Quyết định 38/2006/QĐ-UBND

Quyết định 38/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 - 2010

Quyết định 38/2006/QĐ-UBND phát triển kinh tế tập thể Lai Châu 2006 2010 đã được thay thế bởi Quyết định 744/QĐ-UBND 2015 hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Tỉnh Lai Châu và được áp dụng kể từ ngày 21/07/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 38/2006/QĐ-UBND phát triển kinh tế tập thể Lai Châu 2006 2010


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2006/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 25 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày 03/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể;

Căn cứ Thông tư số 04/2004/TT-BKH ngày 13/12/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể 5 năm 2006-2010;

Xét đề nghị của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Lai Châu 5 năm (2006-2010).

(Có Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kề từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lò Văn Giàng

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Kèm theo Quyết định số: 38/2006/QĐ-UBND ngày 25/5/2006 của UBND tỉnh Lai Châu)

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2005

I/ KHÁI QUÁT CHUNG:

1. Đặc điểm cơ bản

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây bắc của Tổ quốc, giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 9.065,123km2, có đường biên giới dài 273 km; Địa hình chia cắt, trên 60% diện tích đất ở độ cao trên 1.000m và trên 90% diện tích đất có độ dốc > 250.

Dân số có đến năm 2005 là 315.826 người mật độ dân số 35 người/km2; Gồm 20 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó: Dân tộc Thái: 35,19%; Dân tộc Mông: 21,87%; Dân tộc Kinh: 12,69%; Dân tộc Dao: 11,84%; Dân tộc Hà Nhì: 5,12%; các dân tộc khác còn lại: 13,29%.

Về tổ chức hành chính: Toàn tỉnh có 5 huyện, 1 thị xã; 90 xã, phường, thị trấn; Có 74 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 21 xã biên giới.

2. Tiềm năng và thế mạnh.

Tỉnh Lai Châu có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia. Là khu vực đầu nguồn xung yếu của Sông Đà có giá trị rất lớn đối với đất nước về điện năng có thể khai thác và phục vụ phát triển kinh tế của địa phương.

Có nhiều tiềm năng về đất đai, và khí hậu; đất rộng, còn trên 50% diện tích đất trống đồi núi trọc, có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế.

Đặc biệt là tiềm năng về khoáng sản với trên 120 điểm mỏ với chủng loại rất phong phú như: sắt, đất hiếm, vàng…

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc đoàn kết, có truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang, có quyết tâm phấn đấu xây dựng Lai Châu phát triển về mọi mặt.

3. Khó khăn và thách thức.

Bên cạnh những tiềm năng và thế mạnh đã nêu, Lai Châu còn có những khó khăn như sau. Là tỉnh nghèo nhất trong 64 tỉnh, thành của cả nước.

Xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đi lại khó khăn, địa hình chia cắt phức tạp, đất đai tuy rộng nhưng thiếu đất sản xuất.

Kết cấu hạ tầng nói chung còn kém phát triển, đặc biệt là hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học…

Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, chủ yếu là tự cung tự cấp, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch chậm, thiếu vững chắc, tình trạng du canh du cư vẫn còn diễn ra…

Tỷ lệ đói nghèo cao, hết năm 2005 còn 63,57% hộ đói nghèo. Nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, đội ngũ cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có mặt còn phức tạp nhất là tệ nạn ma tuý và tình trạng lợi dụng tự do tín ngưỡng tuyên truyền trái pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới.

Những đặc điểm trên đã chi phối, tác động sâu sắc đến sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể.

II/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện NQTW 5 (Khoá IX) và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về: "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ". Khu vực kinh tế tập thể trong tỉnh đã dần ổn định và phát triển để thích ứng với nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Sự phát triển kinh tế tập thể của tỉnh với nhiều hình thức và trên nhiều lĩnh vực đã góp phần phát triển đa dạng ngành nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn.

Các HTX thực hiện chuyển đổi, thành lập mới nhìn chung phát huy được vai trò làm chủ của xã viên. Các thành viên tự nguyện góp vốn, sức lao động và tự chịu trách nhiệm trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo công bằng trong phân phối, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Tuy nhiên thành phần tham gia thành lập các tổ hợp tác, HTX chưa nhiều, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

1. Thực trạng khu vực kinh tế tập thể

a) Về kinh tế hộ gia đình:

Đến năm 2005 toàn tỉnh đã có 14.427 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp. Trong đó cấp tỉnh có 520 hộ, cấp huyện có 3.100 hộ, còn lại là cấp cơ sở; có 1.500 dịch vụ thương mại sản xuất kinh doanh giỏi. Số hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, là nguồn lực để phát triển tổ hợp tác và thành lập các HTX.

b) Về tổ hợp tác:

Đến 30/12/2005 toàn tỉnh có 63 tổ hợp tác sản xuất kinh doanh. Trong đó chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản có 16 tổ hợp tác; dịch vụ thương mại 27 tổ; trồng cây ăn quả, bảo vệ rừng 11 tổ hợp tác và dịch vụ vận tải đường sông 9 tổ.

Tổng vốn trong các tổ hợp tác, hiện đạt 13,79 tỉ đồng. Trong đó: vốn hình thành tài sản 9,15 tỉ đồng; vốn sản xuất kinh doanh 4,64 tỉ đồng.

c) Về hợp tác xã:

- Đến 30/12/2005 trên địa bàn tỉnh có 49 HTX hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực kinh tế, trong đó có 12 HTX mới thành lập trong năm 2005, tăng 32,4% so với năm 2004. Bao gồm:

+ Dịch vụ thương mại 2 HTX;

+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 4 HTX;

+ Nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp 7 HTX;

+ Dịch vụ vận tải 3 HTX;

+ Dịch vụ điện năng 1 HTX;

+ Xây dựng dân dụng và sản xuất vật liệu xây dựng 32 HTX.

- Tổng số vốn kinh doanh là: 36,34 tỷ đồng. Trong đó: vốn hình thành tài sản là 27,62 tỷ đồng, vốn sản xuất kinh doanh là: 8,72 tỷ đồng.

Doanh thu năm 2005 đạt 38,5 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho 588 xã viên và 1.251 lao động. Thu nhập bình quân đạt 9 triệu đồng/người/năm.

2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh.

a) Những kết quả đạt được:

Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể đã có sự đổi mới về bộ máy tổ chức quản lý; Đổi mới hoạt động, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường.

Tranh thủ được sự hỗ trợ đầu tư của Đảng và Nhà nước, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, mở rộng ngành nghề, thu hút đông đảo lao động tham gia, tạo ra sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều cung cấp cho thị trường.

Từng bước ổn định, cải thiện đời sống người lao động, góp phần rất quan trọng thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn miền núi, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.

Một số hộ sản xuất kinh doanh giỏi, một số HTX điển hình tiên tiến đã có những đóng góp đáng kể trong công tác xây dựng các công trình phúc lợi tập thể, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục y tế, văn hoá, xã hội. Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ hỗ trợ trẻ thơ, quỹ xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương.

Kinh tế tập thể góp phần quan trọng thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá, kích thích sản xuất hàng hoá phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội.

Vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh từng bước được khẳng định và nâng cao, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết TW5, góp phần cùng với kinh tế quốc doanh thực hiện vai trò chủ đạo, làm nòng cốt trong nền kinh tế của tỉnh.

b) Những mặt hạn chế:

Đại bộ phận tổ hợp tác và HTX còn trong tình trạng hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, còn thiếu sự hợp tác trong các lĩnh vực, chưa tận dụng, khai thác được tiềm năng nguồn lực hiện có của địa phương; việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm, hầu hết là lao động thủ công nên năng suất lao động còn thấp.

Tốc độ, quy mô phát triển còn chậm, chưa đồng đều giữa các vùng, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp cho ngân sách không đáng kể vì đại bộ phận các hợp tác xã, tổ hợp tác còn mới, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, thậm chí không có lãi, thu nhập của xã viên còn thấp.

Công tác tổ chức điều hành quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế của một số HTX còn yếu. Công tác chuyển đổi các HTX theo Luật HTX triển khai còn chậm thiếu đồng bộ, phần nào đã tác động đến tâm lý của xã viên.

c) Nguyên nhân của những hạn chế:

* Nguyên nhân khách quan.

Bộ máy Liên minh HTX của tỉnh mới được kiện toàn. Sau khi chia tách, về chức năng quản lý tuy đã được phân định nhưng vẫn còn đang hoàn thiện. Vì vậy còn gặp không ít những khó khăn trong quản lý chỉ đạo và điều hành.

Các chủ trương chính sách của Nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể tuy đã được quán triệt đến các cấp, các ngành. Nhưng sự chuyển biến còn chậm chưa tạo được động lực thúc đẩy

Do điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, xa các trung tâm kinh tế lớn; hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung còn chưa phát triển, mặt bằng dân trí còn thấp,… nên gặp nhiều khó khăn trong hợp tác thu hút vốn đầu tư, KHCN cho phát triển các lĩnh vực nói chung và khu vực KTTT nói riêng.

Nhận thức về vị trí, vai trò khu vực KTTT của không ít cán bộ ở các cấp, các ngành chưa được đầy đủ, còn bị ảnh hưởng của mô hình HTX kiểu cũ, còn mang tính bao cấp coi kinh tế tập thể chỉ là tự phát.

Sự hỗ trợ bước đầu của Nhà nước về vốn, về KHCN và đào tạo nhân lực mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, chưa đảm bảo các điều kiện để chuyển sang hoạt động theo mô hình kiểu mới.

* Nguyên nhân chủ quan.

Tư tưởng bao cấp, ỷ lại trông chờ còn tồn tại khá phổ biến, đã ảnh hưởng đến quá trình củng cố và phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng các HTX trên địa bàn tỉnh.

Tình trạng thiếu kiến thức kinh nghiệm quản lý, thiếu lao động đã qua đào tạo tại các HTX là phổ biến. Nên sau khi thành lập, chuyển đổi việc xác định phương án sản xuất và đi vào hoạt động còn nhiều khó khăn.

Quy mô sản xuất kinh doanh của các HTX đa số còn nhỏ lẻ, phân tán, cơ sở sản xuất còn nghèo nàn lạc hậu; Sản phẩm sản xuất ra còn đơn điệu, nên chưa có sức thu hút, hấp dẫn khách hàng, chi phí vận chuyển lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh thấp.

Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của các HTX còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm, còn thiếu kiến thức khoa học nên hiệu quả quản lý chưa cao. Trình độ người lao động còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công chưa qua đào tạo cơ bản nên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

I/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ.

Để tiếp tục thực hiện NQTW5 (khoá IX) của Đảng và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về việc: "Tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả KTTT trong thời kỳ đổi mới" và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI;

Căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020 và đặc điểm tình hình thực tiễn của tỉnh, phương hướng phát triển KTTT giai đoạn 2006 - 2010 được xác định là:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển kinh tế HTX dưới nhiều hình thức đa dạng, từ hợp tác đơn giản đến thành lập các HTX có quy mô chặt chẽ. Tập trung ưu tiên phát triển đối với các lĩnh vực làng nghề truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, trồng chăm sóc rừng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng,…

- Tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KTTT, nâng cao vai trò quản lý chỉ đạo, điều hành, động viên khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, tổ hợp tác. Tranh thủ sự ưu tiên đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, đơn vị, gia đình, huy động mọi nguồn lực quyết tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng vững chắc để phát triển HTX và kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường củng cố, khắc phục có hiệu quả những mặt hạn chế, khó khăn trong khu vực kinh tế tập thể hiện nay nhằm phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống xã viên, người lao động và đảm bảo đúng theo pháp luật hiện hành.

- Tăng cường phát huy nội lực trong khu vực kinh tế tập thể; tập trung khai thác mọi nguồn lực của địa phương, mạnh dạn đổi mới cơ chế quản lý theo luật định, không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010.

II/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát.

- Hoàn thành việc chuyển đổi các HTX kiểu cũ, phấn đấu đưa khu vực kinh tế tập thể ngày càng vững mạnh, thoát khỏi những yếu kém hiện nay.

- Tiếp tục đổi mới, phát triển các loại hình kinh tế tập thể, đảm bảo các quy định của pháp luật. Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu từng bước nâng cao tốc độ tăng trưởng, đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế của tỉnh.

- Góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế-xã hội, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người lao động trong khu vực kinh tế tập thể.

2. Mục tiêu cụ thể.

- Số lượng tổ hợp tác tăng bình quân mỗi năm 15%, số lượng thành viên tổ hợp tác mỗi năm tăng 8%.

- Số lượng các loại hình HTX tăng bình quân mỗi năm 11%, số xã viên tăng 12%/ năm.

- Số HTX sản xuất kinh doanh giỏi mỗi năm tăng từ 10-12%, số HTX tiên tiến mỗi năm có từ 3-5 đơn vị.

- Mỗi năm tạo việc làm mới cho 800 - 1.000 lao động.

- Vận động trên 80% số HTX và 10% doanh nghiệp trong tỉnh tham gia Liên minh HTX của tỉnh.

- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý HTX được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và 20% có trình độ chuyên môn Trung cấp trở lên.

- Tỷ trọng tổng sản phẩm trong khu vực kinh tế tập thể đến năm 2010 chiếm 10 - 12% GDP trong nền kinh tế của tỉnh, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.

- Thu nhập bình quân người lao động đến năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2005.

- Đóng góp tích cực cho phúc lợi tập thể và giải quyết các vấn đề xã hội của địa phương.

- Giá trị sản xuất (theo giá năm 2005) đến năm 2010 đạt:

+ Ngành Nông - lâm nghiệp đạt: 1,24 tỷ đồng.

+ Ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 42,82 tỷ đồng

+ Ngành Dịch vụ, thương mại vận tải: 32,47 tỷ đồng.

- Giá trị gia tăng của khu vực KTTT đạt: 62,84 tỷ đồng.

III/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KHU VỰC KTTT GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.

Để thực hiện tốt các chủ trương chính sách phát triển kinh tế tập thể của Đảng, Nhà nước và phương hướng, mục tiêu củng cố xây dựng đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể đã xác định, trong giai đoạn 2006 - 2010 cần tập trung triển khai thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây:

1. Tổ chức tốt việc học tập, tuyên truyền phổ biến sâu rộng NQTW5 (Khóa IX), các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Luật HTX và các chủ trương chính sách của tỉnh về phát triển KTTT trong các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan ban ngành đoàn thể, cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vị trí vai trò tính tất yếu khách quan của KTTT trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền, các cấp cũng như trách nhiệm của các cơ quan ban ngành, đoàn thể đối với việc đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả KTTT trên địa bàn tỉnh.

2. Tuyên truyền vận động, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, các tổ hợp tác, các hộ kinh tế tiểu chủ tham gia kinh tế hợp tác và thành lập các hợp tác xã theo Luật HTX đã ban hành.

3. Huy động tối đa mọi nguồn lực để hỗ trợ khu vực KTTT phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tranh thủ tối đa các chính sách: đầu tư hỗ trợ, ưu tiên phát triển KT-XH dành cho miền núi, vùng đồng bào các dân tộc; các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước. Đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, tài nguyên, nguồn lao động, ngành nghề truyền thống, kinh nghiệm sản xuất của các dân tộc. Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tiểu chủ các tổ hợp tác làm nền tảng để vận động thành lập các HTX trên các lĩnh vực kinh tế và các địa phương đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra.

4. Triển khai thực hiện các chủ trương chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy KTTT phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ tới. Thực hiện tốt Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. Cụ thể là:

+ Hỗ trợ, khuyến khích thành lập HTX.

+ Hỗ trợ về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX

+ Hỗ trợ về nhu cầu sử dụng đất

+ Hỗ trợ về thuế, tín dụng.

+ Hỗ trợ về xúc tiến thương mại.

+ Hỗ trợ ứng dụng đổi mới nâng cao trình độ, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công cho xã viên và người lao động trong kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng, xã viên và ưu tiên cho các HTX được tham gia các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và tiêu thụ sản phẩm.

+ Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao tay nghề cho xã viên các HTX và cung cấp thông tin về pháp lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khoa học công nghệ cho các HTX hoạt động.

5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong khu vực kinh tế tập thể. Quan tâm chỉ đạo xây dựng các HTX điển hình tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm sản xuất kinh doanh giỏi, phổ biến và nhân điển hình tiên tiến sâu rộng trên địa bàn tỉnh để các đơn vị học tập ứng dụng, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xây dựng đơn vị vững mạnh.

6. Tổ chức tốt việc hội thảo các chuyên đề sản xuất kinh doanh giỏi trong khu vực KTTT, tổ chức tốt các đợt thăm quan, trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn.

7. Tăng cường hợp tác quan hệ chặt chẽ với các tổ chức kinh tế, tập thể quốc tế để tạo nguồn vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo cấp tỉnh; Ban chấp hành Liên minh HTX tỉnh; các ngành và UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006-2010) của tỉnh. Hàng năm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể theo hướng dẫn của Sở kế hoạch & Đầu tư.

2. Các ngành, các đoàn thể cùng Liên minh HTX tỉnh tổ chức và tham gia thực hiện tốt các nội dung chương trình phối hợp hành động, cử cán bộ tham gia theo sự phân công của Ban chỉ đạo tỉnh.

Các ngành (Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại, Sở Tài chính, Chi cục thuế, ...) có trách nhiệm trong vai trò quản lý nhà nước đối với các HTX. Cùng với các đoàn thể tham gia vào việc giúp đỡ và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tập thể phát triển đúng pháp luật và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thiết thực.

3. UBND tỉnh giao cho Liên minh HTX tỉnh.

+ Chịu trách nhiệm xây dựng chương trình công tác hàng năm, lập dự toán kinh phí và tổ chức các đợt khảo sát, điều tra, nắm bắt nhu cầu của các HTX. Hướng dẫn các nhóm sáng lập viên làm thủ tục thành lập HTX; thủ tục tham gia thực hiện các chương trình dự án. Đào tạo cán bộ và đánh giá tình hình kinh tế tập thể (tổ hợp tác và hợp tác xã) trong toàn tỉnh.

+ Phối hợp cùng các ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn các tổ hợp tác phát triển thành HTX. Củng cố các HTX hiện có cả về tổ chức quản lý và định hướng phát triển nghành nghề sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhằm giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho xã viên, người lao động.

+ Kịp thời tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của các HTX để báo cáo trình UBND tỉnh xem xét và giải quyết.

+ Thường xuyên phát động phong trào thi đua trong khu vực KTTT. Gắn công tác thi đua với khen thưởng, động viên kịp thời những gương HTX điển hình tiên tiến và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc.

4. Sở Kế hoạch & Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển KTTT hàng năm. Phối hợp với các ngành liên quan, bố trí kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước để thực hiện.

5. UBND các huyện thị, thị xã có trách nhiệm tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyển đổi HTX, thành lập HTX mới, tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển HTX đến người lao động. Quản lý và tạo điều kiện cho các HTX trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng quý tổng hợp tình hình của các HTX trên địa bàn gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư và Liên minh HTX để nắm tình hình và có biện pháp giải quyết kịp thời./.

 

Biểu 01

SỐ LƯỢNG, QUY MÔ ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2026

1007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

I

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số

 

 

112

129

145

167

183

212

 

 

1.1

HTX (Theo luật 2003)

ĐV

 

49

55

61

68

76

85

 

111.6

1.2

Liên hiệp HTX

ĐV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Tổ hợp tác

Tổ

 

63

74

84

99

107

127

 

115.1

II

Xã viên, Lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số

 

 

1839

2801

3053

3345

3678

4045

 

118.2

2.1

HTX ( Theo luật 2003)

Người

 

1839

2201

2441

2721

3041

3402

 

113.1

2.1.1

Xã viên

Người

 

588

687

762

849

949

1060

 

112.5

2.1.2

Lao động

Người

 

1251

1514

1679

1872

2092

2340

 

113.4

 

Trong đó xã viên

Người

 

588

687

760

850

950

1060

 

112.5

2.2

Liên hiệp HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Xã viên

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2

Lao động

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó xã viên

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Tổ hợp tác: Số thành viên

Người

 

441

600

612

624

637

643

 

108.61

 

Biểu 02A

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIA TĂNG KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ

(Tính theo giá trị hiện hành)

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

 

I- GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

38.5

42.35

47.58

53.47

60.09

67.53

 

 

1

Phân theo loại hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

HTX (Theo luật 2003)

 

33.88

37.268

41.74

46.75

52.36

58.64

 

111.6

1.2

Liên hiệp HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Kinh tế của xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Tổ hợp tác

 

4.62

5.082

5.84

6.72

7.73

8.89

 

114.0

2

Phân theo ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Khu vực 1

 

0.85

0.91

0.98

1.06

1.15

1.24

 

107.8

2.1.1

Nông nghiệp

 

0.45

0.48

0.52

0.56

0.61

0.65

 

107.64

2.1.2

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3

Thuỷ sản

 

0.4

0.43

0.46

0.5

0.54

0.59

 

108.09

2.1.4

Diêm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Khu vực 2

 

27.07

29.52

32.19

35.11

38.26

42.82

 

109.61

2.2.1

Điện

 

0.72

0.78

0.84

0.92

0.99

1.09

 

108.65

2.2.2

Tiểu thủ công nghiệp

 

25.75

28.07

30.6

33.35

36.35

40.71

 

109.6

2.2.3

Khác

 

0.6

0.67

0.75

0.84

0.92

1.02

 

111.2

2.3

Khu vực 3

 

10.58

11.92

14.41

17.3

20.68

23.47

 

117.33

2.3.1

Thương mại

 

3.55

4.22

5.02

5.97

7.1

8.45

 

118.94

 

Trong đó: Dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra cho xã viên

 

 

 

 

2.3.2

Vận tải

 

7.30

77

9.39

11.33

13.58

15.02

 

116.52

2.3.3

Tài chính (Quỹ tín dụng nhân dân)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.4

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 02B

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIA TĂNG KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ

(Tính theo giá trị hiện hành)

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

 

II- GIÁ TRỊ GIA TĂNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

34.3

38.43

43.74

49.42

55.21

62.84

 

112.9

1

Phân theo loại hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

HTX (Theo luật 2003)

 

30.53

34.2

38.93

43.98

49.14

55.93

 

112.9

1.2

Liên hiệp HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Kinh tế của xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Tổ hợp tác

 

3.77

4.23

4.81

5.44

6.07

6.91

 

112.9

2

Phân theo ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Khu vực 1

 

9.3

9.48

9.76

10.25

10.68

11.75

 

104.8

2.1.1

Nông nghiệp

 

5.2

5.3

5.41

5.68

5.79

6.37

 

104.2

2.1.2

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3

Thuỷ sản

 

4.1

4.18

4.35

4.57

4.89

5.38

 

105.6

2.1.4

Diêm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Khu vực 2

 

14.5

17.4

20.88

24.31

28.31

32.98

 

117.9

2.2.1

Điện

 

1.1

1.32

1.58

1.9

2.28

2.74

 

120.0

2.2.2

Tiểu thủ công nghiệp

 

12.9

15.48

18.58

21.55

25

29

 

117.6

2.2.3

Khác

 

0.5

0.6

0.72

0.86

1.03

1.24

 

119.9

2.3

Khu vực 3

 

10.5

11.55

13.1

14.85

16.22

18.11

 

 

2.3.1

Thương mại

 

4.2

4.62

5.13

5.69

6.32

7.02

 

110.8

 

Trong đó: Dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra cho xã viên

 

 

 

 

2.3.2

Vận tải

 

6.3

6.93

6.97

9.165

9.898

11.09

 

112.0

2.3.3

Tài chính (Quỹ tín dụng nhân dân)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.4

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 03

MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QỦA CỦA KHU VỰC KTTT

Stt

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

1

Lợi nhuận bình quân HTX

TrĐ/N

128.4

132.3

145.48

152.75

157.33

169.92

 

105.80

2

Tỷ xuất lợi nhận HTX (LN/Vốn)

 

1.0

1.1

1.0

1.2

1.0

1.0

 

100.85

3

Năng xuất lao động HTX (GTSX/LĐ/năm)

TrĐ/N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng xuất lao động tổ hợp tác (GTSX/LĐ/năm)

TrĐ/N

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tổng giá trị DV HTX cung ứng cho xã viên

TrĐ/N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng giá trị DV tổ hợp tác cung ứng cho xã viên

TrĐ/N

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Giá trị DV HTX cung ứng BQ cho xã viên

TrĐ/N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị DV tổ hợp tác cung ứng BQ cho 1 xã viên

TrĐ/N

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Giá trị xuất khẩu trực tiếp của HTX

TrĐ/N

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Thu nhập bình quân của 1 xã viên HTX

TrĐ/N

9.0

9.63

10.50

11.23

12.35

13.71

 

108.80

 

Thu nhập bình quân của 1 thành viên tổ hợp tác

TrĐ/N

9.0

9.2

9.4

9.6

10.2

10.8

 

103.73

8

Thu nhập bình quân của 1 lao động HTX

TrĐ/N

8.0

8.80

9.86

10.94

12.58

14.59

 

112.80

9

Tỷ lệ CB QL HTX được đào tạo từ TC trở lên

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ lao động HTX được đào tạo nghề

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 04A

HỖ TRỢ KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân theo loại hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

HTX (Theo luật 2003)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Bằng vốn tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Bằng nguồn vốn vay

 

0.3

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

 

172.33

 

Vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước

 

0.3

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

 

172.33

 

Vay thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay từ xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Liên hiệp HTX (Theo luật 2003)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Bằng vốn tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Bằng nguồn vốn vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay từ xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Kinh tế của xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1

Bằng vốn tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.2

Bằng nguồn vốn vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay từ xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 04B

HỖ TRỢ KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân theo loại hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4.1

Bằng vốn tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4.2

Bằng nguồn vốn vay

 

0.3

0.3

0.4

0.4

0.5

0.7

 

119.67

 

Vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước

 

0.3

0.3

0.4

0.4

0.5

0.7

 

119.67

 

Vay thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay từ xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B - HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ

I

Khối cơ quan Liên minh HTX Việt Nam

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đầu tư XDCB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Kinh phí sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối TW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Hỗ trợ phát triển khu vực KTTT

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ QL và xã viên

 

0.04

0.15

0.15

0.2

0.2

0.2

 

161.67

 

Xúc tiến thương mại

 

0

0.1

0.1

0.2

0.3

0.3

 

 

 

Chuyển giao khoa học công nghệ

 

 

0.2

0.3

0.3

0.3

0.3

 

 

 

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyên truyền xây dựng HTX

 

 

0.05

0.1

0.1

0.2

0.2

 

 

 

Biểu 04C

HỖ TRỢ KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

C - THAM GIA CỦA KHU VỰC KTTT VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC MTQG, KTXH

1

Chương trình Tạo việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

6

6

10

12

15

15

 

122.33

 

Số dự án

 

6

6

10

12

15

15

 

122.33

 

Tổng vốn

 

0.3

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

 

113.33

2

Chương trình...............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chương trình...............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 05

SỐ LƯỢNG, QUY MÔ XV - LĐ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC KTTT

Stt

Chỉ tiêu

ĐVT

Ước

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

I

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số

 

112

129

145

167

183

212

 

 

1.1

HTX (Theo luật 2003)

ĐV

49

55

61

68

76

85

 

111.6

1.2

Liên hiệp HTX

ĐV

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Kinh tế xã viên

Hộ/CN

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Tổ hợp tác

Tổ

63

74

84

99

107

127

 

115.1

 

Xã viên - lao động

Người

1839

2201

2441

2721

3041

3401

 

113.1

1

HTX (Theo luật 2003)

 

1839

2201

2441

2721

3041

3401

 

113.1

1.1

Xã viên

Người

588

687

762

849

949

1060

 

112.5

1.2

Lao động

Người

1251

1514

1679

1872

2092

2340

 

113.4

 

Trong đó: LĐ làm thuê thường xuyên

Người

588

687

760

850

950

1060

 

112.5

 

Lao động là xã viên

Người

588

687

760

850

950

1060

 

112.5

2

Liên hiệp HTX

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Xã viên

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Lao động

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: LĐ làm thuê thường xuyên 

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lao động là xã viên

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tổ hợp tác: Số thành viên

Người

441

600

612

624

637

643

 

108.61

 

Biểu 06

VỐN CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC KTTT

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

1

HTX (Theo luật 2003)

 

36.34

41.36

54

71

79.44

98.41

 

122.3

 

Trong đó: Vốn cố định

 

27.62

31.41

43.33

57.74

64.53

80.34

 

124.2

 

Vốn lưu động

 

8.72

9.952

10.67

13.26

14.91

18.07

 

115.9

2

Liên hiệp HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Vốn cố định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lưu động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Kinh tế của xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Vốn cố định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn lưu động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tổ hợp tác

 

13.79

23.2

28.8

35.7

48.1

54.6

 

132.9

 

Trong đó: Vốn cố định

 

9.15

15.08

18.72

22.95

31.26

35.49

 

132.3

 

Vốn lưu động

 

4.64

8.12

10.08

12.75

16.84

19.11

 

134.2

 

Biểu 07

ĐẤT ĐAI CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC KTTT

ĐVT: Ha

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

1

HTX (Theo luật 2003)

 

0.5

2.4

4.8

9

11.5

14

 

223.4

 

Trong đó: Đất cho sản xuất

 

0.4

2

4

8

10

12

 

229

 

Đất cho trụ sở Văn phòng, Khác

 

0.1

0.4

0.8

1

1.5

2

 

201.67

2

Liên hiệp HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Đất cho sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đất cho trụ sở Văn phòng, Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Kinh tế của xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Đất cho sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đất cho trụ sở Văn phòng, Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Đất cho sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đất cho trụ sở Văn phòng, Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Ghi chú: Đất đai bao gồm cả diện tích mặt nước đang sử dụng.

 

Biểu 08

ĐẦU TƯ KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân theo loại hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

 HTX (Theo luật 2003)

 

3.5

3.8

3.8

3.9

4.7

4.8

 

 

1.1.1

Bằng vốn tự có

 

2.3

2.5

2.5

2.6

2.7

2.7

 

103.31

1.1.2

Bằng nguồn vốn vay

 

1.2

1.3

1.3

1.3

2

2.1

 

113.44

 

Vay tín dụng ưu đãi của nhà nước

1.2

1.3

1.3

1.3

2

2.1

 

113.44

 

Vay thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay từ xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Liên hiệp HTX (Theo luật 2003)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Bằng vốn tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Bằng nguồn vốn vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay tín dụng ưu đãi của nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay từ xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Kinh tế của xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1

Bằng vốn tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.2

Bằng nguồn vốn vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay tín dụng ưu đãi của nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay từ xã viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 09A

THAM GIA CỦA KHU VỰC KTTT VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG, KTXH

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

I

Chương trình MTQG phát triển KTXH

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chương trình XĐGN và việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

6

10

15

15

20

20

 

130

 

Số dự án

 

6

10

15

15

20

20

 

130

 

Tổng vốn

 

0.3

1

1.5

1.5

2

2

 

163.33

2

Chương trình nâng cao năng lực HĐTT giới thiệu việc làm

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chương trình DS KHH - GĐ

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chương trình phòng chống bệnh nguy hiểm, bệnh HIV/AIDS

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 09B

THAM GIA CỦA KHU VỰC KTTT VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG, KTXH

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

Tốc độ PTBQ (%)

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

II

Chương trình MTQG phát triển KTXH

 

 

 

 

 

6

Chương trình phát triển SX nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

4

6

7

8

8

10

 

121.9

 

Tổng vốn

0.45

0.6

0.72

0.96

0.96

1.2

 

122.33

7

Chương trình Đào tạo cán bộ làng, phum, sóc

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Chương trình Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Chương trình Tăng cường cán bộ về cơ sở

 

 

 

 

 

 

Số HTX, Liên hiệp HTX tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

Số dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 38/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu38/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/05/2006
Ngày hiệu lực04/06/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/07/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 38/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 38/2006/QĐ-UBND phát triển kinh tế tập thể Lai Châu 2006 2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 38/2006/QĐ-UBND phát triển kinh tế tập thể Lai Châu 2006 2010
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu38/2006/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lai Châu
                Người kýLò Văn Giàng
                Ngày ban hành25/05/2006
                Ngày hiệu lực04/06/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/07/2015
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 38/2006/QĐ-UBND phát triển kinh tế tập thể Lai Châu 2006 2010

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 38/2006/QĐ-UBND phát triển kinh tế tập thể Lai Châu 2006 2010