Quyết định 37/2016/QĐ-UBND

Quyết định 37/2016/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Nội dung toàn văn Quyết định 37/2016/QĐ-UBND duyệt quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản Lạng Sơn 2020 2030


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2016/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 29/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng và Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng (viết tắt là VLXD) thông thường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm quy hoạch

- Phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn.

2. Mục tiêu quy hoạch

- Đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,5%/năm và đáp ứng tối đa nhu cầu VLXD cho các công trình hạ tầng giao thông, đô thị đặc biệt là các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn; cấp phép các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; tăng cường điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn, xử lý và chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

- Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc thù vùng miền núi và dân cư của tỉnh; ổn định năng lực khai thác của các cơ sở hiện có trong tỉnh.

- Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương nơi có khoáng sản theo luật định.

- Đưa ra số liệu về diện tích, tọa độ các điểm mỏ; dự kiến trữ lượng tài nguyên, xác định quy mô, công suất khai thác và yêu cầu về công nghệ khai thác phù hợp.

3. Phạm vi quy hoạch

Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm các loại khoáng sản sau đây: Đá vôi, cát, sỏi, sét gạch ngói và đất san lấp.

4. Dự báo nhu cầu sử dụng - Phương án quy hoạch

4.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đến năm 2020

- Đất sét: 77.000 m3/năm.

- Đá nghiền: 261.000 m3/năm.

- Đá xây dựng: 3.845.000 m3/năm.

- Cát xây dựng:             1.448.000 m3/năm.

- Đất san lấp: 2.217.000 m3/năm.

4.2. Phương án quy hoạch

4.2.1. Quy hoạch thăm dò khoáng sản

a) Giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến đưa vào thăm dò 59 mỏ với tổng diện tích là 3.069,38 ha, gồm:

- Đá vôi: Giai đoạn 2016-2020 sẽ không bổ sung quy hoạch thăm dò đối với các huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia, Văn Lãng, Tràng Định và Cao Lộc do các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác còn trữ lượng và thời hạn của 40 mỏ với trữ lượng là 404.902.373m3. Trong kỳ quy hoạch bổ sung 05 mỏ mới, với tổng diện tích là 500ha, gồm: huyện Văn Quan 2 mỏ huyện Bắc Sơn 3 mỏ.

- Cát, sỏi: Quy hoạch thăm dò mới 13 mỏ, với tổng diện tích là 1.989ha, gồm: huyện Hữu Lũng 02 mỏ, huyện Lộc Bình 02 mỏ, huyện Bình Gia 01 mỏ, huyện Văn Lãng 01 mỏ, huyện Tràng Định 03 mỏ, huyện Cao Lộc 02 mỏ và huyện Đình Lập 02 mỏ.

- Đất sét: Quy hoạch thăm dò mới 05 mỏ, với tổng diện tích là 29,8ha, chủ yếu ở huyện Hữu Lũng.

- Cát kết: Quy hoạch thăm dò mới 03 mỏ, với tổng diện tích là 22ha, chủ yếu ở huyện Tràng Định.

- Đất san lấp: Quy hoạch thăm dò mới 33 mỏ, với tổng diện tích là 528,58ha, gồm: huyện Hữu Lũng 10 mỏ, huyện Chi Lăng 05 mỏ, thành phố Lạng Sơn 03 mỏ, huyện Cao Lộc 01 mỏ, huyện Lộc Bình 04 mỏ, huyện Bắc Sơn 03 mỏ, huyện Văn Quan 01 mỏ, huyện Bình Gia 02 mỏ, huyện Tràng Định 02 mỏ và huyện Đình Lập 02 mỏ.

b) Giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến đưa vào thăm dò 26 mỏ, với tổng diện tích là 1.930,1 ha, gồm:

- Đá vôi: Giai đoạn này bổ sung thăm dò thêm 06 mỏ, với tổng diện tích là 223,6ha, gồm: huyện Văn Quan 01 mỏ, huyện Bình Gia 01 mỏ, huyện Văn Lãng 01 mỏ, huyện Tràng Định 01 mỏ và huyện Bắc Sơn 02 mỏ.

- Cát, sỏi: Quy hoạch thăm dò mới 10 mỏ, với tổng diện tích là 1.273ha, gồm: huyện Hữu Lũng 03 mỏ, huyện Lộc Bình 02 mỏ, huyện Bình Gia 01 mỏ, huyện Văn Lãng 01 mỏ, huyện Tràng Định 02 mỏ và huyện Đình Lập 01 mỏ.

- Đất san lấp: Quy hoạch thăm dò mới 10 mỏ, với tổng diện tích 433,5 ha, thăm dò chủ yếu ở các huyện Hữu Lũng 4 mỏ, huyện Chi Lăng 1 mỏ, TP Lạng Sơn 1 mỏ, huyện Cao Lộc 1 mỏ, huyện Lộc Bình 2 mỏ và huyện Văn Quan 1 mỏ.

c) Giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến đưa vào thăm dò 35 mỏ, với tổng diện tích là 3.087 ha, gồm:

- Đá vôi: dự kiến đưa vào thăm dò 22 mỏ, với tổng diện tích là 1.476ha, gồm: huyện Hữu Lũng 13 mỏ, huyện Chi Lăng 01 mỏ, huyện Văn Quan 01 mỏ, huyện Bình Gia 02 mỏ, huyện Văn Lãng 01 mỏ, huyện Tràng Định 02 mỏ, huyện Bắc Sơn 01 mỏ và huyện Cao Lộc 01 mỏ.

- Cát, sỏi: dự kiến đưa vào thăm dò gồm 12 mỏ, với tổng diện tích là 1.567ha, gồm: huyện Hữu Lũng 02 mỏ, huyện Lộc Bình 03 mỏ, huyện Bình Gia 01 mỏ, huyện Văn Lãng 01 mỏ, huyện Tràng Định 02 mỏ và huyện Cao Lộc 03 mỏ. 0

- Đất san lấp: Giai đoạn này đưa vào thăm dò 1 mỏ, với diện tích là 44ha, thăm dò ở huyện Chi Lăng.

(Phương án quy hoạch thăm dò tại Phụ lục III, IV, V kèm theo)

4.2.2. Quy hoạch khai thác khoáng sản

a) Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục cho khai thác ở các mỏ đã cấp phép khai thác còn hạn và đưa vào khai thác các mỏ đã quy hoạch thăm dò mới (59 mỏ) thể hiện tại Phụ lục VII - Tổng hợp quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020.

b) Định hướng giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục cho khai thác ở các mỏ đã cấp phép khai thác còn hạn giai đoạn trước chuyển sang và đưa vào khai thác các mỏ đã quy hoạch thăm dò mới (26 mỏ) thể hiện tại Phụ lục IX - Tổng hợp quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025.

c) Định hướng giai đoạn 2026 - 2030: Tiếp tục cho khai thác ở các mỏ đã cấp phép khai thác còn hạn giai đoạn trước chuyển sang và đưa vào khai thác các mỏ đã quy hoạch thăm dò mới (35 mỏ) thể hiện tại Phụ lục XI - Tổng hợp quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2026 - 2030.

4.2.3. Quy hoạch sử dụng khoáng sản

a) Đối với đá, cát, sỏi xây dựng: dự báo nhu cầu sử dụng đá, cát vẫn tiếp tục tăng mạnh. Điều kiện khai thác và giao thông đối với các mỏ đá, cát ở Lạng Sơn tương đối thuận lợi để cung cấp cho các dự án xây dựng của tỉnh đảm bảo nhu cầu theo dự báo. Riêng đối với đá xây dựng cần phải liên kết với các địa phương lân cận để hình thành vùng nguyên liệu mang tính bền vững và lâu dài.

b) Đối với vật liệu xây: tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, tuy nhiên việc sản xuất vật liệu xây sử dụng nguyên liệu đất sét nung sẽ giảm dần và xóa bỏ hoàn toàn các loại gạch sản xuất bằng lò thủ công nhằm bảo vệ sự bền vững tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái thay vào đó là sử dụng vật liệu xây không nung với cốt liệu khác nhau, chỉ duy trì hạn chế một số lò gạch tuynen. Dự báo tới năm 2020 chỉ còn khoảng 55 triệu viên gạch xây sử dụng nguyên liệu đất sét nung cho một số công trình có kiến trúc đặc thù, một số công trình sử dụng vốn ngoài ngân sách, còn lại chủ yếu sử dụng loại vật liệu xây không nung (khoảng 245 triệu viên).

c) Đất san lấp: giai đoạn từ nay đến năm 2020, việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp, xây dựng các khu đô thị mới, đặc biệt là cung cấp cho làm đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn và công trình Hồ chứa nước Bản Lải (ước tính 2 công trình này sử dụng khoảng 4 triệu m3 đất) và địa bàn lân cận.

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

5.1. Giải pháp về quản lý Nhà nước

- Nhà nước thống nhất quản lý Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng thông thường nói riêng; tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có nguyện vọng đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

- Các cơ quan chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra, cập nhật tình hình thực hiện Quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản, phục hồi môi trường tránh tình trạng chồng chéo với các quy hoạch khác.

- Không cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh thăm dò, khai thác chưa đủ điều kiện (theo Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012).

- Khi cấp giấy phép khai thác, các cơ quan chuyên môn sẽ phải tính toán rất chi tiết từng yếu tố đảm bảo an toàn trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Quản lý, chỉ đạo chặt chẽ nội dung trên vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật, an toàn về môi trường, môi sinh và trật tự an ninh xã hội, không thất thu ngân sách, bảo đảm việc khai thác theo quy hoạch.

- Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn giúp các cấp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản cấp cơ sở. UBND huyện và UBND cấp xã cần quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ tham mưu về quản lý các hoạt động khoáng sản, chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác bố trí, đào tạo cán bộ giúp UBND các cấp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

5.2. Giải pháp về vốn

Lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm lực về vốn và có năng lực về kỹ thuật, công nghệ bỏ vốn ra thực hiện khảo sát, thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản; khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đổi mới, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến phục vụ cho khai thác chế biến khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

5.3. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ

- Ưu tiên sử dụng công nghệ và thiết bị trong nước, chỉ nhập một số thiết bị nước ngoài có chất lượng nổi trội hẳn và đặc thù riêng đối với khoáng sản làm VLXD thông thường; nhưng cũng phải quan tâm đến tính đồng bộ, tận thu tối đa tài nguyên và không gây tác động xấu đến môi trường.

- Đối với các mỏ đã và đang tiến hành khai thác, chế biến, các cơ sở sản xuất...cần đánh giá lại trình độ công nghệ để có phương án đầu tư mới hoặc cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường... với phương châm: Công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại trên cơ sở tận dụng thiết bị, công nghệ đang có; đầu tư vào những khâu then chốt, quan trọng.

- Đối với các mỏ đá vôi khai thác phải tận dng tối đa những sản phẩm đá mạt để cung cấp cho sản xuất gạch không nung.

- Đối với các cơ sở chế biến sâu đầu tư mới: Các nhà đầu tư nhất thiết phải lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại trên thế giới. Trang bị đầy đủ thiết bị phân tích, kiểm tra....Thiết bị bảo vệ và xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất.

5.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Các chủ đầu tư cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân trong ngành khai thác khoáng sản như kỹ thuật khai thác, chỉ huy nổ mìn và thợ mìn… Bồi dưng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý doanh nghiệp, giám đốc điều hành mỏ để nâng cao trình độ quản lý, năng lực điều hành.

- Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động trong các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện di dời tái định cư bởi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Ưu tiên tuyển lao động thông qua các trường đào tạo chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề của Tỉnh.

- Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho công nhân trong ngành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy chế hiện hành của Tỉnh.

5.5. Giải pháp bảo vệ môi trường và sinh thái

- Các doanh nghiệp hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản cam kết thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo hướng công nghệ tiên tiến, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và giá trị của sản phẩm chế biến.

- Nghiêm túc thực hiện việc cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ hoàn trả mặt bằng sau khai thác, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất.

- Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất các công đoạn sản xuất.

5.6. Giải pháp bảo vệ quyền lợi người dân, địa phương

- Các chủ mỏ phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương tại vùng có khoáng sản làm VLXD thông thường. Đối với những khu vực mỏ phải di dân tái định cư ngoài việc đền bù theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư phải có phương án hỗ trợ tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân khu vực tái định cư, nhất là các mỏ có diện tích khai thác lớn.

- Các chủ mỏ phải có trách nhiệm hỗ trợ, đóng góp với địa phương trong tu sửa, xây mới cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, điện, nước...); đặc biệt trong quá trình vận chuyển tổ chức, cá nhân nào làm ảnh hưởng, hư hại cục bộ tới các công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có trách nhiệm khắc phục ngay không để ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân trong khu vực.

5.7. Giải pháp cho giai đoạn tới

- Tiếp tục đẩy mạnh công các tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt đối với những vùng, khu vực có mỏ khoáng sản và hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

- Kinh tế hóa việc thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, từng bước áp dụng quy chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, tổ chức công bố rộng rãi, công khai Quy hoạch để các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư biết và triển khai thực hiện; Định kỳ cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm VLXD cho phù hợp với thực tế.

- Thực hiện nghiêm quy định về cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD, chỉ cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD sau khi có đầy đủ kết quả thăm dò hoặc khảo sát, đánh giá và khắc phục tình trạng khai thác không có thiết kế, chống lãng phí và thất thoát tài nguyên.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm quy hoạch; Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ việc thăm dò, khai thác mỏ khoáng sản, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo không chồng chéo với các quy hoạch khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng: Công bố công khai quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt; đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh; Có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thành phố quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối ngân sách và đề xuất giải pháp huy động mọi nguồn lực cho công tác điều tra, nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản thuộc phạm vi tỉnh quản lý, tổ chức xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư có ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cho các hoạt động khoa học phù hợp với pháp luật về tài chính trong hoạt động khoa học.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan trong việc quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn; Đề xuất với các cấp biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Các Bộ:
XD, TNMT, CT;
- Cục Kiểm tra VB QPPL-Bộ Tư pháp;
- T
hường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Viện KSND tỉnh, Tòa án ND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, các Đoàn thể tỉnh;
- Công báo tỉnh; Báo Lạng Sơn;
- Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh, các Phòng CV, TT TH-CB;
- Lưu: VT, KTN(TQT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Thưởng

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 37/2016/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu37/2016/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/08/2016
Ngày hiệu lực09/09/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 37/2016/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 37/2016/QĐ-UBND duyệt quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản Lạng Sơn 2020 2030


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 37/2016/QĐ-UBND duyệt quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản Lạng Sơn 2020 2030
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu37/2016/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lạng Sơn
                Người kýPhạm Ngọc Thưởng
                Ngày ban hành30/08/2016
                Ngày hiệu lực09/09/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 37/2016/QĐ-UBND duyệt quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản Lạng Sơn 2020 2030

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 37/2016/QĐ-UBND duyệt quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản Lạng Sơn 2020 2030

                        • 30/08/2016

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 09/09/2016

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực