Quyết định 36/1999/QĐ-UB

Quyết định 36/1999/QĐ-UB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Quyết định 36/1999/QĐ-UB nhiệm vụ quyền hạn tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh đã được thay thế bởi Quyết định 109/2004/QĐ-UB chức năng nhiệm vụ quyền hạn bộ máy quan hệ công tác Sở Công nghiệp Bắc Ninh và được áp dụng kể từ ngày 21/07/2004.

Nội dung toàn văn Quyết định 36/1999/QĐ-UB nhiệm vụ quyền hạn tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh


UBND TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/1999/QĐ-UB

Bắc Ninh, ngày 10 tháng 4 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA SỞ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Thông tư Liên Bộ số 18/LB-TT ngày 29/6/1996 của Bộ Công nghiệp - Ban Tổ chức - Cán bộ chính phủ, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

Xét đề nghị của Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Bắc Ninh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, các sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan, UBND các huyện thị xã căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Văn Luật

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA SỞ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP BẮC NINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 36/1999/QĐ-UB ngày 10 tháng 4 năm 1999 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Điều 1: Vị trí, chức năng:

Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (viết tắt CN-TTCN) là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành công nghiệp bao gồm: Cơ khí luyện kim, điện tử, tin học, hoá chất, địa chất, tài nguyên, khoáng sản, mỏ (bao gồm cả than, dầu mỏ, khí đốt và đá quý) điện và công nghiệp tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công nghiệp.

Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn:

1- Giúp UBND tỉnh xây dựng các văn bản pháp quy (quyết định, chỉ thị..) để thực hiện Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp luật thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; ban hành các văn bản theo thẩm quyền.

2- Xây dựng, trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch về phát triển công nghiệp, lưới điện, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tổ chức chỉ đạo thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

3- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thực hiện các quy định về tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật, an toàn công nghiệp theo quy định của Chính phủ, Bộ Công nghiệp và UBND tỉnh.

4- Nghiên cứu, tổng hợp các kiến nghị của cơ sở, để đề xuất với Chính phủ, Bộ Công nghiệp bổ sung, sửa đổi các chính sách về kinh doanh của công nghiệp trên địa bàn tỉnh, hoặc kiến nghị với UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền.

5- Giúp UBND tỉnh quản lý việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo Luật Khoáng sản và các quy định khác của Chính phủ, của Bộ Công nghiệp.

6- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện năng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ, Bộ Công nghiệp và UBND tỉnh.

7- Quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công nghiệp và UBND tỉnh.

8- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong các ngành sản xuất công nghiệp do Sở quản lý.

9- Trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án: Đầu tư chiều sâu, các dự án mới, các dự án hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài về sản xuất công nghiệp do Sở quản lý theo phân cấp của UBND tỉnh.

10- Tham gia với Sở Kế hoạch-Đầu tư thẩm định việc thành lập Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ngành, các tổ chức trong việc tổ chức, sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước trong ngành công nghiệp theo sự phân công của UBND tỉnh.

11- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo sự phân cấp của UBND tỉnh.

12- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các Doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh, về sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo phân công hiện hành của tỉnh. Thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng, quý, năm theo quy định hoặc yêu cầu đột xuất đối với các cơ quan có thẩm quyền.

13- Thực hiện công tác thanh tra Nhà nước và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

14- Cấp và thu hồi các loại giấy phép thuộc lĩnh vực do Sở quản lý theo quy định của pháp luật và sự phân công, uỷ quyền của UBND tỉnh.

15- Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên ngành nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn làm công tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - điện ở các huyện, thị xã trong tỉnh.

16- Thực hiện hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp điện - tài nguyên khoáng sản thuộc Sở, được Bộ Công nghiệp uỷ quyền và UBND tỉnh giao.

17- Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành công nghiệp ở địa phương trình UBND tỉnh.

18- Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức, tài sản, kinh phí của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

19- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

1- Lãnh đạo Sở có: Giám đốc và các Phó Giám đốc.

Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Sở và quản lý Nhà nước chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trên từng lĩnh vực do Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.

Các Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Sở và Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.

2- Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở gồm:

Phòng Kế hoạch.

Phòng Kỹ thuật - Quản lý tài nguyên khoáng sản.

Phòng Quản lý điện.

Phòng Quản lý công nghiệp ngoài quốc doanh.

Phòng Tổ chức - Tổng hợp.

Thanh tra Sở.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Trưởng phòng, Phó phòng của Sở thực hiện theo phân cấp quản lý công tác tổ chức và cán bộ hiện hành của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Biên chế của Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh nằm trong tổng biên chế của tỉnh Bắc Ninh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Điều 4: Mối quan hệ công tác:

1- Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công nghiệp.

2- Đối với các Sở, Ban, ngành trong tỉnh, Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp là mối quan hệ phối hợp trên cơ sở hợp tác, giúp đỡ tạo điều kiện, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3- Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp và bộ phận quản lý Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp của Phòng Nông nghiệp về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý Nhà nước về điện, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Điều 5: Tổ chức thực hiện:

1- Căn cứ quy định trên đây, Giám đốc Sở Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã triển khai tổ chức thực hiện.

2- Giám đốc Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có trách nhiệm xây dựng Quy chế làm việc của Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn các phòng, ban chuyên môn và đơn vị thuộc Sở.

3- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Giám đốc Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 36/1999/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu36/1999/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/04/1999
Ngày hiệu lực10/04/1999
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/07/2004
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 36/1999/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 36/1999/QĐ-UB nhiệm vụ quyền hạn tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 36/1999/QĐ-UB nhiệm vụ quyền hạn tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu36/1999/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bắc Ninh
                Người kýNgô Văn Luật
                Ngày ban hành10/04/1999
                Ngày hiệu lực10/04/1999
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/07/2004
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 36/1999/QĐ-UB nhiệm vụ quyền hạn tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 36/1999/QĐ-UB nhiệm vụ quyền hạn tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh