Quyết định 38/2002/QĐ-BKHCNMT

Quyết định 38/2002/QĐ-BKHCNMT ban hành "Quy định tạm thời về phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005" của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

Quyết định 38/2002/QĐ-BKHCNMT phương thức làm việc Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp nhà nước 2001-2005 đã được thay thế bởi Quyết định 17/2003/QĐ-BKHCN phương thức làm việc Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn chọn tổ chức cá nhân chủ trì đề tài DA sản xuất thử nghiệm nước và được áp dụng kể từ ngày 19/08/2003.

Nội dung toàn văn Quyết định 38/2002/QĐ-BKHCNMT phương thức làm việc Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp nhà nước 2001-2005


BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 38/2002/QĐ-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TƯ VẤN TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2005"

 BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 9 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu và danh mục các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005;
Xét đề nghị của các Ông/ Bà Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học và công nghệ công nghiệp, Vụ Quản lý khoa học và công nghệ nông nghiệp, Vụ Quản lý khoa học xã hội và tự nhiên và Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định tạm thời về phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 42/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 18/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành "Quy định tạm thời về phương thức làm việc của Hội đồng Khoa học và công nghệ tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005".

Điều 3. Các Ông/Bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ Quản lý khoa học và công nghệ công nghiệp, Vụ Quản lý khoa học và công nghệ nông nghiệp, Vụ Quản lý khoa học xã hội và tự nhiên, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG  
BỘ TRƯỞNG  




Chu Tuấn Nhạ  

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TƯ VẤN TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
(Kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Việc đánh giá tuyển chọn căn cứ vào Hồ sơ đã đăng ký.

2. Cá nhân đăng ký chủ trì đề tài và những người tham gia thực hiện đề tài nào thì không được tham gia Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài đó.

3. Hội đồng xem xét đánh giá Hồ sơ theo những tiêu chuẩn và thang điểm thống nhất đã được quy định (Phiếu đánh giá Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài: Biểu B2-2-PĐGTC-SĐ đối với đề tài khoa học công nghệ và B2-2-PĐGTC-XH đối với đề tài khoa học xã hội nhân văn).

4. Tổ chức và cá nhân được đề nghị trúng tuyển là tổ chức và cá nhân có Hồ sơ được xếp hạng cao nhất, nhưng số điểm trung bình của tổng số điểm phải đạt tối thiểu 70/100điểm, trong đó, điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 50/70 điểm.

5. Các chuyên gia đánh giá và các thành viên Hội đồng phải làm việc khách quan, chịu trách nhiệm với đánh giá của mình và tuân thủ kỷ luật tuyển chọn, giữ bí mật các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài.

6. Trong cùng một Hồ sơ, nếu có thành viên Hội đồng cho điểm đánh giá chênh lệch từ 20% trở lên so với điểm đánh giá trung bình của số thành viên Hội đồng có mặt thì điểm của thành viên Hội đồng này sẽ không được chấp nhận. Kết quả đánh giá Hồ sơ này chỉ dựa trên kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng.

7. Kỳ họp xem xét - đánh giá tuyển chọn của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt (ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo).

8. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng.

9. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng Bộ KHCNMT) cử các chuyên viên làm thư ký giúp việc Hội đồng.

II. QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG

Bước 1: Hội đồng thống nhất phương thức làm việc

1. Thư ký giúp việc Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.

2. Đại diện Bộ KHCNMT nêu những yêu cầu của đề tài KH&CN cấp Nhà nước đã được quy định tại "Quy định tạm thời về việc xác định các đề tài khoa học và công nghệ của Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005" (ban hành kèm theo Quyết định số 06/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 11/4/2001 của Bộ trưởng Bộ KHCNMT) và những nội dung chủ yếu của "Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005" (ban hành kèm theo Quyết định số 37/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCNMT - sau đây gọi tắt là Quy định 37) và của Quy định này.

3. Thư ký giúp việc Hội đồng đọc Biên bản mở Hồ sơ đăng ký tuyển chọn (Biểu B2-1-BBHSTC), thông báo số lượng và Danh mục Hồ sơ đủ điều kiện được Hội đồng đưa vào xem xét đánh giá đề tài.

Hồ sơ hợp lệ là Hồ sơ thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 6, 7, 8 và các điều kiện đối với tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn đã được quy định tại Điều 5 của Quy định 37.

4. Hội đồng thảo luận trao đổi để quán triệt về nguyên tắc, phương thức xem xét - đánh giá, các tiêu chuẩn đánh giá và cách chấm điểm các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện đề tài theo Quy định 37 và Quy định này.

5. Các thành viên Hội đồng nhận Hồ sơ đăng ký tuyển chọn để chuẩn bị ý kiến đánh giá nhận xét bằng văn bản (Biểu B2-2A-PNXCN và Biểu B2-2A-PNXXH tương ứng cho đề tài khoa học công nghệ và khoa học xã hội nhân văn).

Hội đồng phân công 2 thành viên am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài làm phản biện nhận xét và đánh giá tất cả các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện đề tài.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng kiến nghị Bộ trưởng Bộ KHCNMT mời các chuyên gia ngoài Hội đồng làm phản biện nhận xét và đánh giá Hồ sơ.

Chuyên gia hoặc thành viên Hội đồng phản biện có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích từng nội dung thông tin đã kê khai trong Hồ sơ đăng ký, viết nhận xét - đánh giá, luận giải về việc đánh giá bằng điểm từng chỉ tiêu và chấm điểm từng Hồ sơ theo thang điểm đã nêu tại Phiếu đánh giá của Quy định này và gửi văn bản nhận xét đánh giá cho thư ký giúp việc Hội đồng.

6. Hội đồng thống nhất ngày làm việc để xem xét - đánh giá tuyển chọn các Hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện đề tài (được tổ chức sau khi nhận Bản nhận xét - đánh giá các Hồ sơ thuộc đề tài đó của 2 chuyên gia/thành viên Hội đồng phản biện).

Bước 2: Hội đồng đánh giá tuyển chọn Hồ sơ

1. Hội đồng nghe các chuyên gia/thành viên Hội đồng phản biện đọc bản nhận xét - đánh giá, phân tích từng Hồ sơ của đề tài.

Hội đồng có thể nêu câu hỏi đối với các chuyên gia/thành viên Hội đồng phản biện về từng chỉ tiêu đánh giá liên quan đến từng Hồ sơ.

Sau khi trả lời các câu hỏi của các thành viên Hội đồng, các chuyên gia phản biện không là thành viên Hội đồng hoàn thành nhiệm vụ của mình và không tiếp tục dự phiên họp đánh giá tuyển chọn của Hội đồng.

2. Hội đồng thảo luận đánh giá

Hội đồng trao đổi, thảo luận từng Hồ sơ theo từng chỉ tiêu đã được quy định và bỏ phiếu đánh giá.

3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu

Ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên Hội đồng (trong đó bầu một trưởng ban).

Hội đồng bỏ phiếu đánh giá từng Hồ sơ theo Biểu B2-2-PĐGTC-SĐ đối với đề tài khoa học công nghệ và B2-2-PĐGTC-XH đối với đề tài khoa học xã hội nhân văn.

Mỗi thành viên Hội đồng đánh giá từng Hồ sơ bằng cách cho điểm theo thang điểm đã quy định được ghi trên phiếu.

Những phiếu hợp lệ là những phiếu cho điểm bằng hoặc thấp hơn điểm tối đa đã ghi trên phiếu tương ứng cho từng chỉ tiêu đánh giá.

4. Tổng hợp kết quả đánh giá tuyển chọn

Ban kiểm phiếu báo cáo Hội đồng kết quả kiểm phiếu theo Biểu B2-3-KPTVHĐ và B2-4- KPĐGTC.

Trường hợp có từ 2 Hồ sơ đạt số điểm trung bình của tổng số điểm từ 70/100 điểm trở lên và trong đó, điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu đạt 50/70 điểm, Hội đồng xếp thứ tự ưu tiên các Hồ sơ đó theo các nguyên tắc đã nêu tại Điều 13 của Quy định 37, cụ thể như sau:

Điểm trung bình của tổng số điểm theo thứ tự từ cao xuống thấp;

Ưu tiên điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn cao hơn đối với các Hồ sơ có cùng số điểm trung bình của tổng số điểm;

Ưu tiên điểm của Chủ tịch Hội đồng (hoặc điểm của Phó Chủ tịch, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt) đối với các Hồ sơ có cùng số điểm trung bình của tổng số điểm và cùng số điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn;

Đối với các Hồ sơ có cùng số điểm trung bình của tổng số điểm, cùng điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn, cùng điểm của Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng kiến nghị Bộ KHCNMT xem xét quyết định.

5. Hội đồng thông qua Biên bản về kết quả làm việc của Hội đồng, kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển.

Hội đồng thảo luận để kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết về những nội dung đã nêu trong Thuyết minh đề tài và khuyến nghị về kinh phí cho việc thực hiện đề tài, hoặc nêu những điểm cần lưu ý trong quá trình hoàn thiện Hồ sơ của tổ chức và cá nhân được lựa chọn.

Biên bản làm việc của Hội đồng xây dựng theo Biểu B2-5-BBHĐTC.

BIÊN BẢN

MỞ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường )

1. Tên Đề tài

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

2. Địa điểm và thời gian mở Hồ sơ

......................................., ngày ..../.../2002

3. Đại diện các cơ quan và tổ chức liên quan tham gia mở Hồ sơ

TT

Tên cơ quan, tổ chức

Họ và tên đại biểu

1

Đại diện Bộ KHCNMT

 

 

 

 

2

Đại diện Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn

 

 

 

 

3

Đại diện tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn (nếu có)

 

 

 

 

4

Đại diện các cơ quan liên quan khác

 

 

 

 

4. Tình trạng của các Hồ sơ

- Tổng số Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì đề tài: ...... Hồ sơ.

- Về hiện trạng niêm phong của các Hồ sơ

Số Hồ sơ được niêm phong kín đến thời điểm mở Hồ sơ: .../... (tổng số Hồ sơ đăng ký).

- Tình trạng của các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn được thể hiện trong bảng sau:

 

 

Tình trạng Hồ sơ

 

TT

Tên tổ chức và cá nhân đăng ký tuyển chọn

Nộp

đúng hạn

(hết ngày 23/7/01 )*

Tính đầy đủ của

Hồ sơ đăng ký, số lượng **

Tư cách pháp nhân

Tình trạng nợ quyết toán hoặc

nợ thu hồi DA cũ

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

1

Tên Tổ chức:

Họ và tên cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài:

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

* Những Hồ sơ nộp quá hạn sẽ được thống kê vào biểu này nhưng không mở.

** Hồ sơ đầy đủ gồm 4 loại tài liệu đã được quy định tại Điều 6 của Quy định số 15;

5. Kết luận về những Hồ sơ hợp lệ đề nghị Bộ KHCNMT đưa vào đánh giá tuyển chọn

Như vậy, trong số .......... Hồ sơ đăng ký, có .......... Hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện đề nghị Bộ KHCNMT đưa vào xem xét đánh giá.

Danh mục Hồ sơ hợp lệ được đánh giá tuyển chọn để chủ trì đề tài có tên nêu trên đây gồm có:

TT

Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài

Ghi chú

1

2

3

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

5

 

 

Đại diện tổ chức và cá nhân

đăng ký tuyển chọn - nếu có

(Họ, tên và chữ ký)

Đại diện Hội đồng KH&CN

tư vấn tuyển chọn

(Họ, tên và chữ ký)

Đại diện Bộ KHCNMT

(Họ, tên và chữ ký)

 

 

 

 

 

 


 B2-2A-PNXCN

PHIẾU NHẬN XÉT

Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì Đề tài

(Kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường )

 

 

UV phản biện

 

 

 

Uỷ viên

 

1. Họ và tên thành viên Hội đồng:

2. Tên đề tài:

3. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

4. Các chỉ tiêu đánh giá - nhận xét

4.1. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến: Tối đa 70 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

1

2

3

1

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và xu hướng phát triển:

1.       ã         ã Rõ ràng

2.       ã         Đầy đủ, am hiểu và tiếp cận được những công trình, những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực NC đề tài, nêu được quan điểm đúng đắn của tác giả về tính bức xúc của đề tài,...

Nhận xét:

10

2

8

 

1

2

3

2

Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.       ã         Luận cứ rõ cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu cho vấn đề cần giải quyết

2.       ã         Khoa học, chi tiết

3.       ã         Độc đáo

4.       ã         Nội dung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra

5.       ã         Hợp lý

6.       ã         Mới, sáng tạo

7.       ã         Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng- so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác

8.       ã         Phù hợp

9.       ã         Mới, sáng tạo

Nhận xét:

30

8

6

2

12

8

4

10

7

3

 

1

2

3

3

Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu

1.       ã         Chứng minh được sự tham gia của cơ quan tiếp nhận kết quả nghiên cứu vào quá trình thực hiện đề tài

2.       ã         Tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu

3.       ã         Có phương án khả thi gắn nghiên cứu với bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN

4.       ã         Sản phẩm đầu ra rõ ràng, cụ thể:

+ Chi tiết hoá được loại hình sản phẩm của đề tài so với đặt hàng

+ Tạo được khối lượng sản phẩm và cụ thể hoá được các chỉ tiêu chất lượng tiên tiến

Nhận xét:

30

5

6

4

15

8

7

4.2/ Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài: Tối đa 25 điểm

1

2

3

4

Kinh nghiệm nghiên cứu và những thành tựu nổi bật thuộc lĩnh vực nghiên cứu đề tài của cá nhân đăng ký chủ trì (chủ nhiệm) đề tài:

  1. Số năm kinh nghiệm, số đề tài đã thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu

8

2

 

1.       ã         Số công trình đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành; số công trình được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp và các thành tựu KH&CN liên quan khác,... (trong 5 năm trở lại đây)

ã Số công trình đã được áp dụng hoặc chuyển giao công nghệ, quy mô áp dụng, ... (trong 5 năm trở lại đây)

Nhận xét:

3

3

5

Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện đề tài (tính khoa học và hợp lý trong bố trí kế hoạch tiến độ thực hiện, các mốc phải đạt và khả năng hoàn thành, v.v...).

Nhận xét:

4

 

6

Tiềm lực (liên quan đến đề tài tuyển chọn) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện đề tài

1.       ã         Cơ sở vật chất (thiết bị, nhà xưởng,...) hiện có đảm bảo cho việc thực hiện đề tài

2.       ã         Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu của những người tham gia thực hiện đề tài, ...

3.       ã         Khả năng về HTQT đã có để thực hiện đề tài

Nhận xét:

13

6

5

2

4.3. Tính hợp lý của kinh phí đề nghị: Tối đa 5 điểm

1

2

3

7

Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề xuất, mức độ chi tiết của dự toán

Nhận xét:

2

8

Khả năng huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện đề tài

Nhận xét:

3

 

Cộng

100

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ- NHẬN XÉT

(Họ tên và chữ ký)

 

B2-2-PĐGTC-SĐ

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

VÀ MÔI TRƯỜNG

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______o0o_______

HỘI ĐỒNG KH&CN TƯ VẤN

TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

Phiếu đánh giá

Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân

chủ trì Đề tài khoa học công nghệ

(Kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường )

1. Tên đề tài:

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện đề tài:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

3. Họ và tên Chuyên gia/Thành viên Hội đồng đánh giá:

4. Các chỉ tiêu đánh giá

4.1/ Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến: Được đánh giá tối đa 70 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

của Chuyên gia

1

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và xu hướng phát triển: thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài về lĩnh vực nghiên cứu (nắm được những thông tin về những công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, nêu rõ quan điểm của tác giả về tính bức xúc của đề tài,...)

Rõ ràng, đầy đủ, am hiểu và tiếp cận được những công trình, những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực NC đề tài, nêu được quan điểm đúng đắn của tác giả về tính bức xúc của đề tài,...

Nhận xét:

10

2

8

 

2

Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.       ã         Luận cứ rõ cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu cho vấn đề cần giải quyết

2.       ã         Khoa học, chi tiết

3.       ã         Mới, sáng tạo

4.       ã         Nội dung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra

5.       ã         Hợp lý

6.       ã         Mới, sáng tạo

7.       ã         Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng- so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác

8.       ã         Phù hợp

9.       ã         Mới, sáng tạo

Nhận xét:

Nhận xét (tiếp):

30

8

6

2

12

8

4

10

7

3

 

3

Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu

1.       o        Chứng minh được sự tham gia của cơ quan tiếp nhận kết quả nghiên cứu vào quá trình thực hiện đề tài

2.       o        Tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu

3.       o        Có phương án khả thi gắn nghiên cứu với bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN

4.       o        Sản phẩm đầu ra rõ ràng, cụ thể:

+ Chi tiết hoá được loại hình sản phẩm của đề tài so với đặt hàng

+ Tạo được khối lượng sản phẩm và cụ thể hoá được các chỉ tiêu chất lượng tiên tiến

Nhận xét:

30

5

6

4

15

8

7

 

4.2. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài:

Được đánh giá tối đa 25 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá của Chuyên gia

4

Kinh nghiệm nghiên cứu và những thành tựu nổi bật thuộc lĩnh vực nghiên cứu đề tài của cá nhân đăng ký chủ trì (chủ nhiệm) đề tài:

  1. Số năm kinh nghiệm, số đề tài đã thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu

8

2

 

 

ã Số công trình đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành; số công trình được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp và các thành tựu KH&CN liên quan khác (trong 5 năm trở lại đây)

ã Số công trình đã được áp dụng hoặc chuyển giao công nghệ, quy mô áp dụng, ... (trong 5 năm trở lại đây)

Nhận xét:

3

3

 

5

Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện đề tài (tính khoa học và hợp lý trong bố trí kế hoạch tiến độ thực hiện, các mốc phải đạt và khả năng hoàn thành, v.v...).

Nhận xét:

4

 

6

Tiềm lực (liên quan đến đề tài tuyển chọn) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện đề tài

1.       ã         Cơ sở vật chất (thiết bị, nhà xưởng,...) hiện có đảm bảo cho việc thực hiện đề tài

2.       ã         Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu của những người tham gia thực hiện đề tài, ...

3.       ã         Khả năng về HTQT đã có để thực hiện đề tài

Nhận xét:

13

6

5

2

 

4.3/ Tính hợp lý của kinh phí đề nghị: Tối đa 5 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

của Chuyên gia

7

Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề xuất, mức độ chi tiết của dự toán

Nhận xét:

2

 

8

Khả năng huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện đề tài

Nhận xét:

3

 

 

Cộng

100

 

5. Khuyến nghị của Chuyên gia/Thành viên Hội đồng về những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong Thuyết minh đề tài - cả về nội dung và kinh phí (nếu có)

Chuyên gia/thành viên Hội đồng

(Họ tên và chữ ký)

B2-2-PĐGTC-XH

Bộ khoa học công nghệ

và môi trường

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______o0o_______

Hội đồng KH&CN tư vấn

tuyển chọn Tổ chức và cá nhân

chủ trì đề tài cấp Nhà nước

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

 

Phiếu đánh giá

Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì Đề tài khoa học xã hội nhân văn

(Kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

 

1. Tên đề tài:

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện đề tài:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

3. Họ và tên Chuyên gia/Thành viên Hội đồng đánh giá:

4. Các chỉ tiêu đánh giá

4.1. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến: Được đánh giá tối đa 70 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

của Chuyên gia

1

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và xu hướng phát triển: thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài về lĩnh vực nghiên cứu (nắm được những thông tin về những công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, nêu rõ quan điểm của tác giả về tính bức xúc của đề tài,...)

ã Rõ ràng

1.       ã         Đầy đủ, am hiểu và tiếp cận được những công trình, những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực NC đề tài, nêu được quan điểm đúng đắn của tác giả về tính bức xúc của đề tài,...

Nhận xét:

12

3

9

 

2

Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.       ã         Luận cứ rõ cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu cho vấn đề cần giải quyết

(khoa học, chi tiết; có những ý mới, sáng tạo)

1.       ã         Nội dung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra

(hợp lý; có những nội dung mới, sáng tạo)

1.       ã         Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng- so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác

(phù hợp; có khía cạnh mới, sáng tạo)

Nhận xét:

38

10

20

8

 

3

Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu

1.       o        Chứng minh được sự tham gia của cơ quan tiếp nhận kết quả nghiên cứu vào quá trình thực hiện đề tài

2.       o        Tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu

3.       o        Có phương án khả thi gắn nghiên cứu với bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN

4.       o        Sản phẩm đầu ra rõ ràng, cụ thể:

Tạo ra được các sản phẩm cụ thể thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (báo cáo luận giải cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu, báo cáo phân tích kết quả điều tra thực tiễn, bản kiến nghị giải pháp và chính sách hợp lý, ...)

Nhận xét:

20

4

3

3

10

 

4.2. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài:

Được đánh giá tối đa 25 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá của Chuyên gia

4

Kinh nghiệm nghiên cứu và những thành tựu nổi bật thuộc lĩnh vực nghiên cứu đề tài của cá nhân đăng ký chủ trì (chủ nhiệm) đề tài:

  1. Số năm kinh nghiệm, số đề tài đã thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu

8

2

 

 

ã Số công trình đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành; số công trình được cấp văn bằng sở hữu trí tuệ và các thành tựu KH&CN liên quan khác (trong 5 năm trở lại đây)

ã Số công trình đã được áp dụng hoặc chuyển giao, quy mô áp dụng, ... (trong 5 năm trở lại đây)

Nhận xét:

3

3

 

5

Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện đề tài (tính khoa học và hợp lý trong bố trí kế hoạch tiến độ thực hiện, các mốc phải đạt và khả năng hoàn thành, tổ chức phối hợp và phân công lực lượng hợp lý, v.v...).

Nhận xét:

7

 

6

Tiềm lực (liên quan đến đề tài tuyển chọn) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện đề tài

1.       ã         Cơ sở vật chất hiện có đảm bảo cho việc thực hiện đề tài

2.       ã         Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu của những người tham gia thực hiện đề tài, ...

3.       ã         Khả năng về HTQT đã có để thực hiện đề tài

Nhận xét:

10

3

5

2

 

4.3. Tính hợp lý của kinh phí đề nghị: Tối đa 5 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

của Chuyên gia

7

Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề xuất, mức độ chi tiết của dự toán

Nhận xét:

4

 

8

Khả năng huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện đề tài

1

 

 

Cộng

100

 

5. Khuyến nghị của Chuyên gia/Thành viên Hội đồng về những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong Thuyết minh đề tài - cả về nội dung và kinh phí (nếu có)

Chuyên gia/thành viên Hội đồng

(Họ tên và chữ ký)


B2-3-KPTVHĐ

 

Bộ khoa học, công nghệ

và môi trường

*******

Hội đồng KH&CN tư vấn

tuyển chọn Tổ chức và cá nhân

chủ trì đề tài cấp Nhà nước

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______o0o_______

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

 

Bảng tổng hợp chấm điểm đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì Đề tài Khoa học và công nghệ

(Kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMTngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

 

Tên đề tài:...............................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Tên Tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài

Họ tên các thành viên Hội đồng và điểm đánh giá tương ứng

Điểm trung bình

của các thành viên HD

Họ và tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điểm GT KH và Ttiễn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các thành viên Ban kiểm phiếu Trưởng Ban kiểm phiếu

(Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký

 

 

 


B2-4-KPĐGTC

Bộ khoa học công nghệ

và môi trường

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______o0o_______

Hội đồng KH&CN tư vấn

tuyển chọn Tổ chức và cá nhân

chủ trì đề tài cấp Nhà nước

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

 

Biên bản kiểm Phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân

chủ trì Đề tài khoa học và công nghệ

(Kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

 

Tên đề tài:

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

1. Số phiếu phát ra:

2. Số phiếu thu về:

3. Số phiếu hợp lệ:

4. Kết quả bỏ phiếu:

TT

Tên tổ chức và cá nhân đăng ký

Tổng hợp số điểm đánh giá

của các thành viên Hội đồng

(theo thứ tự từ cao xuống thấp)

Ghi chú

 

chủ trì thực hiện đề tài

Điểm trung bình của tổng số

Điểm

trung bình

về giá trị KH

và GT thực tiễn

 

1

2

3

4

5

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

Các thành viên Ban kiểm phiếu Trưởng Ban kiểm phiếu

(Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký)

B2-5-BBHĐTC

Bộ khoa học công nghệ

và môi trường

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______o0o_______

Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn Tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài cấp Nhà nước

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

 

Biên bản họp Hội đồng KH&CN

Đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì Đề tài khoa học và công nghệ

(Kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

 

A. Những thông tin chung

1. Tên Đề tài:

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

2. Quyết định thành lập Hội đồng

.............../QĐ-BKHCNMT ngày ..../..../2002 của Bộ KHCNMT

3. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng

................................, ngày .../..../2002 và ngày .../..../2002

4. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên (đối với phiên họp đánh giá): ............/...........

Vắng mặt: ........ người, gồm các thành viên:

..................................................................

..................................................................

5. Khách mời tham dự họp Hội đồng (đối với phiên họp đánh giá)

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

 

 

 

B. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Tại phiên họp thống nhất phương thức làm việc, Hội đồng đã phân công các thành viên và/hoặc đề nghị Bộ KHCNMT mời các chuyên gia phản biện nhận xét đánh giá tất cả các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện đề tài. Đó là các chuyên gia sau đây:

TT

Họ và tên chuyên gia phản biện

Ghi chú

(Chuyên gia phản biện là thành viên hoặc không là thành viên Hội đồng)

1

2

3

1

 

 

2

 

 

2. Tại phiên họp đánh giá tuyển chọn Hồ sơ

2.1/ Hội đồng đã nghe các chuyên gia phản biện đọc bản nhận xét - đánh giá, phân tích từng Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì đề tài.

Hội đồng đã nêu câu hỏi đối với các chuyên gia phản biện về từng chỉ tiêu đánh giá đã được quy định.

2.2/ Hội đồng đã trao đổi, thảo luận kỹ từng Hồ sơ theo từng chỉ tiêu.

2.3/ Hội đồng đã bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:

3.1/ Trưởng Ban: ..................................................

3.2/ Hai uỷ viên:

..................................................

..................................................

2.4/ Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá từng Hồ sơ đăng ký chủ trì đề tài.

Kết quả kiểm phiếu đánh giá các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức cá nhân chủ trì đề tài được trình bày trong Biên bản kiểm phiếu gửi kèm theo.

2.5/ Kết luận và kiến nghị của Hội đồng (để lại những nội dung thích hợp)

2.5.1/ Kết quả đánh giá của Hội đồng

- Căn cứ kết quả kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị tổ chức và cá nhân sau đây trúng tuyển chủ trì đề tài nêu trên:

Tên tổ chức ..........................................................................................................................

................................................................................................................................................

Họ và tên cá nhân ................................................................................................................

- Trong các Hồ sơ đăng ký chủ trì đề tài đã được Hội đồng xem xét đánh giá, không có Hồ sơ nào đạt đạt số điểm trung bình của tổng số từ 70/100 điểm trở lên và trong đó, điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu đạt 50/70 điểm. Vì vậy, Hội đồng không kiến nghị tổ chức và cá nhân nào trúng tuyển chủ trì đề tài.

2.5.2/ Hội đồng kiến nghị những điểm sau đây

- Về những nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong Thuyết minh đề tài

- Về kinh phí cho việc thực hiện đề tài

- Về những điểm cần lưu ý khác trong quá trình hoàn thiện Hồ sơ của tổ chức và cá nhân được kiến nghị trúng tuyển

Hội đồng đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xem xét và phê duyệt.

 

Thư ký giúp việc Hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)

Chủ tịch Hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)

 

 

Những ý kiến đánh giá của thành viên Hội đồng

(ghi chép của thư ký giúp việc Hội đồng)

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 38/2002/QĐ-BKHCNMT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu38/2002/QĐ-BKHCNMT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/07/2002
Ngày hiệu lực08/07/2002
Ngày công báo25/08/2002
Số công báoSố 41
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 19/08/2003
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 38/2002/QĐ-BKHCNMT

Lược đồ Quyết định 38/2002/QĐ-BKHCNMT phương thức làm việc Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp nhà nước 2001-2005


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản hiện thời

        Quyết định 38/2002/QĐ-BKHCNMT phương thức làm việc Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp nhà nước 2001-2005
        Loại văn bảnQuyết định
        Số hiệu38/2002/QĐ-BKHCNMT
        Cơ quan ban hànhCông nghệ và Môi trường, Bộ Khoa học
        Người ký***, Chu Tuấn Nhạ
        Ngày ban hành08/07/2002
        Ngày hiệu lực08/07/2002
        Ngày công báo25/08/2002
        Số công báoSố 41
        Lĩnh vựcBộ máy hành chính
        Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 19/08/2003
        Cập nhật7 năm trước

        Văn bản được dẫn chiếu

          Văn bản hướng dẫn

            Văn bản được hợp nhất

              Văn bản gốc Quyết định 38/2002/QĐ-BKHCNMT phương thức làm việc Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp nhà nước 2001-2005

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 38/2002/QĐ-BKHCNMT phương thức làm việc Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp nhà nước 2001-2005