Quyết định 3772/QĐ-UBND

Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2015 về công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Quản lý Điện năng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình

Nội dung toàn văn Quyết định 3772/QĐ-UBND thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý điện năng của Sở Công Thương Quảng Bình


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3772/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐIỆN NĂNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Căn cứ Quyết định số 8873/QĐ-BCT ngày 24/8/2015 của Bộ Công Thương ban hành danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương đã chuẩn hoá về nội dung;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1253/TTr-SCT ngày 08/12/2015 và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Quản lý Điện năng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục kiểm soát TTHC- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công Thương;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Website tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hoàng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH QUẢN LÝ ĐIỆN NĂNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3772/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực quản lý Điện năng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương

TT

Tên thủ tục hành chính

Trang

1

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3 MW đặt tại địa phương

 

2

Thủ tục Cấp Giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

 

3

Thủ tục Cấp Giấy phép Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

 

4

Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03 MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương

 

5

Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương

 

6

Cấp Thẻ Kiểm tra viên điện lực cho các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương trường hợp thẻ bị mất hoặc bị hỏng thẻ.

 

7

Cấp lại thẻ an toàn điện

 

8

Huấn luyện và cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện

 

9

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ (đối với điều chỉnh hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung hạ áp sau các trạm 110 kV)

 

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trong lĩnh vực quản lý Điện năng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định TTHC bị sửa đổi, bổ sung

Trang

1

T-QBI-278022-TT Thủ tục số 6 (phần 2) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện

Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương.

 

2

T-QBI-282410-TT Thủ tục số 7 (phần 2) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Cấp Thẻ Kiểm tra viên điện lực cho các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương.

Thông tư 06/2015/TT-BCT ngày 23/2/2015 của Bộ Công Thương

 

3. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý Điện năng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định TTHC bị bãi bỏ hoặc hủy bỏ

1

T-QBI-281511-TT Thủ tục số 1 (phần 1) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Gia hạn giấy phép hoạt động điện lực

Quyết định số 6708/QĐ-BCT ngày 02/7/2015 của Bộ Công Thương

2

T-QBI-281520-TT Thủ tục số 2 (phần 1) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Thẩm tra thiết kế công trình xây dựng

Luật Xây dựng 2014 Quyết định số 8873/QĐ-BCT ngày 24/8/2015 của Bộ Công Thương

3

T-QBI-281534-TT Thủ tục số 3 (phần 1) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

Luật Xây dựng 2014 Quyết định số 8873/QĐ-BCT ngày 24/8/2015 của Bộ Công Thương

4

T-QBI-281539-TT Thủ tục số 1 (phần 2) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực cho Hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3 MW đặt tại địa phương.

Quyết định số 6708/QĐ-BCT ngày 02/7/2015 của Bộ Công Thương

 

5

T-QBI-281546-TT Thủ tục số 2 (phần 2)QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực: Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống, đăng ký kinh doanh tại địa phương.

Quyết định số 6708/QĐ-BCT ngày 02/7/2015 của Bộ Công Thương

6

T-QBI-281549-TT Thủ tục số 3 (phần 2) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực: Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35kV trở xuống, đăng ký kinh doanh tại địa phương.

Quyết định số 6708/QĐ-BCT ngày 02/7/2015 của Bộ Công Thương

7

T-QBI-278021-TT Thủ tục số 4 (phần 2) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực cho Hoạt động phân phối điện nông thôn tại địa phương; Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03 MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương

Quyết định số 6708/QĐ-BCT ngày 02/7/2015 của Bộ Công Thương

8

T-QBI-282409-TT Thủ tục số 5 (phần 2) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực cho hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương

Quyết định số 6708/QĐ-BCT ngày 02/7/2015 của Bộ Công Thương

9

T-QBI-282460-TT Thủ tục số 8 (phần 2) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

Quyết định số 4202/QĐ-BCT ngày 27/4/2015 của Bộ Công Thương Quyết định số 8873/QĐ-BCT ngày 24/8/2015 của Bộ Công Thương

10

T-QBI-282462-TT Thủ tục số 9 (phần 2) QĐ số 2713/QĐ-UBND ngày 03/10/2014

Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Quyết định số 4202/QĐ-BCT ngày 27/4/2015 của Bộ Công Thương Quyết định số 8873/QĐ-BCT ngày 24/8/2015 của Bộ Công Thương

Phần II

NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐIỆN NĂNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI

1. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô dưói 3MW đặt tại địa phương.

1.1 Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương:

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép hoạt động điện lực trực tiếp tại Sở Công Thương hoặc bằng đường bưu điện.

1.2 Cách thức thực hiện

- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

- Qua Bưu điện.

1.3 Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện theo mẫu; Bản sao bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

- Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà máy điện của cấp có thẩm quyền.

- Bản sao Quyết đinh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao Hợp đồng mua bán điện.

- Danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và cam kết của chủ đầu tư thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trong việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

- Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

- Bản sao quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện).

- Bản sao biên bản nghiệm thu hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông; biên bản nghiệm thu hoàn thiện kết nối tín hiệu với hệ thống SCADA/EMS, SCADA/DMS của cấp điều độ có quyền điều khiển phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định.

- Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện, tuyến năng lượng; Bản đăng ký an toàn đập gửi cơ quan có thẩm quyền; phương án bảo đảm an toàn đập và bảo đảm an toàn vùng hạ du đập theo quy định; Báo cáo kết quả kiểm định đập (đối với đập thủy điện đã đến kỳ kiểm định).

- Bản sao biên bản nghiệm thu cuối cùng hoặc văn bản xác nhận đảm bảo điều kiện vận hành thương mại cho từng tổ máy.

- Bản sao Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện với Đơn vị Điều độ hệ thống điện.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

1.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.5 Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.6 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

1.7 Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.

1.8 Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu 2d Thông tư số 10/2015/TT-BCT.

1.9 Phí, lệ phí:

Phí thẩm định hoạt động phát điện: 2.100.000 đ, Thông tư số 124/2008/TT-BTC.

(Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính theo Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này)

1.10 Mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số 25/2013/TT-BCT).

1.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

(Điều 28, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức đăng ký hoạt động phát điện, ngoài các điều kiện chung trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khả thi phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo thiết kế kỹ thuật được duyệt, xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.

3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.

4. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.

5. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy điện được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

7. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

8. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.

(Điều 29, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

1.12 Căn cứ pháp lý của TTHC

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực;

- Quyết định số 3593/QĐ-UB ngày 28/10/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

* Ghi chú:

- Biểu mức phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu Giấy phép hoạt động điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 02 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu đơn, tờ khai đính kèm ngay sau TTHC này.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

….... , ngày …… tháng…. … năm …...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1……………………………………………………………….…….

Tên tổ chức đề nghị: …………………………………………….…….………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):………………………………………..…

Có trụ sở giao dịch chính tại:………..…..…Điện thoại:..…..…….. Fax:…………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:…ngày … tháng … năm

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do……cấp, mã số doanh nghiệp,……đăng ký lần…..ngày……tháng..…năm…….

Giấy phép hoạt động điện lực số: ………… do ………. Cấp ngày …….. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:…………………………...………………………

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- …………………………………………………………………………………….

- …………………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

- ……………………………………………………………….…………………….

- …………………………………………………………….……………………….

Đề nghị 2….... cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 


Mẫu số 7b

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẽ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

II

Người trực tiếp vận hành

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 


2. Thủ tục cấp Giấy phép Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép hoạt động điện lực trực tiếp tại Sở Công Thương hoặc bằng đường bưu điện.

2.2 Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

2.3 Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo mẫu; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

- Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

- Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

2.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.5 Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.6 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

2.7 Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương;

2.8 Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu 2d Thông tư số 10/2015/TT-BCT.

2.9 Phí, lệ phí:

Phí thẩm định tư vấn chuyên ngành điện lực: 800.000 đ, Thông tư số 124/2008/TT-BTC.

(Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính theo Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này)

2.10 Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

2.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

(Điều 28, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp, ngoài các điều kiện chung trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thiết kế công trình, thiết bị đường dây và trạm biến áp, bảo vệ rơ le, điều khiển tự động, đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế - tài chính dự án cho các công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp phù hợp.

2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tài chính dự án, địa chất, xây dựng, tổ chức thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, hệ thống điện, điện kỹ thuật, thiết bị điện, tự động hóa, môi trường, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thực hiện ít nhất một dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thực hiện dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

5. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp.

6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

- Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

- Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

- Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

- Hạng 4: Có 5 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

(Điều 41, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

2.12 Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực;

- Quyết định số 3593/QĐ-UB ngày 28/10/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

* Ghi chú:

- Biểu mức phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu Giấy phép hoạt động điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 02 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu đơn, tờ khai đính kèm ngay sau TTHC này.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

….... , ngày …… tháng…. … năm …...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1……………………………………………………………….…….

Tên tổ chức đề nghị: …………………………………………….…….………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):………………………………………..…

Có trụ sở giao dịch chính tại:………..…..…Điện thoại:..…..…….. Fax:…………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:…ngày … tháng … năm ….

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do……cấp, mã số doanh nghiệp,……đăng ký lần…..ngày……tháng..…năm…….

Giấy phép hoạt động điện lực số: ………… do ………. Cấp ngày …….. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:…………………………...………………………

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- …………………………………………………………………………………….

- …………………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

- ……………………………………………………………….…………………….

- …………………………………………………………….……………………….

Đề nghị 2….... cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 


Phụ lục 7a

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Tên dự án, công trình đã tham gia

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


3. Thủ tục Cấp Giấy phép Tư vấn giám sát thi công đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép hoạt động điện lực trực tiếp tại Sở Công Thương hoặc bằng đường bưu điện.

3.2 Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

3.3 Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn chính theo mẫu; Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề và hợp đồng lao động đã ký của người có tên trong danh sách với tổ chức tư vấn.

- Danh mục các dự án có quy mô tương tự mà tổ chức tư vấn hoặc các chuyên gia tư vấn chính đã thực hiện.

- Danh mục trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tư vấn của tổ chức đảm bảo đáp ứng cho hoạt động tư vấn.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

3.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.5 Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.6 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

3.7 Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương;

3.8 Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu 2d Thông tư số 10/2015/TT-BCT.

3.9 Phí, lệ phí:

Phí thẩm định tư vấn chuyên ngành điện lực: 800.000 đ, Thông tư số 124/2008/TT-BTC

(Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính theo Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này)

3.10 Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 01 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia tư vấn lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7a ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

3.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

(Điều 28, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp, ngoài các điều kiện chung trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình đường dây và trạm biến áp.

2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tổ chức xây dựng.

3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp.

4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm chủ trì thực hiện giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

5. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

- Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

- Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

- Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

- Hạng 4: Có 5 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

(Điều 44, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

3.12 Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực;

- Quyết định số 3593/QĐ-UB ngày 28/10/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

* Ghi chú:

- Biểu mức phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu Giấy phép hoạt động điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 02 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu đơn, tờ khai đính kèm ngay sau TTHC này.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

….... , ngày …… tháng…. … năm …...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1……………………………………………………………………….…….

Tên tổ chức đề nghị: …………………………………………………….…….………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………………..…

Có trụ sở giao dịch chính tại:…………..…..…Điện thoại:..……..…….. Fax:…………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:…………………..…. ………ngày …… tháng …… năm ..…..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do……cấp, mã số doanh nghiệp,………đăng ký lần…..ngày……tháng..…năm…….

Giấy phép hoạt động điện lực số: …………… do ……………. Cấp ngày ….………

…………………………………………….……………………………….. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………...………………………

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- ……………………………………………………………………………………….

- ……………………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

- ………………………………………………………………….…………………….

- ……………………………………………………………….……………………….

Đề nghị 2….... cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 


Phụ lục 7a

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHÍNH LĨNH VỰC TƯ VẤN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

(Cho lĩnh vực hoạt động tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng điện và tư vấn giám sát thi công các công trình điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác (năm)

Tên dự án, công trình đã tham gia

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chuyên gia tư vấn chính

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


4. Thủ tục Cấp Giấy phép Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV và có tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp dưới 03 MVA đối với khu vực đô thị tại địa phương.

4.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép hoạt động điện lực trực tiếp tại Sở Công Thương hoặc bằng đường bưu điện.

4.2 Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

4.3 Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành theo mẫu; Bản sao bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

- Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính do tổ chức đang quản lý vận hành hoặc chuẩn bị tiếp nhận theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

- Bản sao Thoả thuận đấu nối hoặc Họp đồng đấu nối.

- Bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

4.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.5 Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.6 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

4.7 Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương;

 4.8 Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu 2d Thông tư số 10/2015/TT-BCT.

4.9 Phí, lệ phí:

Phí thẩm định hoạt động phân phối điện tại nông thôn: 800.000 đ, Thông tư số 124/2008/TT-BTC.

(Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính theo Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này)

4.10 Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực (ban hành theo mẫu 1 kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. (Theo mẫu 7b ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT).

4.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

(Điều 28, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức đăng ký hoạt động phân phối điện, ngoài các điều kiện chung trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3.

3. Tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

(Điều 31, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

4.12 Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực;

- Quyết định số 3593/QĐ-UB ngày 28/10/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

* Ghi chú:

- Biểu mức phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu Giấy phép hoạt động điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 02 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu đơn, tờ khai đính kèm ngay sau TTHC này.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

….... , ngày …… tháng…. … năm …...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1……………………………………………………………………….…….

Tên tổ chức đề nghị: …………………………………………………….…….………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………………..…

Có trụ sở giao dịch chính tại:…………..…..…Điện thoại:..……..…….. Fax:…………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:…………………..…. ………ngày …… tháng …… năm ..…..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do……cấp, mã số doanh nghiệp,………đăng ký lần…..ngày……tháng..…năm…….

Giấy phép hoạt động điện lực số: …………… do ……………. Cấp ngày ….………

…………………………………………….……………………………….. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………...………………………

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- ……………………………………………………………………………………….

- ……………………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

- ………………………………………………………………….…………………….

- ……………………………………………………………….……………………….

Đề nghị 2….... cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 


Mẫu số 7b

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẽ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

II

Người trực tiếp vận hành

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 


5. Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương

5.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.

- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép hoạt động điện lực trực tiếp tại Sở Công Thương hoặc bằng đường bưu điện.

5.2 Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

5.3 Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

- Danh sách trích ngang cán bộ quản lý theo mẫu; Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.

- Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép

5.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.5 Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5.6 Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức tham gia lĩnh vực hoạt động điện lực theo đúng quy định.

5.7 Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương;

5.8 Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu 2d Thông tư số 10/2015/TT-BCT.

5.9 Phí, lệ phí:

Phí thẩm định hoạt động bán lẻ điện tại nông thôn: 700.000 đ, Thông tư số 124/2008/TT-BTC.

(Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính theo Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này)

5.10 Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực - phụ lục 1 - Thông tư số 25/2013/TT-BCT.

- Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính - phụ lục 7b - Thông tư số 25/2013/TT-BCT.

5.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

(Điều 28, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

Tổ chức đăng ký hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương, ngoài các điều kiện chung trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

2. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định.

3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.

(Điều 33, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

5.12 Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

- Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công Thương Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;

- Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực;

- Quyết định số 3593/QĐ-UB ngày 28/10/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

* Ghi chú:

- Biểu mức phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 01 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu Giấy phép hoạt động điện lực đính kèm tại Phần C, phụ lục 02 kèm theo Quyết định công bố này.

- Mẫu đơn, tờ khai đính kèm ngay sau TTHC này.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

….... , ngày …… tháng…. … năm …...

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1……………………………………………………………………….…….

Tên tổ chức đề nghị: …………………………………………………….…….………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):…………………………………………………..…

Có trụ sở giao dịch chính tại:…………..…..…Điện thoại:..……..…….. Fax:…………

Thành lập theo giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:…………………..…. ………ngày …… tháng …… năm ..…..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do……cấp, mã số doanh nghiệp,………đăng ký lần…..ngày……tháng..…năm…….

Giấy phép hoạt động điện lực số: …………… do ……………. Cấp ngày ….………

…………………………………………….……………………………….. (nếu có).

Ngành nghề kinh doanh hiện tại:……………………………...………………………

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho những lĩnh vực và phạm vi hoạt động sau đây:

- ……………………………………………………………………………………….

- ……………………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

- ………………………………………………………………….…………………….

- ……………………………………………………………….……………………….

Đề nghị 2….... cấp giấy phép hoạt động điện lực cho ... (tên tổ chức đề nghị).

(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

_______________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 


Mẫu số 7b

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ QUẢN LÝ

(Cho lĩnh vực hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, xuất nhập khẩu điện, bán buôn và bán lẽ điện)

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác

Ghi chú

I

Cán bộ quản lý

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

II

Người trực tiếp vận hành

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 


6. Thủ tục Cấp Thẻ Kiểm tra viên điện lực trường hợp thẻ bị mất hoặc hỏng thẻ.

6.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực theo thời hạn của thẻ cũ.

- Trường hợp không cấp thẻ, sau 03 ngày làm việc, Sở Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận Thẻ Kiểm tra viên điện lực trực tiếp tại Sở Công Thương hoặc bằng đường bưu điện.

6.2 Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

6.3 Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ Kiểm tra viên điện lực bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại thẻ của đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực.

- Đơn đề nghị cấp lại thẻ của Kiểm tra viên điện lực.

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm.

- Thẻ Kiểm tra viên điện lực đối với trường hợp thẻ bị hỏng.

6.4 Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

6.5 Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.6 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Kiểm tra viên điện lực đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.

6.7 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương

6.8 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ Kiểm tra viên điện lực theo mẫu số 2, phụ lục 1 Thông tư số 27/2013/TT-BCT.

6.9 Phí, Lệ phí: Không.

6.10 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

6.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

- Được đào tạo về chuyên ngành điện, đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Nắm vững các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra.

- Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan.

Điều kiện riêng:

Kiểm tra viên điện lực cấp huyện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành điện.

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện hoặc làm công tác quản lý kỹ thuật, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên.

- Được bố trí công tác tại phòng chuyên môn có chức năng theo dõi về các hoạt động trong lĩnh vực điện lực tại thời điểm đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực.

- Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh:

- Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện.

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên.

6.12 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định về Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

- Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23/4/2015 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

7. Thủ tục Cấp lại thẻ an toàn điện

7.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người sử dụng lao động gửi hoặc nộp hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ an toàn điện đến Sở Công Thương.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương thực hiện cấp lại thẻ an toàn điện cho người lao động.

- Trường hợp từ chối cấp lại thẻ an toàn điện, Sở Công Thương phải trả lời người sử dụng lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7.2 Cách thức thực hiện:

- Người sử dụng lao động có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

7.3 Thành phần:

- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;

- 02 ảnh (2x3) cm và thẻ an toàn điện cũ (nếu có) của người lao động.

7.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

7.5 Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

7.6 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

7.7 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

7.8 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ an toàn điện theo mẫu phụ lục I Thông tư số 31/2014/TT-BCT.

7.9 Thời hạn của thẻ an toàn điện: Kể từ khi cấp mới tới khi thu hồi.

7.10 Lệ phí: Không.

7.11 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

7.12 Yêu cầu điều kiện: Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo làm mất hoặc làm hỏng thẻ an toàn điện.

7.13 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực ;

- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

 

8. Thủ tục Huấn luyện và cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện.

8.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người sử dụng lao động gửi hoặc nộp hồ sơ đề nghị huấn luyện, cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện theo quy định về Sở Công Thương.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương tổ chức xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Sở Công Thương quy định cụ thể thời gian tổ chức, thời gian kiểm tra sát hạch căn cứ vào tình hình thực tế, số lượng người lao động được đề nghị huấn luyện, cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, Sở Công Thương cấp sửa đổi, bổ sung thẻ an toàn điện cho người lao động.

- Trường hợp từ chối huấn luyện, sát hạch và cấp sửa đổi bổ sung thẻ an toàn điện, Sở Công Thương phải trả lời người sử dụng lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

8.2 Cách thức thực hiện:

- Người sử dụng lao động có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

8.3 Thành phần:

- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;

- 02 ảnh (2x3) cm và thẻ an toàn điện cũ (nếu có) của người lao động.

8.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.5 Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

8.6 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

8.7 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

8.8 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ an toàn điện theo mẫu phụ lục I Thông tư số 31/2014/TT-BCT.

8.9 Thời hạn của thẻ an toàn điện: Từ khi được cấp đến khi thu hồi.

8.10 Lệ phí: Không.

8.11 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

8.12 Yêu cầu điều kiện: Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có thay đổi bậc an toàn.

8.13 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực;

- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

 

9. Thủ tục Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ (đối với điều chỉnh hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung hạ áp sau các trạm 110 kV)

9.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư các dự án có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh trong Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV tổ chức lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch và gửi Sở Công Thương thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, lấy ý kiến bằng văn bản của Công ty Điện lực Quảng Bình, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan (nếu cần thiết).

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm hoàn thành thẩm định hồ sơ điều chỉnh Hợp phần quy hoạch trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

9.2 Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện.

- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

9.3 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của Chủ đầu tư.

- Báo cáo điều chỉnh Hợp phần quy hoạch gồm những nội dung chính sau:

a) Cơ sở pháp lý và sự cần thiết điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;

b) Quy mô, tiến độ và các thông số chính của dự án cần điều chỉnh, bổ sung

quy hoạch;

c) Đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh, bổ sung dự án đối với lưới điện sau trạm 110kV khi xuất hiện dự án;

d) Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án bổ sung, điều chỉnh;

đ) Kết luận và kiến nghị.

9.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ (riêng Báo cáo điều chỉnh Hợp phần quy hoạch: 05 bản).

9.5 Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm hoàn thành thẩm định hồ sơ điều chỉnh Hợp phần quy hoạch trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

9.6 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư các dự án có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh trong Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV.

9.7 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương Quảng Bình.

9.8 Phí, Lệ phí: Không.

9.9 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt việc bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

9.10 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

9.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có.

9.12 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 43/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực;

- Thông tư số 33/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG.

1. Thủ tục Huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện

1.1 Trình tự thực hiện

Bước 1: Người sử dụng lao động gửi hoặc nộp hồ sơ đề nghị huấn luyện, cấp mới thẻ an toàn điện theo quy định về Sở Công Thương.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương tổ chức xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét các điều kiện thực tế khác để tổ chức huấn luyện.

Bước 3: Sở Công Thương quy định cụ thể thời gian tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch căn cứ vào tình hình thực tế, số lượng người lao động được đề nghị huấn luyện, cấp mới thẻ an toàn điện nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, Sở Công Thương cấp mới thẻ an toàn điện cho người lao động.

- Trường hợp từ chối huấn luyện, sát hạch và cấp mới thẻ an toàn điện, Sở Công Thương phải trả lời người sử dụng lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2 Cách thức thực hiện:

- Người sử dụng lao động có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

1.3 Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;

- 02 ảnh (2x3)cm.

1.4 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.5 Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại kiểm tra đạt yêu cầu

1.6 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

1.7 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

1.8 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ an toàn điện theo mẫu phụ lục I Thông tư số 31/2014/TT-BCT.

1.9 Lệ phí: Không.

1.10 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

1.11 Yêu cầu điều kiện: Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo mới được tuyển dụng hoặc chuyển từ công việc khác sang.

1.12 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực;

- Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

* Ghi chú:

- Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế.

 

2. Thủ tục Cấp Thẻ Kiểm tra viên điện lực cho các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công Thương.

2.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh.

- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực.

- Trường hợp không cấp thẻ, sau 03 ngày làm việc, Sở Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do.

2.2 Cách thức thực hiện:

- Qua Bưu điện

- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.

2.3 Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực lần đầu bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực.

- Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn hoặc quyết định nâng bậc lương công nhân.

- Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực.

- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm.

- Bản khai quá trình công tác có xác nhận của cơ quan, đơn vị.

2.4 Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

2.5 Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.6 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Kiểm tra viên điện lực đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.

2.7 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương

2.8 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ Kiểm tra viên điện lực theo mẫu số 2, phụ lục 1 Thông tư số 27/2013/TT-BCT.

2.9 Phí, Lệ phí: Không.

2.10 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

2.11 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung:

- Được đào tạo về chuyên ngành điện, đã được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Nắm vững các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện, các quy định về công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra.

- Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan.

Điều kiện riêng:

Kiểm tra viên điện lực cấp huyện phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành điện.

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện hoặc làm công tác quản lý kỹ thuật, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên.

- Được bố trí công tác tại phòng chuyên môn có chức năng theo dõi về các hoạt động trong lĩnh vực điện lực tại thời điểm đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực.

- Đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh:

- Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện.

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối, kinh doanh điện từ 03 năm trở lên.

2.12 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương Quy định về Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

- Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23/4/2015 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

* Ghi chú:

- Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế.

 

C. PHỤ LỤC CHUNG

Phụ lục 01: BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

I. PHÍ THẨM ĐỊNH

TT

Nội dung công việc thu phí

Mức thu (đồng)

1

Tư vấn chuyên ngành điện lực

800.000

 

2

Hoạt động phát điện

2.100.000

 

3

Hoạt động phân phối điện tại nông thôn

800.000

 

4

Hoạt động bán lẻ điện tại nông thôn

700.000

 

Ghi chú:

1. Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau:

Trong đó: - P1: Phí thẩm định lớn nhất của 1 trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại mục nêu trên);

- Pi: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại;

- 0,4: Hệ số điều chỉnh.

2. Riêng đối với Giấp phép hoạt động phát điện: Phí thẩm định được nộp 2 lần như sau:

- Lần thứ nhất nộp 50% mức phí thẩm định điều kiện cấp phép như quy định khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;

- Lần thứ hai nộp 50% mức phí thẩm định điều kiện cấp phép còn lại khi tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ đề nghị cấp hoàn chỉnh giấy phép hoạt động điện lực.

II. LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC: không./.

Phụ lục 02: MẪU GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BCT)

Mẫu 2d

UBND ………
SỞ CÔNG THƯƠNG …
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ... /GP-SCT

…, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG ...

Căn cứ Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của UBND ... về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, ... của Sở Công Thương …;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực;

Căn cứ Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của UBND ... về việc ủy quyền cấp Giấy phép hoạt động điện lực;

Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động điện lực của ... (tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép);

Theo đề nghị của Trưởng phòng ...,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp phép hoạt động điện lực cho:

1. Tên tổ chức:..............................................................................................................

2. Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):.......................................................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do ... cấp, mã số doanh nghiệp ......., đăng ký lần ... ngày ... tháng ... năm ...

hoặc Quyết định thành lập số: ………., ngày ... tháng ... năm...

4. Trụ sở giao dịch:…………..; Điện thoại:………….…; Fax:............................

Điều 2. Lĩnh vực hoạt động

1. ................................................................................................................................

2. ................................................................................................................................

Điều 3. Phạm vi hoạt động

1. Lĩnh vực 1:...............................................................................................................

2. Lĩnh vực 2:...............................................................................................................

Điều 4. Thời hạn của giấy phép

1. Lĩnh vực 1: Có giá trị đến ngày ... tháng... năm....

2. Lĩnh vực 2: Có giá trị đến ngày ... tháng ... năm ....

Điều 5. Các nội dung chi tiết của Giấy phép

Theo Phụ lục Giấy phép.

Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị điện lực được cấp giấy phép

... (Tên đơn vị điện lực được cấp giấy phép) có nghĩa vụ thực hiện các quy định tại Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực, các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

Giấy phép hoạt động điện lực này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 03: MẪU THẺ KIỂM TRA VIÊN ĐIỆN LỰC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BCT)

Mẫu số 2, phụ lục 01

SỞ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ảnh
2 x 3

THẺ KIỂM TRA VIÊN ĐIỆN LỰC

Số: ...........

Họ tên:…………………..………Năm sinh. ……..…….

Đơn vị:……………………………………

 

Ngày tháng năm
GIÁM ĐỐC

Có giá trị hết ngày:

.....………............

 

 

 

 

 

- Phạm vi kiểm tra …………………………………………………….…...............................

....................................................................................................................

- Kiểm tra viên điện lực phải xuất trình thẻ khi kiểm tra và chỉ kiểm tra trong phạm vi được quy định.

- Tổ chức cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Kiểm tra viên điện lực hoàn thành nhiệm vụ.

- Kiểm tra viên điện lực phải lập biên bản và thực hiện theo đúng Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện.

 

Phụ lục 04: MẪU THẺ AN TOÀN ĐIỆN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 31 /2014/TT-BCT)

Mặt trước

……………(1)…………

……………(2)…………

Ảnh 2 x 3
(đóng dấu giáp lai)

THẺ

AN TOÀN ĐIỆN

 

Số :…(3)/…(4)…/TATĐ

 

Mt sau

Htên:....................(5).................………………………………………

Công vic, đơn vị công  tác (6)........……………………………………

…………………………….

Bc an toàn:         /5

 

 

Cp ngày …tháng ….năm…..
……..(7)…….

……..(8)…….

(Ký tên, đóng du)

Mt squy đnh cth:

1. Kích thưc (85x53)mm, nn chai mt màu vàng nhạt.

2. Quy đnh vviết th:

(1): Tên cơ quan cp trên ca đơn vcp th(nếu có);

(2): Tên đơn vcp th;

(3): SthtThan toàn do đơn vcp thcp theo thtt01 đến n, sthtthca mi ngưi lao đng đưc ginguyên sau mi ln cp li th;

(4): Chviết tt ca đơn vcp th;

(5): Htên ca ngưi đưc cp th;

(6): Công vic hin đang làm ca ngưi đưc cp th(vn hành, thí nghim, xây lp…) tại (ghi tên đơn vị công tác);

(7): Chc vca ngưi cp th.;

(8): Chký ca ngưi cp thvà du ca đơn vcp th.

3. Phông ch:

a) Ti các vtrí (1), (2), (7) sdng phông chArial, cch12, kiu chin hoa có du, màu đen;

b) Các ch“Than toàn đin” sdng phông chArial, cch22, kiu chin hoa, đm, có du, màu đ;

c) Các ni dung còn li sdng phông chArial, cch12, kiu chin thưng, có du, màu đen.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3772/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu3772/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/12/2015
Ngày hiệu lực25/12/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3772/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 3772/QĐ-UBND thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý điện năng của Sở Công Thương Quảng Bình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 3772/QĐ-UBND thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý điện năng của Sở Công Thương Quảng Bình
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu3772/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Bình
                Người kýNguyễn Tiến Hoàng
                Ngày ban hành25/12/2015
                Ngày hiệu lực25/12/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 3772/QĐ-UBND thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý điện năng của Sở Công Thương Quảng Bình

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 3772/QĐ-UBND thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý điện năng của Sở Công Thương Quảng Bình

                        • 25/12/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 25/12/2015

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực