Quyết định 370/QĐ-UBND.VX

Quyết định 370/QĐ-UBND.VX phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học ngành y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020"

Nội dung toàn văn Quyết định 370/QĐ-UBND phát triển nguồn nhân lực bác sỹ dược sỹ đại học Nghệ An 2012 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 370/QĐ-UBND.VX

Nghệ An, ngày 13 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BÁC SỸ, DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC NGÀNH Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2020"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 13/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010 và những năm tiếp theo;

Căn cứ Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 89/TTr-SYT ngày 01/02/2012 về việc ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020",

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020" với các nội dung chủ yếu sau:

I. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC BÁC SỸ, DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

1. Nguồn nhân lực Bác sỹ, Dược sỹ đại học

Trong những năm gần đây xã hội hóa công tác y tế ngày càng rõ nét, ngoài lực lượng lớn bác sỹ công lập thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc SKND còn có sự đóng góp có hiệu quả của bác sỹ (BS), dược sỹ đại học (DSĐH) ngoài công lập và các bệnh viện ngành, bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, số lượng BS có 1.728 người đạt 5,9 BS/1 vạn dân (cả nước 7,2 BS/1 vạn dân); DSĐH có 205 người đạt 0,7 DSĐH/1 vạn dân (cả nước 1,3 BS/1 vạn dân).

STT

Cán bộ Y tế

Tổng số CBNV

Tổng số BS

Tỷ lệ BS/vạn dân

Tổng số DSĐH

Tỷ lệ DSĐH/ vạn dân

 

Toàn tỉnh

10.155

1.728

5,9

205

0,7

1

Ngoài công lập

1.098

223

0,8

153

0,52

2

Bệnh viện ngành và TƯ

681

141

0,5

5

0,02

3

Công lập

8.376

1.364

4,6

47

0,16

- Tuyến tỉnh

2.630

566

1,9

29

 

- Tuyến huyện

3.132

509

1,7

18

 

- Tuyến xã

2.614

289

1,0

0

 

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này)

Dược sỹ đại học tổng số 205 người, trong đó công lập 47 người số còn lại của các bệnh viện ngoài công lập và các doanh nghiệp dược.

Tình trạng hiện nay của ngành Y tế vừa thiếu BS, DSĐH vừa phân bố không đều ở các tuyến và các vùng miền, đặc biệt thiếu trầm trọng ở các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong và các đơn vị y tế hệ dự phòng, Trung tâm y tế các huyện, các bệnh viện đặc thù như Lao, Tâm thần,... Có đơn vị 9 - 10 năm nay không tiếp nhận được bác sỹ nào như Quỳ Châu, số huyện còn lại rất ít bác sỹ về nhận công tác.

2. Công tác đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học

Trong 03 năm (2008,2009,2010) thực hiện các chính sách hỗ trợ y tế của tỉnh ban hành về đào tạo BS, DSĐH và sau đại học tại các trường Đại học Y - Dược trong cả nước đạt kết quả như sau:

2.1. Kết quả hỗ trợ đào tạo: BS, DSĐH chuyên tu, cử tuyển (miền núi cao);

Bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II (y - dược): có 298 người đã được hưởng chế độ. Trong đó, hỗ trợ đào tạo BS chuyên tu cho tuyến xã là 200 lượt người.

2.2. Cán bộ đang học tại các trường đại học Y, Dược từ năm 2008 - 2011 và dự kiến ra trường.

Năm

 

Trình độ đào tạo

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số năm học

1.

Tiến sỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vào trường

2

 

3

2

 

 

 

 

4

 

Ra trường

 

 

 

 

2

 

3

2

 

2.

BS CKII

 

 

2

2

 

 

 

 

2

 

Ra trường

 

 

 

 

 

2

2

 

 

3.

Thạc sĩ y

 

 

11

8

 

 

 

 

2

 

Ra trường

 

 

 

 

 

11

8

 

 

4.

Thạc sĩ dược

 

 

 

1

 

 

 

 

2

 

Ra trường

 

 

 

 

 

 

1

 

 

5.

BS CK I

 

 

48

74

 

 

 

 

2

 

Ra trường

 

 

 

 

 

48

74

 

 

6.

DS CK I

 

 

10

 

 

 

 

 

2

 

Ra trường

 

 

 

 

 

10

 

 

 

7.

Bs chuyên tu

32

34

39

102

 

 

 

 

4

 

Ra trường

 

 

 

 

32

34

39

102

 

8.

DS chuyên tu

2

2

5

11

 

 

 

 

4

 

Ra trường

 

 

 

 

2

2

5

11

 

9.

BS cử tuyển

 

 

 

39

 

 

 

 

7

 

Ra trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

36

36

118

239

 

 

 

 

 

Ra trường

 

 

 

 

34

107

132

115

 

2.3. Sinh viên hệ chính quy người Nghệ An đang học tại các trường đại học y - dược trong nước: Tổng số khoảng 900, trong đó: ĐH Y Hà Nội 200; Y Hải Phòng 100; Y Thái Bình 220; Y Bắc Thái 100; Y Huế 200; ĐH dược Hà Nội 80. Dự kiến sinh viên ra trường về Nghệ An công tác khoảng 70 - 80 người/năm.

Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2011 tuyển sinh khóa đầu đào tạo bác sỹ với 200 chỉ tiêu trong cả nước (học 6 năm), những năm tiếp theo sẽ tăng dần chỉ tiêu tuyển sinh do đó từ năm 2017 trở đi sẽ bổ sung nguồn BS cho ngành khoảng 40 - 50 người/năm. Đào tạo liên thông từ Y sỹ lên Bác sỹ bắt đầu từ năm 2012 - 2013, mỗi năm khoảng 40 - 50 người; năm 2013 - 2014 bắt đầu đào tạo BS sau đại học. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh.

3. Thực trạng công tác tuyển dụng, thu hút BS, DSĐH

Sinh viên hệ chính quy ra trường hàng năm với số lượng khá lớn, song trở về công tác tại Nghệ An tỷ lệ thấp và tập trung chủ yếu các bệnh viện tuyến tỉnh (trừ bệnh viện Tâm thần, Lao) và một số bệnh viện khu vực. Trong 03 năm (năm 2007 - 2010) tuyển dụng được 269 Bác sỹ và 16 DSĐH (trung bình 70 bác sỹ, dược sỹ/năm). Trong số đó có 82 người đủ điều kiện hưởng chế độ thu hút theo Quyết định 122/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh (02 Thạc sĩ BS,03 BS tốt nghiệp loại giỏi,74 BS tốt nghiệp loại khá,03 DSĐH tốt nghiệp loại khá).

* Một số nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học:

- Do mức lương xuất phát điểm của bác sỹ, dược sỹ đại học thấp; môi trường làm việc, thu hút bác sỹ, dược sỹ đại học về làm việc tại Nghệ An chưa hấp dẫn,... trong khi đó bác sỹ, dược sỹ đại học điểm đậu vào trường rất cao, thời gian học dài (6 năm đối với học sinh phổ thông,7 năm đối với cử tuyển) nhưng mức lương hệ số lương ngang bằng với các đại học khác học 4 - 5 năm; Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, thu hút và tạo cơ chế giữ chân các bác sỹ ở lại.

- Do thay đổi mô hình tổ chức bộ máy y tế cơ sở thành 3 bộ phận (Phòng Y tế, Bệnh viện và TTYT huyện) dẫn đến đội ngũ bác sỹ dàn trải.

- Bác sỹ, dược sỹ đại học mới ra trường muốn về các bệnh viện lớn thuận lợi cho phát triển chuyên môn, không muốn đi vùng cao, các đơn vị y tế dự phòng, y tế xã, bệnh viện đặc thù (Lao và Tâm thần) do nguồn thu nhập thấp, chính sách ưu tiên, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp (bác sỹ hệ dự phòng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh và các chương trình mục tiêu quốc gia).

4. Dự báo nhu cầu đội ngũ BS, DSĐH giai đoạn năm 2012 - 2020:

4.1. Dự kiến biến động đội ngũ bác sỹ, dược sỹ đại học giai đoạn năm 2012 - 2020

a) Biến động giảm: Do nghỉ hưu, chuyển công tác ra ngoại tỉnh, dự kiến 3%/năm (khoảng 50 - 60 người/năm).

b) Biến động tăng:

- Số sinh viên học bác sỹ, dược sỹ đại học chuyên tu, sinh viên học cử tuyển ra trường tăng dần từ năm 2012 trở đi mỗi năm khoảng từ 30 - 40 người, riêng năm 2015 ra trường 102 người;

- Sinh viên hệ chính quy các trường đại học Y - Dược về công tác khoảng 70 - 80 người/năm, từ năm 2017 thêm khoảng 30 - 40 người từ Đại học Y khoa Vinh);

- Bác sỹ thu hút từ các nơi khác về khoảng 5 - 10 người/năm.

- Một số bác sỹ đã nghỉ hưu tiếp tục nhận hợp đồng làm việc tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các bệnh viện tư nhân, phòng khám bệnh tư nhân các bệnh viện đa khoa huyện (khoảng 20 - 30 người/năm).

4.2. Dự kiến bác sỹ, dược sỹ đại học cần có đến 2015 và 2020:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVII; Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020: giao cho ngành Y tế đến 2015: Đạt 7 BS/vạn dân; 90% trạm Y tế xã ở đồng bằng và 70 - 90% ở miền núi, đến năm 2020 đạt 100% xã có bác sỹ công tác và căn cứ vào dự báo dân số đến năm 2015 khoảng 3.046.023 người, năm 2020 khoảng 3.180.227 người (nguồn từ Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020), Ngành Y tế dự kiến biến động giảm, biến động tăng về bác sỹ, dược sỹ đại học như sau:

a) Số lượng bác sỹ cần có đến 2015:

STT

Cán bộ Y tế

BS năm 2011

Năm 2015

Tỷ lệ 7 BS/vạn dân

Số lượng BS cần có

Số lượng BS còn thiếu

Số BS nghỉ hưu

Tổng số BS cần bổ sung

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

Toàn tỉnh

1.728

7,0

2.132

404

207

612

1

Ngoài công lập

223

0,8

244

21

27

47

2

BV ngành và TƯ

141

0,5

152

11

17

28

3

Công lập

1.364

5,7

1.736

372

164

536

 

- Tuyến tỉnh

566

2,2

670

104

68

172

 

- Tuyến huyện

509

2,2

670

161

61

222

 

- Tuyến xã

289

1,3

396

107

35

142

Số xã có bác sỹ công tác 407/480 xã. Năm 2015,2016 có số lượng lớn bác sỹ chuyên tu ra trường bổ sung cho các trạm y tế xã.

b) Số lượng bác sỹ cần có đến 2020:

STT

Cán bộ Y tế

BS năm 2015

Năm 2020

Tỷ lệ 9 BS/vạn dân

Số lượng BS cần có

Số lượng thiếu

Số BS nghỉ hưu

Tổng số BS cần bổ sung

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

Toàn tỉnh

2.132

9,0

2862

730

320

1.050

1

Ngoài công lập

244

1,0

318

74

37

111

2

Bệnh viện ngành và TƯ

152

0,6

190

38

23

61

3

Công lập

1.736

7,4

2354

618

260

878

- Tuyến tỉnh

670

2,9

920

250

101

350

- Tuyến huyện

670

3,0

955

285

101

386

- Tuyến xã

396

1,5

479

83

59

142

Giai đoạn này số lượng bác sỹ cần tiếp nhận hàng năm tăng cao nhưng sẽ không thiếu trầm trọng do trường Đại học Y khoa Vinh có bác sỹ ra trường vào năm 2017.

c) Số lượng Dược sỹ đại học cần có năm 2015 và 2020:

STT

Cán bộ Y tế

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

Tổng số DSĐH

Tỷ lệ DSĐH/vạn dân

Tỷ lệ DS ĐH/ vạn dân

Số lượng cần

Bổ sung

Tỷ lệ DS ĐH/ vạn dân

Số lượng cần

Bổ sung

 

Toàn tỉnh

205

0,7

1

305

100

1,5

477

172

1

Ngoài công lập

153

0,52

0,62

189

36

0,85

270

81

2

Bệnh viện ngành và TƯ

5

0,02

0,04

12

7

0,06

19

7

3

Công lập

47

0,16

0,34

104

57

0,59

188

84

- Tuyến tỉnh

29

 

 

64

35

 

118

54

- Tuyến huyện

18

 

 

40

22

 

70

30

- Tuyến xã

0

 

 

0

 

 

0

0

Trong thời gian tới dược sỹ đại học biến động giảm do nghỉ hưu, chuyển đổi đi nơi khác với số lượng không nhiều (tương đương với số lượng chuyển về tỉnh công tác).

4.3. Dự kiến số lượng bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học cần có từ năm 2012 đến 2020.

Nội dung

KH năm 2012

KH năm 2013

KH năm 2014

KH năm 2015

Tổng 2012-2015

Giai đoạn 2016 - 2020

1. Đào tạo BS sau ĐH

69

69

69

69

276

395

- Tiến sỹ

4

4

4

4

16

20

- Thạc sĩ y học

15

15

15

15

60

75

- Bác sỹ CKII

10

10

10

10

40

50

- Bác sỹ CKI

40

40

40

40

160

250

2. Dược sỹ sau ĐH

18

18

18

18

72

80

- Chuyên khoa II Dược

2

2

2

2

8

10

- Thạc sĩ Dược

4

4

4

4

16

20

- Dược sỹ CKI

12

12

12

12

48

50

3. Đào tạo lên BS - DSĐH

60

60

60

60

240

270

- Y sỹ lên Bác sỹ

50

50

50

50

200

150

- Dược trung lên DS ĐH

10

10

10

10

40

50

4. Đào tạo cử tuyển (học 7 năm)

20

20

20

20

80

50

Từ thực trạng đội ngũ bác sỹ, dược sỹ đại học hiện có, dự báo nhu cầu đến năm 2020, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020” nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà là thực sự cần thiết. Các giải pháp, nhiệm vụ trong đề án tập trung ưu tiên cho nguồn nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học hệ công lập.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

Tăng cường nhân lực bác sỹ, dược sỹ đại học cho ngành Y tế Nghệ An đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp quy mô phát triển của ngành từ nay đến năm 2020, nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng cao về công tác khám, chữa bệnh chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đảm bảo đến năm 2015 đạt 7 bác sỹ/vạn dân; 1 dược sỹ đại học/vạn dân; 90% số xã, phường, thị trấn vùng đồng bằng và 70 - 90% số xã vùng miền núi cao có bác sỹ công tác tại trạm y tế. Đến năm 2020 đạt 9 bác sỹ/vạn dân; 1,5 dược sỹ đại học/vạn dân; 100% xã, phường, thị trấn có bác sỹ công tác tại trạm y tế.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác tuyển dụng, thu hút

a) Giai đoạn 2012 - 2015.

* Để đạt 7 bác sỹ/vạn dân vào năm 2015, cần có thêm khoảng 612 bác sỹ.

- Hệ công lập bổ sung khoảng 536 bác sỹ từ các nguồn:

+ 232 BS chuyên tu, cử tuyển đang được đào tạo tại các trường đại học Y, ra trường từ năm 2012 đến năm 2015 (207 bác sỹ chuyên tu và 25 bác sỹ cử tuyển).

+ Tiếp nhận mới khoảng 300 bác sỹ chính quy mới tốt nghiệp các trường đại học y trong nước (trung bình 70 - 80 bác sỹ/năm).

+ Thu hút bác sỹ các nơi khác về công tác 20 người.

+ Hợp đồng từ 20 - 25 bác sỹ đã nghỉ hưu hoặc các bác sỹ khác làm việc tại Trạm y tế xã/năm.

- Hệ bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện ngành và Trung ương bổ sung khoảng 75 bác sỹ theo quy mô giường bệnh.

* Để đạt 1 dược sỹ/vạn dân vào năm 2015, cần có thêm khoảng 100 dược sỹ.

- Hệ công lập 57 người, nguồn bổ sung:

+ 20 dược sỹ đại học chuyên tu ra trường từ năm 2012 đến năm 2015.

+ Tiếp nhận mới khoảng 30 - 40 dược sỹ chính quy ra trường.

+ Thu hút 5 - 10 dược sỹ các nơi khác về công tác.

- Hệ bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện ngành và Trung ương, các công ty dược bổ sung từ 40 - 45 DSĐH/năm.

b) Giai đoạn 2016 - 2020.

* Để đạt 9 BS/vạn dân vào năm 2020, cần có thêm khoảng 1050 bác sỹ.

- Hệ công lập bổ sung khoảng 878 bác sỹ từ các nguồn:

+ Từ năm 2017, mỗi năm có khoảng 120 sinh viên học chính quy và khoảng 30 học sinh học liên thông từ Y sỹ lên bác sỹ ra trường.

+ Năm 2018, có 39 sinh viên cử tuyển ra trường.

+ Hàng năm thu hút từ nơi khác về khoảng 100 bác sỹ/năm

+ Hợp đồng bác sỹ nghỉ hưu làm việc tại trạm y tế xã 15 - 20 người và sẽ giảm dần khi nguồn bác sỹ chuyên tu, cử tuyển làm việc tại xã tăng dần.

- Hệ bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện ngành và Trung ương bổ sung khoảng 172 bác sỹ theo quy mô giường bệnh.

* Để đạt 1,5 DS đại học/vạn dân, cần có thêm khoảng 172 người.

- Hệ công lập 84 người, nguồn bổ sung:

+ Đào tạo liên thông tại Trường Đại học Y Vinh khoảng 20 - 25 DSĐH/năm

+ Tiếp nhận DS chính quy 15 người/năm.

- Hệ bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện ngành và Trung ương, các Công ty dược bổ sung từ 80 - 90 DSĐH/năm.

2.2. Công tác đào tạo BS, DSĐH 2012 - 2020:

a) Đào tạo sau đại học:

- Năm 2012 - 2015, cần đào tạo sau đại học đối với: 276 BS; 72 DSĐH.

- Năm 2016 - 2020, cần đào tạo sau đại học đối với: 395 BS; 80 DSĐH.

Tuyến tỉnh đào tạo cân đối giữa: Tiến sỹ, thạc sĩ, CKII, CKI (y - dược) để phục vụ công tác giảng dạy, khám chữa bệnh; Tuyến huyện ưu tiên đào tạo CKII, CKI (y - dược), tuyến xã chỉ đào tạo CKI để phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Song song đào tạo chính quy, tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo theo chuyên đề, đào tạo chuyên sâu từng lĩnh vực: tim mạch, phụ sản,... Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên sâu ngoài nước.

b) Đào tạo chuyên tu bác sỹ, dược sỹ ĐH từ y sỹ và DS trung học 2012 - 2020:

- Năm 2012 - 2015, cần đào tạo 200 BS chuyên tu,80 BS cử tuyển; 40 DSĐH chuyên tu.

- Năm 2016 - 2020, cần đào tạo 150 BS chuyên tu. Từ năm 2017 giảm dần đào tạo BS cử tuyển, BS chuyên tu và DSĐH chuyên tu.

Ưu tiên đào tạo BS chuyên tu cho tuyến xã, huyện miền núi; BS cử tuyển cho vùng miền núi, vùng dân tộc. Tạo điều kiện thuận lợi cho Y sỹ, DS trung học thi đậu và học BS, DSĐH chuyên đào tạo tại các trường đại học Y - Dược.

2.3. Bố trí sắp xếp công tác cho đội ngũ BS, DSĐH hợp lý: giữa đồng bằng với miền núi; giữa thành thị với nông thôn; giữa hệ điều trị với hệ dự phòng để bảo đảm mọi người dân đều được hưởng dịch vụ y tế gần nhất.

2.4. Hàng năm bố trí 90 - 110 bác sỹ luân phiên xuống trạm y tế xã theo đề án 1816 của Bộ Y tế và Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND ngày 06/10/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về tăng cường cán bộ y tế công tác tuyến huyện và xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đối với bác sỹ công tác tại xã/phường, có cơ chế luân chuyển phù hợp với quy định từ tuyến xã lên bệnh viện đa khoa huyện để cập nhật kiến thức mới hàng năm; Bác sỹ tuyến trên về công tác tại trạm y tế xã (xã/phường chưa có bác sỹ) theo kế hoạch được phê duyệt hàng năm.

2.5. Các bệnh viện tuyến tỉnh, các Trung tâm y tế tuyến tỉnh chủ động phát triển chuyên môn kỹ thuật cao, mỗi đơn vị mỗi năm thực hiện 1 - 2 hợp đồng thu hút chất xám, chuyển giao công nghệ hiện đại được phê duyệt.

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của CBCCVC ngành Y tế.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của nhân dân về đặc thù lao động của ngành Y tế để tạo môi trường thuận lợi, động viên khuyến khích cán bộ y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2. Định kỳ bố trí hoặc tạo điều kiện cho bác sỹ, dược sỹ đại học học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng, cập nhật kiến thức ở các bệnh viện lớn trong nước và nước ngoài.

3.3. Tăng cường thu hút chất xám ngoài tỉnh bằng việc định kỳ mời các chuyên gia giỏi ở một số lĩnh vực trong và ngoài nước về giúp công tác đào tạo nâng cao kỹ thuật chuyên môn sâu cho các bác sỹ, chuyển giao kỹ thuật khám chữa bệnh, sử dụng, bảo quản trang thiết bị y tế hiện đại (công nghệ cao) tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh.

3.4. Xây dựng quy hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bác sỹ cho các địa phương đặc biệt vùng sâu, vùng xa (ưu tiên người địa phương), bệnh viện đặc thù, các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến tỉnh.

3.5. Cải cách mạnh mẽ khâu tổ chức thực hiện các chính sách y tế từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn.

3.6. Tùy theo nhu cầu và thực trạng nhân lực để tính toán lộ trình giảm dần đào tạo bác sỹ cử tuyển và bác sỹ, dược sỹ đại học chuyên tu theo tuyến, vùng miền, bệnh viện đặc thù, các trung tâm y tế dự phòng một cách hợp lý.

3.7. Có cơ chế để định kỳ luân chuyển bác sỹ công tác tại xã về huyện để có điều kiện cập nhật kiến thức. Tiếp tục thực hiện việc tăng cường bác sỹ tuyến trên về công tác tại trạm y tế xã theo Quyết định số 1816 của Bộ Y tế, Quyết định số 92 UBND tỉnh.

3.8. Xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác tiếp nhận, bố trí, đào tạo cán bộ BS, DSĐH ở từng đơn vị và cả ngành.

3.9. Cơ chế tài chính.

a) Thực hiện Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND ngày 26/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định một số chính sách đối với nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành chính Nhà nước, sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở tỉnh Nghệ An.

b) Thực hiện Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn 2012 – 2020.

1.1. Tiến trình tiếp nhận, thu hút bác sỹ giai đoạn 2012 - 2015

Cán bộ Y tế

Từ năm 2012 đến năm 2015

Tỷ lệ 7 BS/vạn dân

Số lượng BS cần

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Toàn tỉnh

7,0

612

125

137

160

190

Ngoài công lập

0,8

47

11

12

12

12

Bệnh viện ngành và TƯ

0,5

28

7

7

7

7

Công lập

5,7

536

107

118

141

170

- Tuyến tỉnh

2,2

172

30

32

40

40

- Tuyến huyện

2,2

222

42

50

60

70

- Tuyến xã

1,3

142

35

36

41

60

Nguồn bổ sung hệ công lập

 

 

 

 

 

- Bác sỹ chuyên tu

 

207

32

34

39

102

- Bác sỹ Cử tuyển

 

15

5

5

5

 

- Học sinh chính quy

 

274

60

69

87

58

- Chuyển công tác nơi khác về

 

20

5

5

5

5

- Hợp đồng BS làm việc tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

 

20

5

5

5

5

1.2. Tiến trình tiếp nhận, thu hút bác sỹ giai đoạn 2016 - 2020:

Cán bộ Y tế

Giai đoạn 2016 -2020

Tỷ lệ BS/vạn dân

Số lượng BS cần

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Toàn tỉnh

9,0

1.050

210

210

210

210

210

Ngoài công lập

1,3

111

22

22

22

22

23

Bệnh viện ngành và TƯ

0,7

61

12

12

12

12

13

Nguồn bổ sung hệ công lập

 

 

 

 

 

 

- Tuyến tỉnh

2,7

350

70

70

70

70

70

- Tuyến huyện

2,8

386

78

78

78

78

74

- Tuyến xã

1,5

142

28

28

28

28

30

- Bác sỹ chuyên tu

 

150

50

30

30

20

20

- Bác sỹ cử tuyển

 

100

5

35

20

20

20

- Học sinh chính quy

 

573

110

100

115

125

123

- Chuyển công tác nơi khác về

 

30

6

6

6

6

6

- Hợp đồng BS làm việc tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

 

25

5

5

5

5

5

1.3. Tiến trình tiếp nhận, thu hút Dược sỹ đại học năm 2016 - 2020:

Cán bộ Y tế

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Tỷ lệ DS ĐH/ vạn dân

Số lượng cần có

Số lượng bổ sung

Tỷ lệ DS ĐH/ vạn dân

Số lượng cần có

Số lượng bổ sung

Toàn tỉnh

1

305

100

1,5

477

172

Ngoài công lập

0,62

189

36

0,85

270

81

Bệnh viện ngành và TƯ

0,04

12

7

0,06

19

7

Công lập

0,34

104

57

0,59

188

84

- Tuyến tỉnh

 

64

35

 

118

54

- Tuyến huyện

 

40

22

 

70

30

- Tuyến xã

 

0

 

 

0

0

Nguồn bổ sung hệ công lập

- DS chuyên tu ra trường

 

 

30

 

 

40

- Học sinh mới tốt nghiệp

 

 

22

 

 

32

- Chuyển công tác nơi khác về

 

 

5

 

 

12

1.4. Tiến trình đào tạo sau đại học Bác sỹ, Dược sỹ đại học giai đoạn 2012 - 2020:

Nội dung

KH năm 2012

KH năm 2013

KH năm 2014

KH năm 2015

Tổng 2012-2015

Giai đoạn 2016 - 2020

1. Đào tạo BS sau ĐH

69

69

69

69

276

395

- Tiến sỹ

4

4

4

4

16

20

- Thạc sĩ y học

15

15

15

15

60

75

- Bác sỹ CKII

10

10

10

10

40

50

- Bác sỹ CKI

40

40

40

40

160

250

2. Dược sỹ sau ĐH

18

18

18

18

72

110

- Chuyên khoa II Dược

2

2

2

2

8

10

- Thạc sĩ Dược

4

4

4

4

16

20

- Dược sỹ CKI

12

12

12

12

48

50

3. Đào tạo lên BS - DSĐH

60

60

60

60

240

270

- Y sỹ lên Bác sỹ

50

50

50

50

200

200

- Dược trung lên DS ĐH

10

10

10

10

40

50

4. Đào tạo cử tuyển (học 7 năm)

40

20

20

20

100

50

2. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí tuyển dụng, thu hút, đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ đại học, sau đại học thực hiện theo Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh và Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Kinh phí thực hiện

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Từ 2012-2015

Từ 2016-2020

Theo QĐ số 65/2010/QĐ-UBND

840

1.180

5.080

4.760

11.860

29.100

Theo Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND

1.545

1.829

2.145

2.432

7.951

7.390

Tổng

2.385

3.009

7.225

7.192

19.811

36.490

(Chi tiết tại phụ lục 2.1; 2.2 kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế: Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện đề án do Sở Y tế làm cơ quan thường trực; Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung đề án.

Hàng năm xây dựng kế hoạch tiếp nhận thu hút, đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học, luân phiên cán bộ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn lực đầu tư để thực hiện các nội dung của Đề án theo đúng tiến độ, thời gian.

3. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí triển khai thực hiện các nội dung của Đề án đúng tiến độ, thời gian.

4. Sở Nội vụ: Chủ trì xây dựng kế hoạch biên chế, phối hợp với Sở Y tế trong xây dựng định mức biên chế và bổ sung nguồn nhân lực cho ngành y tế trên cơ sở quy mô dân số, chỉ tiêu giường bệnh hàng năm và định mức biên chế do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh công tác đào tạo bác sỹ, dược sỹ theo hình thức cử tuyển hàng năm.

6. Trường Đại học Y khoa Vinh, các Sở, ngành liên quan: Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

7. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã: Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi quản lý của địa phương.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế và thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 370/QĐ-UBND.VX

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu370/QĐ-UBND.VX
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/02/2012
Ngày hiệu lực13/02/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giáo dục, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 370/QĐ-UBND.VX

Lược đồ Quyết định 370/QĐ-UBND phát triển nguồn nhân lực bác sỹ dược sỹ đại học Nghệ An 2012 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 370/QĐ-UBND phát triển nguồn nhân lực bác sỹ dược sỹ đại học Nghệ An 2012 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu370/QĐ-UBND.VX
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nghệ An
                Người kýNguyễn Xuân Đường
                Ngày ban hành13/02/2012
                Ngày hiệu lực13/02/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giáo dục, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 370/QĐ-UBND phát triển nguồn nhân lực bác sỹ dược sỹ đại học Nghệ An 2012 2020

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 370/QĐ-UBND phát triển nguồn nhân lực bác sỹ dược sỹ đại học Nghệ An 2012 2020

                  • 13/02/2012

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 13/02/2012

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực