/2017)
STT | Tên tổ chức, cá nhân | Loại khoáng sản | Tên mô và KV khai thác | Số liệu giấy phép | Ngày cấp, thời hạn | Công suất (m3/năm) | Ghi chú (diện tích/Trữ lượng, Đc, KT…) |
1. | Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam | Apatit | Các KV: Cam đường I, II, III; Làng Cáng I, II; Đ Cuống, Cóc, Phời; Làng Hang, Làng Hẻo; KT 13, 15 Đông Hồ.
| 148-Apa-93
| 28/8/1993
| Theo thiết kế được duyệt
| 349,6 ha
|
KT:20, 22 Xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai | 05/GP-BTNMT
| 04/01/2008 16,5 N
| 743.000 T/N, gồm: Q I: 150.000 T/N; Q III: 593.000 T/N.
| TLKT: 11.099.000 T. 76,26 ha | |||
2. | Công ty CP ĐT Vạn Thắng | Apatit | Khu Làng Mô, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng | 1930/GP-BTNMT
| 31/7/2015 10 N
| 450.000 tấn/N N1 (XDCB mỏ): 16.662 tấn (Q1: 6.350 tấn; Q2: 0 tấn; Q3: 10.312 tấn); N2: 260.847 tấn (Q1: 40.000 tấn; Q2: 0 tấn; Q3: 220.847 tấn); N3: 309.710 tấn (Q1: 40.000 tấn; Q2: 3.710 tấn; Q3: 266.000 tấn); N4: 316.000 tấn (Q1: 40.000 tấn; Q2: 10.000 tấn; Q3: 266.000 tấn); N5 đến N7: 450.000 tấn (Q1: 60.000 tấn; Q2: 60.500 tấn; Q3: 329.500 tấn); N8: 450.000 tấn (Q1: 40.000 tấn; Q2: 50.000 tấn; Q3 360.000 tấn); N9: 450.000 tấn (Q1 40.000 tấn; Q2: 35.000 tấn; Q3 375.000 tấn); N10: 86.781 tấn (Q1 12.000 tấn; Q2: 5.214 tấn; Q3 69.567 tấn);
| 31 ha (KT1: 2,6 ha; KT2: 28,4 ha) Độ sâu KT: (KT1: từ +120m đến +80 m; KT2: từ +130m đến +40 m); TLĐC: 3.674.876 tấn, gồm: KT1 là 749.378 tấn (Q1: 26.711 tấn; Q2: 46.710 tấn; Q3: 675.957 tấn) KT2: 2.925.498 tấn (Q1: 386.776 tấn; Q2: 285.424 tấn; Q3: 2.253.298 tấn); TLKT: 3.240.000 tấn, gồm: KT1 là 314.502 tấn (Q1: 11.574 tấn; Q3: 302.928 tấn) KT2: 2.925.498 tấn (Q1: 386.776 tấn; Q2: 285.424 tấn; Q3: 2.253.298 tấn);
|
3. | Công ty CP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang | Apatit (thăm dò) | Khai trường 25 - X Quang Kim, Bản Qua, H Bát Xát | 2505/GP-BTNMT
| 06/11/2014 48 tháng
|
| 92,3 ha
|
4. | Công ty CP ĐT Apatit Tam Đỉnh Lào Cai | Apatit | Mỏ Apatit Tam Đỉnh Làng Phúng, xã Sơn Thủy, Chiềng Ken, H Văn bản | 2853/GP- BTNMT | 05/11/2015 Làng Phúng: 19 N; Tam Đỉnh: 09 N (Kể từ năm thứ 11 của dự án đến hết năm thứ 19 | Công suất N1 (XDCB Làng Phúng): 66615 tấn (Q1: 23369; Q3: 43246); N2: 614000 tấn (Q1: 180000; Q3: 434000); N3: 614000 tấn (Q1: 180000; Q3: 434000). N4: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N5: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N6: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N7: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N8: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N9: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N10: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3:465710). N11: khai thác Làng Phúng + XDCB Tam Đỉnh: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N12: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N13: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3:465710). N14: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3:465710). N15: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N16: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3: 465710). N17: 677710 tấn (Q1: 200000; Q2: 12000; Q3:465710). N18: 627454 tấn (Q1: 200000; Q2: 1394; Q3: 426060). N19: 282101 tấn (Q1: 59970; Q3: 222131). Tổng: 11692110 (Q1: 3443339; Q2: 168394; Q3:8080377) | 136,77 ha (Làng Phúng: 100,30ha; Tam Đỉnh: 36,47 ha). Độ sâu KT: Làng Phúng từ +30m- 56m. TLĐC: 11.692.110 tấn (Làng Phúng: 10.191.340 tấn gồm Q1: 3.368.122 tấn; Q2: 157.289 tấn; Q3: 6.665.929 tấn; Tam Đỉnh: 1.500.770 tấn gồm: Q1: 75.217 tấn; Q2: 11.105 tấn; Q3: 1.414.448 tấn; TLKT: 11.692.110 tấn (Làng Phúng: 10.191.340 tấn gồm Q1: 3.368.122 tấn; Q2: 157.289 tấn; Q3: 6.665.929 tán; Tam Đỉnh: 1.500.770 tấn gồm: Q1: 75.217 tấn; Q2: 11.105 tấn; Q3: 1.414.448 tấn;
|
5. | Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền - Lào Cai | Đồng | Mỏ đồng Sin Quyền - Xã Bản Vược và Cốc Mỳ H. Bát Xát (200ha) | 3101/GP-ĐCKS | 26/12/2001, 24N | 10.572 T kim loại Cu/N | 200 ha/Trữ lượng 253.728 T |
6. | Công ty CP đồng Tả Phời - Vinacomin | Đồng | Mỏ đồng Tả Phời, xã Tả Phời - TP Lào Cai | 2681/GP-BTNMT | 27/12/2013 13 N | Trữ lượng ĐC: 11.325.000 T quặng (chứa 99.19 nghìn tấn Cu và 3,95 tấn Au đi kèm) Trữ lượng KT: 11.002.717 T quặng (chứa 96.363 tấn Cu và 3,836 tấn Au) tương ứng 11.375.657 tấn quặng NK. | 200ha (25+113+37+25). CXuất KT: - N1 (XDCB): 86.898 tấn quặng (chứa 761 tấn Cu và 0,033 tấn Au), tương ứng 90.000 tấn quặng NK; - N2 (XDCB): 782.080 tấn quặng (chứa 6.849 tấn Cu và 0,273 tấn Au), tương ứng 810.000 tấn quặng NK; - N3-N12: 967.434 tấn quặng/năm (chứa 8.473 tấn Cu và 0,037 tấn Au), tương ứng 1.000.00 tấn quặng NK/N; |
7. | Công ty CP Khoáng sản MTC Việt Nam | Molipden (GP thăm dò) | Mỏ molípden | 810/GP-BTNMT | 27/5/2013 48 tháng |
| 46,43 ha |
8. | Công ty TNHH Công nghiệp nặng FPT | Molipden (GP thăm dò) | Mỏ molipden | 2697/GP-BTNMT | 30/12/2013 48 tháng |
| 132,6 ha |
9. | Công ty CP CARAT | Grafit | Mỏ graphít Nậm Thi - P.Lào Cai và Xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng | 95/GP- BTNMT | 21/01/2011 22 N | Từ N1-N thứ 5: 100.000T/N Từ N 6-N thứ 22: 200.000 T/N | 56,84 ha; TL Grafit được KT: 3.756.463T |
10. | Công ty CP Đồng Lào Cai | Đồng | Mỏ đồng Lũng Pô - xã Amusung, H.Bát Xát | 3148/QĐ-UBND | 23/10/2008 10 N | 5000 T tinh quặng Cu/N | 436.659 m2 TL: 17.590 T |
11. | Công ty CP khoáng sản 3 | Sắt | Mỏ sắt Làng Cọ (X Văn Sơn) - Làng Vinh (xã Võ Lao), H Văn Bàn | 1150/GP- BTNMT | 18/5/2015 28 N (01 năm XDCB) | Năm 1: XDCB | 128,11 ha (LV: 90,68; LC: 37,43) TLĐC: 14.710.502 T quặng TLKT: 12.923.289 T quặng Fe, gồm: - Làng Cọ : 3.943.991 T quặng Fe - Làng Vinh : 8.979.298 T |
Sắt | Mỏ sắt Kíp Tước - X. Hợp Thành, TP Lào Cai | 75/GP-BTNMT | 22/01/2013 11 N | 121.000 T/N | 8,4 ha | ||
12. | Cty TNHH KS và LK Việt Trung | Sắt | Mỏ sắt Quý Xa - xã Sơn Thủy, Văn Bàn | 1226/GP-BTNMT | 16/8/2007, đến hết 2020 | N 2008 là 1.000.000 T/N ; 2009 đến hết 2010 là 1.500.000 T/N, từ 2011 đến hết 2020 là 3.000.000 T/N. | 81,78 ha |
13. | Công ty CP ĐT khai thác khoáng sản An Phát Lào Cai (đã đổi tên thành Công ty CP Nghỉ dưỡng Pom Hán) | Nước khoáng nóng (GP thăm dò) | Khu vực nước khoáng nóng Pom Hán, P Bình Minh, TP Lào Cai | 2877/GP-BTNMT | 09/11/2015 24 tháng |
| 23,98 |
14. | Công ty CP Nhẫn | Vàng gốc | Điểm mỏ vàng gốc Sa Phìn và TsuHa, xã Nậm Xây, H. Văn Bàn | 368/GP-UBND | 22/02/2012 11 năm | 59kg vàng/N với hàm lượng 99,9%Au; Trữ lượng khai thác: 616,4 kg vàng | 26,03 ha (SaPhìn: 10,2 ha và TsuHa: 15,83 ha) (VB của CP giao cho tỉnh Lào Cai số 3132/VPCP-KTN ngày 18/5/2011) |
Vàng gốc | Vàng gốc khu Sa Phin, xã Nậm Xây, H Văn Bàn | 1604/GP-BTNMT | 19/7/2016 Đến ngày 04/7/2024 | N1: 16.938 T quặng; N2-7: 30.000 T quặng/N; N8: 27.009 T quặng; | 84 ha; TLĐC: 262.612 T quặng (chứa 1.613 kg Au). TLKT: 223.947 T quặng (chứa 1.288,8 kg Au); Mức sâu KT : đến mức + 1.145m | ||
15. | Công ty CP KS Đức Long | Sắt | Mỏ sắt Tác Ái xã Sơn Thủy, H.Văn Bàn | 1725/QĐ-UBND | 23/6/2008 20 N (từ ngày 03/4/2006) | 90.000 T/N: TL: 4.130.000 T | 30,0 ha |
16. | Công ty CP Phân lân nung chảy Lào Cai | Serpentinit | Mỏ Serpentinit - Xã Thượng Hà, H. Bảo Yên | 2304/GP-BTNMT | 15/11/2013 Đến 30/6/2040 | Trữ lượng ĐC: 1.770.000 T Trữ lượng KT: 1.590.000 T CXuất KT: 60.000 T/N | 4,5 ha (KT khối TL 2-121,3-121, 1-122). |
17. | Công ty CP khoáng sản Lào Cai | Caolanh - felspat | Mỏ Caolanh - felspat Làng Giàng, xã Làng Giàng, H. Văn Bàn | 2679/GP-BTNMT | 27/12/2013 30 N | Trữ lượng ĐC: 12.927.600 T Trữ lượng KT: 8.700.000 T CXuất KT: 300.000 T/N | 30,77ha(18,86+4,33+3,24+2,98+1 ,36) |
18. | Công ty TNHH Caolanh - Felspat Lào Cai | Cao lanh | Mỏ Cao lanh Sơn Mãn, xã Vạn Hòa - TP Lào Cai | 2494/GP-BTNMT | 28/10/2016 27 N | Trữ lượng ĐC: 384.600 T Trữ lượng KT: 366.660 T CXuất KT: Từ 7.149 T đến 14.650 T qua rây 0,18mm/N | 14,6 ha (4,16+ 5,5+ 0,4 + 0,44 + 4,1) |
19. | Công ty CP khai thác, chế biến Khoáng sản Lào Cai | Sắt | Mỏ sắt Ba Hòn - Làng Lếch (thân quặng: 8, 9, 10, 11, 12, 13, 13 A) - Xã Sơn Thủy, H. Văn Bàn | 1408/GP-BTNMT | 29/8/2012 16 N (trong đó thời gian XDCB là 01N) | CX KT: N 1: XDCB; N 2: 117.200 T/N N 3: 248.000 T/N N 4: 248.000 T/N N 5 - N 16: 745.000 T/N TL ĐC: 9.688.838 T quặng sắt TL được KT: 9.553.200 T quặng sắt | 68,1 ha (03 khu vực) |
20. | Công ty TNHH XD Lan Anh | Sắt | Nậm Rịa, Bắc Công, Bản Bảy Hợp Thành-TP Lào Cai, xã Gia Phú, Sơn Hải-BT | 3707/QĐ-UBND | 28/12/2007, 10N | TL: 80.000 T Trữ lượng KT: 5.000 T/N | 33,0 ha |
Mỏ sắt KV Đông Nam mỏ Làng Lếch - Xã Sơn Thủy, H Văn Bàn | 1216/GP-BTNMT | 22/7/2013 15,5 N | Năm 1(XDCB mỏ): 39.812 T Năm 2-Năm 15: 248.000T/N Năm 16 : 108.188T | 64,24 ha(46,99+17,25ha) TL địa chất: 4.235.000 T TLKT: 3.620.000 T | |||
21. | Công ty TNHH Thịnh Phú | Sắt | Bãi thải thôn Vinh 2 xã Võ Lao, huyện Văn Bàn | 3832/GP- UBND | 21/12/2012 05 N | 66.300 T/N; Trữ lượng KT tận thu: 331.430 tấn (VB điều chỉnh cs và TL số 3223/UBND-CN ngày 19/8/2014) | 4,7 ha (VB cho lùi thời gian 24 tháng từ ngày 13/8/2015 số 3509/UBND-CN ngày 13/8/2015) |
Bãi thải thôn Vinh 2 xã Võ Lao, huyện Văn Bàn | 747/GP-UBND | 27/3/2015 05 N | 58.000 T/N; Trữ lượng KT tận thu: 293.789 tấn. | 10 ha | |||
22. | Công ty TNHH MTV dịch vụ thương mại Huy Hoàng | Sắt | Bãi thải quặng sắt khu: Tung Qua Trong, Tung Qua Ngoài, Bàn Pho, Nậm Mít xã Amusung, huyện Bát Xát | 2801/GP-UBND | 18/10/2013 05 N | 10.000 T/N | 11,26 |
23. | Công ty TNHH MTV cơ khí XD Đại Thịnh | Chì, kẽm | Mỏ chì kẽm thôn Sín Chài A, xã La Pán Tẩn, H.Mường Khương | 3119/QĐ-UBND | 23/10/2008 15 N | 15.000 tấn/năm |
|
24. | Công ty TNHH Thiên Phú Lào Cai | Mangan-Sắt | xã Phú Nhuận, H. Bảo Thắng và Xã Văn Sơn, H. Văn Bàn | 1328/GP-UBND | 03/6/2013 Đến hết T4- 2019 | 45.000 T/N | KT 21,0 ha (CB: 1,5ha) |
25. | DNTN Thanh Liên | Đá XD | Mỏ đá Tân Quang xã Xuân Quang- BT | 2394/GP-UBND | 12/9/2013 Đến hết 14/3/2026 | 45.000 m3/N | 4,83 ha |
26. | Công ty CP khai khoáng Minh Đức | Vàng gốc (GP thăm dò) | KV xã Tả Phời, TP Lào Cai, xã Trung Chải, H Sa Pa và xã Tòng Sành, H Bát Xát | 860/GP-BTNMT | 13/4/2015 48 tháng |
| 580 ha |
27. | Công ty TNHH Khai Phát | Mica, Fenspat | Mỏ Mica, Fenspat Thái Niên - Xã Thái Niên, H. Bảo Thắng | 3425/QĐ-UBND | 28/11/2006, 15 N | 50.000 tấn/năm | 25,89 ha/ 50.000 T/N |
28. | Công ty TNHH Phúc Bình | felspat | Thôn Nậm Bó, xã Làng Giàng, H Văn Bàn | 3988/GP-UBND | 10/11/2016 14 N | 94.050 T/N |
|
29. | Công ty TNHH MTV Na Ni Sa | Quarzit | Mỏ Quarzit thôn Làng Chảng, xã Cốc Lầu, H. Bắc Hà | 1328/GP-UBND | 30/5/2011 Đến 30/5/2021 | 13.000 m3/năm | 9,74 ha |
30. | Công ty TNHH MTV TM và XD Toàn Phát | Quarzit | Mỏ Quarzit thôn Bản Giàng và Minh Hà xã Cốc Lầu, H. Bắc Hà | 1958/GP-UBND | 31/7/2013 Đến hết T5/2021 | 40.000 m3/năm | 6,7 ha (3,2 +3,5) |
31. | Công ty TNHH TM Lương Hà | Đá XD (GP gia hạn) | Mỏ đá Bản Cấm Xã Bản Cầm, H. Bảo Thắng | GP gia hạn số 1444/GP- UBND (Gia hạn GP số 419/QĐ-CT ngày 04/3/2002) | 27/4/2017 Đến 04/3/2022 | 100.000 | 7,5175 |
32. | Công ty CP ĐT XD và PT NL Phúc Khánh | Đá XD (gia hạn) | Mỏ đá thôn Sảng Pả (Toòng Già cũ), TT Phong Hải, Bảo Thắng | 3548/GP-UBND | 15/10/2015 05N (từ 01/10/2015) | 25.000 m3/N | 2,0 |
33. | Công ty CP Phú Hà | Đá XD | Mỏ đá xã Bản Cầm, huyện BảoThắng | 4678/GP-UBND | 22/12/2015 07 N (Từ 11/6/2015) | 200.000 | 6,752 ha |
34. | Công ty TNHH MTV Trung Anh | Đá XD (Nhận CN từ Cty Phú Hà) | Mỏ đá thôn Làng Vinh, X. Võ Lao, H. Văn Bàn | 1584/GP-UBND | 27/6/2012 Đến hết T6/2017 | 100.000 | 14,0 |
Cát (XD) | Trên suối Ngòi Bo, thôn Tả Thàng, xã Gia Phú, H Bảo Thắng | 2354/GP-UBND | 29/7/2015 05 N | 15.000 | 3,5 | ||
35. | Doanh nghiệp TN Đức Tiến | Sét | Mỏ sét Đội 3 xã Bản Vược, H.Bát Xát | 1756/QĐ-UBND | 25/6/2008 Đến hết 14/6/2024 (16N) | 23.000 m3/năm | 6,54 ha |
Mỏ sét khu vực xã Bản Qua và Bản Vược, H.Bát Xát | 582/GP-UBND | 04/3/2016 10 N | 70.000 m3/năm | 18,7 (4,1+10,7+3,9) | |||
36. | Công ty CP SX xuất nhập khẩu Phú Hưng | Sét | Mỏ sét Đội 3, xã Bản Vược, H. Bát Xát | 3239/QĐ-UBND | 31/10/2008 20 N | 24.600 m3/năm Công suất CB: 20 triệu viên gạch/Năm | KT: 7,2; CB: 3,5 |
37. | Công ty TNHH TM vận tải xăng dầu Quyết Thắng | Sét | Mỏ sét thôn Làng Dạ, xã Cam Đường, TP Lào Cai | 2102/GP-UBND | 14/8/2013 10 N | 30.000 | 10,3 |
38. | Công ty TNHH MTV Hưng Phát | Đá XD | Mỏ đá thôn Mã Tuyển, Xã Mường Khương, H. Mường Khương | 2522/GP-UBND | 10/9/2010 11 N | 30.000 | 2,56 |
39. | DNTN Đức Hạnh | Đá XD | Điểm đá XD thôn Bắc Ngầm, xã Xuân Quang, H. Bảo Thắng | 3530/GP-UBND | 04/12/2013 05 N | 70.000 | 3,0 |
40. | Công ty Xây lắp công trình Hồng Toàn | Đá XD | Mỏ đá xã Bản Cầm, H. Bảo Thắng | 2009/GP-UBND | 19/7/2010 Đến hết 2020 | 30.000 | 4,62ha |
41. | Công ty CP CP Nam Tiến Lào Cai | Đá XD | Mỏ đá xã Bản Cầm, H. Bảo Thắng | 1229/GP-UBND | 11/5/2010 Đến hết 20/5/2022 | 200.000 | 4,0 ha; TLĐC: 1.844.444 m3; TLKT: 1.660.000 m3 (VB điều chỉnh: 1886/UBND-CN ngày 26/5/2014) |
42. | Công ty TNHH Đông Hải | Đá XD | Mỏ đá Thôn Mã Tuyển 2, xã Mường Khương, H. Mường Khương | 1505/GP-UBND | 04/6/2010 Đến hết 2020 | 35.000 | 2,3 ha |
43. | Công ty TNHH Anh Nguyên | Đá XD | Mỏ đá Thôn Tả Hồ, xã Tà Chài, H Bắc Hà | 2021/GP-UBND | 16/8/2012 Đến hết T11/2025 | 45.000 m3/N | 1,35 |
Cát XD (GP thăm dò) | trên sông Chảy thuộc thôn Na Mãng, huyện Mường Khương | 1378/GP-UBND | 25/4/2017 03 tháng | GP thăm dò | 3,18 | ||
44. | Công ty TNHH MTV Kim Tuyến | Đá XD | Mỏ đá Tổ 12, k4+500, TT SaPa, H. SaPa | 793/GP-UBND | 05/4/2011 Từ T4/2011 Đến hết 2020 | 60.000 | 1,7 ha (QĐ điều chỉnh GP số; 2205/QĐ-UBND ngày 12/8/2014) |
45. | Công ty TNHH MTV Thiên Thanh | Đá XD | Mỏ đá Thôn Toòng Già, TT Phong Hải, H. Bảo Thắng | 70/GP-UBND | 12/01/2016 10 N (kể từ ngày gia hạn GP) | 40.000 m3/N | 4,5 |
46. | Công ty TNHH Thịnh Hoàn | Đá XD | Mỏ đá Thôn Nậm Tang, xã Bản Cầm, H. Bảo Thắng | 771/GP-UBND | 02/4/2013 05 N | 30.000 m3/N | 3,0 (QĐ đóng cửa mỏ số 2323/QĐ-UBND ngày 25/7/2016) |
47. | Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi | Đá XD | Mỏ đá Thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm, H. Bảo Thắng | 1099/GP-UBND | 15/4/2016 Đến hết 25/01/2019 | 45.000 m3/N | 3,88 (nhận CN từ Cty CPĐTXD và PT hạ tầng Vinaconex) |
48. | DNTN Khước Tĩnh | Đá XD | Mỏ đá thôn Lùng Tao, xã Bản Lầu, H. MK | 1337/GP-UBND | 04/6/2013 08 N | 15.000 m3/N | 0,8 |
49. | Công ty TNHH Cao Hà | Đá XD (GP gia hạn) | Mỏ đá Xã Na Hối, H. Bắc Hà | 4585/GP- UBND (Gia hạn) | 20/12/2016 05 N | 45.000 m3/N | 1,0 |
50. | DN Sơn Trung | Đá XD | Điểm đá Pá Chiêu, thôn Loong Chai, xã Khánh Yên Trung | 3829/GP-UBND | 24/12/2013 05 N | 15.000 m3/N | 1,5 ha |
51. | HTX Xuân Thành | Đá XD | Điểm đá Vạy Ú, thôn Noong Dờn, xã Khánh Yên Thượng | 3830/GP-UBND | 24/12/2013 05 N | 20.000 m3/N | 1,0 ha |
52. | DNTN Đức Mạnh | Đá XD | Thôn Cốc Sâm 3, xã Phong Niên, H Bảo Thắng | 1488/GP-UBND | 28/5/2015 Đến hết 09/7/2018 | 45.000 m3/N | 9,98 ha Nhận CN từ Cty CP than Sông Hồng |
53. | Công ty CP ĐT QT Sa Pa | Đá XD | Mỏ đá Thôn Tam Đỉnh, xã Sơn Thủy, H. Văn Bàn | 3014/GP-UBND | 10/9/2015 05 N | 45.000 | 2,73 ha |
54. | Công ty TNHH MTV Hoàng Liên Thanh | Đá XD (gia hạn) | Điểm đá thôn 1, TT Phong Hải, H Bảo Thắng | 3348/GP-UBND | 02/10/2015 04 N (từ 01/7/2015) | 20.000 | 4,0 |
55. | Công ty CP XL và Vận tải Long Vũ | Đá XD | Điểm đá thôn Nà Lộc, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn | 295/GP-UBND | 29/01/2016 07 N | 80.000 | 1.77 |
Cát XD | Mỏ cát trên sông Chảy, thuộc Bản Mỏ Đá, xã Tân Dương, H. Bảo Yên | 4060/GP-UBND | 16/11/2016 03 | 15.000 | 2,637 | ||
56. | Công ty TNHH MTV Duy Hiếu | Đá XD | Điểm đá Bản Mỏ Đá, xã Tân Dương, H Bảo Yên | 151/GP-UBND | 19/01/2016 15 N | 20.000 | 2,5 |
57. | Công ty TNHH XDTH Minh Đức | Đá XD (gia hạn) | Điểm mỏ đá thôn Nậm Tang, xã Bản Cầm, H Bảo Thắng | 521/GP-UBND | 01/3/2016 2,5 N | 100.000 | 2,58 |
Đá XD (gia hạn) | Điểm mỏ đá thôn Bắc Ngâm, xã Xuân Quang, H Bảo Thắng | 1015/GP-UBND | 08/4/2016 05 N (từ 21/6/2015) | 96.000 | 3,3 | ||
58. | Công ty TNHH MTV XD 189 | đá quarzit hàm lượng thấp làm VLXD thông thường | đá quarzit hàm lượng thấp làm VLXD thông thường thôn Bản Mẹt Ngoài, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà | 2352/GP-UBND | 29/7/2015 10 N | 35.000 | 9,5 |
59. | Công ty TNHH TMTH Thái Bảo | Đá XD | Điểm đá thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng - H Văn Bàn | 2912/GP-UBND | 06/9/2016 17 N | 50.000 | 12,8 (2,8+10) |
60. | Công ty CP XD giao thông 18 | Đá XD | Thôn Khe Bàn 2, xã Tân An, H. Văn Bàn | 3049/GP-UBND | 19/9/2016 4,5 N | 60.000 m3/N | 3,24 ha |
61. | Công ty TNHH Quang Hưng | Đá XD | mỏ đá Na Pủ Sáo, thôn Na Khuy, thị trấn Mường Khương | 526/GP-UBND | 20/02/2017 10 N | 20.000 | 1,5 |
62. | HTX Việt Hoàng | Cát XD | Trên sông Chảy, xã Bảo Nhai, Cốc Lầu, H. Bắc Hà | 3746/GP-UBND | 17/12/2012 Đến hết T12/2017 | 5.000 m3/N | 2,33 |
63. | Doanh nghiệp TN Thuận Ngân | Cát XD | Trên sông Chảy, Bản Mẹt Trong, xã Bảo Nhai, H. Bắc Hà | 164/GP-UBND | 19/01/2015 05 N tính từ 18/12/2014 (đến 18/12/2019) | 30.000 | 2,5 (QĐ nâng CS 30.000 m3/N số 2938/QĐ-UBND ngày 04/9/2015) |
64. | DNTN Sông Hồng | Cát XD | Trên Sông Hồng, thuộc P. Bắc Cường, xã Vạn Hòa, TP Lào Cai. | 77/GP-UBND | 10/01/2013 05 N | 10.000 m3/N | 4,7 |
65. | Công ty TNHH Minh Quang | Cát XD | Điểm cát trên Sông Chảy thuộc thôn Cốc Nghề, xã Bản Mê, H. Si Ma Cai. | 4114/GP-UBND | 21/11/2016 04 N (từ ngày 10/01/2017) | 3.000 m3/năm | 1,4 |
66. | HTX Tân Hồng | Cát XD | Điểm cát xã Vạn Hòa, P. Bình Minh, Nam Cường- TP.Lào Cai | 82/GP-UBND | 10/01/2013 05 N | 20.000 m3/N | 10,8 ha |
67. | Ông Hoàng Văn Nương | Cát XD | Trên sông Hồng thôn Tả Hà 1, xã Sơn Hải, H. Bảo Thắng | 165/GP-UBND | 19/01/2015 3 N (từ 23/01/2015) | 2.000 m3/N | 1,0 ha |
68. | Công ty TNHH Phú Hùng | Cát XD | Trên sông Hồng thôn Soi Lần, P Bình Minh - TP Lào Cai và thôn Cầu Xum, xã Thái Niên - H Bảo Thắng | 2162/GP-UBND | 14/7/2015 05 N | 10.000 m3/N | 4,2 |
69. | DNTN Cường Tuấn | Cát XD | Điểm cát Sông Hồng P. Xuân Tăng, P. Bình Minh- Lào Cai | 332/GP-UBND | 30/01/2015 03N (từ 01/01/2015) | 10.000 m3/năm | 3,55 ha |
70. | Công ty TNHH XDCT số VI | Cát XD | trên sông Hồng thuộc địa bàn thôn Soi Lần, P Bình Minh, TP Lào Cai và thôn Làng Giàng, H. Bảo Thắng. | 1951/GP-UBND | 25/6/2015 05 N | 10.000 m3/năm | 5,0 ha |
Cát XD | Trên sông Hồng thuộc thôn An Lạc, Tân Lập - P Bắc Cường và thôn Cánh Chín - xã Vạn Hòa - TP Lào Cai | 4376/GP-UBND | 05/12/2016 05 N | 30.000 m3/năm | 19,0 | ||
71. | Công ty TNHH An Trường Phú | Cát (XD) | Trên sông Hồng thuộc địa bàn thôn Soi Lần, P Bình Minh - TP Lào Cai | 2353/GP-UBND | 29/7/2015 05 N | 8.000 | 4,26 |
72. | HTX Cửa Ngòi | Cát (XD) | Trên sông Hồng thuộc địa bàn thôn Soi Lần, P Bình Minh - TP Lào Cai | 2756/GP-UBND | 26/8/2015 05 N | 10.000 | 2,14 |
73. | Doanh nghiệp TN sản xuất Công nghiệp | Cát (XD) | Trên sông Hồng thộc thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà | 4728/GP-UBND | 24/12/2015 05 N | 5.000 | 1,8 |
74. | Công ty CP ĐT XDTM Miền Bắc | Cát XD | Trên sông Chảy thuộc Bàn Mỏ Đá, Bản Mủng, Bản Rằm, Bản Nà Đò - xã Tân Dương - Bảo Yên | 1337/GP-UBND | 06/5/2016 03 N | 30.000 | 4,88 |
75. | Công ty CP XD TM Kiến Thịnh | Cát XD | Điểm cát trên sông Chảy thuộc các xã: Tân Dương, Xuân Hòa, Xuân Thượng- Bảo Yên | 1710/GP-UBND | 08/6/2016 05 N | 60.000 | 1,59 |
76. | Công ty CP ĐT và XD Hương Giang | Cát XD | Điểm cát suối Ngòi Bo, xã Gia Phú, H. Bảo Thắng | 1123/GP-UBND | 20/4/2016 03 N | 5.000 | 4,01 (1,65+0,755+1,605) |
77. | Công ty TNHH Minh Quang | Cát XD | Điểm cát trên Sông Chảy thuộc thôn Cốc Nghề, xã Bản Mế, H. Si Ma Cai. | 4114/GP-UBND | 21/11/2016 04 N (từ ngày 10/01/2017) | 3.000 m3/năm | 1,4 |
78. | Công ty TNHH Anh Tuấn | Cát XD | Trên sông Chảy, xã Tân Dương, Xuân Hòa, Việt Tiến - H Bảo Yên | 106/GP-UBND | 11/01/2017 05 N | 25.000 m3/năm | 9,5 (UB cho phép nhận lại tài liệu thăm dò, của Cty Gia Phát) |
79. | Công ty TNHH XDTM Ngọc Kỳ | Cát XD | trên sông Chảy thuộc Bản 6, Đồng Mòng - xã Long Khánh và thôn Già Thượng - xã Việt Tiến -H. Bảo Yên | 807/GP-UBND | 13/3/2017 | 03 tháng (GP thăm dò) | 1,0 |
80. | Công ty TNHH MTV Hoàng Liên Thanh | Cát XD | trên sông Chảy thuộc các xã: Cốc Lầu, Bảo Nhai và Nậm Đét, huyện Bắc Hà | 823/GP-UBND | 15/3/2017 | 03 tháng (GP thăm dò) | 5,95 ha |
81. | Công ty TNHH MTV XD Khánh Linh | Cát XD | trên suối Chăn, xã Hòa Mạc, huyện Văn Bàn | 824/GP-UBND | 15/3/2017 | 03 tháng (GP thăm dò) | 7,9 ha |
82. | Công ty TNHH MTV Ngọc Hà | Cát XD | trên sông Chảy thuộc thôn 5 Vài Siêu, xã Thượng Hà và Bản Rằm, Bản Mỏ Siêu, xã Tân Dương, huyện Bảo Yên | 825/GP-UBND | 15/3/2017 | 03 tháng (GP thăm dò) | 5,53 ha |
83. | Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi | Cát XD | trên sông Chảy thuộc địa phận xã Bản Cái - huyện Bắc Hà và các xã: Điện quan, Thượng Hà, Tân Dương - huyện Bảo Yên | 936/GP-UBND | 24/3/2017 | 03 tháng (GP thăm dò) | 31,09 |
84. | Công ty TNHH MTV TM Minh Thắng | Cát XD | trên sông Hồng thuộc thôn An Trà và An Thắng, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng | 1008/GP-UBND | 30/3/2017 | 03 tháng (GP thăm dò) | 6,46 |
85. | Công ty TNHH MTV Dịch vụ Tân Hưng Thịnh | Cát XD | trên sông Chảy thuộc khu vực Bến Cóc - xã Việt Tiến, Bản 4 - xã Long Phúc và Bản 8 - xã Long Khánh, huyện Bảo Yên | 1129/GP-UBND | 11/4/2017 | 03 tháng (GP thăm dò) | 5,98 |
86. | Công ty CP Vạn Lộc Vĩnh Phúc | Cát XD | trên sông Chảy thuộc thôn Hòn Nón và Hàm Rồng - xã Việt Tiến và Bản 6, Đồng Mòng - xã Long Khánh, huyện Bảo Yên | 1176/GP-UBND | 13/4/2017 | 03 tháng (GP thăm dò) | 18,9 |
PHỤ LỤC SỐ 2:
DANH SÁCH CÁC GIẤY PHÉP BỊ THU HỒI VÀ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP
I. DANH SÁCH CÁC GIẤY PHÉP ĐÃ THU HỒI
STT | Số, ngày ký QĐ thu hồi | Tên tổ chức, cá nhân được KT bị thu hồi | Số, ngày cấy phép | Khoáng sản | Tên, vị trí mỏ | Lý do thu hồi |
NĂM 2005 | ||||||
1 | 853/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 | HTX VLXD Đồng Tuyển | 2659/QĐ-CT ngày 15/10/2004 | Sét làm gạch thủ công | Mỏ sét làm gạch thôn Tân Hồng xã Bản Qua, H. Bát Xát |
|
NĂM 2006 | ||||||
2 | 1302/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 | Công ty TNHH Lan Anh | 772/QĐ-UBND ngày 28/3/2006 và 584/QĐ-CT ngày 05/3/2004 | Sắt | Mỏ sắt Đồi Gianh - Bản Lầu - Mường Khương và mỏ sắt Văn Sơn - H Văn Bàn |
|
NĂM 2008 | ||||||
3 | 3726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | Công ty xây lắp Cương Lĩnh | 18/QĐ-UBND ngày 5/11/2005 | olomite | thành châu, Hợp thành, TP Lào Cai | Vi phạm QĐ 71/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của TTCP về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với HĐ khai thác khoáng sản |
4 | 3726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | 288/QĐ-UBND ngày 27/1/2006 | Cao lanh | Vĩ Kim, Bắc Cường | nt | |
5 | 3726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | Doanh nghiệp sản xuất VLXD Xuân Hanh | 500/QĐ-UBND ngày 3/3/2006 | Sét | Khu 8 thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên | nt |
6 | 3726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | Công ty TNHH Anh Nguyên | 171/QĐ-UBND ngày 19/1/2006 | Đá | Na Kim, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà | nt |
7 | 3726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | Doanh nghiệp Minh Quân | 359/QĐ-UBND ngày 14/2/2006 | Đá | Làng Bon, xã Minh Tân, huyện Bảo Yên | nt |
8 | 3 726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | Ông Vi Văn Hùng | 1126/QĐ-UBND ngày 8/5/2006 | Cát, sỏi | Bản 6, xã Long Khánh, huyện Bảo Yên | nt |
9 | 3726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | Ông Lã Văn Sơn | 1161/QĐ-UBND ngày 8/5/2006 | Cát | Khu 2, thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên | nt |
10 | 3726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | Ông Trần Ngọc Mễ | 1163/QĐ-UBND ngày 8/5/2006 | Sét | Bản 4, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên | nt |
11 | 3726/QĐ-UBND ngày 8/12/2008 | HTX Đại Thịnh | 836/QĐ-UBND ngày 12/4/2007 | Cát | Ngòi Chăn, xã Nậm Dạng, huyện Văn Bàn | nt |
NĂM 2012 | ||||||
12 | 790/QĐ-UBND ngày 13/4/2012 | Công ty TNHH MTV Ngọc Thái Sơn | 71/GP-UBND ngày 9/1/2009 | đá | Thôn Cung 3, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng | Công ty xin trả lại |
13 | 817/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 | Công ty TNHH MTV Gia Lương | 2355/GP-UBND ngày 25/8/2008 | Đá Quaczit | Thôn Bản Tàng, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát | Vi phạm khoản 3 Điều 55 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của CP |
14 | 818/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 | Công ty TNHH Khánh Minh | 1093/GP-UBND ngày 16/5/2007 | Chì kẽm | Cao Sơn, huyện Mường Khương | Vi phạm khoản 3 Điều 55 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của CP |
15 | 819/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 | Công ty TNHH Quang Hưng | 1521/QĐ-UBND ngày 29/6/2007 | Đá | Thôn Mã Tuyển, huyện Mường Khương | Vi phạm khoản 3 Điều 55 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của CP |
NĂM 2014 | ||||||
16 | 4020/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 | Công ty TNHH An Trường Phú | 1498/GP-UBND ngày 4/6/2010 | đá | Bản Lọt, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng | Vi phạm điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản (sau 12 tháng, không XDCB mỏ) |
17 | 4019/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 | Công ty CP SX XNK Minh Thành | 3173/GP-UBND ngày 8/11/2010 | đá | Bản Làn, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương | Vi phạm điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản (sau 12 tháng, không XDCB mỏ) |
18 | 4018/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 | Công ty TNHH TM Tuấn Anh | 2639/GP-UBND ngày 20/9/2010 | Đất | Thôn Hồng Cam, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên | Vi phạm điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản (sau 12 tháng, không XDCB mỏ) |
19 | 4101 /QĐ-UBND ngày 25/12/2014 | Doanh nghiệp TN Đức Mạnh | 2141/GP-UBND ngày 4/8/2010 | đá | Cốc Sâm, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng | Vi phạm trong sử dụng VLNCN |
20 | 1755/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 | Công ty CP ĐT TM & XD Thăng Long | 478/GP-UBND ngày 01/3/2010 | đá | Thôn Ả Dõng, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng | Vi phạm điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản (sau 12 tháng, không XDCB mỏ) |
NĂM 2015 | ||||||
21 | 2592/QĐ-UBND ngày 18/8/2015 | Công ty CP SXXNK Phú Hưng | 927/GP-UBND ngày 15/4/2010 | Đất | Thôn Hải Khê, xã Bản Qua, huyện Bát Xát | Vi phạm điểm a khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản (sau 12 tháng, không XDCB mỏ) |
II. DANH SÁCH CÁC GIẤY PHÉP TRẢ LẠI
STT | Số, ngày ký QĐ Trả lại | Tên tổ chức, cá nhân được được trả lại | Số, ngày cấp giấy phép | Khoáng sản | Tên, vị trí mỏ | Lý do trả lại |
1 | 1763/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 | Công ty TNHH XD TH Minh Đức | 1514/GP-UBND ngày 4/6/2010 | Đá | Thôn Ngầu, Võ Lao, huyện Văn Bàn | Doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục hoạt động |
2 | 2380/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 | Công ty CP KK Minh Đức | 814/GP-UBND ngày 7/4/2010 | Đá | Thôn Khe Lếch, Thiện Phùng, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn | nt |
3 | 3111/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 | Công ty CP Ecotech Việt Nam | 171/QĐ-UBND ngày 22/1/2010 | Vàng sa khoáng | Trên sông, suối - huyện Văn Bàn | nt |
PHỤ LỤC SỐ 3:
DANH CÁC KHU VỰC CÓ KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ
Khu vực/khoáng sản | Tên điểm | Hệ tọa độ VN-2000 | Diện tích (km2) | Ghi chú | |
X(m) | XM | ||||
KV 1: Cao lanh Thái Niên - Bảo Thắng | 1 2 3 4 | 2478659 2479059 2478109 2477809 | 431587 432062 432662 432224 | 0,629 |
|
KV 2: Cao lanh - mica thôn Lạng I (Thái Niên - Bảo Thắng) | 5 6 7 8 | 2479969 2479849 2479994 2480124 | 431012 431112 431287 431102 | 0,037 | Một phần trùng với mỏ cao lanh - mica của Công ty Khai Phát |
KV 3: Cao lanh - mica thôn Lạng II (Thái Niên - Bảo Thắng) | 9 10 11 12 | 2480514 2480524 2480349 2480339 | 430182 430287 430302 430202 | 0,018 |
|
KV 4: Cao lanh - mica thôn Lạng III (Thái Niên - Bảo Thắng) | 13 14 15 16 | 2480559 2480624 2480384 2480319 | 430567 430652 430842 430762 | 0,032 |
|
KV 5: Mica - felspat (Thái Niên - Bảo Thắng) | 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 | 2479250 2479341 2479184 2479175 2479022 2478912 2479029 2479578 2480137 2479869 2479499 | 431094 431142 431325 431669 431914 431863 431340 430981 430769 431299 431186 | 0,294 | Là 02 khu vực đã cấp giấy phép khai thác cho Công ty Khai Phát |
PHỤ LỤC SỐ 4:
DANH CÁC KHU VỰC KHOÁNG SẢN DỮ TRỮ QUỐC GIA
Khu vực/ khoáng sản | Tên điểm | Hệ tọa độ VN-2000 (KTT: 1040 45’, MC 3°) | Diện tích (km2) | Tài nguyên dữ trữ | |
X(m) | Y (ra) | ||||
Apatit (Vùng Lũng Pô - Bát Xát) | 1 | 2519440 | 385133 |
|
|
2 | 2520442 | 386332 | 43 | 0,1 tỷ tấn | |
3 | 2498973 | 407473 | |||
4 | 2498171 | 406474 |
|
| |
Apatit (Bát Xát - Ngòi Bo) | 5 | 2460218 | 439945 | 195 | 1,41 tỷ tấn |
6 | 2462524 | 443442 | |||
7 | 2477007 | 431115 | |||
8 | 2487790 | 419194 | |||
9 | 2498973 | 407473 | |||
10 | 2498171 | 406474 | |||
11 | 2484986 | 417198 | |||
12 | 2478187 | 418710 | |||
13 | 2473704 | 429320 | |||
Apatit (Ngòi Bo- Bảo Hà) | 14 | 2443833 | 452075 | 94 | 0,09 tỷ tấn |
15 16 | 2453522 2460218 | 443557 439945 | |||
17 | 2462524 | 443442 | |||
18 | 2443741 | 456877 | |||
Mỏ đất hiếm Mường Hum (huyện Bát Xát) | A | 2491044 | 391182 | 30 | 44 ngàn tấn |
B C | 2492550 2485056 | 394680 399194 | |||
D | 2483252 | 397096 |