Quyết định 37/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định trình tự ban hành rà soát văn bản Trà Vinh đã được thay thế bởi Quyết định 257/QĐ-UBND 2017 văn bản quy phạm hết hiệu lực Hội đồng Ủy ban Trà Vinh và được áp dụng kể từ ngày 27/02/2017.
Nội dung toàn văn Quyết định 37/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định trình tự ban hành rà soát văn bản Trà Vinh
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2013/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 02 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 31/2012/QĐ-UBND NGÀY 06/11/2012 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1059/TTr-STP ngày 22/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về trình tự, thủ tục ban hành, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 06/11/2012 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND:
“Điều 7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp được thường xuyên rà soát để kịp thời kiến nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới khi:
a) Cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới có quy định liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đang còn hiệu lực, hoặc do tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thay đổi làm cho nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp không còn phù hợp.
b) Nhận được kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân về việc phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đang còn hiệu lực, có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp.
2. Sở Tư pháp là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành mình.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện - thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn do mình quản lý”.
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 24 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND:
“2. Trước khi gửi Sở Tư pháp thẩm định, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi lấy ý kiến Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh.”
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Điều 24 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND:
“4. Trách nhiệm của Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp trong việc tham gia ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính”.
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 25 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND:
“2. Hồ sơ gửi thẩm định, bao gồm: Ngoài thành phần hồ sơ gửi theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Quy định này, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP văn bản tham gia ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính của Phòng kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp, báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có ý kiến góp ý của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp.
Phòng Xây dựng và Thi hành văn bản QPPL thuộc Sở Tư pháp không tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị thẩm định nếu dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định về thủ tục hành chính chưa có ý kiến góp ý của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp về quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản.”
5. Sửa đổi, bổ sung Chương V của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND:
Chương V
RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN
Mục 1. RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 35. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện
Khi có căn cứ liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật của địa phương làm cho nội dung của văn bản địa phương không còn phù hợp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm phân công người thực hiện rà soát văn bản.
Điều 36. Thực hiện rà soát văn bản
Người được phân công tiến hành rà soát văn bản thực hiện rà soát văn bản, như sau:
1. Lập hồ sơ rà soát văn bản:
a) Lập phiếu rà soát văn bản quy phạm pháp luật (Theo Mẫu 01 được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/NĐ-CP hệ thống hóa văn bản">09/2013/TT-BTP);
b) Văn bản quy phạm pháp luật được rà soát;
c) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên vừa mới ban hành có quy định liên quan đến văn bản được rà soát; hoặc văn bản xác định sự thay đổi tình hình kinh tế - xã hội của địa phương;
d) Văn bản lấy ý kiến và văn bản phúc đáp của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp;
đ) Báo cáo kết quả rà soát của người được phân công rà soát văn bản trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
e) Văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị kiến nghị xử lý kết quả rà soát (nếu có);
g) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Vào sổ theo dõi văn bản quy phạm pháp luật được rà soát (Theo Mẫu 02 được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/NĐ-CP hệ thống hóa văn bản">09/2013/TT-BTP).
3. Kết quả rà soát văn bản của từng cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm:
Hàng năm, văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 được lập thành danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần (Theo Mẫu 03 được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/NĐ-CP hệ thống hóa văn bản">09/2013/TT-BTP).
Điều 37. Chuyển giao kết quả rà soát văn bản đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp
Hàng năm, chậm nhất là ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chuyển đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp kết quả rà soát văn bản của năm trước.
Điều 38. Công bố kết quả rà soát văn bản
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp
Chậm nhất là ngày 20 tháng 01, sau khi nhận được kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, lập hồ sơ, chuyển đến Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân công bố.
Hình thức văn bản công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần là văn bản hành chính.
2. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc trách nhiệm rà soát của cấp mình trước ngày 30 tháng 01.
Văn bản công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp tỉnh phải được đăng công báo và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Văn bản công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp huyện phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có).
Điều 39. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo Công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 theo hướng dẫn của Phòng Tư pháp cấp huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp mình trước ngày 30 tháng 01 của năm kế tiếp.
Hình thức văn bản công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần là văn bản hành chính.
Văn bản công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Mục 2. HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 40. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm phân công người thực hiện hệ thống hóa văn bản.
1. Hệ thống hóa định kỳ
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đang còn hiệu lực, được hệ thống hóa định kỳ và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần.
Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố là ngày 31 tháng 12 của năm thứ 05 tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
2. Hệ thống hóa kỳ đầu
Thời điểm hệ thống hóa kỳ đầu là ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Điều 42. Thực hiện hệ thống hóa văn bản
1. Lập các danh mục văn bản quy phạm pháp luật theo quy định
a) Danh mục tổng hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa;
b) Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần;
c) Danh mục văn bản còn hiệu lực;
d) Danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới. (Theo Mẫu 04, 05, 06, 07 được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/NĐ-CP hệ thống hóa văn bản">09/2013/TT-BTP).
2. Tiêu chí sắp xếp văn bản trong Tập hệ thống hóa văn bản
a) Theo lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của từng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Theo thứ bậc hiệu lực của văn bản (nghị quyết, quyết định, chỉ thị);
c) Theo trình tự thời gian ban hành, sắp xếp thứ tự từ văn bản ban hành trước đến văn bản ban hành sau.
3. Kết quả hệ thống hóa văn bản của từng cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm:
a) 04 danh mục văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu hệ thống hóa.
(Theo Mẫu 04, 05, 06, 07 được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/NĐ-CP hệ thống hóa văn bản">09/2013/TT-BTP) b) Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực;
Điều 43. Chuyển giao kết quả hệ thống hóa văn bản đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp
Kết thúc kỳ hệ thống hóa 05 năm, chậm nhất là ngày 20 tháng 01 của năm mới, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chuyển đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp kết quả hệ thống hóa của kỳ 05 năm.
Điều 44. Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp
Chậm nhất là ngày 10 tháng 02, sau khi nhận được kết quả hệ thống hóa của các cơ quan, đơn vị; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, lập hồ sơ, chuyển đến Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân công bố.
Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa là văn bản hành chính.
2. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện
Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân công bố kết quả hệ thống hóa thuộc trách nhiệm rà soát của cấp mình trước ngày 28 tháng 02.
Kết quả hệ thống hóa được đăng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của huyện (nếu có).
Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp tỉnh được đăng công báo.
Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp huyện được niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 45. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Định kỳ 05 năm một lần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo Công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo hướng dẫn của Phòng Tư pháp cấp huyện.
Kết thúc kỳ hệ thống hóa 05 năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố kết quả hệ thống hóa của cấp mình trước ngày 28 tháng 02 của năm mới.
Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa là văn bản hành chính.
Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp huyện được niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |