Quyết định 378-TVT-KT

Quyết định 378-TVT-KT năm 1964 ban hành quy định tạm thời về bảo quản than đá do Tổng cục trưởng Tổng cục vật tư ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 378-TVT-KT quy định tạm thời bảo quản than đá


TỔNG CỤC VẬT TƯ

*******

Số : 378-TVT-KT

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1964

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY PHẠM TẠM THỜI VỀ BẢO QUẢN THAN ĐÁ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC VẬT TƯ

Căn cứ Nghị định số 165-CP ngày 18 tháng 10 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Vật tư;
Căn cứ Quyết định số 115-TTg-CN ngày 11 tháng 12 năm 1964 của Thủ tướng Chính phủ giao Tổng cục Vật tư ban hành một số chế độ về quản lý vật tư kỹ thuật của Nhà nước.
Sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban khoa học Nhà nước và các ngành hữu quan.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy phạm tạm thời về bảo quản than đá.

Điều 2. - Bản quy phạm tạm thời này áp dụng cho tất cả các đơn vị cung cấp, vận chuyển; sử dụng và bảo quản than đá.

Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC VẬT TƯ




Lê hoàng

QUY PHẠM TẠM THỜI

VỀ BẢO QUẢN THAN ĐÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 378-TVT-KT ngày 24 tháng 12 năm 1964).

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. - Bản quy phạm này quy định một số nguyên tắc nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, cải tiến kỹ thuật và nghiệp vụ để bảo đảm số lượng và chất lượng than bảo quản trong các kho tàng, bến bãi, trên đường vận chuyển; nhằm hạn chế các tổn thất cơ học và hóa học của than.

Chương 2:

MỘT SỐ YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG ĐỐI VỚI CÁC KHO TÀNG LỘ THIÊN CHỨA THAN ĐÁ

Điều 2. – Kho than phải xây dựng ở nơi khô ráo. Bề mặt bãi than phải bằng phẳng; được làm sạch cỏ, rác và đập nền kỹ lưỡng. Ở những khu vực không bằng phẳng có thể làm thành từng giải (bậc) với độ dốc theo chiều dài là 0,25% và chiều ngang là 2%. Trên từng bậc không được có nước đọng. Để nước mưa thoát dễ dàng ở mỗi bậc nên chia thành nhiều ô có cống tự tiêu nước; và cần có bể lắng để thu hồi than trôi cuốn đi.

Điều 3. – Kho than cần làm theo chiều gió; chiều dài kho than phải song song với hướng gió. Nền kho nên phủ một lớp đất sét hay đá hộc đầm chặt. Lớp đất sét cao khoảng 15cm để khỏi thấm nước. Nền đống than phải dẫn nhiệt tốt có độ dốc để thoát nước ra xung quanh và độ bền cơ học cao.

Điều 4. – Quy hoạch đánh đống than và bố trí đường đi trong kho phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

1. Hệ số sử dụng diện tích của kho cao nhất;

2. Việc bốc rót; vận chuyển than từ nơi bảo quản đến các phưong tiện chuyên chở được ngắn nhất;

3. Thuận tiện cho việc sử lý bộ phận than tự bốc cháy; trong kho cần để một diện tích dự phòng chiếm 5% so với diện tích toàn bộ kho bãi;

4. Dễ dàng cho việc làm thoáng mát than dự trữ.

Chương 3:

BẢO QUẢN THAN

A. TRONG KHO:

Điều 5. – Kho than phải chia thành từng ô riêng để bảo quản than theo từng mã hiệu. Mỗi kho phải có bản đồ ghi rõ vị trí của từng đống than. Mỗi đống than phải ghi rõ mã hiệu than, số đống than, chiều cao và ngày đánh đống than. Cần để riêng than dự trữ lâu dài với than tiêu thụ ngay.

Điều 6. – Than nên đánh đống theo hình chóp hoặc hình tháp cụt để đề phòng hiện tượng tự bốc cháy và dễ dàng tính toán khối lượng của đống than.

Điều 7. – Khi đánh đống than phải tiến hành trình tự từng lớp cao 0,50m dần dần lên tới chiều cao yêu cầu . Phía trên đống than nên san theo một độ dốc nhỏ về phía cạnh để nước dễ thoát ra xung quanh. Độ dốc của đống than bằng 40 – 50 độ hoặc lớn hơn tùy thuộc vào loại than.

Điều 8. – Kích thước đống than (chiều cao, dài, rộng) phụ thuộc vào mã hiệu từng loại than, khối lượng than, diện tích kho bãi, thiết bị cơ giới bốc dỡ và thời gian bảo quản. Trong điều kiện bảo quản lâu dài nên đánh đống than có kích thước 50×10m. Nếu bảo quản trong hai tháng thì chiều cao đống than là 3,5m đối với than gầy, từ 2,5 – 3,5m đối với than đá. Nếu thời gian bảo quản dài hơn thì cứ giảm tương ứng từ 0,5 – 1m. Riêng than ăng-tra-xit chiều cao đống than không cần giới hạn.

Điều 9. – Đối với than non (lignite); chất bốc cao, trong điều kiện bảo quản lâu dài, để ngăn ngừa than bị ốc-xy hóa dẫn đến tự bốc cháy cần thực hiện các biện pháp sau đây:

a) Mặt đống than phải bằng phẳng được đầm chặt bằng đầm tay có răng. Đống than phải được đầm chặt 5 mặt để cho không khí không thâm nhập sâu vào đống than (không khí có thể vào sâu trong đống than từ 1- 1m50 so với bề mặt lớp than).

b) Nên bảo vệ bề mặt lớp than bằng một lớp đất sét mỏng (lớn hơn 5cm) và phủ một lớp vôi bột về mùa hè để chống bức xạ mặt trời.

c) Tuyệt đối không đổ than thành hình chóp và tách rời than cục khỏi than cám. Bề mặt đống than đối diện với chiều gió hay bức xạ mặt trời có diện tích nhỏ và phải được đầm thật kỹ lưỡng.

d) Nên tránh đổ đống than khi trời nắng quá, nhất là từ 12 giờ đến 15 giờ. Nếu dự trữ quá 15 ngày thì nên làm mái che và đắp lên mặt đống than một lớp đất sét dầy hơn 5cm.

Điều 10. – Trong việc bảo quản than bánh (briquette) cần tránh đổ cao quá, tránh bốc rót vận chuyển nhiều và nên cố gắng hạn chế để ngoài trời vì dưới tác dụng của mưa nắng than dễ vỡ vụn.

Điều 11. - Giữa những đống than trong kho cần để một đường đi rộng ít nhất là 1m khi chiều cao đống than là 3m, và 2m khi chiều cao đống than lớn hơn 3m. khoảng cách từ đáy đống than đến hang rào xung quanh là 3m, đến mép rãnh tiêu nước không nhỏ hơn 0m60.

Điều 12. - Tất cả các đống than bảo quản trên 10 ngày đều cần theo dõi có hệ thống nhiệt độ trong đống than. Than đá ăng-tra-xit 3 ngày đo một lần, than non, mỡ cứ một ngày đo một lần lúc trời nắng gắt và mùa mưa. Nếu nhiệt độ than lên tới 40oC thì bất kể loại than nào trong một ngày ít nhất đo hai lần.

Điều 13. – Đối với than ăng-tra-xit (Hồng-gai, Cẩm-phả, Mạo-khê) nếu bảo quản tốt, nhiệt độ trong đống than luôn thấp hơn 60oC thì có thể bảo quản trong hai năm.

Điều 14. – Dùng nhiệt kế thủy ngân bọc vỏ thép (tôn) có thang đo 100oC để đo nhiệt độ than. Muốn việc đo được dễ dàng thì khi đổ than cần phải có những ống tuýp bằng tôn cấm sâu vào đống than theo chiều thẳng đứng; khi đo thả nhiệt kế vào trong ống tuýp để trong 30 phút. Khoảng cách từ chân đống than đến ống tuýp có thể quy định như sau:

Số T.T

Chiều cao của đống than (mét)

Số hàng ống tuýp

Khoảng cách từ chân đống than đến ống tuýp (mét)

1

2

3

đến   3

-    6

-    6

1

2

3

1,5

1,5 và 3,0

1,5, 3,0 và 6,0

Các ống tuýp cách nhau 10m, chân cách mặt đất 0m50 (chân ống hàn kín), miệng ống cao hơn bề mặt của đống than 0m20 và có nút bịt kín. Mỗi ống có ghi số thứ tự. Ngoài ra có thể dùng nhiệt kế tự động để báo than sắp cháy. Trong khi đó có thể dùng than tre để đo nhiệt độ ở những điểm cao của đống than.

Điều 15. - Mỗi lần đo phải ghi rõ nơi đo, giờ đo, nhiệt độ đo vào sổ nhật ký (xem phụ bản).

B. TRÊN ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN:

Điều 16. – Các phương tiện chuyên chở than (tầu hỏa, xà lan, thuyền) phải sạch sẽ, không có rác bẩn, đá, cát và các tạp chất khác, không có các lỗ thủng gỉ than, than chuyên chở không được có dấu hiệu tự bốc cháy. Nếu than có khả năng tự bốc cháy người cung cấp phải ghi rõ điều này trong hóa đơn vận chuyển.

Điều 17. – Đối với than non (lignite) khi vận chuyển trên các toa, cần phải tuân theo những điều dưói đây:

1. Toa chở than lignite tạm thời có thể dùng toa gỗ nhưng không nên chứa than trong toa lâu quá 3 đến 4 ngày.

2. Khi đi quá 300km và nhất là vào mùa hè nên chở bằng toa có mui.

3. Than đổ vào toa phải đổ từng lớp dầy 0,5m – 0,6m cả cục lẫn cám, trên mặt đầm thật chặt.

4. Than ướt phải để riêng toa, tuyệt đối không để than khô và ướt lẫn lộn.

5. Chiều cao của than thấp hơn hay bằng 2/3 toa.

6. Trên mặt than không được để các vật gì khác.

7. Lúc vận chuyển, toa than lignite không được móc gần đầu máy. Toa chứa than lignite phải móc sau đầu máy 3 toa và cách toa chứa thuốc nổ hai toa, tốt nhất là móc vào cuối.

Điều 18. - Vận chuyển than lignite trên các phương tiện đường thủy (thuyền, xà-lan...) cần tuân theo những điều sau:

1. Quy cách đổ than vào tàu thủy hay thuyền cũng giống như đổ vào toa xe lửa đã nêu ở trên.

2. Nếu tầu hoặc thuyền không có vách ngăn giữa buồng máy và buồng than thì tuyệt đối không được chở.

3. Nếu có tấm ngăn thì buồng máy và buồng than thì phải cách xa nhau từ 2 – 3m.

4. Trên mặt than không được để bất cứ một vật gì khác.

Chương 5:

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 19. - Địa điểm xây dựng kho than, khoảng cách phòng cháy giữa kho than với các công trình khác sẽ theo những quy định trong bảng 7 điều 13 của bảng tiêu chuẩn tạm thời về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nuớc.

Điều 20. – Ngoài việc quan sát thường xuyên nhiệt độ đống than, còn phải quan sát xung quanh để đề phòng tai nạn do lửa sinh ra.

Điều 21. – Khi quan sát thấy hình dáng bên ngoài đống than thay đổi, các cục to vỡ nhỏ, bề mặt của nó phủ một màng mỏng trắng hay vàng, hơi bốc trên đống than có mùi khí sun-phuya của than bị đốt nóng, đống than nứt nẻ ban đêm xuất hiện vết trắng và mất đi khi trời mưa, đồng thời nhiệt độ ở nhiệt kế chỉ 60oC thì phải khẩn trương:

1. Nén chặt phần than có nhiệt độ tăng cao và theo dõi nhiệt độ của than, nếu nhiệt độ cứ tiếp tục tăng, xúc bỏ phần than bị nung nóng, nén chặt phần than còn lại ở đống than (nếu là than lignite thì phủ vào đấy một lớp đất sét dày hơn 5cm).

2. Trường hợp cả đống than bị nung nóng gần tới nhiệt độ tự bốc cháy (quá 60oC) thì phải xáo lộn toàn bộ đồng than và san thành từng lớp rộng từ 20 – 30cm. Trường hợp này cấm làm nguội bằng nước.

Điều 22. – Khi than cháy, thì phải lập tức đào và mang phần than bị cháy ra xa các đống than, ở khoảng đất dự trữ đổ thành từng đống nhỏ rộng 1m5, dài 1,5 -2m, cao 0,5 đến 0,6m, dùng bơm nước dập tắt lửa. Tuyệt đối không dùng nước phun vào các đống than đang bảo quản.

Điều 23. - Đống than đã cháy rồi (chưa cháy hoàn toàn, cháy kiệt) tốt nhất là dùng ngay không nên đổ trong kho. Nếu chưa sử dụng ngay, phải đổ đống, thì không được đổ chung với các đống than chưa cháy.

Điều 24. – Kho than phải có dụng cụ chữa cháy: bể nước, thùng khuy nước, bơm cải tiến, cuốc, xẻng, gầu tát nước, sọt v.v…

Về số lượng từng loại thì căn cứ vào đặc tính của từng loại than, vào diện tích kho bãi chứa than mà quy định, cụ thể:

- Đối với than lignite từ 200m2 trở lên có một thùng phuy nước, một bơm tay, hai xẻng, hai cuốc, hai gầu tát nước;

- Đối với than ăng-tra-xit trừ 500m2 có một thùng phuy nước, hai xẻng, hai cuốc, hai gầu tát nước, hai sọt.

Ngoài ra những phương tiện trên từng khu vực kho phải có bể hay ao chứa nước có khối lượng cho các phương tiện trên chữa đủ trong 3 giờ.

Điều 25. - Việc chữa cháy ở các kho than chủ yếu do cán bộ, công nhân của kho đảm nhiệm tự cứu chữa, khi cần thiết có thể báo cho đội phòng cháy và chữa cháy nếu ở địa phương có đội phòng cháy và chữa cháy.

Điều 26. - Người kiểm soát luôn luôn phải mang theo khẩu trang, bốt cao-su, cuốc, xẻng, còi báo động.

Điều 27. - Mỗi kho tổ chức cấp cứu cần có thuốc, bông, băng v.v… để cứu chữa kịp thời.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. - Bản quy phạm tạm thời này áp dụng đối với các loại than đá hiện do của Nhà nước thống nhất quản lý và phân phối.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 378-TVT-KT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu378-TVT-KT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/12/1964
Ngày hiệu lực24/12/1964
Ngày công báo31/12/1964
Số công báoSố 46
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 378-TVT-KT

Lược đồ Quyết định 378-TVT-KT quy định tạm thời bảo quản than đá


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 378-TVT-KT quy định tạm thời bảo quản than đá
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu378-TVT-KT
              Cơ quan ban hànhTổng cục Vật tư
              Người kýLê Hoàng
              Ngày ban hành24/12/1964
              Ngày hiệu lực24/12/1964
              Ngày công báo31/12/1964
              Số công báoSố 46
              Lĩnh vựcLĩnh vực khác
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật16 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 378-TVT-KT quy định tạm thời bảo quản than đá

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 378-TVT-KT quy định tạm thời bảo quản than đá

                      • 24/12/1964

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 31/12/1964

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 24/12/1964

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực