Quyết định 37/QĐ-ĐTĐL

Quyết định 37/QĐ-ĐTĐL năm 2011 về Quy trình tính toán giá trị nước do Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực ban hành

Quyết định 37/QĐ-ĐTĐL Quy trình tính toán giá trị nước đã được thay thế bởi Quyết định 18/QĐ-ĐTĐL Quy trình tính toán giá trị nước và được áp dụng kể từ ngày 30/03/2012.

Nội dung toàn văn Quyết định 37/QĐ-ĐTĐL Quy trình tính toán giá trị nước


BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/QĐ-ĐTĐL

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC

Căn cứ Quyết định số 153/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BCT ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ

Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh; Theo đề nghị của Trưởng phòng Thị trường điện lực,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tính toán giá trị nước hướng dẫn thực hiện Thông tư số 18/2010/TT-BCT ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, các Trưởng phòng thuộc Cục Điều tiết điện lực, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc đơn vị điện lực và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng (để b/c);
- Như Điều 3;
- Lưu: VP, TTĐL, PC.

CỤC TRƯỞNG




Đặng Huy Cường

 

QUY TRÌNH

TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-ĐTĐL ngày 16 tháng 5 năm 2011 của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy trình này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự thủ tục và trách nhiệm của các đơn vị trong việc tính toán giá trị nước các hồ thủy điện trong thị trường phát điện cạnh tranh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng đối với các đơn vị sau đây:

1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

3. Đơn vị mua buôn duy nhất.

4. Đơn vị phát điện.

5. Đơn vị truyền tải điện.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đơn vị mua buôn duy nhất là Đơn vị mua điện duy nhất trong thị trường điện, có chức năng mua toàn bộ điện năng qua thị trường điện và qua hợp đồng mua bán điện.

2. Đơn vị phát điện là đơn vị sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện tham gia thị trường điện và ký hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện này với Đơn vị mua buôn duy nhất.

3. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành lưới điện truyền tải quốc gia.

4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.

5. Giá trị nước là mức giá biên kỳ vọng tính toán cho lượng nước tích trong các hồ thủy điện khi được sử dụng để phát điện thay thế cho các nguồn nhiệt điện trong tương lai, tính quy đổi cho một đơn vị điện năng.

6. Hệ thống thông tin thị trường điện là hệ thống các trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, trao đổi thông tin thị trường điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quản lý.

7. Khối phụ tải là thông số sử dụng trong mô hình tính toán giá trị nước, được xác định từ một cặp giá trị (khoảng thời gian (giờ); phụ tải (MWh)). Trong tính toán giá trị nước, phụ tải một tuần bao gồm tối thiểu năm khối phụ tải.

8. Mô hình tính toán giá trị nước là hệ thống các phần mềm tối ưu thủy nhiệt điện để tính toán giá trị nước được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành năm tới, tháng tới và tuần tới.

9. Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là nhà máy thuỷ điện lớn có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do nhà nước độc quyền xây dựng và vận hành.

10. Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang là tập hợp các nhà máy thủy điện, trong đó lượng nước xả từ hồ chứa của nhà máy thuỷ điện bậc thang trên chiếm toàn bộ hoặc phần lớn lượng nước về hồ chứa nhà máy thuỷ điện bậc thang dưới và giữa hai nhà máy điện này không có hồ chứa điều tiết nước lớn hơn một tuần.

11. Năm N là năm hiện tại vận hành thị trường điện, được tính theo năm dương lịch.

12. Quy trình Lập kế hoạch vận hành thị trường điện là Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện năm tới, tháng tới và tuần tới do Cục Điều tiết điện lực ban hành theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BCT ngày 10 tháng 05 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (Thông tư số 18/2010/TT-BCT).

13. Tháng M là tháng hiện tại vận hành thị trường điện, được tính theo tháng dương lịch.

14. Thị trường điện là thị trường phát điện cạnh tranh được hình thành và phát triển theo quy định tại Điều 18 Luật Điện lực.

15. Tuần T là tuần hiện tại vận hành thị trường điện.

16. Xác suất ngừng máy sự cố là xác suất bất khả dụng do nguyên nhân sự cố của một tổ máy, được tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa số giờ ngừng máy sự cố trên tổng của số giờ khả dụng và số giờ ngừng máy sự cố.

Điều 4. Quy định chung về tính toán giá trị nước

1. Giá trị nước được tính toán, xác định đến độ phân giải từng tuần cho các hồ thủy điện có khả năng điều tiết trên một tuần trong hệ thống điện quốc gia. Kết quả tính toán giá trị nước là cơ sở để xác định sản lượng dự kiến của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, là căn cứ để các nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết trên một tuần khác chào giá trong thị trường phát điện cạnh tranh.

2. Tính toán giá trị nước cho các hồ thủy điện bao gồm tính toán giá trị nước cho các tuần trong năm tới, tháng tới và giá trị nước tuần tới.

3. Trách nhiệm tính toán giá trị nước cho các hồ thủy điện trong hệ thống điện quốc gia:

a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thu thập, chuẩn bị số liệu đầu vào cần thiết; sử dụng mô hình tính toán giá trị nước, tính toán giá trị nước năm tới, tháng tới và tuần tới của các hồ thủy điện trong hệ thống điện quốc gia;

b) Đơn vị phát điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các thông số vận hành và kế hoạch sửa chữa của nhà máy theo quy định tại Chương 3 Quy trình này;

c) Đơn vị mua buôn duy nhất có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện giá nhiên liệu dự kiến và tiến độ công trình mới theo quy định tại Chương 3 Quy trình này;

d) Đơn vị truyền tải điện có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông số vận hành, kế hoạch sửa chữa đường dây liên kết và tiến độ công trình mới theo quy định tại Chương 3 Quy trình này.

Chương II

MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 5. Mô hình tính toán giá trị nước

1. Mô hình tính toán giá trị nước là phần mềm tính toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện được sử dụng để tính toán giá trị nước với chu kỳ tính toán tối thiểu là một (01) năm và độ phân giải tối thiểu là năm (05) khối phụ tải một tuần.

2. Bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện trong mô hình tính toán giá trị nước được mô tả như sau:

a) Hàm mục tiêu của bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện trong mô hình tính toán giá trị nước là tối thiểu hóa tổng chi phí biến đổi của các nhà máy nhiệt điện và các khoản tiền phạt vi phạm ràng buộc trong một chu kỳ tính toán trên toàn hệ thống. Hàm mục tiêu của bài toán được mô tả chi tiết tại Phụ lục 1 Quy trình này;

b) Bài toàn phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện trong mô hình tính toán giá trị nước phải mô phỏng được các ràng buộc trong vận hành nhà máy điện và hệ thống điện. Các ràng buộc này được quy định chi tiết tại Quy trình này.

Điều 6. Số liệu đầu vào mô hình tính toán giá trị nước

Danh sách số liệu đầu vào phục vụ tính toán giá trị nước bao gồm:

1. Phụ tải hệ thống.

2. Thông số nhà máy thủy điện.

3. Thủy văn.

4. Thông số nhà máy nhiệt điện.

5. Nhiên liệu.

6. Đường dây 500kV liên kết hệ thống điện miền.

7. Lịch sửa chữa.

8. Tiến độ công trình mới.

9. Số liệu chung của thị trường điện.

Điều 7. Kết quả mô hình tính toán giá trị nước

Kết quả đầu ra của mô hình tính toán giá trị nước bao gồm:

1. Sản lượng dự kiến theo từng khối phụ tải của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

2. Mực nước vào thời điểm cuối tuần của các nhà máy thủy điện.

3. Giá trị nước từng tuần của các nhà máy thủy điện.

4. Công suất khả dụng từng tuần của các tổ máy.

5. Chi phí biến đổi từng tuần của các tổ máy nhiệt điện.

Chương III

SỐ LIỆU ĐẦU VÀO CHO TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 8. Phụ tải hệ thống

1. Số liệu dự báo phụ tải từng giờ của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện ba miền (Bắc, Trung, Nam) trong năm mươi hai (52) tuần đầu tiên của chu kỳ tính toán được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 8 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm quy đổi phụ tải dự báo từng giờ thành các khối phụ tải trong tuần. Phương pháp quy đổi phụ tải từng giờ thành khối phụ tải trong tuần được quy định chi tiết tại Phụ lục 3 Quy trình này.

Điều 9. Thông số nhà máy thủy điện

Thông số nhà máy thủy điện được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 11 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 10. Thủy văn

Số liệu thủy văn được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 9 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 11. Thông số nhà máy nhiệt điện

Thông số nhà máy nhiệt điện được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 12 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 12. Nhiên liệu

Số liệu nhiên liệu được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 13 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 13. Đường dây 500kV liên kết hệ thống điện miền

Số liệu đường dây 500kV liên kết hệ thống điện miền được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 14 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 14. Lịch sửa chữa

1. Số liệu lịch sửa chữa được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 10 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

2. Trong mô hình tính toán giá trị nước, lịch sửa chữa được mô phỏng như sau:

a) Đối với các nhà máy điện, lịch sửa chữa được thể hiện dưới dạng công suất khả dụng tương đương hàng tuần của nhà máy;

b) Đối với các đường dây liên kết, lịch sửa chữa được thể hiện dưới dạng giới hạn truyền tải của đường dây đó.

3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm:

a) Tính toán công suất khả dụng tương đương hàng tuần của các nhà máy điện dựa trên lịch sửa chữa đã được duyệt. Phương pháp tính toán công suất khả dụng tương đương hàng tuần của nhà máy điện được quy định chi tiết tại Phụ lục 4 Quy trình này;

b) Tính toán giới hạn truyền tải của các đường dây liên kết căn cứ trên lịch sửa chữa được phê duyệt.

Điều 15. Tiến độ công trình mới

Số liệu tiến độ công trình mới được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 15 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Điều 16. Số liệu chung của thị trường điện

Số liệu chung của thị trường điện được thu thập và xử lý theo quy định tại Điều 20 Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện.

Chương IV

TRÌNH TỰ VÀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC

Điều 17. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước năm tới

1. Quy định chung về tính toán giá trị nước năm tới:

a) Chu kỳ tính toán giá trị nước năm tới là năm mươi hai (52) tuần tính từ ngày đầu tiên của năm N có xét đến ba (03) năm tiếp theo;

b) Số liệu đầu vào của ba (03) năm tiếp theo được lấy bằng số liệu của năm mươi hai (52) tuần đầu tiên;

c) Mực nước tại thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán được xác định từ kết quả tính toán giá trị nước tháng tới gần nhất;

d) Kết quả tính toán giá trị nước năm mươi hai (52) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán sẽ được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch vận hành năm tới.

2. Theo thời gian biểu quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán giá trị nước năm tới theo trình tự sau:

a) Tính toán và cập nhật các số liệu cần thiết vào mô hình tính toán giá trị nước;

b) Tính toán giá trị nước năm tới bằng mô hình tính toán giá trị nước;

c) Xuất kết quả, kiểm tra và đánh giá kết quả tính toán giá trị nước năm tới.

3. Kết quả tính toán giá trị nước phục vụ quá trình lập kế hoạch vận hành năm tới bao gồm các số liệu sau:

a) Giá trị nước năm mươi hai (52) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (đồng/kWh);

b) Sản lượng năm mươi hai (52) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (GWh);

c) Công suất khả dụng năm mươi hai (52) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các tổ máy (MW);

d) Chi phí biến đổi năm mươi hai (52) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các tổ máy nhiệt điện (đồng/kWh).

Điều 18. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước tháng tới

1. Quy định chung về tính toán giá trị nước tháng tới

a) Chu kỳ tính toán giá trị nước tháng tới là năm mươi hai (52) tuần tính từ ngày đầu tiên của tháng M có xét đến ba (03) năm tiếp theo;

b) Số liệu đầu vào của ba (03) năm tiếp theo được lấy bằng số liệu của năm mươi hai (52) tuần đầu tiên;

c) Mực nước tại thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán được xác định từ kết quả tính toán giá trị nước tuần tới gần nhất;

d) Kết quả tính toán giá trị nước của năm (05) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch vận hành tháng tới.

2. Theo thời gian biểu quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán giá trị nước tháng tới theo trình tự sau:

a) Tính toán và cập nhật các số liệu cần thiết vào mô hình tính toán giá trị nước;

b) Tính toán giá trị nước tháng tới bằng mô hình tính toán giá trị nước;

c) Xuất kết quả, kiểm tra và đánh giá kết quả tính toán giá trị nước tháng tới.

3. Kết quả tính toán giá trị nước phục vụ quá trình lập kế hoạch vận hành tháng tới bao gồm các số liệu sau:

a) Giá trị nước năm (05) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (đồng/kWh);

b) Sản lượng điện phát năm (05) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện (GWh);

c) Công suất khả dụng năm (05) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các tổ máy (MW);

d) Chi phí biến đổi năm (05) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các tổ máy nhiệt điện (đồng/kWh);

đ) Mực nước từng tuần trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện.

Điều 19. Trình tự và kết quả tính toán giá trị nước tuần tới

1. Quy định chung về tính toán giá trị nước tuần tới

a) Chu kỳ tính toán giá trị nước tuần tới là năm mươi hai (52) tuần tính từ ngày đầu tiên của tuần T có xét đến ba (03) năm tiếp theo;

b) Số liệu đầu vào của ba (03) năm tiếp theo được lấy bằng số liệu của năm mươi hai (52) tuần đầu tiên;

c) Mực nước tại thời điểm bắt đầu chu kỳ tính toán được xác định từ kết quả tính toán giá trị nước tuần liền kề trước đó;

d) Kết quả tính toán giá trị nước của một (01) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán được sử dụng trong quá trình xác định giới hạn giá chào và biểu đồ phát của nhà máy thủy điện trong tuần tới.

2. Theo thời gian biểu quy định tại Quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán giá trị nước tuần tới theo trình tự sau:

a) Tính toán và cập nhật các số liệu cần thiết vào mô hình tính toán giá trị nước;

b) Tính toán giá trị nước tuần tới bằng mô hình tính toán giá trị nước;

c) Xuất kết quả, kiểm tra và đánh giá kết quả tính toán giá trị nước tuần tới.

3. Kết quả tính toán giá trị nước tuần tới bao gồm các số liệu sau:

a) Giá trị nước và sản lượng dự kiến một (01) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu;

b) Giá trị nước một (01) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhóm nhà máy thủy điện bậc thang;

c) Giá trị nước một (01) tuần đầu tiên trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện khác có hồ chứa điều tiết trên một (01) tuần;

d) Mực nước từng tuần trong chu kỳ tính toán của các nhà máy thủy điện./.

 

PHỤ LỤC 1

HÀM MỤC TIÊU CỦA BÀI TOÁN PHỐI HỢP TỐI ƯU THỦY NHIỆT ĐIỆN TRONG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quy trình tính toán giá trị nước)

Hàm mục tiêu của bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện trong mô hình tính toán giá trị nước là tối thiểu hóa tổng chi phí biến đổi của các nhà máy nhiệt điện và các khoản tiền phạt vi phạm ràng buộc trong một chu kỳ tính toán trên toàn hệ thống.

Mô hình tính toán giá trị nước tiếp cận bài toán phối hợp tối ưu thủy nhiệt điện theo hướng phân tích Tổng chi phí biến đổi thành Chi phí vận hành tức thời và Chi phí vận hành tương lai. Từ đó, hàm mục tiêu của bài toán phối hợp tối ưu thủy - nhiệt điện là tối thiểu hóa tổng của chi phí vận hành tức thời và chi phí vận hành tương lai.

Trong đó:

TC = ICF + FCF  Min

TC :Tổng chi phí biến đổi trong toàn chu kỳ tính toán;

ICF : Hàm chi phí tức thời:

ICF =

K : Số khối phụ tải;

J : Số nhà máy nhiệt điện;

cj : Chi phí vận hành nhà máy nhiệt điện j ($/MWh);

gtk(j) : Điện năng phát của nhà máy j trong khối phụ tải k trong giai đoạn t

FCF: Hàm chi phí tương lai:

FCF =

: Chi phí tương lai,tính từ giai đoạn t+1 đến cuối chu kỳ tính toán;

vt+1: Thể tích hồ chứa vào thời điểm cuối giai đoạn t (106m3);

at: Lượng nước về hồ trong giai đoạn t (106m3);

 

PHỤ LỤC 2

RÀNG BUỘC CỦA BÀI TOÁN PHỐI HỢP TỐI ƯU THỦY - NHIỆT ĐIỆN TRONG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quy trình tính toán giá trị nước)

Các ràng buộc trong mô hình tính toán giá trị nước được phân làm hai loại như sau:

1. Ràng buộc bắt buộc

a) Phương trình cân bằng nước;

b) Giới hạn thể tích hồ chứa;

c) Lưu lượng chạy máy tối đa nhà máy thủy điện;

d) Lưu lượng chạy máy tối thiểu nhà máy thủy điện;

đ) Giới hạn công suất phát tối đa nhà máy nhiệt điện;

e) Phương trình cân bằng nguồn - tải;

g) Giới hạn công suất truyền tải trên đường dây liên kết.

2. Ràng buộc tùy chọn

a) An ninh hồ chứa thủy điện (thể tích báo động, thể tích điều tiết lũ …);

b) Giới hạn tổng lượng nước chảy xuống hạ lưu (nước chạy máy và nước xả);

c) Khả năng điều tiết của các thủy điện dòng sông;

d) Tưới tiêu phục vụ nông nghiệp;

đ) Nhà máy nhiệt điện phải chạy;

e) Giới hạn nhiên liệu cung cấp cho nhà máy nhiệt điện;

g) Công suất phát tối thiểu của một nhóm nhà máy nhiệt điện;

h) Giới hạn công suất phát của một nhóm nh máy (cả thủy điện, nhiệt điện);

i) Nhà máy nhiệt điện với nhiều loại nhiên liệu;

k) Huy động tổ máy nhiệt điện (theo từng giai đoạn, theo từng khối tải).

 

PHỤ LỤC 3

QUY ĐỔI PHỤ TẢI TỪNG GIỜ THÀNH CÁC KHỐI PHỤ TẢI TRONG TUẦN
(Ban hành kèm theo Quy trình tính toán giá trị nước)

1. Nguyên tắc quy đổi

Việc quy đổi phụ tải từng giờ thành các khối phụ tải trong tuần được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Phụ tải mỗi tuần được chia thành năm khối phụ tải. Mỗi khối phụ tải tương ứng với sản lượng phụ tải trong khoảng thời gian quy định như sau:

Khối (k)

1

2

3

4

5

t%k 

5%

15%

30%

30%

20%

Trong đó:

Khối 1: khối ứng với phần phụ tải đỉnh;

Khối 2, 3, 4, 5: các khối lần lượt ứng với các phần phụ tải tiếp theo.

b) Việc quy đổi phải đảm bảo tổng sản lượng phụ tải trong các khối bằng tổng sản lượng phụ tải trong tuần đó.

2. Trình tự thực hiện

a) Từ công suất phụ tải hệ thống điện quốc gia dự báo của một trăm sáu mươi tám giờ trong tuần, sắp xếp lại theo thứ tự từ lớn đến bé:

Trong đó:

 (i=1…168, j=1…168)

Pi : công suất phụ tải hệ thống điện quốc gia giờ thứ i trong tuần;

P

 

j

 
 : công suất phụ tải hệ thống điện quốc gia đã được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé, đứng ở vị trí j.

Hình 1: Sắp xếp theo thứ tự

b) Tính toán từng khối phụ tải trong tuần:

Trong đó:

Ak : sản lượng phụ tải trong khối phụ tải thứ k;

J(k)  : tập hợp các giá trị công suất phụ tải nằm trong khối phụ tải thứ k ứng với khoảng thời gian t%k;

t%k  : khoảng thời gian của khối phụ tải thứ k, tính bằng % thời gian trong 1 tuần.

c) Lập lại bước a), b) cho phụ tải các tuần còn lại trong toàn bộ chu kỳ tính toán.

3. Ví dụ minh hoạ:

a) Giả sử có phụ tải dự báo cho 1 tuần (168 giờ) như sau:

b) Sắp xếp phụ tải từng giờ theo thứ tự phụ tải từ cao xuống thấp:

c) Tính số giờ trong từng khối phụ tải theo quy định về số phần trăm (%) thời gian trong 1 tuần:

Khối (k)

1

2

3

4

5

t%k 

5%

15%

30%

30%

20%

tk  - giờ

8.4

25.2

50.4

50.4

33.6

* Lưu ý:

Số giờ 8,4 (giờ) cho khối phụ tải thứ 1 có nghĩa phụ tải trong khối 1 gồm có phụ tải của 8 giờ đầu và 0,4 phụ tải của giờ thứ 9;

Số giờ cho các khối phu tải khác được hiểu theo nghĩa tương tự.

d) Tính sản lượng từng khối phụ tải ứng với số giờ tương ứng ta sẽ được giá trị phụ tải cho từng khối phụ tải:

Khối (k)

1

2

3

4

5

Ak  - MWh

60,299

154,209

248,916

203,388

103,544

 

PHỤ LỤC 4

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT KHẢ DỤNG TƯƠNG ĐƯƠNG NHÀ MÁY ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quy trình tính toán giá trị nước)

1. Nguyên tắc tính toán

Việc tính toán công suất khả dụng tương đương nhà máy điện được thực hiện theo nguyên tắc công suất khả dụng tương đương của nhà máy điện trong một tuần tỉ lệ với số thời gian khả dụng của nhà máy điện (không có công tác sửa chữa) trong tuần đó.

2. Trình tự thực hiện

a) Cập nhật lịch sửa chữa từng tổ máy của Đơn vị phát điện;

b) Tính toán số thời gian khả dụng của tổ máy trong một tuần;

c) Tính toán công suất khả dụng tương đương của tổ máy trong tuần:

Trong đó:

: Công suất khả dụng tương đương của tổ máy i;

 : Công suất khả dụng của tổ máy i trong giờ j, có xét đến lịch sửa chữa của tổ máy;

i : Chỉ số tổ máy;

j : Chỉ số giờ.

d) Tính toán tổng công suất khả dụng tương đương của nhà máy:

Trong đó:

Pkd :Công suất khả dụng tương đương của nhà máy;

i

 
 : Công suất khả dụng tương đương của tổ máy i ;

I : Số tổ máy thuộc nhà máy;

i : Chỉ số tổ máy.


PHỤ LỤC 5

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quy trình tính giá trị nước)

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 37/QĐ-ĐTĐL

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu37/QĐ-ĐTĐL
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/05/2011
Ngày hiệu lực16/05/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/03/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 37/QĐ-ĐTĐL

Lược đồ Quyết định 37/QĐ-ĐTĐL Quy trình tính toán giá trị nước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 37/QĐ-ĐTĐL Quy trình tính toán giá trị nước
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu37/QĐ-ĐTĐL
                Cơ quan ban hànhCục Điều tiết điện lực
                Người kýĐặng Huy Cường
                Ngày ban hành16/05/2011
                Ngày hiệu lực16/05/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/03/2012
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 37/QĐ-ĐTĐL Quy trình tính toán giá trị nước

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 37/QĐ-ĐTĐL Quy trình tính toán giá trị nước